LS-Việt Nam Vua Gia Long và người Pháp - Thụy Khuê

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi windcity, 8/3/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    ƯỚC GÌ CHÚNG TA CÓ MỘT ÔNG VUA NHƯ VUA GIA LONG HÔM NAY.
    Thời kỳ rực rỡ lịch sử đã bị bóp méo .Vua Gia Long và Nguyễn triều được xem là cõng rắn cắn gà nhà. Hôm nay làm Blog, tìm được tài liệu lịch sử này hay quá. Post vào đây để các bạn cùng đọc. Mời mời :


    VUA GIA LONG QUA GHI CHÉP CỦA NGƯỜI PHÁP.
    Để có những hình ảnh đáng tin cậy về vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau
    Giáo sĩ Pierre-Marie Le Labousse, sinh ngày 22.1.1759 tại Pluneret (Morbihan, Pháp), đi truyền giáo từ ngày 20.9.1787, có thể ông đã mất ở Chợ Mới, tỉnh Khánh Hòa, ngày 25.4.1801. Le Labousse là một trong những phụ tá thân cận nhất của giám mục Bá Đa Lộc; ông đã đưa thi thể vị giám mục từ Quy Nhơn về Gia Định và ghi lại chúc thư của vị giám mục. Ông còn để lại nhiều thông tin đáng tin cậy khác về giai đoạn ông phục vụ Hội Truyền giáo ở VN. Trong số đó có chân dung vua Gia Long trong lá thư ông viết ở miền Nam Nam Hà gửi các vị giám đốc Viện Thừa sai. Lá thư này rất dài, đề ngày 1.5.1800, được in đầy đủ trong bộ Les Nouvelles Lettres Edifiantes (Tân huấn thư).
    Đoạn ông viết về chân dung vua Gia Long, như sau:
    “Ông hoàng này có lẽ là người sắc sảo nhất và sôi động nhất trong vương quốc ông, nhưng như tôi đã nói ở trên, những lời can gián của Đức giám mục Bá Đa Lộc cũng làm giảm bớt bầu nhiệt huyết này.
    Ông không còn là ông vua chỉ biết cai trị bằng roi, kiếm và nói chuyện chết chóc nữa. Bây giờ ông là một vị đế vương, biết mình là cha của thần dân, chứ không phải là nhà độc tài của họ. Ngày trước, ông vẫn được lòng dân, nhưng không phải lúc nào ông cũng biết cư xử khéo léo mềm dẻo với các quan và quân lính. Họ sợ ông nhưng họ không thích ông. Ngày nay, ông đối đãi với họ khác hẳn, nếu trước đây họ chẳng bao giờ nghe được một lời êm tai, nay ông đã tìm được bí quyết thu phục lòng người. Ông cứng rắn nhưng không tàn ác; ông nghiêm trị nhưng theo đúng nguyên tắc pháp luật.
    Ông có đủ tất cả các đức tính của lương tâm lẫn trí tuệ. Ông có lòng tri ân, hào hiệp, tinh tế về điểm danh dự; anh hùng trong nghịch cảnh, chịu đựng thất bại với lòng can đảm xứng đáng với vị hiền nhân đã rèn luyện ông (chỉ Bá Đa Lộc).
    Thời trẻ, ông có say mê rượu chè, nhưng từ khi thấy mình phải cầm đầu sự nghiệp, ông đã hoàn toàn tự sửa, không nhấp một hớp rượu. Ông đã ra những huấn lệnh rất nghiêm khắc cấm say rượu.
    Những đức tính trí tuệ nơi ông không làm giảm đức của lòng thương yêu; linh lợi, sâu sắc, thẳng thắn, nhìn thoáng qua là nắm bắt được trọng tâm của những sự thể phức tạp nhất. Nhờ có trí nhớ hơn người khiến ông ghi nhớ tất cả, cũng như sự dễ dàng thiên bẩm bắt chước được tất cả. Những công binh xưởng và những bến tàu chiến của ông làm cho người ngoại quốc thán phục và con mắt cả châu Âu sẽ khen ngợi nếu châu Âu có thể đến đây chứng kiến. Một bên, người ta thấy súng ống, đại bác đủ kiểu, đại bác dã chiến (pièces de campagne), giá súng đại bác (affuts), đạn đại bác… Một bên là thuyền tàu không đếm xuể, những chiến hạm lớn, đủ loại hình thái, kiên cố đến độ làm cho ta kính nể.
    Tất cả đều là sản phẩm của nhà vua, một người vừa năng động vừa khéo léo. Mặt trời vừa ló dạng, ông đã ra khỏi cung điện, đến bến tàu, ông chỉ rời khỏi đây vào giờ ăn; chưa kể ông còn thường hay ở lại cả ngày để điều động các quan, mỗi người một chức, một việc; khi ấy ông ngồi chung một bàn với họ. Không có gì đập vào mắt hơn, khi ta thấy hàng ngàn người say mê làm việc dưới con mắt của nhà vua. Ông trông coi tất cả, điều khiển tất cả, có khi ông còn chỉ định cả các kích thước.
    Ông đã làm được những chiến hạm Âu châu, chỉ với toàn người Việt. Ông bắt đầu bằng cách mua một chiếc tàu, tháo tung ra từng mảnh, rồi cho lắp lại, khéo đến mức đẹp hơn nguyên bản. Sự thành công đầu tiên này đã khuyến khích ông làm một tàu mới hẳn, và ông đã làm được; từ đó ông làm thêm hai chiếc nữa. Bốn chiếc tàu này là niềm vinh hạnh của ông. Ông đã làm rất mau chóng: chỉ mất ba tháng ở xưởng đóng tàu, có khi còn ít hơn; thế mà tàu rất lớn, chiếc thì chuyên chở được 26 đại bác, chiếc thì 36 đại bác. Mỗi chiếc có thể chở được hơn 300 thủy thủ. Ba chiếc trong số này mỗi chiếc được một sĩ quan Pháp điều khiển, chiếc thứ tư vừa xuống nước, sẽ do chính nhà vua điều khiển. Các ông sẽ ngạc nhiên khi nghe nói vua nước Nam có thể lái một chiếc tàu (do ông) làm và có cả các thuyền cụ theo lối Âu châu; các ông sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa, nếu các ông thấy tất cả những gì nhà vua làm ở đây. Ông có kiến thức về tất cả mọi sự và có năng khiếu làm tất cả; ông có cái tài, có thể nói là độc nhất vô nhị, về chi tiết. Tất cả những gì tôi tả lại ở đây chưa thể giúp các ông có một ý niệm đúng mức được.
    Ông cực kỳ siêng năng. Ban đêm ông ngủ ít, đọc nhiều. Ông có tính hiếu kỳ và thích học hỏi. Trong cung của ông có nhiều sách Pháp viết về kiến trúc, thành đài. Ông thường giở từng trang để xem những đồ thị và cố gắng bắt chước. Mỗi ngày, ông có một bước tiến mới. Nói tóm lại, ông là vị vua lớn nhất tới nay chưa bao giờ có ở nước Nam”.
    Bức chân dung Gia Long của Le Labousse có những điểm đồng quy với Sử Ký Đại Nam Việt về tính tình vua Gia Long: sự sáng dạ, giỏi bắt chước, ham học. Tóm lại, Le Labousse và tác giả Sử Ký Đại Nam Việt, đều không nói gì đến việc Bá Đa Lộc dịch sách chiến lược và xây dựng thành đài cho Nguyễn Ánh, bởi nếu Bá có dịch thì nhà vua đã không phải giở từng trang để xem những đồ thị và cố gắng bắt chước.
    Thụy Khuê
    (Trích từ Vua Gia Long và người Pháp, NXB Hồng Đức và Saigon Books ấn hành tháng 1.2017)
     
    Despot thích bài này.
  2. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Pierre-Marie Le Labousse bê mông Ánh thì thôi rồi, y như kiểu bài điếu văn mình vẫn thường phải thay mặt dòng họ lên đọc trước khi tiến hành phát khăn tang khi trong họ có người mất. Nào là A là công dân tốt, là người cha mẫu mực, lao động cống hiến a b c x y z,...
    Thực tế có phải vậy đâu nhưng vì đẹp lòng người sống, mát mặt người chết mà mình vẫn phải đọc mấy cái sai sự thật. Trong lòng mình áy náy lắm nhưng vẫn chưa lựa được cách chỉnh sửa việc làm này nên sau khi đó mình thường ra chỗ kín xé hủy tờ giấy đó đi kẻo sau này con cháu chúng nó đọc được, cứ tưởng đó là thật thì nghĩ mà có tội với chúng nó.

    Một bức thư lời lẽ bê mông khen quá trời, ví dụ như:
    Đẹp hơn nguyên bản, đến là phục ông áo đen.

    Không biết ông áo đen này tới Việt Nam được bao năm, ngâm cứu được bao sử Việt hay là chỉ có Ánh cho lợi ích về vật chất và "mở rộng đất Chúa" nên biết có mỗi Ánh, mình nghi lắm. 3D_423D_42
     
    ngockq75 thích bài này.
  3. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Cá nhân tôi thì không tin vào những bài viết "nâng bi" thế này, cũng không tin luôn vào những bài "mạt sát".
     
  4. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Tôi thì vẫn cho rằng, cả Huệ và Ánh đều là người giỏi.
     
  5. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Nói tới Ánh là nói tới cõng rắn cắn gà nhà là hoàn toàn đúng. Đó là chuyện rất bình thường, không đánh được Huệ thì quay ra mượn sức người ngoài, mà đã mượn của người thì sẽ phải nhượng bộ, chia cho người ta lợi ích. Nhưng những "fan" của Ánh thì thường rất kỵ với cum từ cõng rắn cắn gà nhà, vì như vậy thì mất mặt Ánh quá (tự lực không đánh được người ta, phải đi nhờ).

    Ánh và Huệ đều giỏi nhưng Ánh đỏ hơn Huệ.
    Lúc sự nghiệp đang lên thì Huệ lại đột ngột chết, đây chính là bước ngoặt giúp Ánh lên nhanh. Nếu đấu không dùng người ngoài thì Ánh chỉ có nước chạy dài mà thôi, nếu Huệ không mất sớm thì Ánh (dù có nhờ Pháp) thì cũng phải mất rất lâu nữa mới đánh bại phe Huệ.
     
  6. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3


    Đúng vậy, khí số vận may là một chuyện mà ai thành công cũng cần. Bàn về cái đó thì cũng thật là vô cùng.

    Thật ra "cõng rắn cắn gà nhà" cũng là một cách nói. Yếu hơn đối thủ thì phải tìm cách để khiến mình mạnh lên, phe nào chả vậy. Nếu lúc đó không cầu viện thì chắc chỉ có nước giơ cổ ra cho Huệ chém cho ngọt nước.
     
  7. V/C

    V/C Mầm non

    Có vấn đề gì? Tôi chửi bạn à? Sao lại xóa? Lạc đề chăng? Không hiểu là tự do ngôn luận à? Có hiểu thế nào là Bàn Trà không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/3/17
  8. V/C

    V/C Mầm non

    Tôi không ưa Ánh, vì tội “cõng rắn cắn gà nhà", thế thì sao? Có gì không đúng ở đây.
    Cá nhân tôi thì Ánh chả là cái đếch gì cả.
     
  9. V/C

    V/C Mầm non

    Hát kiểu này thì chẳng thiếu, fan vỗ tay.
     
  10. V/C

    V/C Mầm non

    Huệ mà không đi sớm thì Ánh đã thành việt kiều Pháp rồi.
     
  11. V/C

    V/C Mầm non

    Trong này toàn fan của Ánh, mà chuyện bị Huệ rượt cho chạy như vịt thì chẳng thấy còm gì?
     
    NgTienDung thích bài này.
  12. V/C

    V/C Mầm non

    “Cõng rắn cắn gà nhà", câu này dành riêng cho Ánh, sử Việt ta được mấy người như thế? Hình như chỉ có 2 người.
     
  13. V/C

    V/C Mầm non

    Bác nói chuẩn, còm đa chiều. Như thế mới hay.
    Xem “hát" về Ánh mãi, chán quá nên thi thoảng phải rút phích.
     
  14. V/C

    V/C Mầm non

    Mưa to quá!
     
  15. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Sử Việt có nhiều người cõng rắn cắn gà nhà, nhưng đa số chỉ thường tập trung vào Thống và Ánh, như vậy là chưa rõ hết.

    Từ thời trước Thống và Ánh thì các đại ca thường cõng Tàu về (mượn công lực của Tàu) để đấu đội kia, có được Tàu truyền cho công lực thì đảm bảo tới 98% sẽ có được danh hiệu đại ca.
    Từ thời Ánh trở lại đây (2017) thì không đội nào là không cõng rắn về cắn gà nhà cả. Thời gian này cả thế giới là một, không như ngày xưa khu này chỉ có Tàu và mấy nước quanh quanh.

    Cụm từ cõng rắn về cắn gà nhà là của đội thắng gán cho đội thua, mục đích nhằm hạ bệ bôi nhọ nhau thôi, vậy nên bạn nào hâm mộ Ánh cũng nên lấy đó là sự thường, cứ nhìn thẳng vào sự thật, đừng kỵ cụm từ đó khi nói về Ánh.


    Ví dụ trong bóng đá, bạn nào thích và quan tâm thì có thể sẽ gặp cụm từ "bàn tay của Chúa". Đó là cụm từ nói về bàn thắng do Maradona dùng tay ghi vào lưới đối phương. Nhìn Ma dùng tay ghi bàn (luật trận đó cấm hành động đó) rồi chạy nhảy ăn mừng như đúng rồi mà phát tởm. Rồi sau mấy kẻ hâm mộ lại còn gán cho thành "bàn tay của Chúa", thật là đê tiện, Chúa cha nào có thật, Chúa con thì mất lâu rồi, đâu có làm chuyện đó, chúng nó lại gán cho người vô tội thế mới ghê làm sao.

    Đó, người đời không thiếu chi kẻ bất chấp sự thật mà gán cho nhau những mỹ từ, những ác từ.
     
    Vince Nguyen and tran ngoc anh like this.
  16. V/C

    V/C Mầm non

    Trật! Gia đình xung đột mà gọi hội ngoài vào đập người nhà thì tiếng thơm muôn thủa.
    Vả lại câu “Cõng rắn..." là người đời sau gắn, đâu liên quan đến kẻ thắng. Nên nhớ rằng người thắng nhờ ”cõng rắn" là Ánh, mà thời ấy mà há ”cõng..." là mất lưỡi như chơi.
    Xưa Trần Ích Tắc được cho là Bán Nước Cầu Vinh, vậy “Cõng rắn..." để phú quý thì thế lào?
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/3/17
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tất nhiên là đại ca đời sau gán cho Ánh, đại ca nào thắng nhà Ánh thì đại ca đó gán.
    Cụm từ đó chỉ dành cho đại ca, ông trời con thôi, Tắc tuổi gì mà đòi gán với cụm đó. : ) ) )
     
  18. V/C

    V/C Mầm non

    Đại ca Cách Mạng thắng Pháp chứ bác, Nhà Ánh chỉ là tay sai thôi.
     
  19. abiday

    abiday Banned

    Bạn hiểu thành ngữ "cõng rắn cắn gà nhà không" ? Bạn thử chỉ ra hộ mình xem NA cõng rắn cắn gà nhà lúc nào ? Còn để phán xét các nhân vật lịch sử mà bạn bảo nếu thì hoặc đen đỏ thì chịu. Còn quan điểm của mình thì chỉ muốn tìm hiểu và nhìn nhận các nhân vật lịch sử theo đúng như nó đã diễn ra. Và theo cá nhân thì NA k đáng bị bôi nhọ như vậy, còn tại sao NA bị dìm hàng thì chắc không phải nói nhỉ ?
    Còn NH (Nguyễn Huệ) có thể coi ông như một vị tướng giỏi không phải vĩ đại.
     
    Vince Nguyen thích bài này.
  20. abiday

    abiday Banned

    @tauvequehuong : bạn có thể tìm đọc thêm cuốn "Bánh xe khứ quốc" của Phan Trần Chúc để có thêm một góc nhìn khác về vua Lê Chiêu Thống. Thân ái
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này