Trà phiếm Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/8/21.

Moderators: amylee
  1. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Vừa thấy bác nhắc đến bài này, tôi đăng luôn ở topic kia. Đúng bản có câu "ngục trần gian".

    Gửi tiếp một bài viết về vấn đề này.
     
    DgHien and quang3456 like this.
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vâng, có khi người Tày bây giờ cũng chẳng còn biết tiếng Tày nữa. Trong đoạn thơ trên:
    Sao anh lại nhìn
    Trộm xem em tắm
    Da của em ngần trắng
    Da của ái của êm...

    Nếu hiểu ái và êm theo nghĩa tiếng Kinh thì đó là một lời mời gọi của cô gái. Có người hiểu theo ý này và còn phân tích rằng cô gái khoe mình da dẻ trắng ngần, mượt mà êm ái...
    Còn nếu hiểu ái, êm là mẹ, cha thì lại khác.
     
  3. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Mèn ơi! Tôi không muốn viết nhiều nữa mà bác cứ lôi kéo. :P

    Rất may là người Tày vẫn nói tiếng Tày bình thường chứ không phải như bác nghĩ. Họ còn biết nói tiếng Kinh (đương nhiên rồi), tiếng Nùng, tiếng Dao... Nói chung trừ trang phục và một số thứ hiện đại họ học từ người Kinh, người Trung Quốc (họ sang Trung Quốc còn dễ hơn về Hà Nội, tiền kiếm được cũng nhiều hơn.), họ vẫn giữ được bản sắc.
     
    quang3456 thích bài này.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ở trên đó thì tôi không biết. Cơ quan tôi có 1 người dân tộc Tày (họ Nông) nhưng hỏi tiếng Tày không biết. Có mấy người dân tộc Mường (lý lịch ghi vậy) từ Thanh Hoá, Yên bái... về, nhưng không biết tiếng Mường.
     
  5. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Về bài viết tôi trích trên kia có một số điểm tôi không đồng tình.
    Cảnh chia ly đau xót đó thì đúng rồi, nhưng anh trai Bắc Kỳ đúng là kỳ thiệt chứ không phải kỳ giỡn nghen! :P Nàng là người miền Nam mà anh (có thể nhạc sỹ không nghĩ thế, cái ông viết bình luận tán ra) lo người ta đơn côi giữa những người xa lạ. Thế nàng không có gia đình, bè bạn sao? :D

    Ngay một số câu trong bài hát, chắc cũng được kiểm duyệt, sửa vì mục đích tâm lý chiến, thôi thì thời đại nó vậy, cũng chấp nhận được. cute_smiley8
     
  6. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Cơ quan bác giữa thủ đô ngàn năm văn vật, bạn bác chắc sinh ra cách Bờ Hồ 3km. :p Vài năm mới về quê một lần ở vài ngày rồi lại về đi làm. Thì làm sao mà biết tiếng Tày? :)

    Nói thế này thì dễ hiểu hơn. Nếu một cộng đồng đủ lớn, thì những người sinh ra, lớn lên trong cộng đồng đó vẫn có bản sắc của cộng đồng đó. Điển hình là dân Bắc 54, rồi Bắc đi kinh tế mới sau này trẻ con vẫn nói giọng Bắc, và có phong cách Bắc một cục. Ngay trong thư viện này cũng có luôn, bác ấy nói và có phong cách Hà Nội hơn cả người Hà Nội. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/21
    quang3456 and tran ngoc anh like this.
  7. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Em nghĩ nàng không phải người miền Nam, mà di cư vào Nam năm 1954, nên nhạc sĩ đau buồn vì chia ly, nhớ nhung người em gái, lo lắng em gái côi cúc giữa nơi kim tiền cạm bẫy.

    “Lòng anh như giấy trắng thanh tân ép hoa tàn”

    Câu này chắc nhạc sĩ đành buông xuôi. Mà “đường đêm Catinat” là gì vậy anh Ba? Ồ, em mới gút gồ “đường đêm Catinat” rồi hí hí.
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vừa nghe một clip tiếng mường, phát âm "hay" sub Việt là "thường", cách dùng từ này rất miền Tây, "hay tắm vào buổi sáng" = "thường tắm vào buổi sáng".

    Hay quá trình di cư vào Nam có một số người Mường nhỉ? Họ đem từ vựng, hay chọn từ vựng khác với cách dùng của người Kinh Bắc.

    Clip này cùng với sub Việt, nghe có thể hiểu được 20-30% các từ tiếng Mường này, thậm chí có câu 5 đến 7 từ trùng khớp hoàn toàn sub Việt.

     
  9. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Đường Catinat là đường Đồng Khởi bây giờ.

    Thời trước 1954 thì người Nam và Bắc vẫn có giao lưu bình thường. Nên một người Hà Nội yêu một cô gái Sài Gòn là bình thường. Vì bất lực trước sự ngăn cách của sông Bến Hải nên nỗi nhớ càng thêm day dứt, cồn cào. Trời Hà Nội đêm giao thừa rất lạnh nên càng tăng thêm nỗi day dứt, cảm giác cô đơn. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/21
    amylee thích bài này.
  10. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Cái nỗi xa cách ấy đâu ngờ tới hai mươi năm. Thôi vĩnh biệt vậy. :p
     
  11. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Người Tày có đặc sản là hát then, bản thân người Tày vẫn thường nghe, mà nghe bằng tiếng Tày luôn, loa bluetooth giờ rẻ mà. Tôi thì không kiếm được đành đưa tạm hát tiếng Việt vậy. Các nàng sơn nữ này chơi đàn tính tẩu (đàn bầu), mặc trang phục dân tộc Tày.
     
  12. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Mới đầu nó mới day dứt, ở cái năm 1956 ấy. Năm mà theo hiệp định Genève tổng tuyển cử thống nhất. Thử tưởng tượng 2 năm xa cách đến lúc nghe tin không có tổng tuyển cử, thì đúng là trong sự xót xa day dứt còn thêm cả nỗi tuyệt vọng, rồi hy vọng mơ được đón người yêu giữa cầu Hiền Lương.
     
    amylee thích bài này.
  13. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Còn giọng hát của cụ Ngọc Bảo có cách luyến láy rất hợp với guitar Hạ Uy Di (Hawaii)
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy mới gọi là ngữ hệ Việt- Mường. Các nhà nghiên cứu còn nói tiếng Mường rất gần tiếng Huế và nam Trung bộ, vd như phát âm thanh sắc thành nặng và chuyển a - e: bánh lá - pẹng lạ...
    Còn những từ ngữ mới và xa lạ như chủ nghĩa XH, chính phủ... thì tất nhiên phải dùng tiếng Việt, chỉ có cách đọc khác.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chính xác là nàng di cư vào Nam rồi, khoảng cuối năm 1954. "Nhưng một sớm mùa thu, giữa chân trời tím ngát, nàng đi gót hài xanh. Nàng đi cho dạ sao đành. Đường quen lối cũ ân tình nghĩa xưa..."
    Ông cụ thân sinh tôi cũng có người yêu di cư vào Nam và cụ hay hát bài này.
     
    amylee thích bài này.
  16. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Còn cụ Ngọc Bảo danh ca một thời, tiền kiếm được mỗi tuần đủ mua xe hơi, nên nổi tiếng đất Hà thành là một tay tay chơi tài tử, nghệ sỹ, vài tháng thay xe một lần. Đốn tim không biết bao nhiêu người, trong đó có một công tằng tôn nữ ở Huế.
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Không đâu bác, nhiều người mới chuyển về HN thôi nhưng ở quê họ cũng không biết tiếng dân tộc luôn. Là dân tộc thiểu số trong lý lịch thì được cộng điểm thi đại học và thi công chức, nếu không chắc nhiều người cũng không ghi vậy.
     
  18. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Tôi nghĩ chỉ là tình cờ. Người Việt ở quãng Huế và nam Trung bộ sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ người Chăm. Còn cách nói a thành e chỉ thấy nặng nhất ở Phú Yên và Khánh Hòa. "Ở Nhe treng có cé cầu đé". :P
     
  19. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Vậy thì họ (vùng đó) mất gốc thật.

    Vừa hỏi được bố là bá, mẹ gọi là mé. Tiếng Tày cũng có phương ngữ, có thể độ chia cắt còn mạnh hơn tiếng Việt do đi lại giữa các địa phương miền núi rất khó khăn.
     
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi cũng không biết, nhà nghiên cứu họ có công trình so sánh từ vựng và ngữ âm nên mới rút ra nhận xét đó, tôi chỉ nhớ một vài VD tiêu biểu.
    Một số VD khác: nhọc thay cho mệt. Tiếng Mường mỏl là mỏi, mòn... Tiếng miền Nam xưa cũng dùng chữ mỏn như mỏn chí... Hay mõl là người, miền Nam xưa t'moi là người, sau thành chữ "mọi"
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này