1. Click vào đây để xem chi tiết

Thảo luận Phiên âm tên và sự Mặc cảm Ngôn ngữ của các bạn trẻ

Discussion in 'Bàn Trà' started by silence00, Apr 16, 2017.

Moderators: amylee
  1. V/C

    V/C Mầm non

    Đến giờ vẫn sai, mấy tay vẫn gào: Cờ-ruýt.
    Xem bóng đá mới hài, các tay BLV đều đọc khác nhau tên cầu thủ, có những trận hai tay BLV bình một trận đấu, tay kia lại phát âm kéo dài ra một tí cho có sự khác biệt.
     
  2. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 12

    Ý của tôi không phải là chuyện chính xác hay không. Do đó không liên quan gì đến chuyện phiên âm, mà liên quan đến việc chuyển sang hệ mẫu tự La tinh. Gì thì gì chứ nhìn vào chữ Чехов tôi hoàn toàn mù tịt. Còn Chekhov hay Tchekhov thì không nhất thiết chữ nào mới đúng, tôi chỉ biết là dễ nhớ hơn chữ Чехов, vì mình đã quen với hệ chữ cái Latinh rồi, nên tôi chấp nhận cả hai cách. Ngoại trừ Sê khốp hoặc Trê khốp.

    Hỏi chú Google:

    Trê khốp - About 1,410 results

    Sê khốp - About 19,200 results

    Còn

    Tchekhov - About 694,000 results

    Chekhov - About 6,350,000 results

    Thân mến.
     
    Caruri Tlkd and cungcung like this.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đó là vì Tchekhov là cách phiên âm của người Pháp còn Chekhov là phiên âm của dân Anh. Mà tiếng Anh thì thông dụng hơn tiếng Pháp. Tìm chữ Чехов còn ra hơn 17 triệu kết quả cơ. Mà nếu tìm bằng phiên âm tiếng TQ có khi ra hàng trăm triệu kết quả cũng nên.
    Sê khốp là phiên âm từ tiếng Pháp Tchekhov ra tiếng Việt thời dân ta còn được "nước mẹ Đại Pháp" bảo hộ. Chứ còn trong tiếng Nga chả ai đọc chữ cái Ч là S cả mà có đến ba chữ cái khác có âm đọc gần như S.
     
    Last edited: Apr 17, 2017
    Caruri Tlkd and NQK like this.
  4. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Có ai còn nhớ một dạo BLV của VTV cứ đọc tên HLV đội tuyển Đức Joachim Löw là "xoa chim lúc" rồi "xoa chim lâu" không? hahahaha
     
    NQK and summer_bkarda like this.
  5. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Trong thư viện mình cũng có tác phẩm "Ba gã cùng thuyền (chưa kể con chó)" gồm cả 2 bản dịch với 2 cách phiên âm tên tiếng Anh và Pháp. Vậy cái nào là đúng?
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tác phẩm gốc viết bằng tiếng nào thì chắc phiên âm đó đúng hơn. Như đã thấy, phiên qua ngôn ngữ trung gian có khi sai lệch.
    Như cụ tổ của mình có phải gọi là Hùng Vương hay không cũng còn chưa biết chắc, nhiều người bảo đấy là do phiên âm sai.
    Lại nhớ người Pháp gọi dân Mèo ở VN là H'mon rồi người Việt đọc thành Hơ Mông trong khi bản thân người Mèo chả ai gọi dân tộc mình như thế cả.
     
  7. NQK

    NQK Lớp 11

    Phát âm thế nào để giao tiếp, hiểu nhau là được. Ví dụ, trước mình phải đi mua đĩa phần mềm (cái thời internet chưa như lũ quét), vào hỏi "Bạn có đĩa In-lát-sờ-trây-tờ (Illustrator) không?" thì đều bảo là không có. Đang chán thì có đứa nó mạnh dạn hỏi "Phần mềm đó là phần mềm gì", mình bảo "Nó kiểu vẽ véc-tơ như Cô-ren-đờ-ro," nó bảo, "Bọn em chỉ có cái phần mềm In-lút-sờ-tra-to thôi."

    Giờ cũng thế thôi, anh em toàn đọc là ai-phôn-bẩy-pờ-lút làm gì có ai đọc là "pờ-lớt". Đọc đúng có khi chả ai hiểu, lại bảo thằng dở hơi ăn cám lợn.

    Khi làm sách có khi phải thêm cái phần chú thích cách đọc (như bạn gì nói ở trên ấy), cho anh em đọc giống nhau (sai hay đúng tính sau, chứ chém gió bằng mồm với nhau mà không hiểu nhau thì chán lắm ấy).

    Gần nữa với việc sửa sách thì cái Sygil đọc ra dễ mồm chứ cái Calibre đọc ra là 5 anh đọc là "ca-li-bờ-rê" với 5 anh còn lại là "ca-li-bơ". Nói với tây thì cần đúng để hiểu, chứ giữa các anh em Việt với nhau thì hiểu là được, đúng để sau, Việt hóa nó cũng chả sao cả.
     
  8. NQK

    NQK Lớp 11

    Lâu là chuẩn. Xoa Lâu là càng chuẩn. :D
     
  9. Se Sẻ Nâu

    Se Sẻ Nâu Lớp 6

    Đọc bài này mà bực mình, chủ post lên án, chụp mũ kiểu nguỵ biện. Sẻ là một trong những kẻ khó chịu khi đọc những sách dùng tên riêng và địa danh kiểu phiên âm đó nè, nhưng không hề mặc cảm nhược tiểu gì hết và cũng không mê muội sang kiểu tiếng Anh ba rọi. Thử hỏi, khi đọc phải những kiểu như "Á Căn Đình" mà đồng nghĩa được nó được với Argentina chết liền, thậm chí khi nói "Ác-hen-ti-na" kiểu phiên âm kinh khủng này với chính người xứ đó họ cũng chẳng hiểu là đang nói về nước nọ nữa kìa. Khi nghe trên VTV các phát ngôn viên ra rả "uân cắp" "Bờ-ra-xin" chẳng lẽ thấy đúng sao ? Các cụ hồi xưa Việt hoá đủ kiểu vì hồi đó được mấy người biết ngoại ngữ, còn bây giờ là thế giới phẳng rồi, cứ cứng ngắc như thế thì tội cho đám trẻ lại phải tra từ điển thêm lần nữa để đồng hoá lại các phiên âm ấy cho phù hợp. Chẳng hạn như "Tây Ban Nha" và tệ hơn như "Y-pha-nho"với Spain, hoặc Norway với Na-uy, Gia nã đại với Canada ... như vậy là "tiếng Việt trong sáng" hay sao ???
     
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Bờ ra xin là gần đúng rồi (theo phát âm), bạn còn muốn thế nào nữa?

    Rất tiếc là hai cái ví dụ bạn dẫn ra thì Spain nó cũng chỉ là tên tiếng Anh của España (tên nước này trong tiếng của họ). Các cụ có thể thắc mắc sao Y pha nho đọc lên còn gần với España hơn Spain mà lại bài bác?

    Còn Norway thì đúng trong ngôn ngữ của nó là Norge cơ.

    Không thể bảo là "không trong sáng" ở đây được, chỉ là không dùng cái đó để hội nhập được với quốc tế (như tìm kiếm này nọ trên Internet chẳng hạn) mà thôi.
     
    Nguyễn Đức Lân likes this.
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nói chung, rất khó có một cách nào để dùng một ngôn ngữ này ký âm lại một ngôn ngữ khác mà người bình thường không biết gì về ngôn ngữ kia hoặc là đại chúng có thể nhìn chữ phát âm đúng và đảm bảo nó "hiện đại".

    Ví dụ: một phóng viên đưa tin về cuộc đảo chính ở Chile đang đọc cho ông tổng biên tập bản ghi và dịch lại từ BBC radio. Anh này lại không biết tiếng Tây Ban Nha, trăm phần trăm anh ta sẽ viết thành Agende, hoặc viết thẳng bằng tiếng Việt như báo Nhân Dân. Nếu anh ta biết tiếng Tây Ban Nha anh ta sẽ viết Allende, bài đó nộp cho ông Tổng (không biết thứ tiếng này) và ông ta chưa từng nghe tin này vì nó vừa mới xảy ra và ông ta không có thời gian rảnh để nghe đài. Về nhà ông kể với vợ là có ông tổng thống A len đe bị đảo chính, chắc bà vợ (đã nghe tin đài TNVN đưa) chẳng hiểu ông chồng đang nói về ông nào. :D

    P.S Chữ "Agende" nếu đứng một mình khi tra Google sẽ không ra kết quả mong muốn, bắt buộc phải đi với "Salvador" hoặc "Chile", khi đi với hai chữ này thì Google đã tự sửa "Agende" thành "Allende". :D
     
  12. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    Theo em, cứ ghi tên tiếng Anh trước, tiếng Việt phiên âm trong ngoặc đơn, vậy là đại chúng - già trẻ đều vui, ai cũng đọc được,

    Còn vấn đề phát âm trên truyền hình hay radio thì khá là khó :D
     
  13. anhhungxalo

    anhhungxalo Banned

    Không muốn vào bãi rác này nữa đâu nhưng có người gửi link, nhưng vì thích cãi nhau nên đành vào.
    Nghe anh 4DHN nói Derby đã bỏ forum mà lòng vui khôn tả, hỡi Derby ngàn lần sáng suốt hãy để chỗ này chết dần như nó đáng phải thế. :D

    Đầu tiên, tất cả các lý luận chưa sạch nước cản (về chữ replace) thì đọc bài này giùm, phản bác thì phải suy nghĩ kẻo mất thời gian người đọc.
    Please login or register to view links
    Đầu tiên: Phiên âm mục đích để người trong nước giao tiếp với nhau. Hãy tách bạch mục đích để người trong nước giao tiếp với nhau với mục đích để người trong nước giao tiếp với nước ngoài, đừng phạm quy tắc đồng nhất nữa, nản quá.

    Người trong nước khi giao tiếp chỉ cần biết tiếng Việt là đủ, đừng mặc định họ phải biết tiếng Anh. Trong cuộc nói chuyện về nước Pháp, nước Tây Ban Nha thì phải biết tiếng Anh làm gì ơ kìa?

    Ví dụ: Ông tổng thống Pháp: François Hollande. Nếu cứ để thế người Việt biết phát âm không? Biết viết không, chữ ç kìa?
    Trong trường hợp này để phát âm + viết đúng bắt buộc phải có kiến thức về tiếng Pháp, tiếng Anh ở đây không giúp được gì cả. Nếu phát âm hú họa theo tiếng Anh chắc Hollande là Hâu-len, trong khi H câm ở tiếng Pháp là Ô-lăng, khác hẳn.

    Đó là rắc rối khi bê nguyên si từ nước ngoài. Xin mọi người cho tôi cách giải quyết khi không phiên âm.

    Thứ hai: Tôi không ủng hộ thuần Việt nhé. Tôi ủng hộ phiên âm và mượn từ. Mượn từ khác bê nguyên si từ, tuân theo quy tắc đồng nhất giùm.

    Thứ ba: Tôi lôi ví dụ Chúa Nhẫn để cho thấy người trẻ sính ngoại + mặc cảm như thế nào chứ tôi không tuyên bố 2 ví dụ TTHL và Chúa Nhẫn phải cùng bản chất.

    Thứ tư: Tôi đưa tiên đề là những người chê quê mùa thì mặc cảm. Vậy những người không chê quê mùa thì không mặc cảm, sao lại nhảy sang tiên đề khác rồi nhét chữ vào miệng tôi?
    Tôi chê chanh tươi thì chua, chua là khó ăn. Thế rồi mang tiên đề mứt chanh trộn đường bảo ngọt để phản bác tôi à? Không cùng tiên đề nhé.

    Quá nản với dân trí.
     
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hay lắm tonard. Nhưng bạn phải nói rõ nick này là tác giả của bài trên cho mọi người dễ hiểu.

    «GT3»
     
    4DHN likes this.
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ngoài đoạn "nói xấu" Thư viện, thì rất OK. :D
     
    tran ngoc anh likes this.
Moderators: amylee

Share This Page