Trà phiếm Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/8/21.

Moderators: amylee
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thì có thể là sự tái hợp của 9 vĩ thú thành thập vĩ 10 đuôi, vĩ thú đầu tiên trước khi bị khống chế mà tách charka ra thành 9 con dựa theo số đuôi.

    Quậy tưng bừng luôn, chiếm sóng hết cả trăm chap truyện chỉ để quậy, chán chưa :D
     
  2. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Khinh công của cô nương cao cường quá. Tại hạ đã sửa lại rồi, như vậy mới đúng. :P
     
  3. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Mèn ơi, em tưởng anh sẽ đăng trên đây. Đọc xong cái đó em cười lăn lộn như cái icon. {:sup:}
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/8/21
  4. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Thôi có vẻ đã đậu phộng đề quá xa. Giờ trở lại với âm nhạc. :D

    Xin chém về nhạc điệu. Nhiều nhạc sỹ đã rất khéo léo khi dùng dân ca trong những nhạc phẩm của mình. Chẳng hạn trong "Tiếng hát giữa rừng Pác Pó" nhạc sỹ đã dùng dân ca Tày thì phải (vì không phải dân chuyên nên xin phép để ở thể nghi vấn). Còn nhiều bài khác cũng dùng dân ca như thế. Ví dụ "Những cô gái đồng bằng sông Cửu Long", bài này thì tôi biết là có sử dụng dân ca vì, một lần đi karaoke có hát bài này, thì một bạn quê ở Chợ Gạo, Tiền Giang, tỏ ý ngạc nhiên: "Ơ, anh cũng hát được dân ca Nam bộ à?". Rồi lần sau đi hát đi hát cùng nhau toàn bị bạn đó yêu cầu bài đó. Hồi đó tôi không hỏi cho nên bây giờ, câu hỏi của tôi là: "Làn điệu dân ca gì vậy? Có bản gốc không?" Xin bạn @tran ngoc anh cho ý kiến! :D

     
  5. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Không thể đăng công khai được, vì Quản trị viên thì cần nghiêm mà. :D
     
  6. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Bài Hạt gạo làng ta này cũng dùng dân ca, dường như đồng giao. Nghe quen quen mà không nghĩ ra được. Giá có nhạc sỹ nào lạc vào đây thì hay quá!
     
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Những bài hát này gọi là mang âm hưởng dân ca, nghĩa là trong đó có bóng dáng nhiều bài dân ca khác nhau của vùng miền nào đó. Nếu ta tìm được nó giống bài dân ca nào thì gọi là đặt lời mới cho điệu dân ca rồi.
    Nhạc sĩ nghe có thể nhận thấy một vài yếu tố đặc trưng của dân ca vùng miền. VD bài Những cô gái ĐB SCL có sự ngân nga kéo dài của điệu hò, điệu lý miền sông nước Nam bộ như các điệu lý cái mơn, lý con sáo Gò Công...
    Tiện đây xin hỏi mấy bạn ở trỏng: lý cái mơn thì cái mơn là cái chi hay chổ mô? Nghe đâu trong đó có chợ Cái Vồn thì cái vồn có nghĩa chi không hay chỉ là địa danh?
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/8/21
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ý nghĩa địa danh chắc các cao niên mới rõ, mình cũng hóng cao niên xứ mình giải đáp đây :D
     
    quang3456 thích bài này.
  9. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Đồng ý vụ mang âm hưởng dân ca. Nhưng vẫn có thể phân tích ca khúc từng đoạn rồi nói đoạn này ứng với làn điệu này. Chẳng hạn bài Huyền thoại hồ Núi Cốc mang đậm làn điệu ca trù. Bài Hạt gạo làng ta chắc chắn là đồng dao, cho nên phải giọng con nít hát thì nghe mới lọt tai.

    Về ca từ thì tôi thích nhất dòng nhạc tiền chiến vì ca từ quá đẹp. À, lại nhớ tới làn điệu bài Bến Xuân của Văn Cao, nhiều người nói bài này mang âm hưởng nhạc Chăm. :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Thấy thầy Quang đã online. Cảm ơn thầy đã tặng hai ca khúc được thể hiện bằng sáo: Thu quyến rũ và Con thuyền không bến, rất hay ạ!
     
    quang3456 thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có 1 giả thuyết cho rằng chữ "cái" trong các địa danh Cái Bè, Cái Răng, Cái Vồn... là được Việt hoá từ chữ "giới" của tiếng Hán và đồng nghĩa với chữ "kẻ" trong các địa danh của miền bắc. Theo thuyết này, âm đọc thời Đường của chữ "giới" chính là "cái" và biến âm thành "kẻ", như "giới xích" thành "thước kẻ".
    Ở miền bắc, nhiều địa danh có chữ "kẻ" trong tên nôm, vd kẻ Gùn - Siêu quần, kẻ Lủ- Kim lũ... Ngay kinh đô cũng gọi là kẻ Chợ tức thành thị.
    Hôm trước bác Janick có nhắc đến hiện tượng này nhưng lại cho rằng đó là quá trình ngược: Hán hoá các địa danh Việt như Chèm - Từ liêm, Clâu - Luy lâu...
    Theo các bác, thuyết nào hợp lý hơn?
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Các bạn có đọc thuyết của bác Hà Văn Thùy về từ Hán Việt chưa?

    Sơ lược thì thuyết cho rằng đó là từ Việt cổ, tiếng Tàu hiện tại cũng chính là lớp từ Việt cổ, mà khi xâm nhập trung nguyên giống dân du mục đã dùng ngữ pháp của họ kết hợp với từ vựng phong phú (nền văn minh lúa nước bản địa, chắc chắn văn minh hơn dân du mục phương Bắc) của văn minh các tộc Việt cổ.

    Ông còn đi xa hơn khi dùng nhiều chứng cứ khảo cổ học, nhân khẩu học và DNA để kết luận, dòng di cư từ đồng bằng sông Hồng tỏa ra các hướng tạo nên Ấn Độ cổ, Trung Hoa, Nhật.. nói tóm lại chúng ta tại đồng bằng sông Hồng là cụ tổ. DNA của chúng ta được phân tích hiện tại cũng cho thấy chúng ta già nhất.

    Một điểm nữa mà tác giả có nói, các từ people, sand trong tiếng Anh. Các bạn để ý mà xem, nó gần âm và gần nghĩa đến ngạc nhiên với bí bầu (people) sạn (sand).

    Bí bầu trong tiếng Việt có nghĩa bóng là ruột thịt, là đồng bào, như câu: bầu ơi thương lấy bí cùng...

    Sạn hay cát, gần âm với sand của tiếng Anh.

    Chuyện tác giả dùng DNA thì mình tin, chuyện bí bầu với sạn mình thấy chỉ là trùng hợp mà thôi.

    Các bạn nghĩ thế nào?
     
    quang3456 thích bài này.
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thời đó không chỉ nhạc sỹ miền Nam, cả Bắc (chỉ nhớ loáng thoáng rằng có tác giả gốc Bắc hoặc Bắc Trung Bộ) cũng sáng tác dòng nhạc nhẹ này, ca từ mỹ miều, lột tả đầy đủ cái đẹp ngôn từ ngay cả những ca khúc buồn thảm, mang hình ảnh đầy chết chóc.
     
  14. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Hầu như nhạc sỹ sáng tác dòng nhạc này là dân Bắc chứ bạn. Chắc phải soi lý lịch từng người. Trên Google đầy ra. Lát nữa tôi sẽ báo cáo lại kết quả nhé! :D
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vậy à, toàn dòng nhạc nhẹ mình tưởng cũng là nhạc vàng luôn chứ, lại còn miền Nam ca không.
     
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình nhầm với dòng nhạc trữ tình của miền Nam rồi, các ca khúc với ca từ trong đánh giá phía trên là dành cho dòng nhạc này vì mình nghe nó ^^

    Vậy những bài tiền chiến có những bài nào nổi bật nhỉ?
     
  17. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Tìm mãi thì ra một list:
    Đặng Thế Phong: Nam Định
    Văn Cao: Hải Phòng
    Đoàn Chuẩn: Hải Phòng
    Từ Linh (bạn thân Đoàn Chuẩn): không thấy thông tin
    Nguyễn Văn Tý: Vinh, Nghệ An
    Lê Thương: Hà Nội
    Phạm Duy: Hà Nội
    Dòng bolero thì chắc có nhiều nhạc sỹ miền Nam.
     
  18. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Gãi đúng chỗ ngứa. :p

    Suối mơ, Bến Xuân, Buồn tàn thu, Trương Chi, Thiên thai, Gửi người em gái, Giọt mưa thu, Con thuyền không bến, Ai về sông Tương, Mơ hoa, Gửi gió cho mây ngàn bay, Tình nghệ sỹ, Mùa thu không trở lại, Thu quyến rũ, Biệt ly, Sơn nữ ca, Hòn vọng phu (3 bài), Gái xuân, Cô hàng xóm, Đêm đông, Nhớ mùa hoa tím.... Ngọc lan, Xuân và tuổi trẻ (bài này phổ nhạc nước ngoài điệu valse, thêm lời Việt), Bướm hoa, Em đến thăm anh một chiều mưa...
    Tạm thế đã. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/8/21
    tran ngoc anh thích bài này.
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Riêng ông Từ Linh thì không phải nhạc sĩ cũng chẳng phải tác giả phần lời hát mà chỉ là bạn thân của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn nên nhạc sĩ để ông ấy làm đồng tác giả và chia tiền nhuận bút 60-40. Đến giờ vẫn thế - theo con trai nhạc sĩ cho biết.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  20. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Từ Linh nghe nói là gia đình tư sản, tiền non bạc bể nên chơi nhạc vì sở thích chứ không vì tiền. Đoàn Chuẩn cũng vậy. :D
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này