Thảo luận Những quyển sách bạn thấy ý nghĩa nhất - cùng chia sẻ nhé

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi keykey, 2/9/14.

Moderators: Cát Cát
  1. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Lâu lắm rồi tôi không đọc lại quyển này nên không nhớ lắm, ý tôi là nó hướng người ta sống giả tạo, mặc dù trong sách có nói phải chân thành, thật lòng gì gì đó, nhưng tôi bảo đảm luôn là thật lòng thì không đắc nhân tâm (như sách), muốn đắc nhân tâm thì không thể thật lòng, tôi không phải là thánh. Đồng ý sách có nhưng thủ thuật hay có thể áp dụng làm ăn giao tiếp, nhưng nếu gặp ai cũng áp dụng mớ kiến thức trong sách để thu phục lòng người thì sẽ trở thành một kiểu người rất đáng sợ, và tôi xin thưa luôn là tôi sẽ tránh xa bất cứ người nào thành thục các kỹ thuật của đắc nhân tâm. Đây là quan điểm cá nhân, đúng hay sai thì tôi chịu, không ai đọc cùng một cuốn sách mà lại có cảm giác giống nhau cả, nên tôi cũng không quan trọng lắm việc có nhiều người thích nó, vốn tôi cũng từng thích, nhưng thời điểm khác nhau, cảm nhận đã khác nhau rồi.
     
    tdhungit, Nell, hongquangbh and 11 others like this.
  2. keodau

    keodau Mầm non

    Vô gia đình - Hector Malot - Hà Mai Anh dịch
    Câu chuyện dòng sông- Hermann Hesse - Phùng Khánh dịch
    Thiên táng - Hân Nhiên
    Người đua diều - Hosseini Khaled
    Suối nguồn tâm linh - Ajahn Chah
    Không diệt không sinh đừng sợ hãi - Thích Nhất Hạnh
     
    RedEye thích bài này.
  3. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Sách nói về phương pháp để đạt được mục đích, chứ không bàn về lối sống. Đạo đức của ông Khổng Tử cũng giả tạo nốt.!
     
    Khánh Linh and thomas like this.
  4. thomas

    thomas Lớp 8

    Đúng là vậy. Phải xét rõ Đắc nhân tâm là sách do người phương Tây viết và dành cho người phương Tây. Mà người phương Tây lại có lối sống hướng ngoại, chứ không phải hướng nội như người Á Đông. Họ thích những quyển sách có thể cung cấp cho họ chìa khóa để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, ví như Làm cách nào để tăng doanh số bán hàng, Làm cách nào để thu phục lòng người, Cách trò chuyện với sếp và đồng nghiệp... Nói cách khác là lối sống của họ hơi thực dụng.

    Người Á Đông lại chuộng kiểu như Đạo của người quân tử, Đạo làm người... Nói tóm lại, đây là điểm khác biệt giữa hai nền văn hóa, bạn cho cái này giả tạo, còn cái kia không là thiếu cơ sở.
     
    Khánh Linh thích bài này.
  5. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Bậy rồi, cho tôi lộng ngôn tí nhé, tôi chưa đọc chữ nào của Khổng Tử, bất quá chỉ xem qua phim Tàu, nhưng thấy Khổng (hay cả Lão, Trang) đề ra chuẩn mực đạo đức lối sống đàng hoàng chứ không bàn về lối sống hồi nào (không bàn đến lối sống đúng hay sai nhé). Phương pháp đạt được mục đích thì nói riêng luôn, như Binh Pháp Tôn Tử chẳng hạn. Còn Đắc Nhân Tâm, bạn vào tiki xem, mấy trăm nhận xét phần lớn xem nó như kinh thánh, nâng nó lên tầm phương pháp sống chuẩn mực rồi chứ có chỗ nào phân biệt đó là sách mục đích đâu, ai cũng trở thành một kiểu người như Đắc Nhân Tâm thì có phải thật giả lẫn lộn cả không.
    Đồng Ý vụ hướng nội, hướng ngoại, người phương Tây vốn động, người phương Đông vốn tĩnh. Nhưng sách của người phương Đông phần lớn xử thế bằng cách tự xử mình, tức hướng về làm chủ bản thân, còn phương Tây lại cố gằng hướng về cách làm chủ người khác. Làm chủ mình thì thường không cần phải giả tạo, mà cần kỷ luật, làm chủ người khác thì mới đâm ra phải làm những thứ khác với chuẩn mực bản thân đấy chứ.
    Mà bây giờ sách Tây Phương du nhập tràn ngập, mà nhất là quyển nào cũng viết.. hay quá, đánh động những khát khao thầm kín nhất của người ta, người hướng nội đọc sách mà không làm chủ được mình e dễ xảy ra mâu thuẫn lắm.
     
  6. utitgg

    utitgg Lớp 5

    sách "Phiêu bước cùng Einstein" nói cho ta biết về "đường cong kí ức" hay cách cải thiện trí nhớ của mình. cuốn "Hãy chăm sóc mẹ" gợi lại kí ức tuổi thơ, nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ khi họ về già, mất trí nhớ của con cái, cha mẹ cho con rất nhiều nhưng cách con cái đối xử với cha mẹ thì có nhiều vấn đề cần được xem xét lại.
     
    RedEye thích bài này.
  7. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Không thể xếp Khổng Tử cùng hàng, cùng đẳng cấp,cùng loại với Lão Tử, Trang Tử được.
    Đạo đức kinh của Khổng Tử cũng như Đắc nhân tâm thôi. Nó tầm thường khi so sánh với quyển Đạo (Tao) của Lão Tử.
     
    keodau and suotdoirongchoi like this.
  8. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Vậy hả :D Thì tôi chưa đọc chữ Khổng Tử nào cả mà :D
     
  9. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Tương truyền có hôm Khổng Tử đến hỏi Lão Tử về đạo, nhưng mà vừa nói chuyện được mấy câu ông Khổng Tử đã sợ phát khiếp, chạy mất dép, hôm sau không dám ra khỏi nhà cơ mà.
    Sách sử kí Tư Mã Thiên có đã chép rằng Khổng Tử đến hỏi Lão Tử về Lễ.
    A mà quên quyển Đạo đức kinh của Lão tử mới đúng. :oops:

    [​IMG]
    Có cả tranh nữa nè.
     
    suotdoirongchoi thích bài này.
  10. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Chuyện Khổng Tử đến thỉnh giáo Lão Tử thì tôi có đọc, chỉ nhớ là Khổng Tử xem Lão Tử như con rồng vì không hiểu được tư tưởng của ông. Hóa ra còn sợ chết khiếp và chạy mất dép cơ à :D
     
  11. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Việc không nói thẳng những điều mình nghĩ, đó là chữ Lễ của người Á Đông, văn hóa người Á Đông vốn vậy. Người phương Tây thoải mái hơn, nên họ có thể thẳng thắng hơn, người Á Đông mà cũng nói năng như người phương Tây, e có ngày hối không kịp. Thật ra nói giả tạo thì Đông Tây ai cũng có cả, cái này cần thiết, cái chính của người mình khi làm vậy là để tránh người ta phạm đến mình, trong các cuốn xử thế của người xưa tôi đọc đều vậy, giữ cho mình tránh được các mối nguy từ bên ngoài, giữ bản thân yên ổn, vậy thôi.
    Đây chỉ bàn trong khuôn khổ sách đắc nhân tâm, chứ bàn rộng ra thì không nói hết được, vì chính các cụ ngày xưa cũng viết khác nhau rồi. Cuốn này người hướng nội như tôi đọc không hợp lắm, tôi cũng nói đây là ý kiến cá nhân, chứ chả dám chê bai gì, tôi vốn thích cụ Nguyễn Duy Cần, cũng thích cụ Einstein, nên tôi học theo hai cụ, cái gì cũng nhị nguyên, cái gì cũng tương đối cả :D
     
    Fish, hungbc1010 and superlazy like this.
  12. banycol

    banycol Lớp 6

    Mình chọn "Tâm hồn cao thượng" (Edmond De Amicis) vì đây là cuốn sách của những lần đầu tiên:

    1. Khi mình khoảng lớp 3-4, mẹ mình hay ép (chính xác là như vậy) mình phải đọc cuốn này, phải đọc cuốn kia. Cuốn nào mình cũng đọc và kể lại cho mẹ nhưng thấy rất khó chịu. "Tâm hồn cao thượng" là cuốn sách đầu tiên mà mình cảm thấy thích, cảm thấy dễ chịu khi đọc.

    2. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên làm mình cảm thấy việc đọc sách là bổ ích, muốn đọc nhiều hơn nữa. Và từ sau cuốn này mình bắt đầu tự chọn sách để đọc (dưới sự tư vấn và phê duyệt của mamy) chứ không để ép mới đọc nữa. Có thể nói cái "nghiệp" đọc sách bắt đầu từ đây.

    3. Đây là cuốn sách đầu tiên mà số lần đọc lại của mình lên tới 2 chữ số.

    4. Đây là cuốn sách đầu tiên mà mình dám nói là mình thuộc lòng (ít nhất cũng gần như thuộc lòng).

    5. Đây là cuốn sách đầu tiên mà mình mua đi mua lại nhiều lần (để tặng cháu và mấy đứa bé mình quen, để tặng bạn bè, để lưu giữ những bản tái bản).

    6. Đây là cuốn sách đầu tiên mình nghĩ tới khi có ai hỏi "cuốn sách nào có ý nghĩa nhất đối với bạn?".
     
  13. banycol

    banycol Lớp 6

    Mình không cùng ý kiến với bạn.
    Theo mình thì Đạo Đức Kinh (Lão) quá mơ hồ, Nam Hoa Kinh (Trang)quá thiếu tập trung (hơi lan man). Đọc thì có vẻ hay hay nhưng tính thực tế không cao. Ngay trong thời đại của tác giả thì những tư tưởng này đã xa rời thực tế rồi.
    Không Tử thì ít ra cũng có 1 nửa là lý luận, một nửa là thực hành. Có thể bây giờ (sau 2500 năm), các bạn thấy những tư tưởng của ông là lỗi thời, có người còn phê phán là giả tạo, nhưng suốt hơn 2000 năm đó, hàng chục tỷ người trân trọng những tư tưởng đó, bạn có nghĩ là mấy tỷ con người đó tất thảy đều kém trí tuệ hơn bạn hay không? Hơn nữa, nên đọc Luận Ngữ, Xuân Thu Kinh để hiểu được cái tầm của con người này trước khi phê phán, những gì các học giả bây giờ nói chưa chắc là cái bạn sẽ thật sự nghĩ đâu.
     
    whatcsvt100 thích bài này.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Giật mình...?!?
    @banycol chắc cũng có 'dây mơ rễ má' chi đây với 'dân chạy... loạn Chernobyl' như tducchau!... :D

    Vậy nên, 'tặng' @banycol & các bạn một vài thông tin khoa học về Tình hình Dân số Thế giới (tính đến năm 2013_Các số liệu này được tổng hợp từ các nguồn thống kê của các nước, và của Liên hiệp quốc năm 2013._Đặc biệt lưu ý: Số liệu tính trên đầu người, kể cả người già và trẻ sơ sinh) :)!:

    Năm 2013, tổng dân số thế giới ước tính là 7,137 tỉ người.
    upload_2015-2-10_12-24-57.png

    Châu Á dẫn đầu với 4,302; châu Phi 1, châu Mỹ 958 triệu; châu Âu 740 triệu; châu Đại Dương 38 triệu. So với 2012 thì dân số thế giới được ước tính là 7,058 tỉ người. Dân số cao nhất vẫn phân bố tập trung ở châu Á là 4,26 tỉ; tiếp theo là châu Phi 1,072 tỉ, châu Mỹ 948,2 triệu, châu Âu 740,1 triệu và thấp nhất vẫn là châu Đại Dương chỉ có 37 triệu người.

    Trên bản đồ phân bố dân số năm 2013 cho thấy 2 mảng dân cư tập trung ở các nước châu Á và châu Mỹ. Phân bố và thứ tự đông dân giữa 2 năm 2012 và 2013 vẫn chưa có gì thay đổi.

    upload_2015-2-10_12-25-34.png
    Hình 1: Phân bố dân số năm 2013

    Điều đáng chú ý là việc gia tăng các thành phố đông dân là vấn đề dân số đáng quan tâm. Việc gia tăng các thành phố lớn và các vùng đô thị (metropolitian area) là một trong những vấn đề cần quan tâm của dân số thế giới. Trên bản đồ của Liên hiệp quốc cho thấy 30 vùng đô thị với dân số trên 10 triệu dân. Chỉ có 417 triệu dân sinh sống trong top 30 vùng đô thị này vao năm 1950, nhưng đến 2011 đã có tới 426 triệu dân sinh sống ở các vùng này. Cho đế năm 1950, chỉ có 19/ 30 thành phố này là thuộc các nước phát triển công nghiệp, đến năm 2011 thì tụt xuống chỉ còn 8/ 30. Nhiều vùng đô thị đông dân hiện nay không thuộc trong top 30 nhưng hiện nay đã lọt vào top 30 dù không có phát triển cao về công nghiệp. Như trường hợp của Delhi (Ấn độ). Sự gia tăng này là do chuyển dịch dân số thành thị - nông thôn, dân di cư từ nông thôn tới thành thị để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn,. Hiện tượng này trở nên bình thường ở các nước chưa phát triển.
    upload_2015-2-10_12-26-18.png
    Hình 2: Phân bố 30 vùng đô thị đông dân

    upload_2015-2-10_12-26-42.png
    Hình 2a: Các đô thị có dân số trên 1 triệu dân

    Hai nước có dân số đông dân nhất là Trung Quốc với 1,357 tỉ và Ấn độ với 1,277 tỉ người. Đứng thứ ba về dân số là Hoa Kỳ, với 316 triệu người. Khoảng cách về số dân giữa hai nước này với nước dứng hàng thứ ba lên tới hơn ba lần. Quay ngược về năm 1990, thời điểm này mới chỉ có Trung Quốc có số dân là trên 1 tỉ người (1,141 tỉ người, năm 1994).
    upload_2015-2-10_12-26-57.png
    Hình 3: Phân bố dân số các nước trên 100 triệu dân

    Quay trở lại các năm trước để thấy phân bố dân số thay đổi theo thời gian.

    Quay ngược lại năm 2004, phân bố dân số cho thấy tập trung vùng rìa lục địa Á - Âu, kéo dài từ châu Âu sang châu Á, mà tập trung đông nhất ở rìa Nam Á và Đông Á (Ấn độ và Trung Quốc). Dân cư tập trung tại những vùng này lại trùng khớp với phân bố các đô thị lớn có dân số trên 1 triệu người.
    upload_2015-2-10_12-27-16.png
    Hình 4: Phân bố mật độ dân số năm 2004

    Xét về mật độ dân số thì tuy Trung Quốc có số dân lớn nhất thế giới nhưng không phải là nước có mật độ dân số cao nhất, vị trí này là Singapor (7301 người/km2) Bangladesh đứng thứ ba (1034 người/km2). Cả Ấn độ và Trung Quốc đều không nằm trong danh sách này.

    Theo cách tính này thì Trung Quốc chỉ có 141 người/ km2, và Ấn độ 398 người/ km2. (Việt Nam năm 2012 là 273 người/km2)

    Các mốc thời kỳ dân số trên thế giới
    Năm thứ nhất sau Công nguyên: 200 triệu người
    1805: 1 tỉ
    1927: 2 tỉ
    1959: 3 tỉ
    1987: 5 tỉ
    1999: 6 tỉ
    2011: 7 tỉ
    2012: 7,058 tỉ
    2013: 7,137 tỉ​
    upload_2015-2-10_12-27-38.png
    Hình 5: Dân số và mật độ 38 ngàn năm trước Công nguyên tới nay

    Phân bố dân số theo thời gian
    + 2000 năm trước
    (AD năm thứ nhất sau Công nguyên): 300 triệu

    upload_2015-2-10_12-28-39.png
    Hình 6: Dân số năm thứ nhất sau Công nguyên


    upload_2015-2-10_12-28-50.png
    Hình 7: Dân số năm 1000 sau CN, tăng thêm 10 triệu

    Năm 1800: 1 tỉ

    upload_2015-2-10_12-29-5.png
    Hình 8: DS năm 1800


    Năm 1927: 2 tỉ
    Năm 1960: 3 tỉ
    Năm 1974: 4 tỉ
    Năm 1987: 5 tỉ
    Năm 1999: 6 tỉ
    ...

    Các bạn có thể vào các trang sau để biết thêm chi tiết: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link :)!
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/2/15
  15. bookworm

    bookworm Lớp 1

    Mình nghĩ ý của banycol là rất nhiều người, có điều bạn ấy phóng đại quá mức thôi, nhưng cũng không cần phải tỉ mỉ đến thế này về tình hình dân số. Lại làm loãng topic đi, cứ nghĩ là một bài review sách hay nào đó!
     
    tducchau thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    :)! Thì @tducchau cũng đang giới thiệu với các bạn một cuốn sách hay mà! "Công báo của Liên hiệp Quốc về tình hình dân số Thế giới năm 2013". Sách có nhiều thông tin quan trọng và ý nghĩa, nặng xấp xỉ 2 kg. :)!
    @tducchau cũng chỉ vui tính mà review vậy! :)! Không có gì... :D!
     
    bookworm thích bài này.
  17. thanhtammt

    thanhtammt Lớp 2

    "Tình hình dân số Thế giới" của @tducchau là thống kê dân số "sống" thôi. Có thể bạn banycol tính luôn phần dân số đã "mất" qua hơn 2000 năm thì có thể lên con số hàng chục tỷ lắm chứ bộ :D:D:D
     
    banycol thích bài này.
  18. bookworm

    bookworm Lớp 1

    Nói về một quyển sách ý nghĩa, giới thiệu với các bạn tiểu thuyết Mù lòa của Jose Saramago (link ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). Tác phẩm khắc họa rất sinh động phần "con" bên trong mỗi con người. Bệnh dịch mù lòa bùng phát khiến con người rơi vào khốn đốn, xã hội chao đảo. Nhưng chính khi mù lòa lại là lúc con người thấy rõ ràng hơn bao giờ hết bản chất của xã hội, của lòng tham. Vậy có phải chăng bấy lâu nay ta toàn sống trong sự mù lòa mà chính bản thân lại không hề hay biết? Một tác phẩm đáng đọc.
     
  19. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Mình thích Tiếng gọi nơi hoang dã. Của jack london. Bài thơ nằm ở cuối sách là một bài thơ đầy cảm xúc.
     
    Last edited by a moderator: 27/2/15
    Tit@n, linhduong396 and nangthuvang like this.
  20. tieu my

    tieu my Mầm non

    Mình thích nhất cuốn Đắc Nhân Tâm với sách của thu giang Nguyễn Duy Cần,cuốn nào cũng thích
     
    Last edited by a moderator: 21/2/15
    banycol and linhduong396 like this.
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này