Như Lai có phải là Phật Tổ Như Lai?

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi alonekiller, 13/8/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: mopie
  1. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Đức Phật đã từng răn:

    Thế nhưng, dù Ngài có răn ta vậy thật hay không, thì ta cũng nên và cần thiết làm theo. Không quan tâm người nói là ai, chỉ quan tâm lời nói đó có thực mang lại lợi ích cho bản thân và cho chúng sinh hay không, rồi hành theo.

    Đọc Kinh cũng vậy, trải qua cả hơn 2500 năm, chắc chắn không còn toàn vẹn. Nhưng chấp gì vào cái sự toàn vẹn hay không toàn vẹn đó? Mà gạn lọc và thắp cái ngọn đuốc trí tuệ của bản thân lên để quán xét, đó mới là việc phải làm chứ?

    Còn ngồi mà soi xét kinh thật kinh giả, lời nào Phật dạy lời nào không, thì chắc phải đợi thêm nhiều hằng hà sa số kiếp nữa mới gặp được một đại nhân duyên như ngày xưa Phật đản sinh, rồi mới chịu tu học?

    Kinh Phật là phương tiện, cái cốt là qua được sông, chứ qua sông rồi còn lụy đò nữa chăng?

    Bởi vậy, người ta chỉ trăng, nhưng có người nhìn ngón tay mà không thấy trăng là ở chỗ đó :D
     
    Last edited by a moderator: 18/8/16
    Heoconmtv, locnd and alonekiller like this.
  2. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    @Lười Đọc Sách nói đúng. Mọi ngôn từ, mọi Kinh sách có đọc thiên thu vạn kiếp, có nghe trăm vạn ngàn ngày cũng vẫn là hữu hạn nếu bản thân ta không ngộ và thức tỉnh.

    Xin gửi mọi người 1 trích đoạn trong "Đạo lý giải thoát":

    Nếu các nhà Bác Học thế gian bỏ quên cái Gốc ( là Hư Không) chỉ chú ý tới cái Ngọn( là Sự Vật) để tìm Chân Lý, nghĩa là chỉ nghiên cứu trên Sự Vật suông và trụ nơi Sự Vật cũng giống như đi mò Trăng đáy nước và trụ nơi cái Bóng Trăng dưới nước tưởng là Mặt Trăng thật thì không bao giờ gặp được Chân Lý. Người biết Đạo và đi tìm Đạo, biết dựa vào tấm bản đồ chỉ đường của Chư Phật, Tổ và Thiền Sư, nhìn Bóng Trăng biết chắc là có Mặt Trăng thật, không chấp, không trụ nơi Bóng Trăng, nhưng biết nương vào Bóng Trăng phăng tìm ra Mặt Trăng thật. Rất tiếc cho các nhà Bác Học thế gian nhìn thấy Bóng Trăng, quan sát nó, phân tích nó một cách tỉ mỉ, hiểu biết về nó, rồi lại trụ vào nó, chấp vào nó, cho là Chân Lý thì đây chỉ là cái Chân Lý ảo mà thôi. Điều này cũng giống như trong Giấc Mộng, các nhà Bác Học trong Thế Giới Mộng quan sát và phân tích Vũ Trụ vạn vật trong Mộng, biết rõ một phần nào về nó, tưởng là Chân Lý, mà thật ra nó cũng là cái Chân Lý tương đối trong thế giới Mộng, đến khi thức dậy thì tất cả đều không, không có cả cái Chân Lý tương đối trong Mộng ! Cái vừa huốt khỏi Sự Vật là cái Vô Vi, chỗ chấm dứt của Khoa Học vì nó vô hình vô tướng là cái Không vi diệu, cái mà Khoa Học bị giới hạn hoàn toàn không thể nghiên cứu bằng giác quan, bằng thí nghiệm, bằng toán học hay dụng cụ khoa học, nhưng lại là cái Rốt Ráo siêu việt, tận cùng của Chân Lý ! Học Giả Egerton C. Baptist (1915-1983) trong cuốn ‘‘Supreme Science of the Buddha’’ có nhận xét: “Phật Giáo bắt đầu ở chỗ khoa học chấm dứt. Khoa học không cho chúng ta sự bảo đảm gì ở nơi đây. Nhưng Phật Giáo có thể đáp ứng sự thách thức của thuyết nguyên tử, vì kiến thức ở trên mức bình thường của Phật Giáo bắt đầu ở nơi mà khoa học chấm dứt. Và điều này khá rõ ràng cho bất cứ ai đã nghiên cứu về Phật Giáo. Bởi vì, qua thiền định, những cấu tử cỡ nguyên tử tạo thành vật chất đã được thấy và cảm nhận, và những sự khổ, với sự sinh và diệt của chúng, đã tự tạo ra trong cái mà chúng ta gọi là linh hồn hay ngã - ảo tưởng của chấp ngã, như giáo lý của Đức Phật dạy ”. (Buddhism begins where science no assurance herein. But Buddhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundane knowledge of Buddhism begins where science leaves off. And this is clear enough to anyone who has made a study of Buddhism. For, though Buddhist Metitation, the atomic constituents making up matter have been seen and felt, and the sorrow, or unsatisfactoriness (or Dukkha), of their “arising and passing away”(dependent on causes) has made itselt with what we call a “Soul” or “Atma”- the illusion of Sakkayaditthi, as it is called in the Buddha’s teaching). Chính Đức Phật, Tổ và Thiền Sư trao tấm bản đồ chỉ đường chính xác, hay biết bao nhiêu Tàng Kinh đồ sộ phân tích Đạo Lý cao siêu, cùng huyền cực lý chỉ rõ Chân Lý mà các Ngài vẫn cho biết đó chỉ là “ngón tay” để chỉ Mặt Trăng, không phải là Mặt Trăng thật, nhưng phải nương vào đó để truy tìm Mặt Trăng thật. Tấm bản đồ và Tàng Kinh của Phật, Tổ và Thiền Sư chỉ ngay cái Gốc để tìm Chân Lý. Tuy nhiên chúng sanh nhiều căn cơ, nhiều trí tuệ, nhiều nghiệp chướng sâu dầy khác nhau cho nên Phật, Tổ bất đắc dĩ phải chỉ ở cái Ngọn nhưng lại hướng về Gốc. Trong khi các nhà Bác Học từ Ngọn lại hướng ra cái Ngọn, nghĩa là từ Sự Vật lại hướng ra Sự Vật, chứ không hướng về cái Gốc Chân Không-Rỗng Rang-Emptiness sinh ra cái Dị Điểm Big Bang mà họ cho là cái cuối cùng: nguồn gốc của vũ trụ. Các nhà Bác Học “nhìn ra” cái Ngọn Tâm, từ Sự Vật ra Sự Vật trùng trùng duyên khởi vô lượng vô biên Sự Vật, giống như vào Biển đếm cát, không thể nào xong việc và đạt đến Chân Lý. Chẳng hạn như ở thế kỷ 19, các nhà Bác Học cho rằng Dải Ngân Hà ( Milky Way) là Vũ Trụ vì nó quá rộng lớn chứa hàng trăm tỷ Hệ Mặt Trời. Qua thế kỷ 20, nhờ có kính thiên văn Hubble rất tối tân, con người quan sát kỹ hơn thì thấy Milky Way không phải là Vũ Trụ mà chỉ là một Thiên Hà (Galaxy) nhỏ bé, Vũ Trụ còn rộng lớn hơn thế nữa với hàng trăm tỷ Thiên Hà giống như Milky Way do một Dị Điểm Big Bang nổ ra. Bây giờ người ta lại còn nghĩ rằng không phải chỉ có một Dị Điểm Big Bang mà có thể có vô số Dị Điểm Big Bang hay vô số Vũ Trụ (thuyết đa Vũ Trụ)!...Trong khi cái Thái Dương Hệ (Solar System) bé nhỏ của chúng ta (ví như hạt bụi so với Vũ Trụ bao la) với 1 Mặt Trời, 9 Hành Tinh trong đó có quả Địa Cầu mà chúng ta đang sống, các nhà Bác Học không gian đang mò mẫm giống như người Mù đi trong bóng đêm; bây giờ càng nhìn ra sự vật, sự vật lại hiện ra trùng trùng với hàng ngàn hàng tỷ tỷ những “bí ẩn” khác làm cho con người điên đảo, mù tịt và hoàn toàn bất lực. Những cái “bí ẩn” này là do ‘‘Ma Ha Bát Nhã’’ làm ra, do cái Gốc Rỗng Rang-Emptiness làm ra, nó là nhà ảo thuật đại tài, biến hóa ra muôn hình, muôn sắc, muôn tượng : “Không tức thị Sắc” . Do đó, nếu không thể bạo dạn: “Thẳng tận đầu nguồn phăng dấu Phật”, như Thiền Sư Huyền Giác đã chỉ, mà đang ở nơi Ngọn nhưng biết hướng về Gốc và phải dò tìm, truy cứu, tham cứu, phăng cho tới tận Gốc thì cũng đến được Chân Lý và khi đó mới chợt hiểu ra rằng : “Sắc bất dị Không-(Sắc chẳng khác với Không). Tuy nhiên biết “Không” vẫn chưa đủ, còn phải nhập “Không” mới là về tới nhà. Vì biết “Không” dù cao siêu cách mấy thì vẫn còn ở trên đầu lưỡi hay văn tự suông mà cần phải nhập Tâm cho đến rốt ráo tận đầu nguồn Tâm để thấy Tánh như Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma khai thị : “Trực chỉ nhân Tâm kiến Tánh thành Phật ”.

    Nhưng cái gọi là “Trực chỉ nhân Tâm kiến Tánh thành Phật” theo đúng bản nghĩa của Thiền Tông là “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”. Từ việc đưa cành hoa “Niêm hoa vi tiếu” mà Đức Phật truyền Tâm cho Tổ Ca Diếp, đến việc chỉ dựng một ngón tay của Câu Chi hay cánh cửa dập nát bàn chân của Vân Môn… có dùng văn tự chi đâu mà Đại Ngộ ! Hay “cây phướn trước cửa ngã” cho Tổ A Nan, “Rỗng Thênh Không Thánh” cho Lương Võ Đế chẳng dính dáp gì với ý nghĩa văn tự… Tuy nhiên, cũng không thể bỏ được văn tự, vì người trí thì ít, người vô trí thì nhiều, người học rồi thì ít, người chưa học thì nhiều. Nếu không dùng văn tự thì lấy gì để truyền bá, còn nếu chấp vào văn tự chữ nghĩa là : bỏ mình chạy theo vật ắt hẳn phải mất mình ! Vì thế mà Phật Thích Ca không thể ngậm miệng, Ngài thao thao thuyết pháp mà có Đại Tạng Kinh hơn 5000 quyển truyền lại cho đời sau, nhưng rồi Ngài lại phủ định : suốt 49 năm ta chưa từng nói lời nào ! Bởi vậy, cổ nhân nói : “Chẳng tại văn tự, chẳng lìa văn tự” là thế ấy !
     

    Các file đính kèm:

  3. V-C

    V-C Lớp 4

    Nhân dịp rằm, có tìm hiểu, thấy Mục Kiền Liên là do thằng Tàu sáng tác, không biết đạo phật chính thống có sự tích này không?
     
  4. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Mục-kiền-liên (tiếng Pali: Moggallāna; Tạng ngữ: མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་, chữ Hán: 目犍連; tên Latinh hóa: Maudgalyayana, Mahamaudgalyayana hay Mahāmoggallāna) hay gọi tắt là Mục-liên (目連) (sinh khoảng năm 568 - mất khoảng năm 484 trước Công nguyên ở nước Magadha, nay thuộc miền Bắc Ấn Độ) là một vị Tỳ-kheo của Phật giáo trong thời kỳ Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế. Cùng với tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên là một trong 2 đệ tử hàng đầu của Phật Thích-ca. Ông đã đắc quả A-la-hán và trở nên nổi tiếng là bậc "Thần thông đệ nhất" (Manda Galỳayana) trong hành Thanh văn đệ tử của Đức Phật.
    Theo các ghi chép Phật giáo thì Mục-kiền-liên chào đời tại một ngôi làng nhỏ gần kinh đô Patna của vương quốc Magadha, nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ. Ông được cho là thuộc dòng dõi Mudgala, tức là "Thiên văn gia". Tầng lớp Mudgala thuộc một giai cấp quý tộc, được tôn kính và giàu có, vì vậy Mục Kiền Liên từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, không thiếu thốn bất cứ món gì và được hưởng một nền giáo dục hoàn chỉnh theo truyền thống Bà la môn giáo.

    Tuy nhiên, trong một lần cùng người bạn Xá-lợi-phất (Upatissa) đi dự hội "Hội Sơn Thần" (trước tế lễ thần núi, sau để dân chúng có một dịp liên hoan vui thú), ông chợt ngộ ra và tâm tưởng về Tử Biệt Sinh Ly giữa cuộc đời và cứu rỗi. Từ đó, hai người quyết định tìm đường Giải thoát, sống một cuộc sống đời làm Đạo sĩ, thoát ly gia đình, thoát bỏ sợi dây giai cấp của Bà la môn.
    Trên bước đường cầu đạo, ông cùng Xá-lợi-phất đã thỉnh giáo nhiều đạo sĩ cao nhân, tiếp thu nhiều tư tưởng triết học khác nhau. Một số chủ trương hẳn thuyết Vô Ðạo Ðức (đạo đức là sự vô ích) một số khác đề cao thuyết Ðịnh Mệnh, và một số khác truyền bá tư tưởng Duy vật. Tuy nhiên, cả 2 đều tìm ra những khiếm khuyết của các giáo thuyết, vì vậy không để tâm nghiên cứu và tiếp tục tìm kiếm.

    Vào khi cả Mục-kiền-liên và Xá-lợi-phất đã khoảng bốn mươi tuổi, bấy giờ, Phật Thích-ca Mâu-ni vừa cho phép đoàn đệ tử đầu tiên gồm 60 người, đều là những người biết nhiều hiểu rộng, khai môn thực hiện việc truyền bá giáo lý trong dân chúng. Riêng Đức Phật thì đích thân đến thành Vương Xá (Ràjagaha) để tiếp độ vị vua nước Magadha tên là Bimbisara và nhận lãnh ngôi Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana Vihàra) do vua dâng cúng.

    Khi Phật đang có mặt tại ngôi chùa này thì Mục-kiền-liên và Xá-lợi-phất vừa quay về thành Vương Xá, tạm thời ngụ trong viện của Đạo sĩ Sànjaya. Một lần khi ra phố, Xá-lợi-phất vô tình gặp gỡ với Trưởng lão Assaji, một trong những vị đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca. Được Assaji khai ngộ về khái niệm Tứ diệu đế, Xá-lợi-phất liền đắc Pháp nhãn (Dhamma Cakkhu) trong tâm thức chứng quả Nhập Lưu, Tu Ðà Hườn (Sotàpatti). Sau khi về nơi trọ, ông thuật lại cho Mục-kiền-liên nghe.

    Cũng như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên nhanh chóng giác ngộ con đường đạo mà ông tìm kiếm bấy lâu nay. Từ đó, 2 ông kiên định con đường đạo, gia nhập Tăng đoàn và trở thành một trong những Thánh nhân nổi tiếng bật nhất được ghi nhận trong Lịch sử Phật giáo.
    Theo các ghi chép Phật giáo, Mục-kiền-liên nhập diệt nửa tháng sau Xá-lợi-phất, tức là vào ngày mồng 1 sau tháng Kattika theo lịch cổ Ấn Độ (khoảng giữa tháng 10 Dương lịch).

    Cái chết của Mục-kiền-liên được diễn tả trong Trung bộ kinh (Majjhima Nikàya) của Phật giáo Nam tông như sau:

    Lúc ấy Nàthaputta, Giáo chủ đạo Jaina mà trong kinh điển Pàli gọi là Niganthasàsana (Ni kiền giáo) cũng vừa qua đời.
    Có sự tranh luận, xét lại giáo lý của Nàthaputta bỗng xuất hiện trong hàng ngũ những đạo sĩ tu theo tôn giáo này. Kết quả đạo Jaina đã bị mất một số tín đồ và cảm tình viên khá đông, khiến cho các đạo sĩ cầm đầu đâm ra tức giận.
    Nhiều sư trưởng đạo Jaina còn nghe đồn rằng: Ðại đức Mục Kiền Liên, sau những chuyến Thiên du (lên trời thuyết pháp rồi trở về) đã tiết lộ rằng: Hầu hết tín đồ Phật giáo đều được sanh lên cõi trên, nhưng rất hiếm những kẻ tu theo đạo khác được hưởng hạnh phúc ấy. Trái lại, họ còn bị đoạ vào cảnh khổ và tái sinh thành nhiều sinh vật thấp hơn loài người. Ðây có lẽ là tin đồn thất thiệt, nhưng là một trong những lý do khiến cho các đạo khác, kể cả đạo Jaina bị sút giảm hậu thuẫn. Ðặc biệt, một chi giáo cuồng tín của đạo Jaina ở vương quốc Magadha đã trở nên giận dữ trước sự mất danh tiếng càng lúc càng trầm trọng ấy, nên họ chủ tâm tiêu diệt Ðại đức Mục Kiền Liên.
    Những đạo sĩ cuồng tín đạo Jaina ấy không chịu điều tra rõ nguyên nhân suy đồi của tôn giáo mình. Họ chỉ biết âm mưu phỉ báng và trút hết lên đầu Ðại đức Mục Kiền Liên. Nhiều lần họ mưu tâm ám sát vị Thánh Tăng ấy nữa nhưng đều thất bại. Về sau, họ phải mướn bọn cướp làm việc đó.
    Thuở bấy giờ cũng có bọn chuyên đâm thuê chém mướn, sẵn sàng sát nhân, nếu được trả nhiều tiền như ngày nay. Họ là những kẻ vô cùng tham lam và hung bạo. Ðối với họ chỉ có tiền là "cao quý" nhất, nên họ bất chấp việc giết người nào, dù cho nạn nhân là một vị Thánh Tăng! Do đó, một số đạo sĩ cuồng tín đạo Jaina liền tìm mướn họ đi giết Ðại đức Mục Kiền Liên.
    Khi ấy, Mục Kiền Liên đang ẩn tu một mình trong tịnh cốc vắng, ven rừng Kàlasikà, thuộc vương quốc Magadha. Sau khi đã cảm thắng Quỷ Mẩ (đã thuật trong đoạn trước của kinh) Mục Kiền Liên biết rằng "đoạn chót của đời mình" sắp đến. Một vị Thánh Tăng khi đã được hưởng "hương vị" giải thoát hằng thấy rằng "xác thân phàm tục này chỉ là một chướng ngại hay một gánh nặng mà thôi!"
    Do đó, Mục Kiền Liên đã không một chút mảy may nghĩ đến việc dùng thần thông để được sống trường thọ. Ngược lại, khi Mục Kiền Liên thấy bọn cướp giết mướn lại gần, Ngài chỉ nghĩ "Ta không nỡ để cho các kẻ ấy phạm trọng tội!". Thế là toàn thân Ngài tự nhiên biến mất (do thần thông của một cao thủ A La Hán đầy lòng từ bi phát tác, chứ không phải do sự sợ sệt hay lòng tham sống mà ra).
    Bọn sát nhân (có sách gọi là bọn cướp) xông vào tịnh cốc, không tìm thấy một ai, chúng lục lạo khắp nơi, nhưng vẫn vô hiệu, bèn thất vọng ra về. Ngày hôm sau, chúng trở lại, và cũng rơi vào tình trạng như cũ. Nghĩa là từ xa chúng thấy Ðại đức Mahà Moggallàna thấp thoáng, nhưng khi đến gần, chẳng tìm ra Ðại đức đâu cả, mặc dù càng lúc chúng càng kéo đồng bọn đông hơn và lục soát kỹ hơn. Chúng cũng khôn ngoan cho bộ hạ mai phục, rình rập xung quanh tịnh cốc để phát giác sự xuất hiện của Ðại đức Mục Kiền Liên, rồi vẫn không có kết quả. Sau ngày liên tiếp như thế, sáu lần bọn cướp xông vào hãm hại Mục Kiền Liên, và sáu lần Mục Kiền Liên vì lòng từ bi, chỉ một niệm "không muốn kẻ ngu muội phạm trọng tội" thân thể Ngài đã biến mất một cách như nhau.
    Ðộng lực của thần thông vốn không phải là để bảo vệ xác thân ô trược này, mà để cứu độ những tâm hồn hung bạo. Nhưng tiếc thay thần thông ấy của một vị Ðại Tôn túc A La Hán đã không cảnh tỉnh được bọn người tội lỗi, nên qua ngày thứ bảy, Ðại đức Mục Kiền Liên đã quán xét bằng Tha tâm thông, thấy rằng "bọn cướp vì tham tiền quá độ sẽ không bao giờ từ bỏ hành động sát nhân ấy".
    Trong khi Ðại đức Mục Kiền Liên sử dụng Tha tâm thông như thế, thì "Di Thần" Thần Công của Ngài tự nhiên biến mất, xác thịt Ngài bất thần hiện lại như cũ, ngồi yên trong tịnh cốc.
    Thì ra ác quả một hành động tội lỗi xa xưa (khi tiền kiếp nọ, Mục Kiền Liên vì sợ vợ, đã nhu nhược đem cha mẹ bỏ vào rừng hoang, đói khát cho đến chết) nay ác quả đang đuổi kịp. Ðại đức Mahà Mục Kiền Liên phải trả xong ác quả ấy thì công hạnh mới hoàn toàn! Giống như đức Phật và Xá-lợi-phất, trước khi nhập Niết Bàn đã trải qua một cơn bệnh vậy!
    Bọn sát nhân tiến vào tịnh cốc thấy vị Thánh Tăng hiền hoà ngồi đó, liền đâm chết rồi muốn chắc ăn chúng bầm nát tay chân, biến người thành một khối thịt vụn bất động.
    Khi biết chắc nạn nhân chỉ còn là một thây ma, không cách nào sống lại, và phe mình sắp được lãnh tiền trả công, bọn sát nhân ung dung bỏ đi không thèm quay lại.
    Nhưng Ðại đức Mục Kiền Liên là một Thánh Tăng đại cao thủ thần thông, người không thể nhập Niết Bàn trong tình trạng như thế. Mục Kiền Liên trong khi bị đâm chém đã hoàn toàn nhập định, nên mọi đau đớn không chi phối được Ngài. Bây giờ, Ngài chỉ vận dụng thiền lực tập trung sức mạnh tinh thần điều hợp với thể chất, rồi tái hiện thành một Sa Môn như cũ. Mục Kiền Liên cố gắng đem tấm xương thịt đầy thương tích đến yết kiến đức Phật lần chót, khi hiện diện trước mặt Đức Phật, rồi ngồi yên, nhắm mắt lìa đời, biến địa điểm gặp gỡ lần cuối của Ngài và đức Phật thành một khung cảnh vô cùng ảm đạm và thánh thiện.

    — theo kinh Majjhima Jàtaka trang 522.

    Theo công trình "Pháp Cú Sớ Giải" (Dhammapada Commentary) của Phật Âm (Buddhaghoṣa) – một nhà lý luận Phật giáo Nam Tông thế kỷ thứ 5, vua xứ Ma-kiệt-đà là A-xà-thế sau khi nghe tin Mục-kiền-liên tử nạn đã huy động quân lính truy lùng, bắt giữ nhóm cướp sát hại vị A-la-hán và các đạo sĩ chủ mưu. Toàn bộ số phạm nhân này đều bị thiêu sống.
     
  5. V-C

    V-C Lớp 4

    Cuốn Mục Kiền Liên vào địa ngục cứu mẹ tràn màu sắc huyễn hoặc, Tàu khựa có khác, bịa thì thôi rùi, so với bản nguyên thủy khác xa.
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    18 tầng địa ngục, thập điện diêm la, ngưu đầu mã diện... là của Chị Na. Ngay cơ bản của đạo Phật là Phật giáo không công nhận những quan niệm về linh hồn như vậy, vì những quan niệm đó không thể đứng vững với thuyết duyên sinh, duyên diệt của đạo Phật.
    Thật ra Chị Na chế ra như vậy cũng có cái hay vì nói nhẹ không nghe, phải hù doạ mới sợ...:D
     
  7. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Có thể nhờ vậy mà Đại Thừa phát triển và quy tụ được đông đảo tăng ni Phật tử, còn Phật giáo nguyên thủy thì thu hẹp dần. :)
     
  8. V-C

    V-C Lớp 4

    Hê hê! Thằng Táo, Chị Na cà khịa ra nhiều quá làm thật giả lẫn lỗn, giờ sách điển tích các Phật thấy toàn của Tàu, người duy tâm đọc thì hợp.
    Bác Khỉ biết cuốn nào chân thực nhất về MKL không?
     
  9. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Chừa Bửu Long, Q.9 (kiến trúc Phật giáo Nam Tông)

    Hỏi: Kính bạch Thầy! Trong kinh Duy Ma Cật dạy: “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh”. Câu kinh này dạy có đúng theo giáo lý của đạo Phật hay không? Kính xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.


    Đáp: Kinh Duy Ma Cật là kinh phát triển (Đại Thừa).

    Kinh giáo phát triển là kinh sách chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo và những phong tục tập quán khác nhau của con người trên hành tinh này mà thành lập ra giáo lý của mình, nó không có gì đặc biệt riêng của nó, chỉ khéo dùng những danh từ thật kêu và cũng giống như vẽ rắn thêm chân, thêm râu, khiến cho mọi người dễ bị lường gạt tưởng là rồng thật. Giáo lý phát triển và thiền Đông Độ cũng lường gạt tín đồ như vậy, tưởng là một chân lý siêu việt của đạo Phật, nào ngờ là một giáo lý chắp vá, như chiếc áo may nhiều loại vải thô xấu.

    Câu: “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh” cũng giống như câu: “Chúa chịu đóng đinh trên thánh giá là vì Chúa chịu khổ thay cho con người”.

    Trên bước đường hoằng hóa độ sanh của Phật giáo, sau Ngài A-Nan nhập diệt, các vị lãnh đạo Phật giáo lúc bấy giờ nguồn gốc là những giáo sĩ Bà La Môn và lục sư ngoại đạo. Vì thế, kinh sách phát triển do các vị này biên soạn và viết ra, nên các ngài cố tình dìm giáo lý của đức Phật xuống và lồng giáo lý của mình vào, để phát triển một Phật giáo mới mang tên là “Phật giáo Đại thừa”.

    Trước khi nhập diệt, đức Phật đã nhìn thấy trong môn đồ của mình, chưa có ai là người có đủ khả năng lãnh đạo giáo hội và duy trì giáo pháp của mình. Ngài biết rất rõ, những kẻ có khả năng, có trí tuệ, có học thức đều xuất thân từ trong các gia đình của Bà La Môn và Lục sư ngoại đạo, họ còn mang đầy ắp những kiến chấp trong tôn giáo của họ. Do những kiến chấp này, họ không thực hiện theo giáo pháp của đức Phật.

    Và cũng vì thế họ tu hành không giải thoát, không chứng đạt. Còn những đệ tử của đức Phật đã tu chứng thì hầu hết đã nhập diệt, chỉ còn lại một số ít. Khi đức Phật nhập diệt xong và giáo đoàn bị phân hóa chia làm nhiều bộ phái, do những người có trình độ kiến thức tranh danh, đoạt lợi với nhau. Đức Phật biết rất rõ những đệ tử này, nên không trao quyền thừa kế lãnh đạo Phật giáo cho ai cả, chỉ nhắc nhở các đệ tử của mình nên “lấy giới luật và giáo pháp làm Thầy, không nên nương tựa vào ai cả”. Ngài đã từng dạy con người có ba tướng:

    1- Nhân tướng 2- Hành tướng 3- Đặc tướng Do ba đặc tướng ấy, nên con người không ai giống ai. Vì thế, đức Phật không trao quyền thừa kế cho người đệ tử nào hết. Bởi nếu được trao quyền, họ sẽ dạy đạo theo đặc tướng riêng của họ, thì Phật pháp sẽ bị lệch đi, không còn đúng chánh pháp, dù đó là những người đệ tử đã tu chứng, còn những hạng đệ tử tu không chứng, thì lại còn không được trao quyền thừa kế hơn nữa.

    Vậy mà sau này, các vị giáo sĩ Bà La Môn còn bịa câu chuyện “Niêm Hoa Trên Núi Linh Thứu”, rằng đức Phật đã trao quyền cho Ngài Ca Diếp thừa kế làm tổ thứ nhất. Đó là một câu chuyện bịa đặt, thế mà mọi người vẫn tin và còn tiếp tục xây dựng thành 33 vị Tổ Sư Thiền Đông Độ. Tuy không được trao quyền thừa kế, nhưng họ đã khéo léo biến Phật giáo thành Thần giáo. Giáo lý của Phật biến thành một giáo lý chấp ngã, thần quyền, mê tín, mơ hồ, trừu tượng, lạc hậu, phi đạo đức, đi ngược lại giáo lý chân chánh của đạo Phật.

    Những vị giáo sĩ Bà La Môn và giáo sĩ của Lục Sư ngoại đạo theo Phật tu hành đạt được giải thoát thì lần lượt họ đã thị tịch trước hoặc sau Ngài không bao lâu, còn lại những người tu chưa chứng đắc, tâm danh lợi còn dẫy đầy. Những vị tỳ kheo này là những tỳ kheo phá giới, phạm giới, sống không đúng phạm hạnh, tu không đúng lời dạy của Ngài, họ là những người ngoại đạo, với những thâm ý sâu độc, mang lớp tu sĩ Phật giáo, ẩn núp chờ khi đức Phật thị tịch là sẽ biến giáo pháp của Phật thành giáo pháp Bà La Môn và Ấn Độ giáo.

    Quý vị, nên đọc lại kinh Phạm Võng “Bồ tát giới”, cấm không cho tu sĩ và cư sĩ học và tu theo pháp môn Nguyên Thủy. “Bồ tát giới” cho giáo pháp Nguyên Thủy của Phật là ngoại đạo, là Thinh Văn thừa, là Nhị thừa, là phàm phu thiền...

    Đọc Bồ tát giới, chúng ta mới thấy rõ thâm ý ác độc của ngoại đạo quyết tâm diệt Phật giáo, có thủ đoạn và sách lược rõ ràng, với ý đồ lật đổ đức Phật Thích Ca Mâu Ni thay vào bằng đức Phật Di Lặc, để dễ bề sử dụng toàn bộ giáo pháp Đại thừa mà không còn ai nghi ngờ.

    Và sẽ cấm không cho tín đồ tu và học theo giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, kinh sách và giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ bị đốt sạch.

    Đúng vậy, sau khi đức Phật tịch, trong giáo hội chia làm hai bộ phái:

    1- Thượng tọa bộ 2- Đại chúng bộ Thượng tọa bộ là những tu sĩ già thủ cựu, cố giữ nguyên giáo lý căn bản Nguyên Thủy của đức Phật, không cho ai thêm bớt một chữ nào cả.

    Đem kinh sách này hoằng hóa và phát triển đi về phương Nam, nên người thời bấy giờ gọi là Phật giáo Nam tông.

    Trên đường hoằng hóa độ sanh, Thượng tọa bộ tuy cố giữ gốc Nguyên Thủy, nhưng vì các vị tu hành chưa chứng đắc, nên có sự kiến giải trong giáo lý ấy bằng trí tuệ học giả, hoặc bằng những kinh nghiệm chưa đến nơi đến chốn, như thiền sư Mahàsi, thiền sư A-Chaan-chah. Hai Ngài có những bài kinh biên soạn theo kiến giải kinh nghiệm tu hành của mình như: Mặt Hồ Tĩnh Lặng, Thiền Minh Sát Tuệ, v.v.. Làm sai ý nghĩa và giáo pháp của đức Phật rất lớn.

    Vì tu hành chưa tới nơi tới chốn, nên các Ngài biên soạn những loại kinh sách này, trong hiện tại và mai sau sẽ để lại cho loài người những tai hại rất lớn, làm hao tài, tốn của và phí cả cuộc đời của họ chẳng ích lợi gì, khi họ theo tu những pháp môn này.

    Trong thế kỷ này, tín đồ Phật giáo khắp năm châu bốn biển đua nhau tu tập thiền Minh Sát Tuệ. Tu tập thiền này phải tập trung theo c bụng (phồng, xẹp) nhằm diệt “vọng tưởng”. Loại thiền ấy thuộc về thiền ức chế tâm, nó không phải là thiền của đạo Phật, thiền của Phật giáo là loại thiền xả tâm “ly dục, ly ác pháp”. Mục đích tu hành của đạo Phật là phải khắc phục cho bằng được tâm tham, ưu, tức là diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp, để đạt được tâm thanh tịnh bất động.

    Theo kinh nghiệm tu hành của những người đã trải qua, thì tâm thanh tịnh bất động ấy là tâm không còn tham, sân, si. Khi tâm không còn tham, sân, si thì tâm có một năng lực (đạo lực) siêu việt, điều khiển làm chủ sanh, già, bịnh, chết.

    Năng lực điều khiển làm chủ sự sống chết của kiếp người mà đức Phật gọi là “Bốn Như Ý Muốn” (Tứ Như Ý Túc), chứ không phải “Minh Sát” theo kiểu thiền sư Mahàsi dạy.

    Cũng trong thế kỷ này, thiền sư A Chaan- Chah người Thái Lan đã kiến giải qua kinh nghiệm tu hành của mình sản xuất ra một loại thiền “Tĩnh Lặng”. Qua hồi ký tu hành của Ngài, do ức chế tâm hết vọng tưởng, Ngài đã rơi vào thiền tưởng, thay vì ngài tu đúng pháp “ly dục, ly ác pháp” thì tâm Ngài sẽ thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh thì Ngài sẽ nhập được Nhị thiền, Tam thiền đến Tứ thiền và thực hiện Tam Minh, làm chủ sanh, già, bịnh, chết một cách dễ dàng, không có khó khăn mệt nhọc. Nhưng vì ức chế tâm để được tâm tĩnh lặng, nên thanh tưởng phát ra tiếng nổ trong đầu Ngài. Ngài cảm thấy như cả vũ trụ đều tan biến (giống như thiền sư Đông Độ lúc ngộ đạo), rồi từ đó tưởng giải phát ra.

    Ngài đối đáp vấn đạo giống như thiền sư Đông Độ không khác.

    Cho nên, kinh sách Nguyên Thủy hiện giờ bên phái Nam tông chưa hẳn đã là nguyên thủy. Vì các nhà học giả mượn lời Phật dạy rồi thêm bớt rất nhiều theo tưởng giải của mình, khiến cho người đời sau sưu tầm và nghiên cứu những lời Phật dạy, không biết đâu là đúng, đâu là sai. Thật khó cho những ai ở đời sau muốn tu theo đạo Phật, nếu không rõ sẽ lại rơi vào pháp ngoại đạo, rồi chấp nhận giáo pháp của ngoại đạo là giáo pháp của Phật, thật đau lòng!

    Ở đây nói về kinh sách Nam tông, tức là kinh sách Nguyên Thủy, mà các sư còn dám thêm bớt và còn nghĩ tưởng theo kiến giải của mình biên soạn và viết ra, thì làm sao đúng ý của Phật được. Bằng chứng chúng ta thấy rất rõ, thiền sư Mahàsi đã dám làm thì các vị trước kia làm sao không dám thêm bớt. Thế mà kinh sách này lại được phổ biến rộng rãi khắp các nước trên thế giới.

    Còn kinh sách Bắc tông, với sự phát triển theo kiến giải phóng túng của các nhà học giả, thì thử hỏi, sự sai biệt với lời Phật dạy có gấp trăm, ngàn lần không?

    Vả lại, kinh sách Đại thừa bị thế tục mê tín, lạc hậu hóa rất nhiều. Ví dụ một sự mê tín trong dân gian, ngày hai ba tháng chạp, tất cả mọi gia đình đều làm lễ cúng đưa “ông Táo” chầu trời, thì trong chùa cũng học theo điều đó mà làm lễ cúng bái, tiễn “chư Thiên” về trời.

    Từ khi Tăng đoàn Phật giáo được chia làm hai nhóm (Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ), thì Đại chúng bộ không còn bị sự kềm chế của Thượng tọa bộ, nên kinh sách tự do phát triển theo kiến giải học giả, không cần có kinh nghiệm tu hành, phần nhiều chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khác và phong tục tập quán của dân gian.

    Lợi dụng Phật giáo không có người tu chứng điều khiển, nên Đại chúng bộ mặc sức phát triển theo tâm danh lợi của họ. Do đó, kinh sách phát triển Đại thừa ra đời với một khối lượng vĩ đại.

    Những người có khả năng viết lách, ai muốn viết muốn luận như thế nào cứ mặc tình viết và lý luận, miễn sao có lý, nghe xuôi tai là được, đời sau tu được hay không được mặc kệ, chỉ bây giờ ngòi bút viết phóng túng cho thỏa thích mà thôi.

    Muốn truyền bá loại kinh sách này, Đại thừa giáo không thể đi về phương Nam được, vì nơi đó đã có kinh sách Nguyên Thủy do Thượng tọa bộ truyền bá, nên tín đồ ở đó xem kinh sách này (kinh sách Đại thừa) là kinh sách Bà La Môn giáo, chẳng ai thèm theo và đọc.

    Vì thế, kinh sách này truyền về phương Bắc, những người dân ở phương Bắc chưa hiểu gì về Phật giáo, nên kinh sách Đại thừa truyền đến đâu đều được họ chấp nhận ngay, là vì các nhà Đại thừa biết dựa theo phong tục mê tín lạc hậu của người dân địa phương triển khai thành kinh sách, và còn sử dụng thần thông, kỳ lạ, v.v... Do thế, kinh sách này đã phát triển về phương Bắc dễ dàng, nên gọi là Phật giáo Bắc tông.

    Trên đường hoằng hóa độ sanh về phương Bắc, gặp tôn giáo nào thì Phật giáo Bắc tông thu thập tinh ba của tôn giáo ấy, rồi biến thành giáo lý của mình. Khi đến Trung Hoa, nó lấy tinh ba của Lão giáo biến thành giáo lý Tối Thượng thừa của mình, mà các nhà khoa học, tâm lý học gọi là “Thiền tông”, đó là Phật giáo bị thế tục hóa.

    Đến Việt Nam thì không có tôn giáo nào đặc biệt, không có tinh ba triết lý nào vĩ đại, nên Đại thừa đã dung hợp ba tôn giáo lớn là Phật (Đại thừa), Lão (Tiên đạo), Khổng (Nho đạo) lại thành một Phật giáo Việt Nam, “Vạn Hạnh dung tam tế”.

    Sinh hoạt của “Phật giáo mới” này tiếp tục triển khai kinh sách phát triển, bằng cách dựa theo phong tục tập quán dân gian biến dần thành kinh sách của mình, để đáp ứng nhu cầu mê tín dân gian. Cho nên, trong chùa thờ đủ loại thần, thánh, tiên, Phật, ma, quỷ, cô, cậu, các bà chúa, Quan Thánh Đế Quân, Thập Điện Minh Vương, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Long Thần Hộ Pháp, Bát Bộ Kim Cang, cô hồn, các đảng, thập loại âm binh, Nam Tào, Bắc Đẩu, hài cốt và vong linh của những người chết, v.v...

    Kinh sách phát triển dạy đầy ắp những điều mê tín, nào là cúng vong, tiễn linh, thí thực cô hồn các đảng, nào là cúng sao, giải hạn, cúng yếm, thần trù, quỷ dữ, nào là cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, xem ngày tốt xấu, trừ linh, trừ thần, v.v... Mỗi chiều ở các chùa cổ xưa đều cúng thí thực cô hồn, các đảng, quỷ chùa bằng gạo muối, v.v... Phung phí của đàn na thí chủ vô ích.

    Hình thức cúng bái tạo ra cớ có vẻ thật sự có thế giới siêu hình đang sống chung đụng với thế giới hữu hình của con người, mà mỗi tai ương, hoạn nạn, tật bịnh của loài người đều do con người của thế giới siêu hình tạo ra.

    Kinh sách phát triển của Đại thừa đã lừa đảo con người bằng một thế giới siêu hình mang nhiều hình thức mê tín, lại còn gạt người khác bằng cách hy sinh to lớn với lòng đại từ, đại bi như Kinh Duy Ma Cật dạy: “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh”.

    Có bao giờ Bồ tát “bịnh” để chia sẻ nỗi khổ đau của chúng sanh được chăng?

    Đạo Phật đã dạy cho chúng ta biết rất rõ ràng, nhân nào quả nấy, ai đã tạo nhân ác thì phải gặt lấy quả khổ, không ai chịu thay quả khổ đó cho ai được. Đó là một đạo luật nhân quả công bằng và công lý của nhân loại. Vậy mà có Bồ tát chịu khổ, chịu bịnh thay cho chúng sanh (như Chúa chịu đóng đinh trên Thập Tự Giá chịu tội thay cho Môn đồ). Hành động của Bồ tát như vậy có phi đạo đức chăng? Con người sanh ra trên thế gian này, như đức Phật đã xác định, từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết vì nhân quả.

    Xác định như vậy thì không có đấng tạo hóa nào sanh ra con người. Vì thế, không có kẻ nào ban phước giáng họa cho con người, mà cũng không có kẻ nào thay thế sự khổ đau của con người.

    Cho nên câu: “Bồ Tát bịnh vì chúng sanh bịnh” là câu lừa đảo, gạt người của kinh sánh phát triển, để chứng tỏ Bồ tát là kẻ vĩ đại, Bồ tát có lòng từ bi rộng lớn, thương xót đối với tất cả chúng sanh, nhưng không ngờ lời nói dối trá thành phi đạo đức. Đối với đạo Phật, câu nói này là câu nói gian xảo, lừa bịp người đệ nhất.

    Vì kinh Pháp Cú, Phật dạy, ai đã tạo nhân ác thì phải gánh chịu quả khổ, không một ai chịu thay cho ai được, đó là luật nhân quả công bằng tuyệt đối.

    Khi còn tại thế, đức Phật đã từ chối: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là một người hướng đạo chỉ đường mà thôi”. Lời dạy này đức Phật đã khẳng định sự từ chối không cứu độ ai hết, mà mọi người phải tự cứu mình. Cho nên, những lời dạy của Ngài luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải tự hành thiện, chỉ có hành thiện mới đem lại sự an vui cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài sanh linh.

    Vậy mà Phật giáo phát triển có một Duy Ma Cật dám bịnh thay cho chúng sanh, dám chia sẻ nỗi khổ đau của chúng sanh, thật là gan dạ, dám phá bỏ luật nhân quả. Nếu có một Duy Ma Cật làm được như vậy thì đạo đức trong thế gian này còn gì?

    Chúng sanh do không hiểu (vô minh) mà làm điều ác, tạo tội lỗi rồi phải chịu nhiều thống khổ do hành động đó. Đạo Phật ra đời chỉ có mục đích cứu giúp con người thoát khổ bằng cách chỉ dạy cho họ thấu hiểu những điều họ làm là ác, là bất thiện và sẽ đem đến quả khổ đau cho họ, chứ không ai làm cho họ khổ mà chính họ. Để chứng minh lộ trình nhân quả cụ thể cho họ thấy và hiểu rõ hơn, thì từ đó họ không còn hành động làm ác, làm khổ mình, khổ người nữa, thì chừng đó họ sẽ không còn chịu sự khổ đau nữa, tâm hồn họ sẽ được thanh thản, an lạc và luôn sống tùy thuận hòa hợp với mọi người.

    Đạo Phật cứu người là giúp con người vén sạch màn “vô minh”, để từ đó họ sáng suốt hiểu rõ không còn lầm lạc trong hành động ác, để không tự tạo khổ cho mình, cho người nữa. Sự hiểu biết tránh làm điều ác và luôn thực hiện làm điều thiện, nên đạo Phật gọi sự hiểu biết đó là trí tuệ, hay gọi là tri kiến giải thoát. Nhờ có tri kiến giải thoát, nên đạo Phật gọi là đạo giải thoát, tri kiến giải thoát đó không phải của ai khác, mà phải chính của mình mới giải thoát cho mình được.

    Cho nên câu nói: “Bồ Tát bịnh vì chúng sanh bịnh” là câu nói nghe rất hay, nhưng ý nghĩa rất dở, vì phi đạo đức, thiếu công bằng và công lý.

    Đối với luật nhân quả, không ai có thể đau bịnh hoặc chịu tai nạn thế cho ai được, và cũng không thể chia xẻ nỗi đau khổ với chúng sanh được.

    Câu nói: “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh” là câu nói láo, lừa đảo thật sự. Nếu quả có một Bồ tát bịnh thay cho chúng sanh hoặc chia sẻ nỗi đau khổ này, thì chúng sanh phải hết khổ, và ít nhất cũng phải giảm thiểu được sự đau khổ.

    Nhưng con người trên hành tinh này có hết đau khổ đâu, vậy thì Bồ tát nói có đúng không?

    Nhưng luật nhân quả đã không chấp nhận điều này, nếu chấp nhận điều này thì thế gian này còn lấy đâu gọi là đạo đức, công bằng và công lý.

    Một kẻ làm ác mà có người chịu thay tội khổ, thì nhà giàu có, người làm quan, kẻ làm vua chắc không bao giờ có khổ đau, bịnh tật và tai nạn, v.v...

    Nhưng thật sự, nhìn cuộc sống con người trên thế gian này từ vua, chúa, quan, dân, người giàu có và đến những kẻ nghèo cùng, khốn khổ, mỗi giới, mỗi giai cấp đều có sự khổ đau, bịnh tật như nhau mà không có ai thoát khỏi, nhất là bốn sự khổ: sanh, già, bịnh, chết, và cũng chẳng ai thay thế cho ai được bốn sự khổ này chút nào.

    Câu nói phi đạo đức nhân quả của Bồ tát Duy Ma Cật đã làm cho kinh sách phát triển mất giá trị, nhất là đạo đức của con người.

    Nếu bảo rằng kinh sách phát triển chỉ là để dùng cho bậc Thánh, Hiền, Bồ tát, chư Phật, tâm không còn sống trong các pháp đối đãi (bất nhị), nên lời nói của Bồ tát Duy Ma Cật vượt thoát các pháp đối đãi. Nếu luận như vậy thì còn sai hơn nữa.

    Thánh, Hiền, Bồ tát và chư Phật không còn biết đạo đức làm người nữa hay sao?

    Tức là không có pháp thiện và cũng không có pháp ác nữa (bất nhị).

    Hàn Sơn, Thập Đắc, Tế Công Hòa thượng, Phật sống Cựu Kim Sơn... ăn uống dơ bẩn, lại còn ăn thịt uống rượu, phạm giới tận cùng, đó là các Ngài sống tự tại vô ngại trong pháp môn bất nhị của Đại thừa. Vì thế, các Ngài không còn là con người, mà là loài ác quỷ từ pháp môn bất nhị đã sanh ra, và hiện giờ trong pháp môn bất nhị ấy còn sanh biết bao nhiêu loài ác quỷ nữa. Nếu chúng ta không chặn đứng được pháp môn bất nhị, thì một nguy cơ khiến cho con người không tiến bộ mà còn sống thụt lùi về thời lạc hậu, dã man hung ác.

    Nếu bảo rằng: “Chấp giới” thì phạm hạnh, tức là đạo đức của người tu sĩ Phật giáo ở chỗ nào?

    Không lẽ đạo Phật không có đạo đức sao? Hay toàn là những thầy tu phạm giới phá giới, v.v...

    Hai trăm năm chục giới tỳ kheo tăng và ba trăm bốn mươi tám giới tỳ kheo ni, không phải là đạo đức Phật giáo sao?

    Người tu sĩ nào phạm giới, phá giới là người tu sĩ không có đạo đức và thiếu giáo dục đạo đức.

    Đừng dùng những danh từ “chấp giới” và “tự tại vô ngại”, hoặc “thỏng tay vào chợ” để bưng bít hay bịt miệng thiên hạ, để được sống chạy theo dục lạc thế gian mà người ta vẫn tưởng đó là Phật sống. Nên các vị giáo sĩ Bà La Môn dựng lên những nhân vật phá giới, phạm giới, như Tế Điên tăng, Phật sống Cựu Kim Sơn, Hàn Sơn, Thập Đắc, để giúp cho quý thầy Đại thừa và các thiền sư Đông Độ tự do phá giới, sống phạm giới mà tín đồ không dám phê phán, đó là một tấm bình phong che dậy cho những người tu danh, tu lợi.

    Kinh sách phát triển đã lầm, hay nói cách khác là không hiểu đạo đức của đạo Phật là gì?

    Nên thường nói giọng kiêu kỳ: “Đại thừa, Tối Thượng thừa”, tự xưng mình là giải thoát trên hết.

    Vì Thánh hiền, chư Phật, chư Bồ Tát, tất cả phàm phu và chúng sanh đều từ nhân quả sanh ra. Mà đã từ nhân quả sanh ra thì không sống trong hành động thiện, ác sao?

    Hành động thiện không phải là đạo đức sao? Và hành động ác không phải là phi đạo đức ư?

    Toàn bộ “giới luật” của Phật đều dạy chúng ta phải sống và hành động với đạo đức làm Người, làm Thánh nhân, làm Phật.

    Cớ sao những người thiếu hành động đạo đức mà chúng ta lại xem họ như Phật. Họ chỉ có một vài thần thông tưởng lòe bịp thiên hạ, chứ đức hạnh chẳng ra gì.

    Sao mọi người vô minh điên đảo, hễ thấy ai có chút ít thần thông đều cho họ là Phật, Thánh, Tiên, rồi cung kính, lễ bái và cũng dường, trong khi những hành động đạo đức của họ chẳng ra gì, còn tệ hơn người phàm phu là khác nữa.

    Phật và Thánh đều từ những con người phàm phu, tu tập trau dồi thân tâm xa lìa ác pháp, không còn xảo quyệt, gian ngoa, lừa đảo, luôn luôn sống trong hành động đạo đức, thì mới gọi là Thánh nhân, Phật. Có đâu dùng những lời hoa mỹ cao thượng như: “Tự tại vô ngại; chấp giới; thõng tay vào chợ; đói ăn, khát uống, mệt ngủ liền”, khiến cho những người chưa hiểu đạo đức nhân quả của Phật dễ bị lầm lạc. Họ tưởng những người này là bậc Thánh cao thượng dám hy sinh mình vì mọi người, chịu khổ đau vì nhân loại, vì loài người dẹp bỏ cá nhân mình thật là vĩ đại.

    Nhưng trong cái vĩ đại đó, là không vĩ đại gì hết.

    Vì ai đã làm ác thì người đó phải gánh chịu quả khổ, không thể ai gánh vác được cho ai, dù kẻ đó là Thánh, Thần, chư Phật, chư Bồ Tát cũng không thể gánh chịu cho ai được, thế mới gọi là công bằng, công lý. Còn có người chịu thay thế được quả khổ đau cho kẻ khác, thì trên thế gian này con người làm sao có một đạo luật gọi là công bằng và công lý được?

    Nếu có người chịu khổ cho kẻ khác thì thế gian này sẽ ra sao? Như trên chúng tôi đã nói, nếu trên thế gian này không có một đạo luật công bằng như đạo luật nhân, quả, thì con người chỉ còn là một ác thú mà thôi. Vì thế, những lời nói chịu khổ cho nhân loại là lời lừa đảo, bịp người, với những người còn đang sống trong giấc mơ “siêu hình”.

    Chúng ta là những người còn phàm phu tục tử, còn sống trong cảnh đối đãi, nên chỉ biết ở trong cảnh đối đãi mà tu tập trau dồi đạo đức như thế nào để cùng sống chung nhau, đối xử với nhau mà tâm hồn thanh thản, an lạc, không làm khổ mình, khổ người. Thì đó là chân hạnh phúc của loài người, và đó cũng là sự giải thoát của đạo Phật, giải thoát chung cho loài người. Chứ không như kiểu giải thoát của kinh Duy Ma Cật, chỉ dành riêng cho những bậc Bồ tát, chư Phật và Thánh hiền với trí tuệ “Bất nhị”.

    Đa số các tôn giáo hiện có mặt trên thế gian này đều xây dựng cho loài người một thế giới tuyệt vời “Bất nhị”. Cái thế giới ấy rất xa vời với loài người, vì con người không thể với tới, không thể có trí tuệ “Nhất nguyên” đó được, chỉ có những bậc Thánh, Hiền như Bồ tát Duy Ma Cật trong kinh sách phát triển mà thôi. Thậm chí như đức Phật, Ngài còn thua xa Bồ tát Duy Ma Cật, chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài cũng không dám sống trong pháp môn “Bất nhị”, vì đó là pháp môn phi đạo đức.

    Những bậc Thánh “Bất nhị” này lý luận m hồ, trừu tượng, tưởng giải, chỉ là giấc mộng đẹp của Bà La Môn giáo mà thôi.

    Nhìn chung, giáo lý của các tôn giáo đều xây dựng cho loài người một giấc mơ đẹp, để an ủi tinh thần con người trong cuộc sống lầm than và nhiều đau khổ, hơn là giải khổ ngay trên thực tế cho họ.

    Ngoài những giáo lý ấy, có một thứ giáo lý khác được mang một cái tên nhỏ bé: “Tiểu thừa Phật giáo”.

    Tiểu thừa Phật giáo chỉ mang một cái tên như vậy cũng đủ khiến cho người ta xem thường, coi rẻ, người ta tưởng tượng trong đầu: giáo pháp đó chẳng ra gì, chẳng bằng ai, không cao siêu vi diệu; nhỏ mọn, hạn hẹp, tầm thường, chẳng có gì để cho mọi người đáng quan tâm.

    Chính chúng tôi trong những ngày đầu mới xuất gia tu học theo Phật, thấy kinh sách Tiểu thừa là chúng tôi cũng có tư tưởng không muốn đọc, và cũng không muốn tu theo nó nữa.

    Các bậc thầy, tổ thường ca ngợi kinh sách Đại thừa, khuyên chúng tôi nên học, đọc và tu theo những bộ kinh Đại thừa như: Pháp Hoa kinh, Thủ Lăng Nghiêm kinh, Viên Giác kinh, Duy Ma Cật kinh, Đại Bửu Tích kinh, Hoa Nghiêm kinh, Pháp Bảo Đàn kinh, kinh Bát Nhã, v.v...

    Khi học và đọc những bộ kinh này, chúng tôi thấy nó quá vĩ đại, lý luận tuyệt vời, chỉ rõ bản thể con người rất cụ thể, nếu không có kinh sách này dạy thì khó mà ai nhận ra được “Phật tánh”.

    Từ đó, chúng tôi tin kinh sách này như là của báu.

    Các Tổ, các bậc Tôn túc và các Thầy, từ bao nhiêu thế kỷ nay đã bị kinh sách này lừa đảo, khiến tu hành lầm lạc, cứ tu theo các pháp môn đó mà tu chẳng đi đến đâu cả, kết quả cũng chẳng có gì, chỉ có cảm giác an lạc của dục tưởng xúc, và cuối cùng thì có một vài thần thông tưởng. Như vậy mà các thầy, tổ đã tự mãn nguyện, hoặc thấy sắc tưởng, thanh tưởng, phát hiện thấy trước mắt và tiếng nổ trong tai là tự cho mình tu chứng đạo.

    Con đường tu như vậy thật là đau lòng, họ không biết chứng đạo là chứng cái gì?

    Hay chỉ cần nói: “Vô sở đắc” là đủ mãn nguyện tu hành.

    Phật tánh, thần thông, các cảnh giới siêu hình như: xuất hồn, nhập định, hay là tự tại vô ngại, ngũ uẩn giai không, phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu, v.v... đó chỉ là sống trong thế giới tưởng của tưởng tri.

    Ngộ nhận những trạng thái tưởng này cho là chứng đạo, nên các Ngài truyền thừa với nhau về phương Bắc, nhưng vì danh lợi, nên mỗi Ngài hùng cứ một phương, chia ra làm năm tông bảy phái (Thiền tông Trung Quốc).

    Đến Việt Nam, Thiền tông thành lập ra phái Thảo Đường, Trúc Lâm, Liễu Quán, v.v... Tên thì có khác, nhưng khuôn là thiền Đông Độ thì không có gì khác cả, đều nhai lại bã mía của Trung Quốc.

    Đến thời đại chúng ta, Phật giáo Bắc tông vẫn phát triển đều đều, người tu thì đông vô số kể, mà đạt được thì chẳng có gì, chỉ là một trò lừa đảo bịp người mà thôi. Truyền thừa với nhau từ đời này sang đời khác lúc thịnh lúc suy, nhìn chung chẳng có ai tu đến đâu cả, chỉ là diễn xuất tuồng hát trên sân khấu, hết màn Tịnh Độ tông, đến màn Thiền tông; hết màn Thiền tông, đến màn Mật tông; hết màn Mật tông, đến màn Pháp Hoa tông, v.v... Cứ những tông này diễn tới diễn lui chẳng có gì mới mẻ cả.

    Người truyền đạo thì cũng chẳng biết mình truyền đúng hay sai của đạo Phật, người tu thì lại nhắm mắt tu đùa, chẳng cần suy nghĩ xem xét kỹ lưỡng, chỉ nghe Đại thừa, Tối Thượng thừa là ngon lành, là siêu việt, còn những loại kinh sách Tiểu thừa Nguyên Thủy thì xem chẳng ra gì, liệt kê những loại kinh sách này là ngoại đạo.

    Lúc chúng tôi mới bước vào chùa tu hành, thích học được kinh sách Đại thừa và thích tu thiền Tối Thượng thừa, xem kinh sách Tiểu thừa A Hàm như đồ bỏ (ngoại đạo), mà trong kinh Phạm Võng Bồ Tát giới đã cấm không cho học và tu giáo lý này.

    Tu như ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên, tiên nữ rắc hoa còn dính mắc (trong kinh Duy Ma Cật), các Ngài chỉ là hàng Thinh Văn, không bằng Bồ tát và Phật, uổng công tu hành mà chỉ ở những bậc thấp lè tè. Đối với Đại thừa, thì lời dạy của đức Phật cũng chỉ là ngoại đạo, sao bằng kinh sách Đại thừa “kiến tánh thành Phật”, nhanh chóng như trở bàn tay.

    Đó là quan niệm hết sức sai lầm của chúng tôi, do bị ảnh hưởng kinh sách Đại thừa và thiền Đông Độ. Vì thầy, tổ truyền dạy cho nhau không ngoài kinh sách Đại thừa.

    Xướng minh pháp môn Tịnh Độ, tổ Vĩnh Minh Diên Thọ lại còn gạt người hơn nữa bằng những từ ngữ rất kiêu: “Người tu Thiền mà không tu Tịnh Độ, 10 người chưa được một người tu chứng”.

    “Người tu Thiền mà tu thêm Tịnh Độ như cọp mọc sừng, 10 người đều chứng cả”.

    Tịnh Độ còn dùng những lời lẽ cám dỗ và hăm dọa hơn cả những lời lẽ ở trên, để ngăn chặn và lừa đảo tín đồ một cách có thủ đoạn. Tịnh Độ tông cho rằng thời đại chúng ta là thời đại mạt pháp, loài người sắp tận thế, chỉ có pháp môn Tịnh Độ tu hành dễ chứng và tu chưa chứng đạt cũng được đức Phật A Di Dà rước về cõi Cực Lạc rồi tiếp tục tu hành.

    Sau những năm tháng tu hành với hoài bão làm chủ sanh, già, binh, chết, chấm dứt sự khổ đau của kiếp người, chúng tôi bị các pháp môn của Đại thừa và Thiền tông lừa đảo, đã phí hết thời gian của tuổi thanh xuân. Hơn nửa đời người đem hết sức lực tu hành theo các pháp môn Đại thừa và Thiền tông, chúng tôi kiến giải (triệt ngộ) được tất cả các công án và đang sống trong trạng thái tĩnh lặng. Biết bao nhiêu trạng thái tĩnh lặng, biết bao nhiêu trạng thái tưởng xảy ra, như thần thông biết chuyện quá khứ, vị lai, dù biết vậy, nhưng xét kỹ thì chúng tôi cũng chưa làm chủ được sanh, già, bịnh, chết.

    Chúng tôi đã trở về với pháp môn Tiểu thừa, may ra, hy vọng còn làm chủ được thân tâm.

    Chúng tôi sống độc cư, sống đời sống trầm lặng, sống đúng giới luật không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, với đời sống thiểu dục tri túc, chỉ xin cơm ngày một bữa mà thôi, chẳng có mong cầu gì khác.

    Chúng tôi tu pháp Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Định, kết quả chúng tôi hướng tâm đến Tam Minh, chỉ trong vòng sáu tháng với một nhiệt tâm nồng cháy, với một nghị lực dũng mãnh, với một ý chí sắt đá kiên cường, chúng tôi thành tựu làm chủ sự sống chết, tâm chẳng hề dao động trước bất cứ một đối tượng nào.

    Từ đó chúng tôi biết rất rõ, kinh sách Đại thừa và thiền Đông Độ là của tôn giáo khác hoặc bị thế tục hóa tôn giáo, với dụng tâm của các vị tỳ kheo giáo sĩ Bà La Môn, thâm ý sâu độc muốn diệt trừ Phật giáo, vì Phật giáo tồn tại và phát triển thì các tôn giáo khác không phát triển được.

    Tại sao vậy?

    Tại vì Phật giáo đập phá thế giới siêu hình, hủy diệt thần quyền sáng tạo, đem lại cho loài người một nền đạo đức giải thoát, không làm khổ mình, khổ người, biến cảnh thế gian thành Thiên Đường, Niết Bàn.

    Đạo Phật và các tôn giáo khác không thể đi chung nhau một đường, vì các tôn giáo khác có thế giới siêu hình, có Thần quyền sáng tạo, có cảnh giới mơ hồ, trừu tượng, ảo huyền, có cuộc sống sau khi chết. Ngược lại, Phật giáo thiết thực và cụ thể hơn nhiều, không có thế giới siêu hình, không có Thần quyền sáng tạo, không có thế giới mơ hồ, trừu tượng, ảo huyền và không có cuộc sống sau khi chết. Nếu chánh pháp và đạo đức nhân bản của Phật giáo được phổ biến sâu rộng, khiến mọi người am tường và thực thi sửa đổi thói hư tật xấu, thì xã hội loài người mới sống đúng đời sống công bằng, bác ái, thì các tôn giáo làm sao còn chỗ đất đứng trên hành tinh này được.

    Thấy rõ điều lợi hại này, nên bằng mọi giá, các tôn giáo khác đều ước muốn biến dần Phật giáo thành một tôn giáo chấp ngã, có bản thể vạn hữu (Phật tánh, Đại ngã), còn đạo đức của Phật giáo thì biến thành một thứ đạo đức nhân quả mê tín, để Phật giáo cũng giống như các tôn giáo khác trên hành tinh này.

    Cho nên câu nói: “Bồ Tát bịnh vì chúng sanh bịnh” trong kinh Duy Ma Cật cũng là một câu nói lừa đảo, phi đạo đức, nhằm để lường gạt những người chưa hiểu đạo đức nhân quả thiện ác của Phật giáo, chứ không thể lừa đảo, lường gạt những người có giới đức và giới hạnh của Phật giáo được.

    Hiện giờ, mọi người chưa ai thông suốt đạo đức nhân quả. Luật nhân quả, kinh sách nhân quả của các kinh sách phát triển thuộc về loại kinh sách mê tín, dị đoan, đó toàn là kinh tưởng.

    Hiện nay, tín đồ Phật giáo Đại thừa đặt trọn lòng tin vào những vị Bồ tát, vì những vị Bồ tát này thường ban phước lành và cứu khổ cứu nạn, cùng chia sẻ những sự đau khổ của chúng sanh. Không ngờ, sự cứu khổ, cứu nạn và chia sẻ sự đau khổ với chúng sanh là một điều không thể làm được.

    Không thể làm được vì luật nhân quả rất công bằng và công lý. Cho nên, hành động cứu khổ cứu nạn và chia xẻ khổ nạn là phi đạo đức, làm mất công bằng và công lý trong kiếp sống của loài người.
     
    chichi.myluckycharm thích bài này.
  10. V-C

    V-C Lớp 4

    Vừa mua được cuốn này ở hiệu sách cũ.
    Tác giả: Cư sĩ Dương Tú Hạc
    Dịch giả: H.T Thích Trí Nghiêm
    NXB Thành phố HCM 1998
    Số trang: 325
    Vừa xem qua thì thấy cuốn này trích dẫn những lời hay của rất nhiều kinh: A Hàm, Hoa Nghiêm, Vô Lượng....
    IMG-1.jpg
     
    chichi.myluckycharm thích bài này.
  11. NQK

    NQK Lớp 11

    Bác @alonekiller,

    Chuyện về Anan tôi cũng từng được đọc, nhớ lõm bõm thôi giờ bác cho đọc lại cũng lại muốn hỏi cho vỡ mấy chỗ.

    1) Lúc đức Thích Ca nhập Niết Bàn thì Anan không được vào và cảm thấy tủi hổ. Tủi hổ có phải trong "tham sân si" không? Sau đó thì "đột nhiên giác ngộ". Thế ai chứng nhận cho là đã giác ngộ? Hồi đó có tổ chức thi vấn đáp hay viết gì không? Chả nhẽ bảo "tôi ngộ" rồi. Ví như đức Thích Ca còn sống thì ngài hẳn nhìn biết được là đệ tử đạt chưa. Sau ngài thì ai đủ khả năng đó?

    2) Anan này có phải là cái ông trong Tây Du Ký đòi ăn hối lộ bát vàng của thầy trò Đường Tăng không (cái này chắc vui vui thôi, tiểu thuyết hóa mà)?

    PS: Bác đọc kinh phật, copy cũng nhanh mà đặt cái nick ... sát quá.


    Các cụ cho hỏi tiếp,

    Hồi em đi Bái Đính, trên tầng trên cùng có ba vị phật là A di đà, Thích Ca và Di Lặc (em nhớ thế), thấy bảo đó là đại diện cho Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai. Tức là mấy vạn tỉ năm nữa sẽ có đức phật mới (Di Lặc) xuống phổ độ chúng sinh lại.

    Thế nhưng nhiều người đi qua ba ban, đều lầm rầm khấn "A Di ĐÀ Phật", không hiểu thế có là sai không? Em không khấn, em đi vãn cảnh thôi, vì chả biết khấn thế nào cho đúng cả, chỉ vái lạy.
     
  12. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    :D
    Công nhận cái này cho vui thôi vì thực ra ý nghĩa nó không phải như vậy. Vậy mà có 1 ông tay to lại đem ra dẫn chứng chuyện hối lộ mới ghê...
    Ý nghĩa nó là vầy:
    - A Nan, Ca Diếp là 2 trong 10 đệ tử giỏi nhất của Đức Phật, như vậy đủ biết phẩm hạnh như thế nào rồi, tham chi cái bát vàng bé xíu.:D
    - Lúc này dân chúng tôn sùng đạo Phật lắm, cúng giường, xây chùa, dựng tượng toàn bằng vàng và đá quý, ngay trong truyện TDK cũng có nói tới con đường dẫn lên Lôi Âm Tự được lót gạch bằng vàng. Chưa kể các báu vật của nhà Phật toàn hàng khủng như cái cà sa, cây thiền trượng mà Đường Tăng đang dùng.
    - A Nan, Ca Diếp đòi cái bát vàng chẳng qua muốn Đường Tăng phải dứt bỏ các ràng buộc tầm thường thì mới thành chính quả. Cái bát là quà của vua Đường, còn giữ nó tức là còn vương vấn cái tình cái nghĩa đó. Trước đó Đường Tăng đã rũ bỏ xác phàm rồi, giờ phải dứt bỏ thêm ý niệm phàm tục nữa.
     
  13. NQK

    NQK Lớp 11

    Một sự việc diễn ra bao giờ cũng có nhiều cách diễn giải mà bác. Nhiều người cứ nghĩ cuộc sống phải là sự phân biệt giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, giữa đen và trắng. Em thì tìm mãi không thấy được cái trắng và cái đen, toàn cái nhờ nhờ.
     
    chichi.myluckycharm thích bài này.
  14. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Diễn giải vậy thôi vì thật ra nếu suy nghĩ thấu đáo sẽ nhìn ra vấn đề. Khi Đức Phật và các đệ tử của Người phẩm hạnh vô cùng thì phải có ý nghĩa đằng sau những hành động, trừ phi có người cố tình xuyên tạc.:D
     
  15. V-C

    V-C Lớp 4

    Vừa đọc xong Thập Bát La Hán.
    Theo sách nói thì ban đầu chỉ có 16 vị, Hàng Long, Phục Hổ là thêm vào, mà cuốn này theo VC là 100% là Tàu. Vậy La Hán chỉ có Thập Lục chăng? IMG-1.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/8/16
  16. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đọc cuốn này
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Heoconmtv thích bài này.
  17. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Trong truyện Tây du ký miêu tả còn đỡ chứ trong phim thì cái mặt của A Nan Ca Diếp lúc đòi cái bát và nhận "hối lộ" trông rất bỉ ổi.
     
  18. V-C

    V-C Lớp 4

    Các vị la hán trông lếch thếch quá! Thì cứ cho là họ chẳng màng đến cách ăn mặc, nhưng cũng phải có phong phạm của bậc trí giả, hiền nhân chứ.
    Trong tranh toàn thấy các vị ăn mặc như dân lao động chân tay vừa cày bừa xong.
    Không hiểu mấy tay họa sỹ hình tượng thế nào.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/8/16
  19. V-C

    V-C Lớp 4

    Các vị La Hán thì nhiều, thấy bảo trên ngàn, mà 16 vị thường trực cõi Ta Bà.
     
  20. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Xin trả lời NQK như sau:

    1) Lúc đức Thích Ca nhập Niết Bàn thì Anan không được vào và cảm thấy tủi hổ. Tủi hổ có phải trong "tham sân si" không? Sau đó thì "đột nhiên giác ngộ". Thế ai chứng nhận cho là đã giác ngộ? Hồi đó có tổ chức thi vấn đáp hay viết gì không? Chả nhẽ bảo "tôi ngộ" rồi. Ví như đức Thích Ca còn sống thì ngài hẳn nhìn biết được là đệ tử đạt chưa. Sau ngài thì ai đủ khả năng đó?

    --> Mặc dù ngài Anan đã thấm nhuần tất cả lời Phật, có thể thuyết lại không sai một lời, nhưng để đạt đến mức giác ngộ thì vẫn thiếu 1 chút. Và sự giác ngộ của ngài đến từ câu nói của ngài Ca diếp "cây PHƯỚN TRƯỚC CHÙA ĐÃ NGÃ". Cái ngộ ra của ngài Anan không cần chứng nhận, bởi cái ngộ đến từ tâm thức. Và những ai đã đạt đến đỉnh cao ấy cũng sẽ nhận ra được những người như mình. Gọi là không nói ra mà khắc biết. Và những người đã đạt đến tầng cao nhất của cấp độ ấy cũng sánh ngang với Đức Phật. Tức là danh hiệu Phật dùng cho tất cả những người đã đạt đến ngưỡng cao nhất trong việc trút bỏ vọng tưởng, đều có khả năng nhìn ra sự giác ngộ ấy.

    2) Anan này có phải là cái ông trong Tây Du Ký đòi ăn hối lộ bát vàng của thầy trò Đường Tăng không (cái này chắc vui vui thôi, tiểu thuyết hóa mà)?
    Cái này @khiconmtv đã trả lời.

    PS: Bác đọc kinh phật, copy cũng nhanh mà đặt cái nick ... sát quá.

    ---> cái nick này hồi trước ham vui dùng, quen rồi nên cũng lười đổi. Mà cũng thấy có ý nghĩa: alonekiller; sát thủ đơn độc: đơn độc diệt sanh: mình đối diện với bản thân mình và chiến thắng bản thân mình là chiến thắng khó khăn nhất

    Các cụ cho hỏi tiếp,

    Hồi em đi Bái Đính, trên tầng trên cùng có ba vị phật là A di đà, Thích Ca và Di Lặc (em nhớ thế), thấy bảo đó là đại diện cho Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai. Tức là mấy vạn tỉ năm nữa sẽ có đức phật mới (Di Lặc) xuống phổ độ chúng sinh lại.

    Thế nhưng nhiều người đi qua ba ban, đều lầm rầm khấn "A Di ĐÀ Phật", không hiểu thế có là sai không? Em không khấn, em đi vãn cảnh thôi, vì chả biết khấn thế nào cho đúng cả, chỉ vái lạy.


    ---> Phật Adi đà là Đức Phật cai quản cõi Cực lạc, nên khấn Adi đà Phật cũng là mong mỏi đến chốn cực lạc không có gì sai. Nhưng Phật A di Đà sử sách không ghi nhận là vị Phật có thật như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chủ yếu xuất hiện trong lời thuyết của Đức Phật, như một vị Phật đã xuất hiện trước cả Đức Phật Thích Ca (kiểu như bậc tiền bối đi trước, đã đắc đạo rồi). Có thể với khả năng đạt đến thiên nhãn, nhìn thấy quá khứ vị lai của ngài, ngài có thể nhìn thấy bao trùm vũ trụ chăng? Và thấy được Phật A di đà cũng như miền Tây Phương cực lạc mà Phật Adi đà cai quản.

    Còn Phật Di Lặc thì hoàn toàn không nghe nhắc đến trong Phật giáo nguyên thủy, mà chỉ xuất hiện ở giai đoạn Kinh Đại thừa. Có thể được các tăng Đại thừa đưa vào như 1 đối trọng với Đức Phật Thích Ca Mâu ni chăng?
     
    Heoconmtv and NQK like this.
Moderators: mopie
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này