Như Lai có phải là Phật Tổ Như Lai?

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi alonekiller, 13/8/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: mopie
  1. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Mình đồng ý là không ai chứng minh được cuốn nào mới là bản nguyên thủy của Đức Phật và thực sự nên đọc cuốn nào đây?
    Một trong những tiêu chí mình lựa chọn sách chính là cuốn sách đó được sự giới thiệu và đồng thuận của đông đảo những người đã nghiên cứu và thực hành Phật Giáo một cách nghiêm túc. Và mình nghĩ những cuốn sách như vậy là những cuốn sách nên đọc đầu tiên.
    Mình nghĩ trong trường hợp này vấn đề cuốn sách nào mới là bản nguyên thủy của Đức Phật đôi khi không quan trọng bằng độ tin cậy và sức ảnh hưởng của cuốn sách đó. Bởi vì tìm ra câu trả lời chính thức cho cuốn sách nào mới là bản nguyên thủy của Đức Phật là gần như không thể, có lẽ câu hỏi hay hơn là cuốn sách nào gần với lời Đức Phật dạy hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/8/16
    V-C thích bài này.
  2. locnd

    locnd Mầm non

    Nếu muốn hiểu thì tìm đọc kinh sách, đến chùa lễ Phật, nghe giảng pháp; còn không muốn hiểu thì không đọc. Nếu chưa đọc, chưa hiểu rõ thì không nên phát biểu.
     
    Zhiqiang and Heoconmtv like this.
  3. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Chúng ta hay nghe Nam mô A Di Đà Phật hoặc Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Vậy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật và Đức Phật A Di Đà Phật là 2 vị khác nhau hay là hai Thánh hiệu của cùng một vị Phật?

    Đáp:

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà là hai Đức Phật chứ không phải một.

    1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Người từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Theo thuật ngữ Phật giáo, trái đât chúng ta đang sinh sống gọi là cõi Ta Bà. Đức Phật Thích Ca giáo hóa chúng sanh trong cõi giới này, nên người đời tôn xưng Đức Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Ta Bà.

    [​IMG]
    Ngài giáng sinh ở xứ trung Ấn Ðộ, bây giờ là nước Népal, một nước ở ven sườn dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, là một dãy núi cao nhất thế giới. Phật Thích Ca là Thái tử con Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da. Vua Tịnh Phạn thuộc dòng Thích Ca, là một dòng họ lớn đã mấy mươi đời nối nghiệp trị vì đất nước này. Bà Hoàng Hậu Ma Da cũng là một người thuộc dòng vua chúa đã lâu đời. Cả hai vợ chồng vua Tịnh Phạn đều là người đã nhiều kiếp tu hành, có đức hạnh lớn, xứng đáng làm cha mẹ của một Đức Phật, của muôn dân. Như vậy Ðức Thích Ca là một vị Phật lịch sử chứ không phải là một vị Phật huyền thoại.

    Đức Phật khi còn là Thái Tử, mỗi năm mỗi lớn diện mạo càng thêm khôi ngôi, tài năng càng phát lộ gấp bội. Ngài có một sức khỏe hơn người, một trí thông minh xuất chúng. Từ nghề văn cho đến nghiệp võ, Thái Tử học với giáo sư nào thì trong ít hôm sau, vị giáo sư ấy phải xin cáo thối, vì không còn đủ sức để dạy nữa. Mặc dù tài sức hơn người, thông minh xuất chúng lại ở trong địa vị cao sang quyền quý tột bậc, Thái Tử không bao giờ tỏ vẻ ngạo mạn, khinh người. Ngài có một thái độ rất hòa nhã ôn hòa, bình đẳng. Lòng thương người, thương vật của Ngài không ai sánh kịp, khi có dịp giúp đỡ, thì dù khó khăn bao nhiêu Ngài cũng không từ nan. Bởi thế, Ngài được trên Vua cha yêu quý, dưới thần dân kính trọng, nể vì.

    Càng thương yêu, quý trọng con, Tịnh Phạn Vương lại càng lo sợ con mình sẽ không ở lại với mình, mà sẽ xuất gia tìm Ðạo để thành một vị Thánh, như lời tiên đoán của đạo sĩ A Tư Ðà. Nhất là khi nhận thấy càng lớn, Thái Tử lại càng có vẻ suy nghĩ xa xăm, và nét mặt Thái Tử lại không được vui tươi như thời thơ ấu, Vua Tịnh Phạn lại càng lo sợ rằng lời tiên tri xưa sẽ thực hiện. Bởi thế, Vua cùng triều thần ngấm ngầm sắp đặt mọi kế hoạch để ràng buộc Thái Tử ở lại ngôi báo. Ngài truyền xây dựng ba tòa lâu đài nguy nga tráng lệ để Thái Tử thay đổi nơi ăn chốn ở cho hợp thời tiết quanh năm, và chọn từng trăm cung phi mỹ nữ có tài đàn ca hay, múa giỏi để giải khuây cho Thái Tử. Nhưng chừng ấy cũng chưa đủ Ngài còn làm lễ thành hôn cho Thái Tử với một Công chúa con vua Thiện Giác là Da Du Ða La, một Công chúa tuyệt đẹp và đức hạnh vô cùng. Thế là Thái Tử bị bắt buộc phải lập gia thất và có một người con tên là La Hầu La.

    Mặc dù sống một cuộc đời quá đầy đủ: nào chức tước danh vọng, nào lâu đài cung điện, nào đàn ca múa hát, nào vợ đẹp con ngoan, Thái Tử vẫn thấy lòng mình nặng trĩu bao nỗi băn khoăn, thắc mắc. Ngài cho cảnh đời Ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc chân thật, mà là giả dối, mê muội, chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nề đau khổ. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn.

    Một hôm, Thái Tử xin phép vua cha đi dạo chơi bốn cửa thành để được tiếp xúc với thần dân.

    – Đến cửa Ðông, Ngài gặp một ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng còng, nương gậy lần từng bước ngập ngừng như sắp ngã.

    – Ðến cửa Nam, Thái Tử thấy một người đau nằm trên cỏ, đang khóc than rên siết, đau đớn vô cùng.

    – Ðến cửa Tây, Ngài trông thấy một cái thây chết nằm giữa đường, ruồi lằng bu bám, và sình lên, trông rất ghê tởm.

    Ba cảnh khổ già, đau, chết, cộng thêm vào cái ấn tượng tương tàn trong cuộc sống mà Thái Tử đã nhận thấy khi đi xem l cày ruộng, làm cho Ngài đau buồn, thương xót chúng sanh vô cùng.

    – Đến cửa Bắc, gặp một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tỉnh thản nhiên như người vô sự đi ngang qua đường. Thái tử thấy trong lòng nẩy sinh một cảm mến đối với vị tu sĩ. Ngài vội vã đến chào mừng và hỏi về ích lợi của sự tu hành. Vị Sa môn đáp rằng: "Tôi tu hành là quyết bỏ dứt mọi sự ràng buộc của cõi đời, cầu cho mình khỏi khổ và thành chánh giác để phổ độ chúng sanh đều được giải thoát như mình". Lời giải đáp trúng với hoài bão mà Thái Tử đang ấp ủ bấy lâu, nên Ngài khôn siết vui mừng. Ngài liền trở về cung xin vua cha cho mình xuất gia. Vua Tịnh Phạn không nhận lời. Thái Tử yêu cầu vua cha 4 điều nếu vua giải quyết được thì Ngài hoãn việc đi tu, để trở lại lo chăm dân, trị nước. Bốn điều này là:

    + Làm sao cho con trẻ mãi không già
    + Làm sao cho con mạnh mãi không đau
    + Làm sao cho con sống hoài không chết
    + Làm sao cho mọi người hết khổ.

    Bốn điều này làm cho vua cha bối rối, không giải quyết được điều nào cả.Tịnh Phạn Vương, khi biết được ý định xuất gia của Thái Tử, lại càng lo sợ, lại tìm hết cách để ngăn cản, ràng buộc Ngài trong "cung vui". Nhưng một khi Thái Tử đã quyết thì không có sức mạnh gì ngăn trở được Ngài.

    Một đêm khuya thừa dịp quân lính canh gác và cung phi mỹ nữ say ngủ sau một tiệc linh đình, Thái Tử lén trổi dậy, nhìn vợ con lần cuối, rồi đánh thức Xa Nặc – người hậu cận dậy, thắng yên cương, rồi hai thầy trò trốn ra khỏi thành. Lúc bấy giờ nhằm đêm mồng tám tháng h ai, và Ngài được 19 tuổi.

    Trải qua sáu năm khổ hạnh rừng già, Thái tử đã ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới gốc cây Bồ Ðề. Trong 49 ngày ấy Ngài đã chiến đấu với bọn giặc phiền não ở nội tâm như tham, sân, si, nghi, mạn...và chiến đấu với giặc Thiên Ma do Ma Vương Ba Tuần chỉ huy.

    Sau khi thắng cả giặc ở nội tâm cả ngoại cảnh, tâm trí được khai thông, Ngài hốt nhiên đại ngộ. Từ đây Ngài được Ðạo vô thượng, thành bậc "Chánh Ðẳng Chánh Giác", hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày thành đạo của Ngài tính theo âm lịch là ngày mồng 8 tháng 12, vào lúc sao mai mọc. Lúc ấy Ngài được 30 tuổi và kể từ đây Đức Phật Thích Ca du hành khắp mọi miền trên đất nước Ấn Độ thuyết pháp độ sanh. Đến năm 80 tuổi Đức Phật nhập diệt tại Câu-thi-na xứ Ấn Độ vào năm 486 hay 483 trước Công nguyên).

    Mặc dù cuộc đời Đức Phật có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học - vốn hay có nhiều hoài nghi và thành kiến - cũng đều nhất trí công nhận Đức Phật là một nhân vật lịch sử và người đã khai sáng Phật giáo.

    2. Đức Phật A Di Đà:

    Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực lạc Tây phương. Trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật Thích Ca, rải rác trong các Kinh điển, Ngài đã giới thiệu cho tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi nước Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sanh.


    [​IMG]

    Trong Kinh Bi Hoa ghi, thuở xưa, có vua Vô Tránh Niệm và đại thần Bảo Hải, đồng đối trước Như Lai Bảo Tạng, phát tâm Vô thượng Bồ-đề. Vua Vô Tránh Niệm phát nguyện: “Khi thành Phật, tôi nguyện ở nơi thế giới An Lạc, thanh tịnh, luôn nhiếp thọ chúng sinh trong mười phương thế giới”. Còn đại thần Bảo Hải nguyện: “Khi thành Phật, tôi nguyện ở vào thế giới năm trược (Tức trái đất chúng ta đang sinh sống. Vì cõi này đầy dẫy những điều xấu ác nên gọi là cõi năm trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược) để độ chúng sinh thoát khổ não”. Vua Vô Tránh Niệm ngày đó giờ là Phật A Di Đà, đại thần Bảo Hải chính là Phật Thích Ca. Hai vị tuy đồng đại nguyện nhiếp độ chúng sinh, nhưng một vị chỉ ra cõi khổ để chúng sinh nhàm chán, một vị bày mở cõi vui để khuyến dụ chúng sinh tu tập qui hướng về cõi của Ngài.

    Trong kinh Vô Lượng Thọ, thuở Phật Thế Tự Tại Vương còn trụ thế, có vị quốc vương nghe Phật nói pháp, lòng thường vui vẻ, phát tâm Bồ-đề và khước từ ngôi vua, xuất gia thành Tỳ Kheo có Pháp danh là Pháp Tạng. Ngài thông kinh điển, tài đức vượt hơn người. Phật Thế Tự Tại Vương, theo bản nguyện của Ngài, dạy cho cách trang nghiêm diệu độ. Về sau, Ngài thành Phật với Thánh hiệu A Di Đà, hiện Ngài là giáo chủ cõi Cực lạc Tây phương. Đức Phật A Di Đà có phát 48 đại nguyện nhằm giúp chúng sinh tu hành giải thoát.

    Trong Kinh A Di Đà, Phật Thích Ca giới thiệu về cõi Tây phương Cực Lạc nơi Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ hóa độ chúng sanh tu hành như sau: Này Trưởng lão Xá Lợi Phất (đệ tử xuất chúng của Phật Thích Ca): “Từ đây (từ trái đât chúng a đang sinh sống) tới phương Tây, trải qua mười vạn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Trong cõi đó, có đức Phật hiệu A Di Đà, hiện đang nói pháp.” Vì chúng sanh trong cõi nước đó không có những sự khổ, chỉ thọ hưởng các điều vui, nên cõi đó tên là Cực Lạc. cõi nước Cực Lạc đó có bảy lớp dậu rào, bảy lớp mành lưới, bảy lớp hàng cây, đều bằng bốn chất báu, bao vòng khắp nơi, vì thế nên cõi nước đó tên là Cực Lạc. Cõi nước Cực Lạc đó có ao bảy chất báu, trong ao tràn đầy tám nước công đức, đáy ao thuần bằng cát vàng trải làm mặt đất. Những lối đi bốn bên bờ ao là vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Trên đó, có lầu các, cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, trân châu, mã não. Trong ao, có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh ánh sáng xanh, hoa sắc vàng ánh sáng vàng, hoa sắc đỏ ánh sáng đỏ, hoa sắc trắng ánh sáng trắng, hương thơm vi diệu tinh khiết. Cõi nước Phật đó thường trổi nhạc trời, mặt đất bằng vàng, ngày đêm sáu thời có mưa hoa Mạn Đà La. Chúng sanh trong cõi đó, thường mỗi sáng sớm, lấy vạt áo đựng những hoa kỳ diệu đó, cúng dường mười vạn ức Phật ở các phương khác. Đến giờ ăn, liền trở về nước của mình, ăn cơm, rồi kinh hành. Cõi nước đó thường có nhiều giống chim kỳ diệu, đủ các màu sắc: chim Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá Lợi, Ca Lăng Tần Già, Cộng Mạng. Các loài chim đó ngày đêm sáu thời hót ca thanh âm hòa nhã. Trong thanh âm đó diễn nói các pháp: Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần, các pháp như thế. Chúng sanh trong cõi đó nghe thanh âm ấy, tất cả đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Cõi nước Phật đó có gió nhẹ thổi các hàng cây báu và các mành lưới báu, phát ra thanh âm huyền diệu, như trăm nghìn thứ nhạc cùng lúc hòa chung. Nghe thanh âm đó, mọi người đều tự nhiên khởi tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng…

    Đức Phật Thích Ca dạy tiếp: Xá Lợi Phất, nếu có chúng sanh nào nghe nói đến Phật A Di Đà, rồi thành tâm niệm Thánh hiệu của Phật A Di Đà: “Nam Mô A Di Đà Phật”. Niệm một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, tâm chuyên nhất chẳng loạn. Người đó, lúc lâm chung tâm không điên đảo, liền được được Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt đưa vong linh tái sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà.

    Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Ngài có khả năng vận dụng trí tuệ, thần thông thấy biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác. Nhờ khả năng đặc biệt này nên Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Thấy rõ môi trường sống và đời sống sinh hoạt của chúng sanh ở Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật làm giáo chủ. Như vậy, Phật A Di Đà là vị Phật được Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng ta. Theo lời dạy của Phật Thích Ca, nếu người nào muốn sau khi chết được tái sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc thì trong quá trình sống, làm việc luôn hướng về điều thiện, làm điều thiện, siêng năng niệm Thánh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, thì khi chết chúng ta sẽ đước tái sanh về cõi Tây Phương Cưc Lạc này. Sau khi tái sanh đến cõi này, chúng ta tiếp tục cùng mọi người tu hành theo sự hướng dẫn của Phật A Di Đà cho đến khi chứng đắc Thánh quả giải thoát.
     
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    A Di Đà và Thích Ca là 2 nhưng trong TDK thì chẳng thể phân biệt được vì không hề nhắc đến A Di Đà trong khi Thích Ca lại ở tây phương cực lạc.
    Như vậy đủ hiểu TDK nó cũng góp phần bóp méo đạo Phật như thế nào.

    Trong mỹ thuật Phật giáo, để phân biệt thì Phật A Di Đà có chữ VẠN ở trước ngực còn Thích Ca thì không có. Nhưng trong nhiều tranh minh họa TDK thì trước ngực phật Thích Ca lại có chữ VẠN này.:cool:

    Như tranh này, Thích Ca có chữ VẠN.
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/8/16
    123phat and alonekiller like this.
  5. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Nói bậy, thông tin không nắm rõ mà cứ khẳng định như không, bạn dốt nhưng không phải ai cũng dốt như bạn, làm gì có chuyện truyện miệng dân gian, nhiều vị (tỳ khèo) bình thường có trí tuệ (còn trẻ) mà vẫn thuộc hết Tam Tạng kinh điển chứ đừng nói đến những vị cao tăng già đã hơn 30 năm trì tụng kinh điển và những vị đã đạt thánh quả, trong kinh không thiếu trường ngoại đạo Ấn độ thời ấy có những thanh niên mới 16 20 tuổi đã thuộc cả 3 tập Vệ đà không sót 1 chữ mà còn tinh thông cả hí luận nữa.
    Việc truyền tụng trong gần 200 năm đầu là được giữ gìn cẩn thận gần như nguyên vẹn, nhưng đến thời kỳ phân chia bộ phái nguyên thủy(do cách suy diễn giáo lý) nên tăng đoàn bị chia tách dẫn đến có nhiều dị biệt (nhưng không đáng kể). Cuối cùng là lần tập kết thứ 4 sau 500 năm gần như là nguyên bản chúng ta được đọc ngày hôm này.
    Tham khảo:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Kết Tập Đầu Tiên

    Ba tháng sau khi Đức Phật tịch diệt, một đại hội các vị tu sĩ (Tỳ khưu, Bhikkhu) được tổ chức, ngày nay được gọi là Đại Hội Tăng Già I, tại vùng đồi núi ngoại thành Rajagaha (Vương Xá). Mục đích là để kết tập các bài kinh giảng và các điều luật thành một hệ thống chặt chẻ hơn [4]. Chủ trì phần Luật là Tỳ khưu Upali (Ưu Ba Ly), và chủ trì phần Kinh là Tỳ khưu Ananda (A Nan Đà), là người cận sự với Đức Phật và vì thế có nhiều dịp nhất để nghe và ghi nhớ các bài giảng của Ngài. Đại hội gồm khoảng 500 vị cao tăng duyệt lại các giới luật và các bài thuyết pháp, sắp xếp thành hai nhóm chính: Luật Tạng và Kinh Tạng. Qua những thu thập lúc đó, Kinh Tạng được phân chia làm 4 Bộ chính: Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, và Tăng Chi bộ.

    Kết Tập Lần Thứ 2

    Trong 45 năm hoằng dương đạo pháp, Đức Phật đã đi nhiều nơi, giảng đạo cho nhiều người và kết nạp nhiều đệ tử. Các đệ tử của Ngài ở rải rác khắp nơi, không thể nào cùng về tham dự Đại hội đầu tiên. Do đó có thể có một số bài thuyết giảng và giới luật phụ do Đức Phật đặt ra đã không được kết tập trong kỳ Đại hội đó [4].

    Vì vậy mà khoảng 100 năm sau, năm 383 trước CN, một đại hội kết tập kinh điển được tổ chức, theo yêu cầu của tăng chúng thành Vesali và Vajji [5]. Sau lần kết tập nầy, Luật Tạng được mở rộng với các giới luật mà các đại biểu cho rằng đã không được kết tập trong kỳ Đại Hội I, và một số các bài kinh giảng khác chưa kết tập, tạo thành một bộ kinh thứ 5 của Kinh Tạng (Tiểu Bộ).

    Sau lần kết tập nầy, Luật Tạng và Kinh Tạng xem như đã thành hình, và các bài giảng có lẽ cũng giống như bài giảng mà chúng ta có được trong bộ Đại Tạng hiện nay [4].

    Kết Tập Lần Thứ 3

    Một trăm ba mươi năm sau đó, năm 253 trước CN, vua Asoka (A Dục) của Ấn Độ cho triệu tập Đại hội lần thứ III. Tiểu Bộ của Kinh Tạng lại được mở rộng và kết tập thêm nhiều bài kinh giảng khác. Quan trọng hơn hết là việc Đại hội đã đúc kết các bài giảng về tâm lý, thể tính và sự tướng của vạn pháp, tạo thành Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma, A Tỳ Đàm, Vi Diệu Pháp, Luận Tạng).

    Kết Tập Lần Thứ 4

    Khoảng năm 20 trước CN, 500 năm sau ngày Phật nhập Đại Niết Bàn, vua Vattagamani của Tích Lan (Sri Lanka) triệu tập Đại Hội Tăng Già IV tại Aluhivihara -- gần thành phố Kandy ngày nay [1], kết tập lại các phần Kinh, Luật, và đúc kết phần Thắng Pháp Tạng [6]. Để gìn giữ các bài giảng của Đức Phật dù đã kết tập nhưng chỉ truyền khẩu trong 500 năm qua, ba tạng kinh điển được cho viết lại trên một loại giấy bằng lá bối-đa khô [4, 10]. Từ đó Tam Tạng Pali được thành hình, và không còn thay đổi nào khác.

    Trong thời kỳ gần đây, Miến Điện có tổ chức hai kỳ kết tập khác: kết tập lần thứ V, năm 1870, và lần thứ VI, năm 1954. Tuy nhiên các kỳ kết tập nầy chỉ để làm sáng tỏ các điểm chính trong kinh, nhưng không thay đổi gì trong bộ Tam Tạng [5].
     
  6. V-C

    V-C Lớp 4

    Đi chùa nhiều, đọc nhiều, nghe giảng nhiều chưa hẳn phải, lấy gì chứng minh là họ đúng?
    Trước tiên muốn đọc cái gì là phải tìm hiểu kỹ, chứ không kiểu ai nói gì cũng nghe là không ổn.
     
  7. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Ai quan tâm thì đọc Trường Bộ Kinh (34 kinh dài) và Trung Bộ Kinh (152 kinh ngắn hơn) là bước đầu cho người nghiên cứu Phật Giáo và cũng là 2 bộ cho người mới bắt đầu tu hành Phật Giáo Nguyên Thủy. (đã có trên ebook tve)
    Kinh Phạm Võng là bài đầu tiên trong Trường Bộ, tóm lược giáo pháp, khuyến khích tất cả mọi người đều nên đọc, sẽ thấy được nhiều điều hay cho mỗi người.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  8. V-C

    V-C Lớp 4

    Ý em là như vậy đấy bác, chọn cuốn nào mà được nhiều người công nhận là đúng đắn nhất, chứ có bác nói ”đây mới chuẩn" thì lấy đâu ra.
     
  9. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Cái này là thêm pha nhé bạn, hiện giờ không còn tranh cãi chuyện này nữa
     
  10. V-C

    V-C Lớp 4

    Bác cứ nói đùa, các Kinh Phật được lưu lại từ khi Phật còn sống chăng? Thời ấy lấy đâu ra phương tiện lưu trữ, ngay cuốn cổ nhất cũng ở thế kỷ 7, 8 vậy thì sách Kinh hiện nay không chép lại từ miệng thì chẳng lẽ có bản gốc?
    Ghi lại từ miệng người khác có đáng tin không và lấy bằng chứng đâu mà bảo mấy vị kia nói đúng lời phật dạy?
    Mà thời kỳ đạo phật sơ khai cách đây hơn 500 năm trước CN, mà thời kỳ ấy thì con người văn minh ra sao, hệ thống chữ viết và diễn đạt ngôn ngữ như thế nào thì ai cũng biết. Lúc đức phật giảng đạo thì đệ tử chỉ nghe chứ làm gì có người ngồi bên ghi chép???
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/8/16
    Depressed thích bài này.
  11. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Bạn có biết tới môn gọi là Khảo cổ học không mà cứ đi suy luận mồm? Để biết lần đầu tiên được ghi lại trên lá bối thì xét nghiệm lấy độ tuổi của lá bối hoặc cổ vật ghi lại kinh lấy tuổi cái lớn nhất là khả quan (cho đến thời điểm hiện tại), tức là khoảng 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Còn để biết tính nguyên bản thì so sánh đối chiếu các bản kinh cổ tìm được ở các nơi, tạng Bộ Kinh và A hàm là 2 dòng truyền theo hai hướng khác nhau đó, mỗi dòng lại có các bản tìm được ỡ mỗi địa phương có cũng có sự sai khác. Người có học hành trình độ nhiều chứ có phải ai cũng lậm đâu, phương Tây tham gia vào khảo cứu Tạng Nguyên Thủy đã lâu, họ đòi hỏi chính chính xác rất cao, ít nhất là trên phương diện nguyên bản.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    nhan van and Heoconmtv like this.
  12. V-C

    V-C Lớp 4

    Hỏi bác thế này cho nhanh, theo bác nói và tìm hiểu thì kinh phật bây giờ là nguyên bản từ lúc phật còn sống?
     
  13. V-C

    V-C Lớp 4

    Thấy có mấy cuốn nói về bước đầu học phật, nhưng hình như cop của anh Tàu thì phải, ở nhà chắc cũng thế. Muốn đọc bản “nguyên thủy" gần nhất cúa Ấn Độ thì tìm ở đâu đây các bác?
     
  14. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Tất nhiên là không, dù có ông thư ký ngồi ghi thành sách từ hồi Đức Phật còn sống thì tập sách ấy cũng khó mà nguyên vẹn đến bây giờ, huống hồ. Tôi hỏi bạn
    Có cái gì nó nguyên bản mãi được không? Có chỉ hạng vô học, quen ngụy biện, mới đòi nguyên bản mới tin phải không? Tri thức không phải giáo điều.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  15. V-C

    V-C Lớp 4

    Vậy theo bác thì đọc cuốn nào là sát với nguyên bản nhất?
     
  16. V-C

    V-C Lớp 4

    À, cụ thể ở đây là nên đọc cuốn nào trước, cuốn nào sau.
     
  17. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Bạn đọc Kinh Phạm Võng trước.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Sau đó bắt đầu đọc Trung Bộ Kinh, hoặc có thể đọc luôn Trung Bộ Kinh trước, vì nó có nhiều điều gây hứng thú hơn.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Sau đó quay lại đọc Trường Bộ Kinh
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Xong 2 bộ trên bạn sẽ tự biết phần còn lại.
    Những link trên là HT Thích Minh Châu dịch, vì ảnh hưởng bởi Hán Việt nhiều nên nhiều thuật ngữ sẽ hơi khó với người ít đọc, nếu bạn thích nguyên bản hơn có thể đọc các bản tiếng Anh (thường dễ hiểu hơn) hoặc đọc luôn bản gốc Pali, vài trang:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Cuối cùng nếu bạn muốn song ngữ (Pali-Viet) thì đọc các bản dịch của sư Indacanda:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Nếu có đủ duyên thì sau nhiều thời gian bạn đủ kiến thức để đối chiếu hay xem xét ngay trong các bản kinh nguyên thủy có những vấn đề lớn, không nguyên bản, thêm pha,... trong các truyền thống khác nhau, nếu không thì có thể đọc các luận, tiểu luận của các học giả và các sư.
     
    123phat, Heoconmtv and V-C like this.
  18. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Đức Phật có dậy rằng : Các người hãy tự đốt đuốc lên mà đi.
    Mình muốn nói nếu muốn mâm cỗ sẵn ăn chắc mặc bền thì ngồi mà đợi một vị Phật nữa ra đời. Còn có kinh sách (nguyên vẹn nhất có thể) + internet là may rồi.
     
    V-C thích bài này.
  19. thanh bang

    thanh bang Mầm non

    Như lai là 1 trong 10 biệt hiệu của Đức Phật, cho nên trong phim TDK mà bạn trích dẫn là đang nói về Đức Phật đó.
     
  20. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Nguyên nhân Tôn giả A-Nan đắc Thánh quả muộn màng

    Mặc dù là thị giả kề cận bên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hằng ngày nhưng Tôn giả A-Nan-Đà (A-Nan) là người chứng quả A-La-Hán rất muộn, mãi sau khi Đức Phật đã nhập Niết bàn.
    Ngài A-Nan thuộc dòng dõi quý tộc, vốn là em họ của Thái tử Tất Đạt Đa, tức là đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau đó. Kinh sách ghi lại rằng, Tôn giả A-Nan có trí nhớ siêu phàm, Ngài nhớ được tất cả những lời Phật thuyết dạy hằng ngày một cách vô cùng chính xác, không thừa, thiếu một câu nào. A-Nan được tán thán là Tôn giả "Đa văn đệ nhất".

    Chính vì nhớ tất cả giáo lý mà Phật thuyết khi còn tại thế, nên khi Phật nhập Niết-bàn, việc kết tập Kinh điển phải nhờ vào công sức rất lớn của Ngài A-Nan. Đó là những bộ Kinh được chép lại và lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tranh Tôn giả Ananda khất thực bên cạnh Đức Phật

    Tôn giả A-Nan có 20 năm làm thị giả cho Phật. Không những là người kề cận bên Phật hằng ngày, mà so với các để tử khác của Phật thì A-Nan là Tôn giả có hội nghe Phật giảng Pháp nhiều nhất, là người tạo phước nhiều nhất với Phật.

    Song, A-Nan lại là người chứng Thánh quả muộn màng hơn tất cả. Cụ thể là mãi đến khi đức Phật nhập Niết bàn khoảng 4 tháng sau thì Tôn giả A-Nan mới chứng quả vị A-La-Hán.

    Vì sao với những điều kiện thuận lợi hơn hẳn các Tôn giả khác mà A-Nan lại chứng đắc muộn? Không ít người đọc Kinh sách đã rất thắc mắc điều này.

    Thật ra, chuyện gì thì cũng có lý do rõ ràng của nó. Nếu tìm hiểu kỹ về đức Tôn giả A-Nan thì sẽ thấy rằng, sở dĩ A-Nan chứng đắc muộn, thứ nhất là vì Ngài chú trọng pháp học - đa văn hơn là pháp hành.

    A-Nan muốn nghe và ghi nhớ hết tất cả những lời dạy của đức Phật dạy. Ngay cả khi được đức Phật chọn làm thị giả thì Ngài A-Nan cũng đưa ra thỉnh nguyện với Phật trước khi nhận lời rằng, Phật phải hoan hỷ lập lại bài Pháp mà Phật đã giảng trong lúc A-Nan không có mặt.

    Nhờ phước báo trí nhớ siêu phàm, A-Nan có thể nhớ không sai sót một bài pháp nào. Thế nhưng, Ngài không liễu ngộ được những pháp ấy để vận dụng vào con đường tu học của mình. Cho nên dù ghi nhớ hàng vạn bài pháp nhưng A-Nan cũng chưa thể đắc Thánh quả.

    Trái lại, trong Kinh có ghi rằng, có những người, chỉ là người bình thường chứ không phải hàng tu sĩ nhưng sau khi được nghe một bài Pháp duy nhất từ Đức Phật, họ đã có thể đại ngộ và đắc quả A-La-Hán ngay tức khắc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tôn giả Ananda từng bị một thiếu nữ dùng thần chú mê hoặc

    Thứ hai là vì tâm thương kính đức Phật quá mức của Tôn giả A-Nan, suốt 20 năm làm thị giả, Ngài A-Nan tận tụy chăm sóc, phục vụ cho đức Phật không mệt mỏi. Hạnh nguyện lợi tha (vì người) của A-Nan rất lớn nhưng tự lợi (vì mình) thì chưa đúng nghĩa của một Tỳ Kheo. Hay nói dễ hiểu là với vai trò của một thị giả, A-Nan có quá nhiều việc phải lo cho Phật từ đối nội, đối ngoại đến việc chăm sóc cho đức Phật hằng ngày.

    Trong kinh, Đức Phật đã từng xác nhận rằng, từ quá khứ vị lai đến hiện tại, nếu như có một Thị giả nào giỏi thì cũng chỉ bằng với Tôn giả A-Nan chứ không thể hơn. Có thể nói, trong suốt thời gian làm Thị giả cho Phật, A-Nan hết lòng tận tụy phụng sự vì Phật và vì chúng sinh.

    Cũng chính vì vậy, A-Nan có ít thời gian chú trọng pháp hành, chú trọng đến việc tu tập làm sao để chứng đắc Thánh quả. Mãi đến khi Đức Phật nhập Niết Bàn, A-Nan mới bắt đầu thấy tủi thân và trăn trở khôn nguôi vì điều đó.

    4 tháng sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, trong khi các Thánh tăng tụ họp trong động để kết tập Kinh điển lần thứ nhất thì Tôn giả A-Nan không được vào vì nguyên tắc chỉ có hàng Thánh Tăng mới đủ tư cách.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đức Phật nhập Niết bàn nhưng Tôn giả Ananda vẫn chưa chứng đạo A La Hán

    Khi ấy, A-Nan ở bên ngoài cảm thấy tủi hổ vô cùng vì thân phận là Thị giả hầu cạnh Phật, có trí nhớ siêu phàm nhưng chưa thể chứng quả Thánh, cũng không được tham dự kết tập Kinh điển. Tôn giả không dằn lòng được sự hối thúc tu hành nên đến gõ cửa động cầu cứu Thánh Tăng Đại-Ca-Diếp.

    Bên ngoài, Tôn giả A-Nan hỏi lớn rằng: - Trong khi đức Thế Tôn phó chúc và truyền áo Cà sa Kim Lư cho Tôn huynh, vậy đức Thế Tôn còn truyền pháp gì riêng cho Tôn huynh nữa hay không? Tôn giả Đại-Ca-Diếp liền cất tiếng nói lớn vọng ra rằng: - Cây trụ cờ phướn trước cửa đổ rồi!

    Tôn-giả A-Nan không hiểu Tôn giả Ca-Diếp nói thế với ý nghĩa gì, tại sao lại nói cây trụ cờ phướn đổ rồi trong khi cây trụ cờ phướn thực tế thì không đổ?! Tôn giả A-Nan thắc mắc nhưng không được Đại-Ca-Diếp lý giải.

    7 ngày 7 đêm sau đó, Tôn giả A-Nan vẫn còn thắc mắc mê man điều đó, trong khi Tôn giả đang nghiêng mình nằm xuống về phía bên tay phải, thì đột nhiên giác ngộ, tâm tánh trở nên sáng suốt vô cùng. Và A-Nan chính thức chứng quả vị Thánh từ đó. Ngay sau đó A-Nan liền đến động và tham gia cùng 500 vị Thánh Tăng kết tập Kinh điển.

    Qua câu chuyện chứng ngộ của Tôn giả A-Nan, chúng ta có thể rút ra một bài học tuy đơn giản nhưng lại vô cùng sâu sắc rằng: Học phải đi đôi với hành.
     
    chichi.myluckycharm and locnd like this.
Moderators: mopie
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này