Tôi lại thấy khác bác. Có người biết nhiều nhưng lại nói rất ít. Biết ít nhưng lại nói rất nhiều. Cũng tùy người thôi bác. Có người học thật lại thành giả. Có người tưởng tôi nói đùa mà là thật đấy. Thí dụ tôi học tiếng Anh, lật từ điển của Nguyễn Văn Khôn thấy chữ cod dịch là cá thu. Mà thực ra cá thu đâu phải là cod. Vậy mà trong đầu tôi bao nhiêu năm cứ nằm lòng cod là cá thu. Học thiệt mà cứ như học giả vậy.
Trăm bó đuốc cũng phải được một con ếch. Đãi cát tìm vàng, trong một đống comments có khi cả chục trang, chẳng lẽ không lọc ra được một ít "vàng" sao? Có bàn có tranh luận thì vấn đề mới sáng ra được. Chứ ai cũng im như thóc thì phí kiến thức lắm (kiến thức không được chia sẻ). Tôi nghĩ cứ nói không sợ nói sai mới hay. Ít nhất thì cũng rèn được kỹ năng viết, lý luận. Thua keo này thì ta bày keo khác. Đây là mạng ảo, mọi người hầu hết là ảo, sợ gì. Người thỉnh thoảng trồi lên offline khắp nơi như tôi còn chẳng sợ nữa là những người không off. Nói đến off, thì chú em @V/C khi nào về HN nhớ trồi lên để cho anh Tư mày, đại ca @NQK mày xem mặt mũi thế nào? Nhớ hồi nào mày khoe mày hoành tráng, to cao đẹp giai lắm mà.
Ma sói với Uno thì tôi từng chơi, còn Mèo nổ thì chưa chơi bao giờ, tìm kiếm thấy quân bài lạ hoắc, quả là các cháu giờ có nhiều trò phong phú thật Hắn mà đi off nếu ở cùng thành phố thì tôi cũng rất vui lòng tham dự xem mồm ngang mũi dọc dị nhân ra sao Thế chắc là từ điển kiểu học "giả" Vũ Chất rồi bác.
Học giả chỉ là người có học, nhưng dần dần nó trở nên cao sang. May mà không phải phong như giáo sư - người dạy học.
Bác @dongtrang , tam cúc có lẽ chính là tam quốc đọc chệch ra đó. Bác nói Đào Đăng Vỹ dịch là: phúc bồn tử, dâu dại và dịch thêm là cây ngấy; cây dum; cây dum hương, là dịch từ nào. Từ framboise, theo 1 số ý kiến thì không phải là phúc bồn tử, vậy nên tôi phải hỏi lại bác Caruri. Theo từ điển nào chứ theo từ điển của cụ Nguyễn Lân thì có khi sai bét.
Để chiều tôi gia công (như gia công mỳ sợi, quy gai xốp ấy) 1 ebook trích trong 1 blog hồi còn Yahoo 360, có bàn đến từ học giả này.
Em chỉ như con vẹt Hai điểm về chỗ thôi Đạo văn cạn ý tưởng Chẳng xứng học sinh tôi. Điểm 5 này chắc 5 Việt Nam mới, chứ 5 Liên Xô thì quả là chịu ông thầy
Đọc sách của thầy @quang3456 bọc bằng những bài kiểm tra đã chấm điểm mà bùi ngùi quá. Đúng là bài kiểm tra thời Bao cấp rồi. Bây giờ bài kiểm tra có form riêng, in sẵn chứ hồi xưa toàn kẻ lấy bằng giấy 5 hào 2.
Chờ mãi chẳng thấy bạn @tauvequehuong vào chém gió. Có mỗi mấy cái icon lắc lư, lắc mãi thế mà không chóng mặt à? Bạn có thể kể lại chuyện một đêm mưa bão giữa Ấn Độ Dương trốn vào phòng mà vẫn không cầu Chúa cứu giúp cũng được mà. Không thì kể chuyện thủy thủ Vosco thời Bao cấp đi. Hồi đó dân Vosco hoành tráng lắm mà.
Dịch từ chữ framboisier đó bác. Vì lười nên tôi viết đại khái. Chính xác thì cụ dịch như vầy: framboisier: cây phúc bồn tử, cây dâu dại; framboisier ronce: cây ngấy; framboisier des tropiques: cây dum; framboisier de the: cây dum hương. Còn framboise thì có nghĩa là quả phúc bồn tử, dâu dại. Chính ra phúc bồn tử là tên người Hàn quốc đặt cho cây Rubus coreanus. Còn bây giờ Trung Quốc gọi framboisier của châu Âu Rubus idaeus cũng là phúc bồn tử. Còn cây mâm xôi của ta là Rubus alceaefolius. Bất đắc dĩ mới phải ghi tiếng La tinh cho dễ phân biệt. Chi Rubus có rất nhiều loài không thể kể ra hết được. Cho nên ta nên dịch là phúc bồn tử. Còn cây mâm xôi của ta là một loài riêng biệt. Muốn dịch là mâm xôi thì nên thêm chữ Châu Âu cho rõ nghĩa. Đại khái là thế.
Bác @dongtrang, theo link này thì framboise lại không phải là phúc bồn tử mà là quả mâm xôi. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Nói thêm từ điển Pháp Việt của Đào Đăng Vỹ và của Viện Ngôn Ngữ học dịch Groseille là quả phúc bồn tử. Dịch như thế thì sai và trùng tên với cây framboise. Các từ điển sau này dịch là quả lý chua. Cho nên tôi mới thắc mắc quả lý không chua là quả nào? Có phải là quả gioi mà trong nam gọi là mận không?
Bàn về cây cối thực ra nên tham khảo sách của Phạm Hoàng Hộ hay của Võ Văn Chi, Trần Hợp v.v. bác ạ. Toàn những bậc thầy về thực vật.
Quả lý nào thì chắc cũng chua hết, nhưng quả lý miền Bắc gọi là mận khác hẳn với quả doi trong Nam gọi là mận hồng đào. Hình dáng nó đại khái thế này:
Lỡ nhắc tên cụ Nguyễn Văn Khôn rồi thì phải nói rõ nếu không lại gây hiểu lầm chết. Trước đây chúng tôi chuyên sử dụng từ điển Anh Việt hay Việt Anh của Lê Bá Kông và Nguyễn Văn Khôn, thời đó 2 từ điển là thuộc lại hay và vừa với túi tiền của học sinh. Từ điển nào mà không có sai sót. Kể ra cái con cá cod bây giờ ta dịch là cá tuyết hay cá mo ruy. Một con là cá tàu vì dịch từ tuyết ngư, một con là cá pháp vì phiên âm từ chữ morue của Pháp. Biết vậy tôi cứ gọi là con cá cớt thì không đụng hàng với ai.