Trà phiếm Tìm hiểu từ "bưa"

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tuonglai, 10/3/24.

Moderators: amylee
  1. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    chữ "bưa" này đã đã làm nhức đầu vô số người yêu thơ, nhưng đến nay nó vẫn là điều mọi người hiểu một cách đoán mò.

    "Họ đã xa rồi khôn níu lại,
    Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa...
    Người đi, một nửa hồn tôi mất,
    Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ."
    (Hàn Mặc Tử)(Những giọt lệ- Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link )
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/3/24
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bưa là vừa, có lần tôi giải thích rồi thì phải.
    Đó là âm cổ, âm của người Mường, VD như bua Dịt Dàng là vua Dịt Dàng, cái bòi là cái vòi, bợ là người vợ (dưới bợ trên chồng)... Bợ lúc đầu là động từ chỉ hoạt động tính giao, sau đó mới trở thành danh từ, là nghĩa chuyển, nghĩa phái sinh.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nói thêm là trong tiếng Mường, Thái, Tày... tiếng Trung và một số tiếng địa phương như ở Huế thì phụ âm p mới tương đương với b. VD pẹng lạ: bánh lá, pộ: bố, pé: bể, vd Pé Lù, Pé Lầm, Pé Lèng: tên 3 cái hồ của hồ Ba Bể, can pei: can bôi - cạn chén, pe king: bắc kinh...
    Bây giờ ngôn ngữ teen cũng dùng chữ pé thay cho bé, vd pé ngok...
     
  4. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    giải thích nghe rất không hợp lý.
    dựa vào văn cảnh thì "bưa" là từ chỉ số lượng.
     
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bạn ơi, xem lại phân loại từ và phép đối trong thơ văn đi. "Đã" đối với "vừa" là chuẩn rồi, đã ở đây là đã đời, thoả mãn, phê... chứ không phải đã qua... Vừa là vừa vặn, phù hợp... chứ không phải vừa qua...
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/3/24
  6. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    Theo khoa học thì nửa vế đầu câu thơ"lòng thương chưa đã", thì nó chỉ tính chất, mức độ thỏa mãn, mang tính định tính. Thì nửa còn lại của câu thơ kia phải mang tính định lượng mới đầy đủ(phép biện chứng).
    Nên từ "bưa" ở đây nó nên là chỉ độ thỏa mãn mang tính định lượng.
    Phải chăng nghiên cứu sâu về chủng loại định lượng, định tính nên thiết lập một thang điểm phù hợp để đánh giá, liên tưởng..
     
  7. Lê Quang HN

    Lê Quang HN Mầm non

    Bạn xem trong bài này có giải nghĩa 1 số tiếng địa phương ở Huế.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nếu vẫn chưa tin thì hỏi các bạn ở Huế. Tôi không phải dân Huế nên cũng chỉ biết giải thích vậy thôi.
     
  8. Ikaika

    Ikaika Lớp 1

    Nhớ không nhầm thì bạn mình (người Quảng Trị) nói "bưa" có nghĩa là "chán".
    Mình vừa search thử thì đúng là trong từ điển cũng có nghĩa này, và lấy hẳn ví dụ của chủ thớt luôn :D
    upload_2024-3-10_19-51-51.png
     
    hoangducvy, Lê Quang HN and amylee like this.
  9. minhchanh57

    minhchanh57 Mầm non

    bưa : Vừa lòng, thỏa mãn.
    bưa bưa : vừa vừa thôi ..
     
  10. hoangducvy

    hoangducvy Lớp 1

    Trong câu trả lời của thì mình thấy có phần còn không chuẩn lắm thì phải?
    Nghĩa là chán gắn liền với miền nam thì đồ rằng từ điển trước 1975 vì "bưa" được dùng nhiều từ bình-trị-thiên đến tận bình định và phú yên chứ về phía nam nữa thì ít hay không khi nào nghe người đông-tây nam bộ nói.
    ví dụ: dân đó hay nói-chưa bưa ah!-là chưa vừa, đủ hay thỏa mãn, còn-bưa đời! hay thấy mặt là bưa rồi-là chán nản.
     
    BepThang thích bài này.
  11. BepThang

    BepThang Mầm non

    Theo cách nói của quê mình ở Quảng Bình thì " Bưa" cũng có nghĩa là ngán, chán .
     
  12. Ikaika

    Ikaika Lớp 1

    Mình cũng không rành về từ ngữ nhưng trang trên thì bạn tham khảo thôi, vì trang này tổng hợp từ nhiều từ điển khác nhau mà. Bạn có thể thấy tên từ điển ngay bên dưới mỗi nghĩa đó.
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Sông bao nhiêu nước cho bưa
    Trai bao nhiêu vợ cũng chưa thoả lòng...​
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này