Trà phiếm Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/8/21.

Moderators: amylee
  1. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Đợt Seagame vừa rồi, ấn tượng với Chương Thị Kiều nên rất thich bản này, nghe đi nghe lại không chán. Bản tân cổ này viết trên nền ca khúc Kiên Giang mình đẹp lắm. :D
     
    amylee thích bài này.
  2. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Hơi sến súa nha anh Ba :p.
    Đang ngó cái kia, shock toàn tập :oops::p.
     
  3. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nhạc bolero chắc chỉ sến đến cỡ đó :P Dòng này bị cấm từ năm 1954 đến 1995.
    Đừng đọc quá lâu trong một thời điểm nhé. Không ngộ độc đấy. Anh Ba đọc từ 13 năm trước nên miễn dịch luôn rồi. :P
     
  4. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Em sợ mình bị lây độc quá. :p:p:p
     
  5. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Thầy dùng ví dụ này thì không hay rồi. Đôi chân gọi là cặp giò. Gõ "cặp giò" lên google ra cả đống chưn dài.

    Những cặp giò “nhìn là ngán” của các cầu thủ bóng đá

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    quang3456 thích bài này.
  6. machine

    machine Sinh viên năm I

    phòng tuyến Du Long → Phan Rang, Ninh Thuận
    Không phải chiến sự bay mất 3 tháp đâu. Thời Pháp thuộc có viên quan Pháp ra lệnh dỡ gạch từ cụm tháp đó ra để làm đường đó :D
    Ở Ninh Thuận có cụm tháp Hòa Lai, dân ở đó gọi là Ba Tháp.
    Cụm tháp này nằm ngay cạnh đường 1, đã trùng tu cả 3 tháp xong rồi. Update: đoạn này mình nhớ nhầm. Mới xong 2 tháp ngoài thôi. Tháp giữa chỉ còn móng, chưa trùng tu gì hết.
    Theo các bằng chứng khảo cổ, đây là 3 cụm đền tháp nằm cạnh nhau chứ không phải 3 tháp Chăm riêng lẻ.
    Cụm tháp này nổi tiếng đến mức còn được đặt tên cho một phong cách kiến trúc tháp Chăm là phong cách Hòa Lai (cụ thể như nào thì chưa tìm hiểu kỹ).
    Người Chăm ở Ninh Thuận có truyền thuyết truyền miệng là cụm tháp này không phải do người Chăm xây dựng (dù các bằng chứng khảo cổ khẳng định điều ngược lại) nên họ không thờ cúng. Hiện nay cụm tháp gần như bỏ hoang.
    Thôi thì lạc đề lần cuối.
    Đền tháp Chăm là nơi linh thiêng thờ thần linh. Quý vị bằng hữu trên đường thiên lý có ghé qua vui lòng phục trang nghiêm túc chút, không nên mặc quần áo quá ngắn các thứ :p.
    Người Chăm không dùng que hương như người Việt, thay vào đó họ dùng trầm. Do vậy không nên mang que hương đến tháp Chăm. Hơi nhạy cảm chút, người Chăm phản đối ban quản lý các tháp Chăm đốt que hương trong tháp mà chưa có kết quả.
    Ngoài ra, hơi thừa thãi chút. Đền tháp Chăm là của đạo Bà La Môn (Chăm Ahier), kiêng thịt bò. Nếu có cúng đồ mặn ở tháp Chăm nên tránh thịt bò, giò bò :p
    Ngoài ra, tượng Nữ thần Po Nagar trong tháp Bà - Nha Trang hiện nay không phải nguyên bản đâu. Bản sao nằm ở nhà trưng bày phía sau tháp. Là tượng nữ thần ngực trần. Có lẽ ban quản lý (người Việt?) cho rằng thế là không nghiêm túc nên thay bằng tượng chả có liên quan gì đến nguyên bản :p
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/9/21
    RGBCD and amylee like this.
  7. machine

    machine Sinh viên năm I

    Khổ quá, machine là máy móc, công việc nhà cháu có liên quan đến máy móc các cụ ạ :D
    Không liên quan đến xây dựng kiến trúc gì hết.
    Các cụ đọc xong rồi chút nữa có cụ mod nào đi qua xóa post này giúp nhà cháu.
    Không muốn tiết lộ thông tin cá nhân nhiều quá :D
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ở đây thì lo gì, mau về edit lại cái Facebook cá nhân đi kìa, chỗ đó mới bị rò thông tin dữ dội nhất. Ở đây thì chỉ khéo lo xa :D
     
    RGBCD thích bài này.
  9. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Đúng là nằm cạnh đường 1 rồi bạn theo chiều từ Phan Rang đi ra Bắc thì nó ở tay phải. Tôi không biết tên Hòa Lai, dân ở đó gọi là Ba Tháp.
     
  10. machine

    machine Sinh viên năm I

    Mình vừa edit lại :D
     
    RGBCD thích bài này.
  11. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Hóa ra xong rồi à? Lâu lắm rồi không đến Phan Rang nên không biết. Nha Trang thì tôi rất hay đi. Để hôm nào đến đó sẽ đến Po Nagar tham quan lại.
    Còn tháp ở gần ga Tháp Chàm - Phan Rang thì sao?
     
  12. machine

    machine Sinh viên năm I

    Bạn RGBCD khéo gợi chuyện quá :p
    Gần ga Tháp Chàm là tháp Po Klaong Garai. Theo như văn tự cổ khắc trên các trụ cửa của tháp được các nhà nghiên cứu Pháp giải mã thì tháp này do vua Chế Mân (Jaya Simhavarman III) tu bổ (hoặc xây dựng). Vua Chế Mân là người cưới hỏi Huyền Trân Công chúa.
    Trong tháp có tượng vua Po Klaong Garai tạc trên linga, gọi là mukhalinga.
    Tháp Po Klaong Garai là nơi khôi phục lại lễ hội Katê vào năm 196 mấy đó.
    Theo một số bà con Chăm kể lại, năm 196 mấy đó, có phái đoán chính quyền Sài Gòn về thăm Phan Rang đúng dịp lễ Katê. Khi đó có trung tá Dương Tấn Sở (người Chăm) là quận trưởng quận An Phước có đưa ra ý tưởng đưa thêm phần ca múa nhạc vào lễ hội Katê vừa để chào mừng phái đoàn chính quyền Sài Gòn vừa để lễ hội thêm phần tưng bừng. Truyền thống này duy trì được một thời gian đến sau giải phóng bị ngắt quãng rồi lại được khôi phục và duy trì đến ngày này.

    Ca sĩ Chế Linh mà bạn tranngocanh nhắc đến hôm trước sinh ở làng Hữu Đức - Ninh Thuận (palei Hamu Tanran).
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/9/21
    RGBCD thích bài này.
  13. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Tôi muốn biết thêm mà.

    Thôi đây là đề nghị cuối. Bạn nói về thánh địa Mỹ Sơn đi. :P
     
  14. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Vẫn đang nghe tiếp Đào Hoa Khách. Đọc thông tin phát hành thì có một số thắc mắc. Thứ nhất, là mấy bản này chỉ có audio sao? Chỉ có Sài Gòn sản xuất hay sao? Và ngoài miền Tây mê cải lương thì dân miền Đông cũng mê nhỉ? À, định hỏi Nam trung bộ thì nhớ ra dân Nha Trang cũng nhiều người lớn tuổi mê. Lớp trẻ ít thấy nghe, người Nha Trang ở cạnh anh thì chưa thấy nghe bao giờ. :P
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    @RGBCD vừa nhớ ra cách giải thích, tiếng Sài Gòn rất khác tiếng vùng miền Tây, nên là có nhiều từ anh thấy họ hát rất khác,.

    SG theo em nghĩ có nhiều đợt nhập cư chứ không phải một loại giọng đơn nhất. Nên sẽ có pha lẫn các cách nói. Như anh thấy trong tuồng xưng "tôi" khá nhiều.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/21
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhân nói đến eng ả, eng ún... lại nhớ đến một từ khác được cho là từ láy: êm ái. Trong tiếng Tày: êm là mẹ, ái là cha, mẹ cha thì phải êm ái rồi.
    Như trong bài thơ:
    Sao anh lại nhìn
    Trộm xem em tắm
    Da của em ngần trắng
    Da của ái của êm...
    Bác @Dr. No từng ở Cao bằng, tiếp xúc nhiều với người Tày, bác thấy có đúng không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/21
  17. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Người Tày chắc chắn không có cách sống như người Việt rồi. Họ đâu có được/bị Hán hóa, hay đúng hơn "người bạn lớn phương Bắc" không rảnh để đồng hóa họ. Vì thế văn hóa, cách sống của họ vẫn rất chân chất, nguyên bản. Nhất là trong cái thời mà sự giao lưu thương mại rất khó khăn giữa miền xuôi với miền ngược.

    Nhưng năm nay thì đã khác xa rồi, do đường xá đi lại rất dễ dàng, như có lần tôi đã nói: ít nhất thì một ngày từ bến Mỹ Đình có một chuyến xe chất lượng cao lên tận cửa khẩu. Vì thế người Tày đã xuống tận Hà Nội rất đông và rất thường xuyên. Riêng lý do này đã khiến người ta hiện đại lên nhiều, mất dần bản sắc. Ngoài ra, ngay tại Cao Bằng cuộc sống cũng trở nên hiện đại, thành phố Cao Bằng cũng hiện đại lắm rồi, siêu thị, quán xá, khách sạn.... cũng đầy rẫy, nên dù muốn dù không cũng hiện đại hóa đến tận vùng sâu, vùng xa. Họ vẫn chân chất nhưng bản sắc cũng mất nhiều. Giờ người Tày, người Dao, người Nùng... ăn mặc và nói năng không khác gì người Kinh.

    Khi xưa nam có một khu vực suối để tắm riêng, nữ một khu khác và cấm xâm phạm, nếu vi phạm bị bắt thì sẽ bị phạt rất nặng, vì thế mới có vụ xem trộm. Bây giờ tập tục đó đã bỏ hẳn rồi, nhà họ cũng có công trình phụ y người Kinh, có các dự án cấp nước sạch đến tận nhà.

    P.S Tôi dùng sự "giao lưu thương mại" vì đó là động lực mạnh để trèo non vượt biển đến với nhau. Trong quá trình buôn bán đó văn hóa cũng được trao đổi luôn.
     
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vâng, ý tôi hỏi là cái vụ "êm ái" ấy, tiếng Tày có đúng là "mẹ cha" không?
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nói về nhạc tiền chiến, bài Gửi người em gái miền Nam có lẽ là nhiều phiên bản lời nhất.
    Hình như nguyên bản có 2 lời, trong lời 1 có câu: Rồi từ ngày ấy sống trong Nam nơi kim tiền. Ngục trần giam hãm tấm thân son, đôi mắt huyền. Đời nghèo không lối thoát, em tôi đành thôi, cúi đầu mà đi...
    Có lẽ các ca sĩ trong Nam đã sửa lại: Rồi từ ngày ấy nước sông ngăn cách đôi lòng. Thuyền tình vô lỡ bến cô liêu không ai ngờ. Đời nghèo xa cách mãi, em tôi đành ôm mối sầu mà đi...
    Còn đoạn 2 có câu: Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ. Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng... Câu này, miền bắc thì cho là lạc quan tếu. Còn miền Nam thì bỏ luôn đoạn 2, nhập vào đoạn 1.
    Ngày nay, cũng không nhiều ca sĩ hát cả 2 lời và cũng không hát lời nguyên bản, có lẽ để tránh phản cảm với người miền Nam.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/21
    RGBCD, tran ngoc anh and amylee like this.
  20. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tôi không học tiếng Tày. Cũng không hỏi nhiều về thứ tiếng này. Tuy nhiên trong danh bạ đt có lưu số vài người. Có gì tôi sẽ hỏi sau nhé.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này