Nhận định Phản biện cuốn Cuộc cách mạng một cọng rơm

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Ooker, 27/3/20.

Moderators: Cát Cát
  1. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Tại sao những việc làm tưởng chừng như vô hại lại không thể đưa đến kết quả thảm khốc. Để lấy ví dụ đơn giản động cơ chạy xăng dầu là một phát minh vĩ đại của loài người. Với việc phát minh này chúng ta có gì, có rất nhiều thứ, dễ nhận thấy nhất là : với xe máy hoặc ô tô hàng ngày chúng ta thay vì vất vả đi bộ hoặc kì cạch đạp xe đạp toát cả mồ hôi trong 1 h để đến nơi làm việc thì nay chỉ với 15 phút hiệu quả đạt được tương đương còn dư 45 phút hút thuốc uống trà đá chém gió. Vậy hậu quả của sự sung sướng ấy là gì: nóng lên của trái đất nghe thì xa xôi chứ Hà Nội mấy năm nay mùa đông cũng không còn rét nữa và mùa hè thì...Với xu hướng ấy sẽ có lúc chúng ta phải mặc đồ bảo hộ toàn thân mới ra khỏi nhà không. Ai đó sẽ nói là không lo, chúng ta đẻ ra ô tô điện rồi, xe máy điện rồi giảm khí thải rồi bài toàn khó đã có lời giải - khoa học muôn năm. Hãy bình tĩnh chưa chắc đâu bài toán mới sắp lại xuất hiện thôi. Sự sung sướng trước mắt mà chúng ta thấy được có khi ẩn sau là một hậu quả khôn lường. Con người luôn luôn tự hào là chiến thắng tự nhiên, dời non lấp biển...nhưng tất cả những gì con người tìm ra, ứng dụng, cho đến giờ đều học của tự nhiên chưa tự tạo ra được 1 quy luật nào. Và những quy luật mà con người tổng kết được, hay vẫn tự hào là biết được có khi chỉ như Thầy bói xem voi thôi. Mỗi một phát kiến khoa học có khí chính là một bước chân của con người đi đến sự diệt vong?. Rất nhiều loài đã diệt vong, con người diệt vong có gì là không thể?
     
    Dara.P, hpth90, chanhvan1987 and 2 others like this.
  2. Bao Ngoc 1234

    Bao Ngoc 1234 Mầm non

    Sách này cũng là một trong các nguyên lý hê thống nông nghiệp thôi, với các mục tiêu và phân khúc khách hàng khác nhau, cách mạng một cọng rơm nó đi kèm với thiết kế lối sống life style nữa nên mang tính triết lí nhiều hơn mà hậu duệ nó là Permaculture, về phần kỹ thuật ứng dụng nhiều hơn thì có các hệ thống nông nghiệp cân bằng hơn về mặt kinh tế như agroforestry/vườn rừng, nông nghiệp tái tạo, nông nghiệp bền vững (Netflix có bộ Kiss the Ground rất hay), và ở Việt Nam là có hệ thống vườn ao chuồng rừng/nông nghiệp tuần hoàn (kinh tế nông nghiệp tuần hoàn) và các biến thể của nó cho phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình, nhân dân ở nông thôn thì cứ theo vườn rừng, VACR mà làm nếu theo xu hướng sống khỏe sống lâu ổn định bền vững, không giàu nhanh, ứng phó thích nghi tốt với biến động thị trường nông sản và khí hậu, (đừng nghĩ không áp dung khoa học kỹ thuật là sai lầm nhé, có áp dụng nhưng với ccs kỹ thuật rẻ tiền, hiệu quả cao thôi) còn nông nghiệp cơ giới hóa, tự động hóa cao thì mảng này vẫn lớn mạnh trong các lĩnh vực ngũ cốc, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây ăn trái, rau quả phục vụ dân thành thị và chế biến vì cần rẻ, nhiều, có thể làm giàu nhưng số lượng hộ giàu ít mà rủi ro hơn, tùy theo mục đích, lối sống, quan niệm về giá trị thôi. Nhà tôi thì làm cả 2 :)).
     
  3. Ikaika

    Ikaika Lớp 1

    Nhớ hồi lâu có coi ở đâu đó, mà với mình là một cái joke thú vị. Đại loại là con người nên tự lo cho bản thân mình thay vì là lo cho trái đất. Con người cũng chẳng khác gì mấy con khủng long nhoi nhoi thời xưa, cũng chỉ là thứ ký sinh trên trái đất này mà thôi.
    Sau này có coi cái video ông Jordan Peterson nói chuyện với mấy đứa sinh viên. Ổng bảo từng đọc hay tham dự hội nghị gì mà nói về những vấn đề quan trọng cần thiết lúc này của thế giới thì rất nhiều thứ được nhắc đến nhưng ổng cũng không thấy "biến đổi khí hậu" ở đâu. (Video này thì thích thần thái của JP hơn là nội dung [​IMG] )
    ----
    Lảm nhảm không mấy liên quan đến thớt. Mình đọc 2 cuốn cuộc cách mạng một cọng rơm và gieo mầm trên sa mạc. Hồi đó cũng thích lắm. Nhưng rồi nhận ra đó cũng chỉ là một cách sống trong cuộc đời ngắn ngủi này mà thôi, nên cũng không tìm hiểu sâu nữa.
     
  4. gacondeptrai

    gacondeptrai Lớp 2

    Mình thì thấy là bất cứ việc gì trên đời này cũng đều có cái giá của nó cả. Cái giá của sự tiện nghi là sức khỏe. Sống theo tác giả cuốn sách là một cách sống (theo mình thấy) an nhiên và tự tại. Nhưng thử nghĩ với nông nghiệp như vậy liệu có nuôi sống nổi gần 8 tỷ con người trên trái đất này không? Ngay cả bây giờ muốn sống như tác giả cũng không kiếm đâu ra đất mà sống như thế. cute_smiley18
     
  5. Bác nghĩ Global Warming là do automobile tạo ra hay vì chúng ta đã lạm dụng cái phát minh đó? Và ‘đồ bảo hộ toàn thân’ không phải là sản phẩm được tạo ra bởi khoa học? :D
    Ý kiến của bác về những vấn nạn chúng ta đã, đang và sẽ phải đương đầu với trong tương lại đều đúng. Tuy nhiên, theo bác, chúng ta không nên tìm hiểu thế giới chung quanh, tạo ra sản phẩm, v.v. để trước hết, thỏa mãn cái nhu cầu cần hiểu và sau đó, áp dụng những điều học được để làm cho đời sống chúng ta dễ chịu hơn, vì sợ những hậu quả mà chúng ta không biết trước? Liệu việc giậm chân tại chỗ có đặt chúng ta vào vị trí tuyệt đối an toàn?
    Tùy theo cái nhìn của từng cá nhân mà con người sẽ được coi như một sinh vật kiêu ngạo, ngông cuồng một cách ngu ngốc hay khiêm nhường, nhận biết rõ giới hạn năng lực của mình. Tuy chúng ta chỉ tìm ra được điều đã có sẵn trong thiên nhiên nhưng nếu không nỗ lực học hỏi và tìm tòi thì những quy luật đó sẽ giúp ích gì cho chúng ta?
    Con người bị diệt vong là điều có thể xảy ra lắm chứ. Chẳng phải vì biết rõ như thế nên chúng ta đang cố gắng tìm cách cứu vãn, sửa chữa lỗi lầm do chúng ta gây ra để làm nhẹ bớt gánh nặng của những thế hệ sau, hay sao?
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  6. @Bao Ngoc 1234, cám ơn bạn đã cho biết nội dung của cuốn sách. Mình chưa đọc nên không thể bàn luận sâu. :D
    Hahahaha...
    Mình cũng nghĩ vậy. Tôn trọng và chăm sóc lại cái môi trường sống chắc chắn sẽ giúp chúng ta tránh được một số (hoặc rất nhiều) vấn đề nan giải. Nhưng không phải đây là bài học mà chúng ta chỉ có thể biết được qua sự trải nghiệm hay sao? :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/11/23
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Gãi đúng chỗ ngứa. Mấy bạn dinosaur không làm khoa học cũng bị tặng cho một vé tuyệt chủng.

    Mặc dù mỗi cái động cơ đều hoạt động dựa vào các quy luật tự nhiên. Nhưng tự nhiên lại không có khả năng tạo ra động cơ như con người chúng ta. Tự nhiên tạo ra quy luật và.. con người. Rồi con người mới tạo ra động cơ. Thật ra ngoài loài người thì tự nhiên cũng đâu có thể tạo ra loài nào khác làm khoa học được đâu đúng không :D
     
    LâmĐứcNhuần thích bài này.
  8. Ikaika

    Ikaika Lớp 1

    Nhiều người có tư duy buồn cười nhỉ?
    Lại lan man...
    Chuyện 1: có đứa bạn, ra đường nhìn đâu cũng thấy "hành tinh này đầy rác", có đợt còn rủ mình đi dọn rác công viên, trong khi mình biết ở nhà nó chưa bao giờ đi đổ rác (xin nhấn mạnh là đi đổ rác thôi nha, chứ chưa nói đến chuyện dọn)
    Chuyện 2: có ông bác, con cái thì không bao giờ hỏi thăm, nhưng hỏi ông làm gì cho con gái, thì ổng bảo ổng "ủng hộ nữ quyền"
    Hết lan man...
    ____
    Quan điểm của mình là nên nhìn nhận bản thân trước khi nói đến những vấn đề to lớn hơn.
    Bạn dùng nước tro thay nước tẩy để giặt rửa, ok. Nhưng bạn nhiệt liệt chỉ trích khoa học nói chung thì buồn cười lắm. Vì sao? Vì cái thời mà người ta chưa biết dùng nước tro, thì lúc đó nước tro cũng có thể được xem là một phát kiến khoa học đó các bạn ạ.
    Không những thế mà còn dùng một đống chữ "nếu" để lý luận nhưng mà mình chưa thấy giải pháp ở đâu?
    ____
    Sao cười? Mình nhận ra mình cũng như một con T-Rex ăn chay vậy. Mình thích thì mình ăn chay thôi chứ mình không thể đi chửi mấy con T-Rex khác, hay "to bự" hơn là ngồi đó lo thiên thạch đâm vào trái đất được.
     
  9. Đúng quá! :D
    Nói riêng với bạn, ngay cả chuyện diệt chủng mình cũng chẳng thấy là 'big deal' :D. Vì quy luật tự nhiên là 'có bắt đầu, phải có kết thúc'. Chúng ta đã biết là ngay mặt trời, cũng sẽ có lúc tắt. Biết thì có lo được không? Không. Nhưng mình vẫn thích 'biết' hơn là 'không biết' :D. Và cái ý niệm 'no big deal' đó cũng không ngăn cản mình làm tất cả những điều có thể để góp phần vào công cuộc cứu vãn môi trường.
    Chẳng ai dám nói mình đã hiểu gần hết hay hiểu một phần lớn kho kiến thức của nhân loại. Cũng không ai có thể phủ nhận kho kiến thức tưởng chừng quá vĩ đại đó chỉ là hạt cát so với những điều chúng ta chưa biết về vũ trụ chung quanh. Nhưng điều này có làm chúng ta không muốn đọc để hiểu thêm? :D
    Vì thấy mình cũng thế. :D
     
    chiendau, amylee and tran ngoc anh like this.
  10. chiendau

    chiendau Mầm non

    MÌnh thích cái ý niệm "no big deal" của bạn :D, giữa "biết" và "không biết" thì "biết" vẫn hay hơn đúng không? :) Đằng nào chả chết, vậy thì sao không "quẩy" lên 1 chút, hên xui biết đâu lại sống thì sao? :) Con khỉ ngồi gõ máy chữ những từ vô nghĩa suốt mấy tỉ năm, thì khả năng nó gõ được 1 tác phẩm như Shakespeare là có thể đấy chứ? Cứ nhìn hành tinh Trái Đất như 1 ví dụ của Xổ số Vũ trụ, có được cái giải "độc đắc" như này thì phải nói Trái Đất đã may mắn đến chừng nào ?:D Giống loài "Homo Sapiens" cũng là 1 ví dụ hay ho của may mắn, khi chúng ta đã vượt qua những bài test kinh khủng khiếp của "chọn lọc tự nhiên" để bây giờ có mặt ở đây, ngồi gõ chat như thế này? Chúng ta đã đã, đang tìm hiểu Tự Nhiên và vận dụng nó trong đời sống con người chúng ta! Vậy sao không tận dụng cái may mắn đó để hiểu và lợi dụng Vũ Trụ này phục vụ luôn cho chúng ta luôn đi!
    Chả phải chúng ta đã khám phá ra châu Mỹ, châu Úc đấy hay sao? Mặt trăng, Sao Hoả, hay liên hành tinh Interstellar thì cũng vậy thôi, chỉ khác mỗi nơi chốn chứ bản chất là như nhau :D

    Chả ai đánh thuể ước mơ và trí tưởng tượng của bạn cả? Einstein còn tưởng tượng cưỡi ánh sáng bay trong vũ trụ thì tại sao bạn lại không =)) Trong đời thực hãy khiêm tốn, nhưng trí tưởng tượng hãy để nó bay thật cao, thật rộng và thật xa bởi mình nghĩ đó chính là "vũ khí bí mật" nhất của loài người chúng ta :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/11/23
    LâmĐứcNhuần thích bài này.
  11. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Mình đưa ra câu hỏi, mình không đi trả lời nó. Mình vẫn đang đi tìm câu trả lời cho nó. Mình đang tự hỏi có cần ô tô không, cần điện thoại không,...nó tiện lợi thật nhưng nó có làm mình hạnh phúc hơn cha ông không, với khoa học hiên nay chúng ta được thoả mãn nhiều nhu cầu ngày xưa đến vua chúa cũng không được hưởng. Càn Long vì muốn ăn khoai sọ mà bị Lưu Dung lừa, nếu như vào thời nay đến đứa trẻ con cũng thoả được cái ước mong ấy. Sướng thế rồi nhưng chúng ta vẫn chưa thấy đủ vẫn muốn sướng nữa, vẫn cần thêm nữa, lau nhà không muốn phải có robot, rửa bát không thích phải có máy rửa bát, ô tô giờ không cần lái nữa đã có AI,... Chúng ta tưởng chúng ta nắm quy luật nhưng thực ra chúng ta nằm trong quy luật, không sớm thì muộn cuộc đua theo thoả mãn vô hạn đó sẽ đưa chúng ta tới diệt vong có thể lắm chứ .Chúng ta có phải đang mất phương hướng hay thực ra cả nhân loại đều không có phương hướng. Thi đua ta quyết tiến lên,Tiến lên, ta quyết tiến lên hàng đầu, Hàng đầu không biết đi đâu, Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi.
     
  12. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Cái mong muốn của bạn và của cả mình có khi nào là động lực đẩy nhanh đến cái chết. Bạn có tin nó là cái bẫy ác ôn của ông trời.
     
    LâmĐứcNhuần thích bài này.
  13. Bao Ngoc 1234

    Bao Ngoc 1234 Mầm non

    Khoa học là công cụ và các phát minh, sáng chế, kỹ thuật là ứng dụng của nó, ứng dụng càng nhiều ta càng có nhiều công cụ để thay đổi, thích nghi, bản chất của sự sống là sinh tồn, cạnh tranh, thích nghi và phát triển, loài nào càng có nhiều công cụ hiệu quả thì loài đó càng có cơ hội sinh tồn cao, đó là xu thế không thể đảo ngược, vấn đề là ta ứng dụng khoa học như thế nào cho phù hợp, cân bằng và vì mục tiêu tương lai con người nữa, xem qua các mục tiêu thiên niên kỉ của liên hợp quốc, mục tiêu số 1 là giảm tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói, nếu các bạn làm nông nghiệp sẽ hiểu áp dụng kỹ thuật chi phí thấp hiệu quả cao mới phù hợp, nên nói công nghiệp hóa nông nghiệp cao độ và lạm dụng phân bón thuốc BVTV (lạm dụng là không khoa học rồi - khoa học về hiệu quả) không phải vì cứu đói nhân loại (đây là ngụy biện), các ngành ngũ cốc rau quả trái cây dùng nhiều nhất nó phục cho ngành công nghiệp chăn nuôi - chế biến thịt sữa, đồ hộp thức ăn nhanh. Việc các bạn sử dụng thực phẩm rỗng giá rẻ chỉ là lấy tương lai (sức khỏe, chi phí khám chữa bệnh, thuốc..., chi phí cơ hội) đập vào hiện tại thôi, tương tự đối với nền kinh tế tiêu thụ và tiêu dùng nhanh. Một ví dụ về áp dụng sai công nghệ là để sản xuất ngô bắp giá rẻ (đây là nguyên liệu cơ bản của rất nhiều ngành - nước ngọt, thức ăn chăn nuôi, thức ăn chế biến đồ hộp, thức ăn nhanh,) nên có giống GMO kháng thuốc cỏ glysophate và có gen độc BT để đỡ chi phí kiểm soát cỏ, côn trùng, dẫn tới hạt ngô/bắp tồn dư kim loại nặng, thuốc cỏ ở mức cao và hệ quả là lạm dụng thuốc cỏ nên đất chết, lại dùng nhiều tài nguyên phân bón, nước hơn, và dù dùng mức độ cơ giới hóa siêu cao ở mỹ, brazil, nhưng nông dân mỹ vẫn lỗ nếu không có nhà nước chính sách trợ giá khá tốn. Phân bón bvtv sinh ra phục vụ tăng năng suất cực nhanh để phục vụ chiến tranh (do nhà KH đức quốc xã ứng dụng). Nước ta dù từng cơ giới hoa thấp thời chống mỹ nhưng vẫn đủ gạo chi viện miền nam đấm nhau thôi (tất nhiên hưởng lợi nước nhiệt đới đồng bằng rộng), kỹ thuật cơ giới hóa nếu áp dụng đúng và phù hợp cho các vùng quá khó khăn nhưng lại có đầu tư nhiều tiền cải tạo thì được, các khu vực nghèo tất cả thì cơ giới hóa, công nghệ cao không phù hợp. Tóm lại ứng dụng khoa học kỹ thuật phải hiệu quả (tương quan giữa chi phí và giá trị thu được), phù hợp, không để lại hậu quả không khắc phục được, triết lý tác giả đối nghịch lại nền nông nghiệp công nghiệp cao độ để cân bằng như 2 thái cực mà người thông minh thì học cả 2 và áp dụng PHÙ HỢP, như nhiều ngành có liên quan mật thiết tới hệ sinh thái.
     
  14. Nếu thuế đánh vừa vừa một chút thì mình cũng ráng trả để được quyền có ước mơ. Nhưng mình sẽ không dám mơ cưỡi ánh sáng... vì sợ chạm phải cái copyright protection act :D. Mình cũng rất thích cách nghĩ của bạn.
    Bắt chước bạn @Ikaika lan man một chút.
    Có một câu hỏi thường được đặt ra: "Nếu bạn biết rằng mình chỉ còn sống được 6 tháng nữa, thì bạn sẽ làm gì, sẽ sống ra sao?" Câu trả lời, đương nhiên, sẽ rất khác biệt tùy vào đối tượng được hỏi. Nhưng câu trả lời của mình sẽ là: 'sẽ vẫn sống và làm việc như từ trước tới giờ, như không có cái giới hạn 6 tháng đó' Tại sao? Không phải vì mình hoàn toàn không có regret, hay đời sống của mình đã quá perfect. Mà vì mình đã luôn luôn học được vài điều từ những lầm lỗi trước. Thiếu những lầm lỗi đó, mình đã không thể cải thiện bản thân. Mình nghĩ con người, nói một cách tổng quát, cũng như vậy. Hãy cứ mơ ước, và tìm cách thực hiện ước mơ. Hãy làm hết sức mình, đừng sợ sai lầm, đừng tìm kiếm 'sự hoàn hảo'. We'll cross the bridge when we get there. :D
     
    amylee, chiendau and Ikaika like this.
  15. Bao Ngoc 1234

    Bao Ngoc 1234 Mầm non

    Trong chiến tranh, vùng sâu vùng xa, sắp chết nếu có điện thoại để gọi cho người thương thì bạn sẽ thấy điện thoại là thiết yếu, khi bạn chạy đưa người thương nặng đi cấp cứu bệnh viện ở xa, đường xấu bạn sẽ thấy có phương tiện nhanh chóng, êm dịu là điều cần thiết, có vacxin kháng sinh chữa bệnh hiểm nghèo ở những đứa trẻ thì nếu có ông cha ta tôi nghĩ không phải chỉ là hạnh phúc mà có đánh đổi bằng gì họ cũng chịu, vấn đề ở đây là hiệu quả, sỡ hữu oto nếu ở dạng tiêu sản, không tạo ra giá trị gì nhiều ngoài chứng tỏ đẳng cấp, không cần thiết, lạm dụng, không hiệu quả thì bất cứ điều gì đều có hại. Khoa học và sáng chế không chỉ nhằm tạo hạnh phúc con người nó là phục vụ mục tiêu cao hơn là sự sinh tồn của loài người.
     
  16. Cái key nó nằm ở chữ 'có khi nào' đó bạn. Nếu không qua cầu làm sao biết bên kia sông có cái gì? Nếu đã là cái bẫy của ông trời thì ai có thể tránh? :D
    Có ai mà không chết? Mọi người đều biết thế nhưng có phải vì vậy mà người ta ngưng sống? Họ vẫn học hỏi, tìm tòi, tạo những mối quan hệ, v.v. Vẫn cố gắng trở thành người hữu dụng cho xã hội. Vẫn hết sức làm việc để mình và gia đình có một cuộc sống tốt đẹp hơn, dù biết một ngày nào tất cả cũng sẽ trở thành cát bụi.
     
  17. Ikaika

    Ikaika Lớp 1

    Khẳng định luôn là muôn đời bạn không có câu trả lời. Vì câu hỏi của bạn được đặt ra trên mặt hiện tượng và chủ quan suy nghĩ của bạn, mà hiện tượng thì mỗi thời mỗi kiểu, luôn biến đổi. (ngay trong ví dụ của bạn đã chứng minh cho điều này)
    Mạo muội đoán rằng "hạnh phúc" là đích đến của bạn. Xin hỏi bạn định nghĩa "hạnh phúc" là gì? Bạn có nghĩ rằng "hạnh phúc" là một đích đến mà con người tìm kiếm không?
     
  18. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Bạn nhầm, cạnh tranh là bản năng cái ấy đúng, đúng với cả con người lẫn muôn loài. Vấn đề của con người chính là tự học hỏi và rút ra quy luật còn con vật chỉ biết dùng bản năng để sinh tồn. Con người đều cho là bằng trí tuệ, bằng học hỏi chúng ta vượt khỏi bản năng đó. Biết bản năng đó dẫn đến cài chết vẫn lao sang ư. Suy nghĩ này có lẽ do mình bị ảnh hưởng của đạo phật chăng, muốn vượt thoát khỏi cái bẫy của ông trời phải vượt khỏi cái bản năng đó chăng.
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bản thân cây cầu đã là chỉ dấu của văn minh, của khoa học, của sức mạnh con người, luôn tìm cách cải tạo điều kiện môi trường phục vụ mục đích sinh tồn.
     
    LâmĐứcNhuần thích bài này.
  20. ctienmanh1986

    ctienmanh1986 Mầm non

    Vậy con người tìm cái đích nào? Anh hùng kiến quốc. Thiên tài khoa học. Tỷ phú tiền đô. Trường sinh bất tử. Lưu danh thiên cổ....hay đơn giản : 1 vợ, 2 con, 3 tầng, 4 bánh.
     
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này