Trà phiếm Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/8/21.

Moderators: amylee
  1. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Bác ơi. Nói là một chuyện, phải chứng minh được chuyện đó dựa trên cơ sở nào. Không lẽ chúa Nguyễn có dùng người Mường để Nam chinh? Mà số phải đủ lớn thì mới tạo được "sóng.":)
     
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    chrome_screenshot_1629706884617~2.png
    Có thể là tiếng Tày cổ, giờ không ai dùng nữa bác ạ. Còn đây là giải thích của con trai tác giả:
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  3. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Cũng phải đính chính không bạn nào là dân Nha Trang nhảy zô chọi cho cục đá. :P Nha Trang là một thành phố tương đối trẻ. Dân cư có gốc Khánh Hòa (chủ yếu Diên Khánh), còn có rất nhiều gốc Huế, rất nhiều Bình Định, và rất nhiều gốc Bắc, nên ở Nha Trang cũng ít thấy a phát âm thành e. :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Em thấy bác Quang nói đúng nha cụ.

    Giả thiết có người Mường vào Nam em vừa nêu lúc nãy. Còn bác Quang thì củng cố bằng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ.

    Em lại giả thiết thêm rằng quá trình tách ra giữa Việt và Mường song song với sự tách ra giữa Bắc và Nam.

    Giả dụ tiếng Việt cổ tách ra, người Kinh sẽ dùng từ "thường", người Mường sẽ dùng từ "hay" để chỉ một hành động, thói quen được lặp lại...

    Thì cũng như vậy, khi vào Nam, người Nam sẽ chọn từ "hay" theo đúng cái cách mà người Mường đã chọn từ vốn từ chung trong tiếng Việt cổ. Người Việt di cư vào Nam là một quá trình diễn ra sớm và lâu dài, nên đủ để các phép chọn ngôn ngữ trở thành phương ngữ.

    "thường hay" làm một cái gì đó là một cặp có sẵn trong tiếng Việt, chỉ là mỗi vùng sẽ chọn dùng từ nào nhiều hơn và trở thành phương ngữ. Thêm một cặp từ khác là "ốm-đau" cũng là sự lựa chọn. Người Bắc sẽ dùng "em ốm rồi", còn Nam thì "em bữa nay bị đau" để nói rằng mình bị bệnh..
     
    RGBCD thích bài này.
  5. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Screenshot_2021-08-23-15-32-25-88_cd9f342f505fc08af23d5639700d5c03.jpg
    Đang hỏi thêm người nữa. Có thì cập nhật ở đây luôn.
     
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Phần mềm nó vẫn lưu luyến cái tên cũ thì phải, vẫn thông báo mới bằng tên thread cũ :D[​IMG]
     
    amylee thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hay là tiếng Thái cũng nên. Bác có quen ai người Thái hỏi hộ.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  8. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có quen một người Thái đen, tiếc là không lấy số đt. Năm 1 BC, ở chỗ tôi đầy người Thái. Giờ chắc về quê hết. :D
     
    tran ngoc anh and quang3456 like this.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi tìm được tài liệu rồi bác ạ, đây là tiếng Thái, còn ông tác giả lại là người Kinh 100%
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tran ngoc anh and Dr. No like this.
  10. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Đỉnh cao của sự tò mò, mình cần học hỏi thêm. :P
     
    tran ngoc anh and quang3456 like this.
  11. machine

    machine Sinh viên năm I

    Thánh địa Mỹ Sơn nhiều người viết rồi. Mình không dám múa rìu qua mắt thợ :p
    Xin tóm lược vài điểm.
    Trong khi nghiên cứu kinh đô Trà Kiệu, theo chân những người dân địa phương nhà nghiên cứu M. C. Paris đã phát hiện ra thung lũng có đầy đền tháp phân bố dọc theo một con suối. Đó là thánh địa Mỹ Sơn.
    Sau 2 cuộc chiến tranh, đa số đền tháp đã đổ nát hết gần hết.
    Cho đến nay, việc nghiên cứu thánh địa Mỹ Sơn chủ yếu dựa vào các hiện vật khảo cổ và bia ký.
    Các đền tháp trong thánh địa Mỹ Sơn được đặt tên và phân chia theo các nhóm có vị trí gần nhau: A, B, C, D, E, F. Mặc dù vậy, đền tháp (sau đây gọi tắt là tháp) trong từng nhóm gần như không có liên quan nhiều về thời điểm xây dựng.
    Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng ngắt quãng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Do các cuộc chiến tranh với Đại Việt và Chân Lạp, thánh địa nhiều lần bị cướp phá, bỏ hoang rồi lại được các vương triều sau sửa chữa, xây mới thêm các đền tháp. Kể từ thế kỹ thứ 11, mặc dù vương triều Champa đã chuyển về kinh đô Vijaya nhưng các vương triều vẫn tiếp tục tu bổ và xây mới các đền tháp trong thánh địa. Bài minh văn khắc trên cột đá của tháp B1 có nhắc đến năm 1243. Năm 1243 này là mốc thời gian muộn nhất nhắc đến Thánh địa Mỹ Sơn. Có lẽ sau đó, khi vua Chế Mân dâng châu Ô, châu Lý làm sính lễ cưới hỏi Huyền Trân công chúa, thánh địa Mỹ Sơn dần bị bỏ hoang cho đến khi người Pháp phát hiện.
    Việc xây tháp không chỉ do ngân sách của "nhà nước", có một vài tháp là do họ hàng của vua đóng góp tiền của để xây. Bên cạnh việc xây tháp để hiến dâng cho đấng tối cao, các nô lệ, ruộng đất cũng được hiến dâng kèm theo đó (sẽ bổ sung chứng cứ cụ thể từ sách "Bia ký Champa tại bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng" - 2012). Nghĩa là sẽ các tháp sẽ có ngân sách hoạt động (thu từ ruộng đất) và có người phục vụ bên cạnh các tu sĩ. Rất chu đáo!
    Bia ký gần tháp A1 có nhắc đến cụm từ Nagara Campa góp phần khẳng định tên chính xác của vương quốc là Champa chứ không phải Chiêm Thành như cách gọi của Đại Việt ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư.
    Các tháp đẹp nhất là E4, A1, A10. Hiện nay tháp A1 đang được phục dựng từ ngân sách chính phủ Ấn Độ tài trợ, chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ kỹ thuật. Tuy nhiên, gạch xây tháp vẫn còn là bí ẩn.
    Người Chăm được miễn phí vé thăm quan thánh địa Mỹ Sơn (và các tháp Chăm ở các địa phương khác). Nếu may mắn, gặp đoàn hành hương đồng bào Chăm kèm theo chức sắc tôn giáo (từ Ninh Thuận - Bình Thuận) hành lễ tại thánh địa, bạn sẽ có cảm giác như trở về thời xa xưa!
    Ảnh minh họa, tháp A1 qua nét vẽ của người Pháp
    A1.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/21
    RGBCD, tran ngoc anh and amylee like this.
  12. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Màu tím hoa sim - Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh
    Bài thơ này được nhiều nhạc sỹ phổ nhạc. Tiêu biểu:

    Những đồi hoa sim
    Nhạc sỹ: Dzũng Chinh
    Ca sỹ: Tuấn Vũ


    Chuyện hoa sim
    Nhạc sỹ: Anh Bằng
    Ca sỹ: Như Quỳnh


    Áo anh sứt chỉ đường tà
    Nhạc sỹ: Phạm Duy
    Ca sỹ: Thái Thanh
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/8/21
    DgHien, amylee and tran ngoc anh like this.
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đúng đẹp, từ không có gì mà con người thời đó nghĩ ra kiểu kiến trúc này phải gọi là những thiên tài.
     
    machine thích bài này.
  14. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Tài ở chỗ không dùng vữa (hồ), cả cái tháp chỉ là gạch xếp lên nhau rất khít. Vì có cao thủ @machine ở đây nên chỉ nói đến thế thôi. :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Theo em thấy thì các công trình phi La Mã và tiền xi măng đều dùng kỹ thuật này, có quy mô toàn cầu y như bây giờ xi măng được dùng toàn cầu vậy. Nên là kỹ thuật này không phải là cái tài riêng của người Chăm.
     
  16. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Trước khi có xi măng người ta vẫn dùng một chất kết dính khác. Người Việt dùng vôi tôi trộn mật. Các nước khác thì không rõ.
     
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Kim tự tháp của Ai cập và Kim tự tháp châu Mỹ đều dùng kỹ thuật này với quy mô còn lớn hơn rất nhiều.

    Một số công trình ở nơi ít nổi tiếng hơn, thậm chí ở những hòn đảo cô lập vẫn có những công trình không dùng vữa mà khít hoàn hảo.

    Chẳng phải thành nhà Hồ của người Việt chúng ta cũng là một công trình xuất sắc cả về kỹ thuật xây dựng (không dùng vữa và khít hoàn hảo) và quy mô cũng như giá trị về văn hóa lẫn quân sự, nên mới trở thành di sản văn hóa đó sao?
     
    machine thích bài này.
  18. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Những cái đấy ai cũng biết. Và cách xây dựng cũng là bí ẩn :D
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bí ẩn với chúng ta thôi. Chẳng phải thời đó kỹ thuật đó xuất hiện ở khắp các châu lục hay sao? Á, Âu, Phi, Mỹ đều đủ cả, và tất nhiên tự họ phát triển lấy chứ khả năng học hỏi nhau khá thấp vì khoảng cách địa lý thời đó khó vượt qua và ngoại giao không tốt lắm.
     
  20. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tháp Chăm có kỹ thuật xây dựng kiểu xếp Lego. Dường như xếp xong thì điêu khắc thêm. Có lần ở quần thể Ponagar Nha Trang anh từng nhìn kỹ bề mặt tháp bên ngoài thấy chắc là có điêu khắc để hoàn thiện, các nét hoa văn rất sắc sảo: từ viên gạch nọ sang viên gạch kia rất liền lạc.

    Về kỹ thật xếp khan này nó khó ở chỗ bề mặt của từng viên (đá, gạch) phải rất phẳng, góc giữa các mặt vuông (90 độ), hoặc đúng góc (>90 độ) (ở chỗ có vòm cuốn) thì mới đảm bảo độ khít.

    [​IMG]

    Cái khối bị nứt kia nặng 200 kg, còn ở chỗ khác nặng từ 15 đến 20 tấn. Kích thước dài tới 7 m, cao 1,5 m.

    Không hiểu người xưa dùng kỹ thuật, công cụ gì mà gia công: cắt, mài phẳng mà chính xác đến vậy, giờ với đủ thứ máy móc, bảo chế tác độ chục khối đá như thế chắc không ai làm nổi. Nghe nói Nhật Bản đã từng dùng công nghệ, kỹ thuật hiện đại của mình xây một kim tự tháp mà thất bại.
     
    machine, tran ngoc anh and amylee like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này