LS-Việt Nam Ngữ nguyên tiếng Việt: 600 từ vựng cơ bản

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi haitruong, 17/8/20.

Moderators: Bọ Cạp
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồi xưa hay nghe bài hát:
    Khi trở lại Cao Bằng
    Qua đèo mây đèo gió
    Tiếng chim hót reo vui
    Trên đường về Pắc Bó...​
    Tôi cứ tưởng "đèo mây đèo gió" là thủ pháp nghệ thuật của tác giả thôi. Về sau biết có đèo Gió thật, còn đèo Mây không biết có thật không?
    Còn về việc TQ rút quân khỏi Cao Bằng thì xưa nay có nhiều lý do để "bất chiến tự nhiên thành" lắm. Hồi chiến dịch Biên giới, ta cũng có đánh CB đâu mà giặc Pháp phải tự rút. Tất nhiên không so với chiến tranh Biên giới sau này được, CB rất gần TQ nên chắc không phải nó sợ bị chặn đường về.
     
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không chỉ ông này mà nhiều tác giả có ý kiến như vậy, tất nhiên tỉ lệ bao nhiêu thì tùy từng người, nhưng nói như bác Du là 98% thì cũng hơi quá. Theo chiều ngược lại, nhiều tiếng TQ có gốc từ tiếng Việt (Bách Việt nói chung) nhưng cũng chưa ai khẳng định tỉ lệ bao nhiêu %
    Ông An Chi - Võ Thiện Hoa thì đúng là 1 người gốc Hoa nên thuyết của ông ấy càng bị nhiều người phản đối.
     
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình thấy cũng chẳng có vấn đề gì, nó chỉ là các danh từ, tính từ. Trong khi có cái cốt lõi của tiếng chúng ta như các từ ăn uống, đi đứng, thì vẫn là của chúng ta. Việc những từ khác có nguồn gốc từ đâu cũng vậy thôi.
    Ví dụ như tiếng Pháp, Tây Ban Nha, tiếng Bồ, Rumani, tiếng Ý, người ta nói chúng bị phân rả trực tiếp từ tiếng Latin, nhưng họ vẫn bình thường thôi, Pháp vẫn đánh Ý như thường, ngay cả khi người chỉ đạo cuộc tấn công lại là một người gốc Ý như Napoleon :D nước Pháp vốn là một mảnh của người La Mã, thì sao chứ, hiện tại là hiện tại.
    Việt Nam thì luôn đứng riêng một cõi, đã chống lại TQ cả ngàn năm rồi cơ mà.
     
  4. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đông Khê là một địa điểm giữa Cao Bằng và Lạng Sơn. Đánh Đông Khê thì quân Pháp phải rút chạy khỏi Cao Bằng thôi. Cũng giống như vì mất Nhai Đình nên Khổng Minh phải rút chạy ấy. TQ thì khác, nó có hậu phương ở phía Bắc nên không như quân Pháp hồi chiến dịch Biên Giới 1950.
     
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng rồi, nên có thể do TQ bị thiệt hại lớn ở nhiều nơi khác, do đấu tranh chính trị, ngoại giao... nó đã rút khỏi các tỉnh khác thì ở lại CB cũng vô ích.
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chưa đọc kiến giải của bác Du về từ "xịn" nhưng theo tôi được biết, đó là âm TQ của chữ "tân" nghĩa là mới. Còn sang VN nó mang nghĩa "tốt" thì cũng dễ hiểu.
    Một điều thú vị là chữ "mới" trong tiếng Nhật là 新, phiên âm là shin, và chính là chữ "tân" của TQ. Trong tiếng Hàn, "mới" là 새 và phiên âm là sae.
    Tiếng Khmer, "mới" là chữ phiên âm là "thmei", không biết lấy từ tiếng Việt hay ngược lại.
    Thời xưa, TQ được biết với tên nước Tần (có lẽ qua con đường tơ lụa), nên trong tiếng Latin, TQ gọi là Sina và sau này trong tiếng Anh gọi là China. Đồ sứ có nguồn gốc TQ nên cũng gọi là China hết.
     
    amylee, Dr. No and tran ngoc anh like this.
  7. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Cùng đọc cùng phân tích, tôi cũng chưa đọc kỹ. :D
     
  8. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đã thấy một điều:
    Theo điều này, nếu Liên Xô trở thành "đối tượng của một cuộc tấn công hoặc đe dọa tấn công" thì Việt Nam sẽ "ngay lập tức bắt đầu tham vấn" Liên Xô "để loại bỏ mối đe dọa đó và thực hiện các biện pháp hiệu quả phù hợp đảm bảo hòa bình và an ninh cho" Liên Xô. :p
     
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Rất hợp lý!
     
    quang3456 thích bài này.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trong tiếng lóng VN, "xịn" có lẽ chỉ hàng chính hiệu. Còn "hàng mới" hay "nguyên vẹn" lại dùng 1 từ khác là zin hay dzin. Không biết nguồn gốc từ đó là từ chữ nào, có thể là origin hay virgin?
     
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tiếng lóng miền Nam thôi bạn, miền Bắc và Trung "chắc" không dùng.
    Về zin thì mình đoán là từ virgin :D
     
  12. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Ngoài Bắc có dùng nhé, thậm chí còn phát triển thành "hịn".
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Giờ thì miền nào cũng dùng hết á.
    Nếu zin xuất phát từ Virgin thì từ nghĩa hẹp trở thành nghĩa rộng.
    Nếu zin xuất phát từ Origin thì ngược lại, nghĩa rộng có trước rồi mới có nghĩa hẹp dùng cho phụ nữ.
    Mong các cao nhân cho ý kiến.
     
  14. ceon

    ceon Lớp 1

    Ở trên có nhắc Bách Việt, đọc quyển Ancient China and the Yue, chương Who were the Yue? có đoạn:
    Đoạn trích dẫn trên cho thấy rằng, không biết nhóm Bách Việt dùng từ gì để gọi chính họ.
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vậy là có xu hướng trao đổi từ vựng giữa các miền rồi hả anh :D vậy đi. Để cho phương ngữ sẽ dần đi vào từ điển, chứ không thì lại bị cho là “không ai công nhận” vì không rõ nguồn gốc :D
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hịn chắc là biến âm từ Xịn.
     
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cuối đoạn khẳng định một điều là ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc đều khác với TQ (center states) gián tiếp nói lên TQ đã chiếm đất, chiếm văn hóa (song song với đồng hóa). Cho nên từng nghe TQ nói VN là đứa con hoang đàn nên hãy trở về với đất mẹ là quan điểm tào lao :D
     
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bách Việt là 1 nhóm rất lớn và chưa chắc họ có 1 từ chung để chỉ nhóm mình. Việt và Bách Việt chắc là từ do người Hoa Hạ dùng để gọi họ.
    VD người Mường tự xưng là Con Mon (con người), họ gọi người Kinh là con Tảo (tức Đáo - người đến)...
    Người Lạc Việt xưa có lẽ cũng đã tự xưng là Vlang hay Ulang, nghĩa là con người hay người đàn ông, sau TQ ghi lại thành quốc hiệu Văn lang.
     
    Đoàn Trọng and tran ngoc anh like this.
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Yue chính là âm TQ của chữ "việt" xưa từng dùng chỉ cây rìu lưỡi xéo, 1 vũ khí thành danh của người Việt cổ. Điều thú vị là Yue âm đọc gần giống "rìu" nếu không uốn lưỡi như người Bắc thì càng giống. Và tự dạng của chữ Việt trong tiếng TQ cũng giống cây rìu lưỡi xéo. Vì vậy đã có ý kiến rằng người TQ lấy chữ và tiếng này của người Bách Việt.
     
  20. anhTH

    anhTH Lớp 1

    Ý tưởng của TTD khá lộn xộn và nhiều mắc mứu chưa giải quyết được, tuy nhiên cái đích nhắm đến là "Việt Nam thuộc về thế giới trung hoa, nước Việt Nam do những người trung quốc khai phá xây dựng, theo thời gian có thể bất đồng xung đột nhưng cũng chỉ giống như trường hợp nước Anh và nước Mỹ" Tôi đã có nhiều lần tranh luận trên face của TTD, rắp tâm của him và đồng bọn là lùa tất cả các dân Thái, Việt, Tráng, Mân, Đản...vào một lò trung quốc, đánh đồng việc từng có địa bàn cư ngụ thuộc trung quốc bây giờ với việc là người trung quốc.
    Có thể hình dung TTD như một người đứng trong nhà kính định xếp tất cả ảnh ảo lại một, định đánh đồng văn hóa với chủng tộc nhưng bất lực, các khái niệm người Hán, người Hoa Hạ, gene Hán, gene Hoa hạ được nhắc đi nhắc lại nhưng không chuyển hóa được từ khái niệm về văn hóa thuần túy sang sinh học. Năm 2018, TTD có viết cuốn " Khảo chứng tiền sử Việt Nam", chủ lưu chính được góp nhặt từ một số nhà sử học trong đó có GS. Đào Duy Anh, tuy nhiên cách lập luận thì như một thần tử Thiên Triều với đầy vĩ cuồng như tổ tiên nhưng lại yếu kém về mặt học thuật, ngoài những võ đoán tư biện dựa theo huyền sử và các sách hoang đường, sách không rõ nguồn gốc và thời gian ra đời như: Nghiêu điển, chu bễ toán kinh ( cuốn này được xem là ăn cắp phần thiên văn từ sách cổ Ấn Độ Puranas), Sơn Hải Kinh ( cuốn này thì không cần phải bàn về mức độ hoang đường), thì còn lại là huyênh hoang về thành tựu thiên văn cổ của TQ để chứng minh ưu thắng của văn minh Hoa Hạ. Một số phát biểu của TTD:
    - Người Trung Hoa cổ đại đã hình dung ra số 0 và số âm trên lý thuyết trước thời Tây Hán ( vứt đi cống hiến hiển nhiên của lục địa Ấn);
    - Nhân loại chỉ có hai nền văn minh cổ đại phát triển từ gốc là Lưỡng Hà và Trung Hoa ( lại vứt Ấn độ sang một bên, có vẻ TTD cũng biết khá nhiều kiển thức được truyền từ Ấn sang tàu, không kể bộ kinh do Đường Tam Tạng mang về nên định làm như tổ tiên là tìm cách xóa dấu).
    - Đứng trên trực giác và một số dấu hiệu văn hóa Tần - Hán, chúng tôi nghĩ người Trung quốc có thể đoán được trái đất hình cầu. Chẳng hạn Đạo đức kinh có viêt: Con người noi theo đất, đất bắt chước trời, trời lấy gương của đạo, đạo thuận theo lẽ tự nhiên. Theo logic ấy, trời tròn thì đất cũng phải tròn;
    - Nếu từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ X, mảnh đất Việt Nam không dang tay bác ái với những người di cư yêu tự do và lao động, với các vị Hán quan lương thiện đã chọn quận Giao Chỉ và Cửu Chân làm quê hương, không tiếp thu Phật giáo, không học hỏi văn minh Hán; họ có thể tự cường để giành độc lập kiến quốc được không( chúng ta phải biết ơn kẻ xâm lược vì đã tạo điều kiện để chúng ta có đủ năng lực giành độc lâp).
     
    vietvietnam, tran ngoc anh and Cải like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này