"như vang" là như tiếng vang thôi. Trong mấy comment kia, tôi chỉ bàn về cái tên topic mà tôi cho rằng chưa đúng thôi. Nhưng sau thấy là đúng sai cũng chẳng quan trọng gì.
Đang vui nói thêm mấy câu nữa. Nghe nói có cụ còn lý lắc cho cụ Tuân nói vang bóng là sai. Đòi chỉnh lại là vang tiếng. Bóng thì làm sao mà vang được. Thấy mắt cụ Tuân quắc lên, sợ quá nên biến mất. Chắc chỉ là giai thoại.
Tiếng Việt, tiếng Tàu thì 1 chữ có thể lúc là danh từ, lúc là động từ, tính từ, có khi kiêm luôn cả 2 gọi là danh-động từ... Vậy nên phải xét trong ngữ cảnh mới xác định chính xác được. Tiếng Anh, Pháp thì chính xác hơn, VD sing là động từ, chuyển thành danh từ sẽ biến đổi là singing.
Vang: sự lan truyền. Bóng: hình ảnh của quá khứ. Vang bóng: hình ảnh của quá khứ lan truyền theo dòng thời gian. Một sự vật, sự việc muốn vang bóng thì nó phải nổi tiếng được nhiều người biết đến, nhắc đến, nhớ đến. Chính việc biết đến, rồi nhắc đến, nhớ đến này mà nó còn vang.
Nếu nói Vang: sự lan truyền (âm thanh), thì 'vang' là danh từ. Nếu nói Vang: lan truyền (âm thanh), thì 'vang' là động từ.
Âm thanh hay sóng cũng chỉ là một vài trường hợp của sự lan truyền. Đọc trên mạng vẫn thấy câu "hình ảnh lan truyền chóng mặt" mà. Nói cách khác cho gần với ý của bạn @quang3456 hơn thì: vang bóng là một cụm từ tượng thanh chỉ sự lan truyền của một hình ảnh từ quá khứ đến hiện tại.
Trường hợp động từ 'vang' thì là lan truyền âm thanh thôi, cố nhiên âm thanh cũng là 1 loại sóng. Theo ý tôi 'vang bóng' không phải là 1 cụm từ tượng thanh mà là 1 danh từ ghép chỉ sự vật- cụ thể là chỉ những âm thanh, hình ảnh trong quá khứ.
Và bỏ cả chữ 'lan truyền' nữa. Vì nếu có 'lan truyền' thì 'vang' phải được dùng như động từ, đó là trường hợp trong cụm từ 'vang danh thiên hạ' chẳng hạn.
Mà một âm thanh bạn nghe thấy trong quá khứ, khi bạn ghi lại trong não thì nó không còn là âm thanh (có tính chất vật lý) nữa mà nó trở thành một thứ gần về hướng hình ảnh hơn (một đoạn phim có tiếng chẳng hạn).
Không đâu bác, chữ 'vang' dùng với tư cách 1 danh từ thì nói chung không mang nghĩa lan truyền mà chỉ có nghĩa là 'âm thanh', 'tiếng'... VD câu thơ Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng (HCM) thì 'chung hưởng' chỉ dịch là 'tiếng chuông' thôi
Chính thế nên cụ Nguyễn mới dùng chữ 'vang bóng 1 thời' cho những câu chuyện trong quá khứ. Dùng chữ đó với nghĩa rộng, nghĩa chuyển, nghĩa văn chương... Nếu là 'hình bóng 1 thời' thì thiếu phần âm thanh.
Đã thế, tôi không bỏ chữ "tượng thanh" khỏi câu của tôi nữa. Thầy Quang chấm mấy điểm cũng được hết. Tôi đang tự cho mình là Học "giả" mà.
Thật ra từ 'vang bóng' dù với nghĩa nào cũng không thể coi là từ tượng thanh được bác ạ. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh. Ví dụ: róc rách, ha hả, hềnh hệch, hu hu... đọc lên nghe nó giống âm thanh phát ra.
Hai bác luận hay. Phải có giả thực, thực giả thì mới có sinh khí để luận tiếp . Cả hai bác mà đúng hết thì chắc vài câu là hết chuyện.
Tôi mất 2 điểm là cùng, vẫn được 8. Hồi học ĐH thi qua, mà được 5 còn sướng hơn được 7. Cảm giác thoát hiểm trong gang tấc rất Yomost!