Trà phiếm Trang phục truyền thống của dân tộc Kinh

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Utron, 31/5/23.

Moderators: amylee
  1. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Đó chỉ là truyền thuyết thôi bạn ơi, mùa đông cởi trần đóng khố thế nào được, mùa hè thì ok, tạm chấp nhận.
     
    quang3456 thích bài này.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bộ đồ đẹp thật luôn đó :)
     
    machine thích bài này.
  3. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Đó là trang phục khi họ đi làm việc thôi bạn. Thường thì trang phục truyền thống hay được dùng trong những dịp trọng đại như cưới hỏi, lễ Tết khi dùng thì thể hiện sự tự tôn, tự trọng, tự hào. Trang phục của nhiều dân tộc rất cầu kỳ, đắt tiền. Hồi xưa, kể cả bây giờ nhiều dân tộc thì phụ nữ vẫn tự tay may trang phục truyền thống, có khi cả năm mới xong.
    Ví dụ như trong video này:
     
    machine thích bài này.
  4. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    thực sự khác biệt cụ thể là gì nhỉ?
     
  5. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Tiện hỏi bạn cái này luôn là có đúng 4000 năm không? Hồi đó mình nhớ mang máng đọc ở đâu kêu là chắc chừng hơn 2000 năm thôi rồi vì một số lý do "nhạy cảm" nên thường nói là 4000 năm?

    Mới tra lại từ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (kéo xuống xem thông tin của trang thì có vẻ uy tín?) thì thấy ước tính dao động từ dưới 2000 năm đến khoảng 3000 năm thôi. Có vẻ chắc chắn là 19xx năm, còn lại cộng cộng nhiêu đó thời vua Hùng thì khá mơ hồ.
     
    amylee thích bài này.
  6. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Nếu mình nhớ không nhầm thì vụ trang phục truyền thống của người Kinh cách đây mấy năm trên FB nổi dữ lắm. Nhớ có nhiều hội nhóm FB tìm thông tin cũng tới nơi tới chốn, kèm hình vẽ, hình chụp các thứ. Có lẽ lên FB tìm kiếm thử thôi. Mình không có hứng thú lắm về trang phục nên cũng không để ý.
     
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ý tôi cũng như vậy. VD phụ nữ Kinh ngày lễ hội ngoài yếm đào, váy lĩnh còn có áo mớ ba mớ bảy...
     
    amylee thích bài này.
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nếu nói lịch sử các dân tộc VN thì cũng cỡ hàng chục nghìn năm trở lên. Khảo cổ đã xác nhận, đó là các nền văn hoá Hoà Bình, Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun... Chưa kể miền Trung và Nam.
    Còn về thời Hùng Vương thì nói chung tính từ văn hoá Đông Sơn, khoảng 2700 năm. Con số 4000 năm là do các nhà sử học thời Trần, Lê dựa vào các sử liệu còn nghi vấn trong sử sách TQ và các truyền thuyết để tính ra. VD Lạc Long quân là cháu 4 đời của Thần Nông, cách đây gần 5000 năm. Hùng vương đời thứ 1 là con Lạc Long quân thì phải cách đây hơn 4000 năm.
     
    amylee and nhanjkl like this.
  9. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Bài đó nói tương tự như bác. Nếu tính từ lúc con người sinh sống ở Việt Nam thì rất rất lâu rồi, nhưng mốc tính tuổi của quốc gia thì lấy từ lúc có nhà nước chính thức, là từ thời Hùng Vương.
     
    amylee thích bài này.
  10. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Con số 4000 năm đương nhiên chưa chứng minh được bằng những cơ sở khoa học. Bạn có biết lối nói thậm xưng không vậy? :D
     
    amylee thích bài này.
  11. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Thậm xưng này bị cái chính xác quá (số 4000 cụ thể) với nó trùng với một cái không chính xác bị lặp lại nhiều lần. Mấy này mình hơi kỹ vì mình gặp nhiều thứ khác được lặp lại nhiều lần và xém thành thật (Ví dụ bưu điện TPHCM được xây bởi Eiffel là sai, nhưng lên Wikipedia, lên sách du lịch nước ngoài, lên cả thông tin chính thức của chính Bưu điện TPHCM ngay cả sau khi đã bị chứng minh là sai).

    Thôi miễn sao chúng ta biết rõ là không phải 4000 năm còn bạn muốn nói sao cũng được. Nhưng nếu gặp ngoài đời mình cũng sẽ hỏi lại y như vậy :v
     
    amylee thích bài này.
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy bạn đó nói "chúng ta đã có 4000 năm lịch sử" cũng đâu có sai, thậm chí còn khiêm tốn. Trước thời HV chắc chắn đã có trang phục rồi.
     
    amylee and nhanjkl like this.
  13. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Vừa ngẫm lại, ở topic này đang nói đến dân tộc Kinh thôi. Lịch sử của một dân tộc không nhất thiết phải gắn với quốc gia của dân tộc đó, cho nên có khi con số 4000 năm vẫn chưa đủ. Trong các dân tộc thiểu số như H'mong, Tày, Ê-đê, Bana, Nùng, Dao... chắc nhiều dân tộc chưa bao giờ có quốc gia, nhà nước riêng. Có lẽ chính vì thế họ mới giữ được trang phục truyền thống của mình. Việc rất khó biết trang phục truyền thống của dân tộc Kinh là gì có khi do cái quốc gia ấy với đại diện là nhà nước gây ra, mỗi triều đại lại vẽ ra một trang phục mới.

    Nếu chúng ta đồng ý rằng, chúng ta không có trang phục truyền thống mà chỉ có quốc phục của triều đại/thể chế gần nhất thì nên chốt vấn đề.
     
    chanhvan1987, nhanjkl and amylee like this.
  14. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Tại sgk và truyền thông nói rất nhiều nên tôi dùng cho vui thôi, bạn không cần nghiêm túc quá thế. :)
     
    nhanjkl and amylee like this.
  15. Đóng khố giống thời Lạc Việt chăng =))
     
  16. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Bạn đọc hết bình luận trong topic trước khi viết nhé. Để tránh trùng ý kiến thôi. :)
     
  17. machine

    machine Sinh viên năm I

    Chúng ta một thời gian dài gần đây vẫn coi Âu phục là trang phục sử dụng cho các lễ nghi, công việc nghiêm túc. Vài năm gần đây, một số đại sứ mặc áo dài khăn xếp khi trình quốc thư thì rõ ràng là có sự khác biệt về hình thức và tư duy (hướng về truyền thống và dần tạo ra bản sắc riêng của dân tộc).
     
    nhanjkl, Utron and tran ngoc anh like this.
  18. machine

    machine Sinh viên năm I

    Đúng là người Kinh (cộng đồng chiếm đa số) hiện nay chưa có trang phục truyền thống được quy định chính thức :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/6/23
    tran ngoc anh and Utron like this.
  19. machine

    machine Sinh viên năm I

    Bài viết của cựu bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc rất công phu, rất hay.
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trích đoạn:
    Với áo dài khăn xếp, từng có giai đoạn ở miền Bắc, nhất là sau cải cách ruộng đất và chiến dịch cải tạo công thương nghiệp, bị coi là tàn tích của chế độ phong kiến. Trên nhiều bức tranh cổ động lúc đó, người địa chủ bị đấu tố là người đàn ông mặc áo dài đội khăn xếp, còn người nông dân đấu tố thì quần nâu áo ngắn. Dường như áo dài khăn xếp trở thành biểu tượng của một chế độ!. Tuy nhiên, trong thực tế đây lại là trang phục truyền thống có tính phổ biến sâu rộng của một thời đối với người dân Việt Nam. Nhiều thế hệ người dân Việt đã trân quý cái áo dài khăn xếp như là trang phục cho những dịp lễ nghi trang trọng. Có những người nông dân nghèo vẫn cố gắng giành dụm chắt bóp, sắm cho được một cái áo dài khăn xếp để khi có việc ra đình làng mới lấy mặc. Bộ quần áo nâu chỉ là bộ mặc thường ngày ở nhà. Những bà con dân tộc ít người ở miền Trung, khi về Huế có việc đều khoác cái áo dài đội khăn xếp, mặc dù theo phong tục vẫn phải đóng khố không mặc quần. Nhìn lại. thật là long đong vất vả cho bộ quần áo có một thời được coi như "quốc phục". Nó đã bị cuốn hút vào công cuộc đấu tranh quan điểm!.
    Sau năm 1990, quan hệ đối ngoại được mở rộng, đặc biệt là với các nước tư bản phát triển ở Tây và Bắc Âu. Trong các dịp lễ hội lớn, các dịp trình quốc thư, theo qui định lễ tân của các quốc gia đó người tham dự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức lễ phục: lễ phục châu Âu hoặc Quốc phục. Nếu theo lễ phục châu Âu thì xuất hiện vấn đề phức tạp, khó khăn. Bộ complet với cà vạt chỉ là bộ đồ business suite (bộ đồ làm việc), khi lễ tân cho phép mới được mặc. Còn lễ phục có hai loại, trang trọng nhất là white tie rồi đến black tie (lễ phục trang trọng nhất với áo đuôi tôm, quần, áo sơ mi, áo gilê, nơ…), với mỗi loại lại có quy định rất chặt chẽ và phải đồng bộ từ quần áo đến giày cũng các phụ kiện kèm theo. Đối với dân mình thì thật phiền toái. Đặt may rất đắt tiền và lâu, mấy khi dùng đến. Những người làm công tác ngoại giao thường phải thuê. Đi thuê cũng lại tốn tiền, mỗi lần cho một người mất khoảng 1.000USD. Thuê cho vừa với người mình cũng là khó, người họ người mình to nhỏ quá xa nhau!. Những lúc như vậy mọi người đều mong muốn có một bộ Quốc phục.
    Thấy bức xúc của những người làm công tác đối ngoại, từ năm 1994, thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo Bộ Văn hóa Thông tin lúc đó nghiên cứu để ban hành qui định về Quốc phục, tuy nhiên bàn nhiều mà vẫn không quyết định được. Lại đụng về vấn đề quan điểm.
    Tháng 6/1995, tôi tháp tùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thăm các nước Bắc Âu và Anh quốc. Khi thăm Anh, điểm đến đầu tiên của chúng tôi là Aberdeen, một thành phố ở miền đông bắc Scotland. Đón đoàn tại sân bay có ông thị trưởng Aberdeen và dàn nhạc toàn nam giới của thành phố. Tất cả mọi người ra đón đều mặc váy kẻ ô ngắn trên đầu gối và áo vét thêu, quốc phục của Scotland. Tối hôm đó chúng tôi về Edinburgh, thủ đô của Scotland, dự tiệc của thị trưởng, mọi người Scotland vẫn mặc quốc phục đó. Sau buổi tiệc, Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói với chúng tôi: "Các anh thấy không, cho dù phát triển đến đâu, họ vẫn giữ được truyền thống của họ. Quốc phục vẫn là quốc phục. Ta thì nghiên cứu mãi không xong!".
    Một kỷ niệm khác, vào tháng 10/1995 đoàn Việt Nam đi dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp Quốc. Đoàn dừng ở Cuba trước khi sang New York. Mấy lần liền tôi thấy nữ cán bộ phụ trách lễ tân bận rộn điện đàm với cơ quan đại diện của ta ở New York. Tôi hỏi "Có việc gì mà căng thẳng vậy?". Chị cho hay "lại vẫn chuyện lễ phục trong dạ tiệc chào mừng". Chuyện là lễ tân của Liên Hợp Quốc quy định hai hình thức: Quốc phục của quốc gia người tham dự hoặc lễ phục phương Tây trang trọng nhất, White tie. Phía ta không chấp nhận mặc White tie và cũng không Quốc phục vì chưa có quy định về Quốc phục. Cuối cùng phía ta đề nghị mặc bộ complet và cà vạt như thường lệ. Phía bạn không chấp nhận. Cuối cùng thỏa thuận đoàn ta mặc bộ complet sẫm màu thường mặc và thắt nơ đen.
    Buổi đó tôi không tham dự. Sau đó tôi hỏi nữ cán bộ bên lễ tân "Buổi dạ tiệc thế nào?". Chị nói: "Đau quá anh ơi, đoàn ta mặc chẳng giống ai, lại gần giống đám phục vụ, họ cũng áo vét nơ đen, nhìn họ lại còn sang hơn ta vì quần áo họ may đẹp hơn ta!". Thật là một chuyện để nhớ!.
    Sau những chuyến đi đó, những năm 1996-1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại chỉ đạo Bộ Văn hóa Thông tin sớm ban hành qui định về quốc phục. Các cơ quan lại nghiên cứu, hội thảo. Ý kiến lại trái chiều, quan điểm lại khác nhau. Mọi việc cứ trôi theo thời gian.
    Từ ngày Thủ tướng Võ Văn Kiệt khởi xướng ban hành qui định về Quốc phục đến nay đã gần 30 năm. Ba mươi năm chúng ta chưa chọn được một mẫu quần áo mà dân ta đã từng mặc để làm Quốc phục. Ba mươi năm rồi mà các nhà ngoại giao vẫn mỗi người tùy theo cảm hứng của mình, tự nghĩ cho mình một kiểu quần áo và gọi đó là "Quốc phục". Làm sao ta trách các vị đại sứ được. Trách ai? Lại đổ cho hoàn cảnh nước ta chăng?.
    Đến bao giờ ta có lại được bộ Quốc phục để cho những người làm công tác đối ngoại sánh vai cùng bộ quốc phục của các nước. Để cho những người làm công tác đối ngoại dễ mặc, dễ đi, dễ đứng và dễ nói!
    Biết đến bao giờ? Gần ba mươi năm đã qua, kể từ ngày Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao nhiệm vụ.
     
    tran ngoc anh and Utron like this.
  20. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Đúng là chuyện trang phục truyền thống không phải là chuyện đùa. Ngành ngoại giao với những cán bộ chuyên trách về lễ nghi được đào tạo công phu, còn lúng túng về trang phục như thế thì các ngành khác sẽ lơ mơ tới đâu. Những sự cố xảy ra còn ảnh hưởng tới cả quốc thể ấy.

    Trích riêng đoạn trích trên.
     
    machine and tran ngoc anh like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này