Trà phiếm Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/8/21.

Moderators: amylee
  1. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Thế có nghĩa là "Năm lần bảy lượt", hay quá, cảm ơn anh Quang!:rose:
     
    RGBCD and quang3456 like this.
  2. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nói về vụ phương ngữ của một vùng hẹp, chắc chỉ một huyện. Xưa ở một phía của thành phố Nam Định chỉ có một cái cầu treo Đò Quan. Cho nên dân ở đó quen với từ "cầu treo" đến mức cầu gì cũng gọi là "cầu treo" hết. Vì cái cầu treo Đò Quan rất hẹp cho nên nhà nước xây một cái cầu mới to đẹp hơn, nhưng không phải là cầu treo. Tôi có quen một bạn là kỹ sư chuyên ngành cầu, về đó chơi thì mẹ anh bạn hỏi: "Mày đi qua cầu treo Đò Quan mới à?", thấy cũng mắc cười nhưng vì nó đã trở thành phương ngữ nên không thắc mắc. Giờ nghĩ lại chỉ thấy hay hay, vui vui thôi. :)

    P.S Không khai phản ứng của anh bạn kia đâu. :P
     
    amylee thích bài này.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bài này theo giai thoại là NB làm gà cho đám trai làng trong buổi hát đúm đầu xuân, lúc ấy ông mới 13 tuổi. Hát đúm có phần hát đố, ai không trả lời được câu đố là thua. Trai gái trong làng hát đúm với nhau cũng để tìm hiểu nhau nên có nhiều câu rất bạo dạn lả lơi, không nên căn cứ vào đó mà đánh giá.
     
    amylee thích bài này.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đúng vậy trong Nam ít dùng vở để chỉ vở cải lương, có chăng là dùng trong ghi chép, truyền thông..

    Tập vở học sinh thì văn nói chỉ dùng từ tập.

    Và mình cũng thấy từ cải lương trong những cuốn Lê-nin toàn tập - "chủ nghĩa cải lương" - và nghĩa của nó là chủ nghĩa sửa đổi để tốt hơn, chứ chắc chắn Lê-nin không bao giờ có việc gì để nhắc đến tuồng cải lương của Việt Nam.

    Trước đây có phong trào "cải lương" tuồng kịch ở miền Nam, từ đó từ cải lương mang nghĩa mới, đại diện cho thể loại tuồng "Việt Nam" hơn, dân dã hơn.

    Còn một nghĩa nữa của từ cải lương này rất được hay dùng trong đời sống. Khi có người nói điều gì hơi khó tin: "nói chuyện như cải lương dậy?"; khi diễn tả sự việc có tính chất nghiêm trọng: "chết thiệt chứ không phải chết cải lương đâu nghen con!"

    :D
     
    RGBCD, Caruri Tlkd and amylee like this.
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trong tiếng Mường, ả là chị, ún là em, eng là anh... phải khá lớn, được tôn trọng mới gọi là ả. Nhưng con gái nhà lang dù nhỏ cũng được gọi là nàng ả rồi, cũng như con nhà đại gia thì ô sin phải kêu bằng cô, cậu... Nàng là từ dành cho nhà lang, vợ cả của lang gọi là bà nàng, vợ 2 vợ 3 không được, chỉ gọi là máng nhì máng ba...
    Eng ả là anh chị, có lẽ sau này thành từ êm ả hay óng ả bởi vì anh chị thì phải êm ả và óng ả rồi.
    Truyện Kiều không chỉ dùng chữ ả chỉ 2 chị em Kiều lúc còn nhỏ, ngoài ra còn có:
    Bày vai có ả Mã Kiều...
    ...Bên thì mấy ả mày ngài
    Bên thì ngồi bốn năm người làng chơi...
    Như vậy, sang tiếng Việt thì ả đã mang một sắc thái khác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/21
    amylee and Caruri Tlkd like this.
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Theo mình thì không phải "sang tiếng Việt" mà nó vốn là di sản chung của ngữ hệ Việt-Mường, từ một thứ tiếng cổ hơn tổ tiên chung tạm gọi là Việt Cổ, sau khi tách ra thành Việt từ ả sẽ mang sắc nghĩa như chúng ta đang dùng, trong tiếng Mường sẽ mang sắc nghĩa như bạn vừa phân tích, dầu vậy, hai sắc nghĩa cũng vẫn còn khá tương đồng như cái cách cụ Du dùng.
     
  7. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Ở trong Nam xài từ "cải lương" thì ngoài Bắc có từ "kịch" với nghĩa tương tự: vẻ mặt thằng cha này rất kịch tức có vẻ hắn không thật lòng, diễn viên đóng phim kịch quá tức diễn xuất không tự nhiên.
     
    amylee, RGBCD and tran ngoc anh like this.
  8. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Đúng là xưa đọc truyện cổ Mường hay gặp từ "ả" này, hồi nhỏ tôi hiểu nghĩa như "cô" thôi.

    Bác có nhắc đến "ún là em", trong khẩu ngữ bây giờ có "em ún" (chứ không phải em út), phải chăng từ này xuất phát từ một ông tộc Mường?
     
    quang3456, RGBCD and tran ngoc anh like this.
  9. machine

    machine Sinh viên năm I

    Người dân vùng Quảng Trị - Thừa Thiên (vốn là đất Champa cũ) dùng từ "mụ" thay cho từ "bà".
    Trong tiếng Chăm, từ bà là muk (phát âm gần giống mụ, file đính kèm).
    Mình cho rằng từ mụ có nguồn gốc từ tiếng Chăm.
    Niềm tin đó bị lung lay đôi chút khi gặp từ "bà mụ", không lẽ có nghĩa là bà bà :p
     

    Các file đính kèm:

    tran ngoc anh thích bài này.
  10. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Về chèo thì có nhiều vở hay, kinh điển như Quan âm Thị Kính, có nhiểu cảnh hài hước châm biếm, ngoài nhân vật chính còn có mấy nhân vật thú vị là Thị Mầu::tính cách nổi loạn, lẳng lơ, mẹ Đốp sắc sảo, hoạt ngôn, nên với tôi vở này là nhất, rồi Lưu Bình - Dương Lễ, Duyên nợ ba sinh (có 1 ebook về vụ này), Tấm Cám, còn một số không nhớ tên.

    Về ca kịch cải lương xưa có nhiều đoàn lưu diễn ngoài Bắc và TV cũng phát, dân ngoài này cũng từng rất mê, tôi chỉ nhớ: Ngày tàn của bạo chúa, Đời cô Lựu (sau câu "đời cô Lựu" thành câu cửa miệng ở Hà Nội), Giữa hai màu áo: có hai chị em sinh đôi một hiện đại, một quê một cục, cùng có mối lương duyên với anh Sinh "cù lần", cô quê một cục có nói câu: "ăn thịt chuột, tắm ở Cổ Cò càng mát". :D

    Đài tiếng nói VN cũng thường xuyên phát ca vọng cổ, còn nhớ bản Cô gái tưới đậu, lâu không nghe radio nên quên mất một số.
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  11. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    À, trẻ con cũng mê cải lương nữa. Còn nhớ mấy cậu nghịch ngợm luôn mồm ca: "Ăn đi trung sỷ, em ở nhà lái (lấy) Mỹ sanh coong, sao nài yêng chuyểng nức noong, ăn zề ăn có đứa coong ăn bồng....". Chịu không nhớ nổi trong tuồng nào. :P
     
    amylee thích bài này.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Rất có thể! Vẫn thấy hai từ "mụ già" và "bà già" đồng nghĩa, chỉ là không rõ "mụ già" được dùng nhiều ở vùng nào trước tiên.
    Mình cũng thấy phương ngữ Trung bộ ảnh hưởng rất lớn lên Nam bộ (rất nhiều cách phát âm của dân vùng Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang y hệt dân Phú Yên, Bà Rịa), vì dầu gì cũng là dân ở đó di cư vào Nam nhiều nhất mà tạo nên Miền Nam (vẫn có rất nhiều đợt di cư trực tiếp từ đồng bằng sông Hồng).
    Vậy dân vùng này phát minh ra từ "mụ già" trong tiếng Việt rồi :D
    Y hệt như cái cách từ Hán-Việt đi vào tiếng Việt, rất nhiều từ ghép trong tiếng Việt là một từ gốc Việt đi với một từ gốc Hán.
    Vậy theo đó từ "mụ già" là một từ Chăm-Việt?
    haha, bà mụ lại có nghĩa khác, có nghĩa là bà đỡ, mụ sanh, người đỡ đẻ, đây là từ miền Nam, hay ít nhất là cách dùng phổ biến trong Nam.
     
    amylee and machine like this.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vâng, tùy ý bạn, tôi biết về ngữ hệ Việt Mường nhưng tôi vẫn gọi là sang tiếng Việt, vì rằng sang tiếng Việt như cụ Nguyễn Du chỉ gọi trẻ em gái hay phụ nữ vai vế thấp là ả, còn Kiều hay Vân khi lớn rồi thì gọi là nàng.
     
    amylee thích bài này.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi cũng không biết em ún có phải là từ kép không hay là nói trại từ eng ún nghĩa là anh em. Nếu vậy, sang tiếng Việt, em ún lại mang sắc thái khác. Cái này bác nào hay đi em ún mới biết.
     
    amylee thích bài này.
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vâng, trong case này thì sang hay tách gì cũng vậy, đều chỉ là giả thiết chứ không thể có một kết luận chắc chắn được :D
     
  16. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Dân vùng Huế gọi bà là mệ (mệ nội, mệ ngoại), còn gọi mẹ là mạ. Một năm rưỡi sống ở Thừa Lưu, Lăng Cô nghe mòn tai luông! :P
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Lại nhớ tới từng nghe chửi với một biến tấu khá là Nam Bộ của từ này, "mụ nội mầy"... đơn giản của cách chửi này là dùng một từ mang sắc thái khinh thường ghép với một từ chỉ người thân, ví dụ: "mụ" nội mầy, "thằng" cha mầy, "con" mẹ mầy...

    Xin lỗi về các từ tục tĩu vừa minh họa cho luận cứ, đừng ban mình nhé ^^
     
    amylee thích bài này.
  18. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Tranh thủ "bắt giò". :P Dân miền Nam (tính từ sông Gianh trở zô) hỏng có xài "vâng", chưa từng nghe thấy ở trỏng. Chỉ thấy "dạ". :D
     
    amylee thích bài này.
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Từ "mụ" có nguồn gốc chữ Hán, vd chùa Thiên Mụ. Có thể chữ muk cũng ảnh hưởng từ chữ Hán. chrome_screenshot_1629614614909.png chrome_screenshot_1629614588808.png
     
    amylee thích bài này.
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Dùng trong văn viết thì viết phương ngữ nào mà không được :D

    Khi nói thì mới vì quen miệng mà không thể nào nói "vâng, ạ" được thôi, khi nói thì dù khá cố gắng vẫn sẽ lòi ra cái chất phương ngữ của mình thôi hà :D

    Mà anh dùng từ "hỏng" lại lạc nghĩa đi mất ^^

    Với lại dùng "giò" để bắt lỗi phát âm Nam thì cũng trật nốt haha
     
    amylee thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này