Bài này và cả chuyện này tôi cũng đã đọc. Chúng tôi cũng được chia sẻ nhiều về thông tin này. Mặc dù có sự chứng mình bằng bằng chứng là gia phả của Bùi Tộc những có vài người vẫn không nhất quán. Nếu nói ký là Bùi thị Hý bút là ông họ bùi vẽ chơi cũng hơi buồn cười. Nói là Cô Bùi Thị Hý vẽ thì cũng nỏ đúng. Đã là Nữ mà đặt tên Hý thì có vẻ hơi ngược ngạo. Nếu bác nào có thâm niên chơi đồ cổ. Thấy cách ghi hiệu đề trên đồ sứ đồ gốm đều có nguyên tắc. Ai dè ghi Bùi Thị Hý bút? Đến giờ tôi vẫn có chút hoài nghi. Đặc biệt. Đã là sản phẩm xuất xưởng. Dù muốn dù không. Thì cái hiệu đề quan xưởng hay lò dân đều phải ấn tráp lên. Không thể khác. Mà thật ra, chuyện tên của cô gái đóng dấu thật ra cũng không có gì ghê gớm. Nếu suy diễn tí thì cô này làm ra cái bình chơi, kiểu lưu hành nội bộ. Sau không biết vì lý do gì mà lưu lạc tha phương. Thật ra, chỉ có quy định khắc khe với tượng cục hay ngự chế chứ sản phẩm dân gian giao thương có tên nữ thì tôi thấy thường.
Trước đây và hiện tại người Trung Hoa vẫn dùng tên lót Văn(文), không dùng Thị(氏), không lạm dụng hai tên lót trên giống như Việt Nam. Gần như hễ ai là nữ thì đều thêm Thị và ai là nam thì thêm Văn. Bên Trung Quốc, tên lót là Văn vẫn dùng cho nam và nữ, Việt Nam thì chỉ dùng cho nam thôi.
Nhân tiện tôi muốn hỏi bạn @Thu VO , bạn @Caruri ... những bạn đã ở Pháp, ở bên đó có quy định nào về đặt tên nam nữ không? Theo tôi biết thì có những tên đặt cho cả nam và nữ, như có bà Madeleine Colani, Madelein Riffaud... nhưng cũngcó ông Madeleine trong Những người khốn khổ. Ở VN thì đúng là không quy định, tên nào cũng có thể đặt cho cả nam và nữ. Nhưng người Nga thì khác, 1 tên đặt cho nữ phải đổi sang giống cái. VD Acxenov và Acxenova
Ở bên Pháp không quy định về việc đặt tên nam và nữ đâu bạn Quang. Nhưng mình thấy cách đặt tên phổ biến nhất là theo quy tắc thêm đuôi. Ví dụ : tên nam mà có thêm chữ e, ette, elle, ienne, ine... ở đuôi thì thành tên nữ (như bạn có viết Madeleine, Madelein) Françoise, François, Michel, Michelle, Emmanuel, Emmanuelle... Ngoài ra có một số tên dành riêng cho nam hoặc nữ thôi như tên gọi nam thì có Fernand, Pierre, Xavier... tên gọi nữ thì có Marie, Sophie... nhưng số này không nhiều.
Vậy cách đặt tên như trong đoạn sau là sai à? Hay đánh máy sai? Tôi biết Madeleine liên quan đến 1 câu chuyện trong Kinh Thánh nhưng không biết tên đó (có đuôi e) có đặt cho nam giới được không?
Madeleine thì theo thông tin trên mạng cho biết là một cái tên nữ và xuất phát từ Mary Magdalena, "bồ" của Chúa. Ông Madeleine thì chắc chỉ có trong tiểu thuyết đó thôi, tôi không thấy có ông nào nổi tiếng mang tên đó cả. Về tên nữ xuất phát từ tên nam thì như Thu VO đã trả lời, còn tất nhiên có một số tên "trung tính", có thể đặt chung cho cả nam và nữ, ví dụ Claude (nam có Monet, Debussy; nữ có vợ Pompidou hay con gái Chirac) hay Dominique (nam có DSK hụt ứng viên tổng thống vừa qua vì scandal quấy rối tình dục)... Tuy nhiên số tên trung tính theo tôi không nhiều như tên nam tên nữ phân biệt. Còn nam muốn lấy tên nữ hoặc ngược lại, theo tôi luật pháp không cấm.
"Ông" Madeleine của bác đây. còn "ông" Françoise này Túm lại, phóng viên viết ẩu dịch bậy đó Nói về cái "ông" thứ hai thì trước khi lên làm bộ trưởng, "ổng" làm giám đốc nhà (XB) Actes Sud, nơi làm ra bộ Actes noirs gần 200 cuốn mà nay vẫn đang phát hành tiếp, chuyên truyện trinh thám. Cái này chắc chú @V/C hứng thú đây. Tôi từng có một topic giới thiệu, up vài truyện nhưng ít ai quan tâm nên dừng.
Nói mà nhớ hồi sinh viên khoa mình có 1 bạn tên Nguyễn Lê Hiếu Khánh, BQL ký túc xá đọc thấy tên đoán là con trai xếp cho vô dãy nhà của nam ở, bạn ấy dọn đồ vô phòng xong thấy nguyên 1 đám con trai lao xao đi vô phòng nên lăn ra khóc tu tu quá chừng vì bạn ấy là con gái . Ơ! Để mình đọc, đang đọc truyện trinh thám mà thấy đọc đi đọc lại cũng chừng đó nên mình ngán mình không đọc nữa, Ngày nào vô diễn đàn cũng tự hỏi có cái gì hay hay để đọc mà không có rồi đi ra nè.
Nếu thơm tho thì mình thấy hoa hồng thơm hơn, hoa hồng cũng quyến rũ hơn, hoa còn có gai nữa . Nếu dân dã hơn thì có hoa dẻ (hoa mù u nếu là người miền Trung gọi) còn thơm da diết hơn gấp mấy lần trái thị. Nhắc đến trái thị là nhắc đến bà Tấm là mình thấy ghét cay ghét đắng... Mùi thơm của thị cũng đâu có hấp dẫn hầu hết mọi người, ăn cũng không ngon.
Đây là một trong n thuyết về chữ Thị trong tên Chỉ là ý tưởng thôi, còn đi vào thực tế thì héo khô ngay. Là bởi, thứ nhất cây thị bây giờ ít đi nhiều rồi, có khi sắp tuyệt chủng vì quả ít người ăn, cây thì hay có ma : )))) thứ nhì thế giới đang hội nhập, người ta còn đang có "mốt" chơi tên Tây kia, mấy ai còn chơi tên Thị cổ cồ cô nữa. Mà dù bố mẹ có đặt cho tên Thị thì sau này con nó lớn nó cũng giấu chữ Thị đi (giấu được bao lâu thì giấu), tôi thấy mấy người như vậy rồi.
Vậy thì bạn của bác @tauvequehuong chắc là giống em rồi. Tên em không thị thiếc gì hết, dù là mẹt đàng hoàng nghen. Nên hồi đi học thì bị thầy cô biểu là "anh", chuyện bị xét thẻ sinh viên vì giới tính là cơm bữa luôn. Còn sau đi mần, có ai gởi thư, toàn ghi Mr. Tới giờ cũng vậy. Nên chắc em hiểu tâm trạng của cô bạn mà bác đề cập là như thế nào hehe.
Ghét nên không thèm nói luôn, nói cái gì mình ghét sẽ làm cảm xúc của mình giảm xuống, không vui nên mình không thích. Mình thích nói về điều gì mình yêu hơn Có ma hả? Hấp dẫn quá vậy? Có thể kể mình nghe 1 câu chuyện về ma trên cây thị không? Mình rất tò mò về ma dù chưa gặp bao giờ, chỉ gặp trong phim thôi . Tên mình cũng có chữ Thị nè, mình cũng ghét nên mình bỏ luôn nhưng giờ lớn rồi suy nghĩ lại thấy tên có chi mà ghét, tên Ba Mẹ đặt không đẹp thì ta sẽ làm cho nó đẹp lên bằng cách khác nhưng vì cứ nghĩ đến bà Tấm là cảm xúc không vui vì thế mình mới tìm muốn tìm hiểu nguồn gốc chữ Thị để loại bỏ thành kiến về nó trong mình, để tăng cảm xúc làm cho chữ Thị đẹp hơn