Cái này bạn hiểu hơi sai xíu, kẻo phạm tự ái của nhiều người theo thiền. Thích Nhất Hạnh sáng lập đạo Bụt, tuy rằng đường hướng tôn chỉ là theo phật pháp nhưng có lề lối riêng. Ngoài đạo Bụt của Thích Nhất Hạnh thì vẫn còn nhiều phái, chi khác trong Phật giáo không ngăn cản chuyện vợ con. Kiểu như thiền ở Nhật vậy. Xin đính chính.
Tiện thể đôi lời với chủ thớt. Đã trải những tháng năm trắng tay, lao đao lo cho con đi học, lao đao miếng ăn từng ngày, chỗ ngủ mỗi đêm... nếm đủ cái cô tịch, cái bất lực của bản thân trong đời sống kim tiền. Mọi lý tưởng đều trở nên quá cao xa đến mức ảo tưởng, đến mức viễn vông. Cho đến một giai đoạn tự nhận thấy rằng phải cày, kiếm gì đó để cày, kiếm cho được việc để cày, cuộc sống sẽ ngừng lại khi ta nằm xuống, nhắm đôi mắt, thẳng đôi tay mỗi đêm và khi bình minh thức dậy, ta phải sống, tiếp tục sống. Kiểu như là "bị" sống vậy. Làm mọi việc cho dù có dơ bẩn, có cực khổ đến mấy miễn có được đồng tiền và giữ cho mình không phút nào ngơi khi mặt trời chưa lặn. Hầu như ai cũng có một thời chênh vênh như vậy, thành thử nếu gặp một lúc chênh vênh cứ trấn tĩnh rằng, điều đó cũng... bình thường thôi ^.^ Đạo học tìm kiếm lối thoát cho tâm hồn bị mắc kẹt, bị rối loạn, bị mất đi nhân tính, đạo đức v.v.. còn chênh vênh thì... bạn biết đó. Cần tìm một điểm tựa để bấu vào, vịn vào, để tồn tại trước khi lại sức để bơi tiếp. Điểm tựa đó phải hiện hữu và thực tế hơn cả thực tế. Ví dụ con bạn, vợ bạn, cha mẹ bạn, người thân yêu của bạn... những điểm tựa tuyệt vời. Hãy nhìn vào mắt những đứa con, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì. Thân ái.
Cả thế giới? Hay là chỉ thế giới thứ 333 ? Người phương Tây vốn đã có lối sống phương Tây rồi, thì cần gì phải du nhập thêm lối sống phương Tây nữa? Bây giờ thì phương Đông đang học phương Tây về tiền để có cuộc sống giàu có về mặt vật chất . VN ở châu Á, phương Đông. Còn phương Tây đang học phương Đông về mấy cái thiền, yoga, asana, kamasutra... để có sự giàu về tâm hồn. Đấy, thấy ngoài hiệu sách đầy các sách mấy người tây ba lô đi khám phá Tây Tạng , Ấn Độ huyền bí đầy ra đó. Giờ thế giới đang giao thoa học tập lẫn nhau mà, có thiên về bên nào đâu??? @sannyas60 : Bài viết lưu ý không "nhân tiện" đề cập đến chủ đề "thời sự" nhé. Đã biên tập lại cho phù hợp với quy định đăng bài tại diễn đàn. Người chỉnh sửa: teacher.anh.
Nếu chưa có "bình tĩnh", tôi hay nóng vội, chụp giựt, thì tôi nên làm gì? Tôi xin được bạn chia sẻ bởi như bạn nói, bạn có thừa bình tĩnh. À mà giờ tôi nghĩ tôi cố gắng hết sức, nếu không đạt mục tiêu, tôi mĩm cười tìm mục tiêu khác. Vậy là tôi sẽ bình tĩnh rồi phải không
Mình chỉ nghe nói và thấy người tập thiền, ngồi thiền, chưa nghe tới "người theo thiền". Bạn giải thích rõ thêm ba chữ đó được không? Mình e rằng trong #22 bạn đang dùng chữ thiền chưa ổn lắm. Thích Nhất Hạnh chỉ là dựa hơi Phật giáo, chế ra nhiều thứ ví như thiền Ôm (chế từ thiền quán niệm hơi thở trong Phật giáo). Chính mấy cái gọi là "lề lối riêng" của ông ấy đưa ra nếu ai tinh ý sẽ nhận thấy nó đi ngược lại với những gì ông ấy giao giảng và càng ngược nhiều so với Phật giáo. Ví dụ như "10 Giới Sa Di và Sa Di Ni" mà ông ấy viết. Mình đang trao đổi, thảo luận về lý thuyết (những gì A nói) và thực hành (những gì A làm), chỉ vậy thôi, không có chửi bới, lăng mạ gì A. Vậy cũng mong các bạn hâm mộ, kính trọng A đừng tự ái nhé. Mình rất ngưỡng mộ Thích Ca Mâu Ni, nhưng không vì vậy mà thấy ai bảo ông ấy dở hơi, giáo pháp của ông ấy là con người triệt tiêu đấu tranh,... dù có nói ngược nói xuôi gì thì mình cũng thích hỏi người đó để hiểu thêm về quan điểm mà họ nhận định về ông ấy. Tâm trí đâu mà đi tự ái mấy chuyện như vậy chứ nhỉ.
Mỗi con đường (theo cách nói của bạn) chỉ là thành công ở một khía cạnh mà thôi. Cuộc sống ngoài tiền bạc, vật chất, tinh thần, cảm xúc còn có sức khỏe, gia đình bạn bè, xã hội, vui chơi giải trí, học tập, làm việc, cống hiến... Hãy xác định thật rõ ràng điều bạn thực sự muốn là gì ở từng khía cạnh trong LifeWheel của bạn.
Mình là người Công Giáo. Nên khi nói về một tôn giáo khác để người ta không cười thì phải khách quan. Theo thiền, là những người có thể từ bỏ gia đình, cuộc sống để theo một thiền phái, cũng như đi theo một đạo nào đó, rồi lại có thể quây về với gia đình và cũng được làm một thiền sư. Chỗ không ổn của câu tôi nói có lẽ là không nói đích những người theo thiền của đạo Bụt. Về riêng Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nếu người ta quan tâm thì có rất nhiều tư liệu để tham khảo và đánh giá. Có người yêu, kẻ ghét, chuyện xấu, chuyện tốt. Nhưng bàn làm gì? Ý ở đây là ông và đạo của ông không ngăn cản việc đó. Tôi kính ông ta vài mặt, phần còn lại thì xin khách quan. Sở dĩ mình đính chính, bời điều đó có thể khiến cái nhìn có thể lệch về một người, và có thể là cả một tôn giáo. Nhường lại chủ thớt và những ý kiến góp ý với chủ thớt nhé. Thân ái.
Em muốn bày tỏ suy nghĩ: Vấn đề là bác Tàu ngưỡng mộ Thích Ca Mâu Ni nên có phần so sánh và đối chiếu. Nhưng chính Đức Phật cũng bảo Ngài là duy ngã độc tôn, Ngài nhìn thấy cái khổ của chúng sinh trong vòng sinh, lão, bệnh, tử, ái, dục và Ngài thoát ra khỏi tất cả. Trong bối cảnh Ấn Độ cách đây từng đấy năm so với cả một phương Tây gặp gỡ phương Đông của hiện tại, tại sao người ta lại không thể vừa tỉnh thức lại vừa thuận tự nhiên được nhỉ, yêu thương mà không khổ đau là cốt lõi. Nếu tu mà cứ phải giống Phật mà không thể được như tư tưởng của Phật thì thành máy móc, che dấu nên ngày nay mới xuất hiện nhiều người khoác chiếc áo nhà Phật nhưng không hề tỉnh thức, u mê, lầm lỗi.
Ý mình là bây giờ văn minh phương tây đã lan tràn sang gần hết phần còn lại của thế giới. Nói về 3 con đường mà chủ thớt đưa ra thì mình ủng hộ cách đi theo phương tây, nó hướng vào hành động - chủ động. Còn 2 ý kia thì vì mình không hiểu lắm nên có cảm nhận nó giống như đang “đóng cửa ngồi một mình” (cụm từ này chôm của Snake, hì! Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). Không phải là phản đối 2 lựa chọn sau mà vì thấy mình hợp với lựa chọn 1. Biết đâu khi hiểu rõ hơn về 2 ý sau lại chạy theo mà bỏ phương tây thì sao.
Theo mình được biết Thích Nhất Hạnh chưa khi nào nói, viết ông ấy là người sáng lập đạo Bụt. Không phải ông ấy sáng lập đạo Bụt mà là ổng giải thích và đi theo hướng tiếp hiện. Bạn dùng từ "sáng lập" nghĩa là ổng là giáo chủ rồi. Còn nói về vợ ông ấy, thì thông tin trên wikipedia không có ghi vợ. Lẽ ra nên ghi thêm thông tin vợ ông ấy nữa cho rộng đường thông tin, nhưng có lẽ vẫn còn ngại dư luận. Mình chỉ nói vậy thôi, ai muốn biết thì tự tìm hiểu thêm.
Mình thì không tin vào mấy chuyện như: Thích Ca Mâu Ni sinh ra từ hông bên phải của mẹ ông ấy, sinh ra là đã biết đi, bước đến đâu hoa sen nở dưới chân, chỉ tay lên trời chém mấy câu đại loại như thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn,... Đó chỉ là lời của những kẻ cuồng Phật, tô son trát phấn biến Phật thành tượng ngồi trên cao, xa lạ với mọi người. Trải qua hơn hai ngàn năm, đã có quá nhiều người "chế" đủ kiểu, thành ra bây giờ rất khó mò ra con đường Thích Ca Mâu Ni đã đi. Có quá nhiều lớp son huyền ảo bao phủ Thích Ca Mâu Ni. Về giới luật thì dễ mò ra và dễ đối chiếu các vị thầy. Để tìm hiểu một người theo con đường mà Thích Ca Mâu Ni đi thì chỉ có cách so sánh người đó với Thích Ca Mâu Ni mà thôi.
Trước hết mình tin bạn là một người trẻ rất năng động. Khi nào trong cuộc sống bạn chênh vênh một lần nữa thì hãy vào đọc lại lần nữa những bài trong này. Còn 2 khái niệm thành công sau mà bạn chưa rõ, mình nghĩ có thể xem wikipedia để biết thêm. Ý mình vè khái niệm thành công để trả lời bạn có thể giống với @sannyas60 viết bên dưới Ý của bạn vừa tầm thường hời hợt là vừa cao sâu rộng ý. Mình sẽ suy tư về nó nhiều. Cám ơn bạn rất nhiều. Vài dòng ngắn gọn về bình tĩnh. Thưa nhất "bình tĩnh" (trong cuộc sống) không liên quan mật thiết lắm với cảm giác chênh vênh ( trong topic này) nên dù chênh vênh mình vẫn có thừa bình tĩnh và thời gian để ngồi suy tư hết ngày này qua ngày khác mà vẫn sống tốt. Nên mình nói mình có thừa. Bình tĩnh là cái diễn ra bên trong. Bạn phải tôi luyện cái Thân, Khí, Thần...để đạt được sự bình tĩnh. Tuy nhiên, nó có cái định mức của sự bình tĩnh, tùy theo bạn tôi luyện nó. Ở đây tôi đủ bình tĩnh trong kiếp sống được mất, nhưng tôi hơi chênh vênh với định hướng cả một quá trình... Mình đồng ý với bạn, mình thích cái Đại Trí, Đại Hùng, Đại Dũng của Thích Ca Mâu Ni. Cái giáo pháp của ông ấy ko phải là triệt tiêu tranh đấu, nhưng nếu đi theo một cách triệt để thì có lẽ phải rời xa cuộc sống thế tục. Tuy nhiên, cái hay là nếu ta ko theo triệt để thì vẫn có nhiều tầng bậc để tu tập dần và đạt nhiều lợi ích từ tầng từ bật ấy...chứ ko phải chỉ đến cuối con đường mới đạt được. Và, Đạo Phật là Đạo đầu tiên có hệ thống ấy. Cám ơn bạn, chính vì mỗi con đường chỉ thành công một khía cạnh thôi, mà mỗi giai đoạn trong đời người có những khía cạnh quan trọng nổi bật. Nên một cách tương đối mình tách ra 20t 40t 60t...cái đau đầu là tiếp xúc với người hơn 60t nhiều nên mới đau đầu. Vâng. Một cái nhìn rất rõ ràng. Rất hữu ích.
Bác Tàu cũng cứng đầu và bảo thủ phết nhờ. Thực ra, em cũng chỉ biết về con đường của Thích Ca Mâu Ni qua những bức tranh ở trên chùa, sau đó thì suy nghĩ và mường tượng, chứ cũng không đọc thêm nhiều về những lớp son huyền ảo bao phủ Thích Ca Mâu Ni. Cũng không nghĩ Phật ngồi trên cao, xa lạ với mọi người. Chỉ biết Phật thấu mọi niềm đau cái khổ của con người, Phật từ bi, cảm thương cho chúng sinh. Phật nghĩ sao chúng sinh sinh ra lại khổ như vậy. Chỉ có một cách để giải thoát khỏi tất cả, khỏi mọi kiếp sống, không bao giờ trở lại nữa, đó là siêu thoát. Còn phần lớn chúng ta liệu có lưu luyến trần gian này? Còn thầy Thích Nhất Hạnh thực ra em cũng chỉ biết qua những tựa đề sách của thầy, chưa đọc nhưng thấy thích, những thông tin bác cung cấp thêm giờ em mới biết, ban đầu em hoài nghi là thật hay giả, sau em nghĩ nếu thật thì sao, sau đó em đọc thêm về ông, thì ngoài tư tưởng dựa trên nền tảng Phật giáo, ông còn thực hành nó trên tinh thần dấn thân và phụng sự cho lợi ích của việc sinh ra, sống, rồi chết đi của con người. Chưa biết giải thoát sẽ ra sao, nhưng sống thế nào đã. Chẳng lẽ việc sinh ra lại tệ đến như vậy ư. Mỗi con người là một và duy nhất, nên nếu Phật không nói duy ngã độc tôn thì theo em câu này vẫn đúng. Nên mọi sự so sánh có phải là khập khiễng không?
Theo mình biết thì đạo Phật dù nhiều phái nhưng vẫn đi đến mục đích chung là biết nguyên nhân khổ và diệt khổ, và ý nghĩa từ Phật là Giác ngộ. Vậy thì con đường của TNH không ngược với đạo Phật, mà chỉ ngược với con đường Thích Ca Mâu Ni thôi chứ nhỉ. Mà đã theo con đường khác thì phương pháp cũng khác là chuyện bình thường. Hãy tưởng tượng giác ngộ như là cách viết chữ đẹp. Bình thường các cô giáo đưa ra "pháp" cho học sinh là phải viết bằng tay phải, cầm bút bằng 3 ngón tay. "Giới" là chớ nên viết bằng tay trái, chớ viết bằng mồm, chớ cầm bút ngược v.v... Đó chỉ là con đường để đi đến mục tiêu viết chữ đẹp. Các cô giáo chọn con đường đó vì bản thân họ thuận tay phải và họ cứ nghĩ theo cách của họ mới là tốt. Thế bây giờ gặp đứa thuận tay trái thì sao? Thì cái đứa đó sẽ viết bằng cách thức riêng của nó, rồi sau này nó tạo ra một phương pháp viết khác. Vẫn đi đến mục tiêu là viết chữ đẹp. Sao cứ phải phân biệt đâu là TCMN đâu là không nhỉ, theo mình được đọc thì trước khi qua đời, TCMN đã nói "từ bây giờ hãy coi pháp là thầy", có nghĩa là mình không cần chú trọng vào cá nhân người nói, chỉ cần chú trọng lời nói của họ. Mình biết bây giờ chắc bạn cũng đã có con đường riêng rồi. Và mình tò mò nhỡ bạn biết được sự thật lịch sử là con đường của TCMN không như bạn từ lâu vẫn tưởng thì bạn sẽ làm sao?
Người ta có câu: “ Người nói - không biết, người biết – không nói”. Nên khi nói ra đây, mình nghĩ mình không biết câu trả lời chính xác cho vấn đề của bạn. Có điều, chuyện bạn đang suy nghĩ cũng là điều mình từng suy nghĩ. Đó là nên sống, nên cố gắng hết mình để khẳng định cái tôi hay là nên tập buông bỏ nó dần dần? Đa số con người đều chịu ảnh hưởng từ cái nhìn của người xung quanh, còn muốn được người ta khen ngợi, tụng ca hay yêu thương. Nên người ta muốn được “thành đạt” dựa theo quan điểm về thành đạt của số đông: có thể là “thành đạt” về phương diện vật chất hay tinh thần hoặc cả hai. Nhưng ít ai tự hỏi bản thân mình: như thế nào là thành đạt, hoặc có thể người ta không tin tưởng vào câu trả lời của chính bản thân mình, cho rằng mình sai. Có nhiều con đường để tới đích: có đường vòng vèo nhưng bằng phẳng, cũng có đường thẳng nhưng dốc và lắm chông gai,.. Riêng theo mình, thì mọi con đường đều dẫn đến đích, nếu bạn hỏi đích nào, thì đó là sự hoàn thiện từng cá thể thống nhất trong tổng thể chung. Khi chưa tới đích, mọi sự vẫn còn tiếp diễn. Câu trả lời là ở mỗi người, tự người đó phải tìm kiếm, và khi kiên trì, vào đúng thời điểm, bạn sẽ biết. Ở đích cuối cùng, mình nghĩ không có sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây.
Với lớp phủ dày đặc của lịch sử, chúng ta khó lòng tiếp cận đến chân tướng sự thật. Nếu như nói cái mà Thích Ca Mâu Ni Phật theo đuổi là "Trăng", thì thiên hạ đời sau theo đuổi cũng là "Trăng" chứ không phải theo đuổi "Ngón tay", theo đuổi Thích Ca Mâu Ni Phật. Cũng như trong NLP có nói "Bản đồ không phải là cảnh thật". Nhưng, nếu như bản đồ của Thích Ca Mâu Ni Phật rất đơn giản thì bản đồ của đời sau lại phức tạp hơn rất nhiều với mạng lưới lộ tuyến chằng chịt và chồng chéo lẫn nhau. Đời sau có quá nhiều lựa chọn, từ tuyến đường đến phương tiện di chuyển. Ta cứ nghĩ muốn đến được X phải đi vào đường A, qua đường B... mới đến được, nhưng người khác đi đường C, quẹo đường D... cũng tới thôi. Thậm chí đi ngược chiều cũng đến được. Ta cứ nghĩ phải đi 2 bánh mới tới được, nhưng người khác đi 2 chân cũng tới thôi. Và khi tới X rồi thì cổng 1, cổng 2, cổng 3... cổng nào thì cũng vào tới nơi thôi. Nếu bạn bè, người quen đi chung thì rủ, hẹn gặp ở cùng một cổng chứ còn thiên hạ người ta muốn vào cổng nào thì kệ người ta đi.