Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 7/1/24.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    BẮC HÁN


    Một chính quyền trong đời “Thập quốc”. Năm 951 (Càn Hựu nguyên niên, Bắc Hán), Lưu Sùng xưng đế, quốc hiệu Hán, định đô ở Thái Nguyên, sử gọi là Bắc Hán.

    Lưu Sùng là con của Lưu Trí Viễn (triều Hậu Hán ở trước), sau khi Quách Uy đoạt lấy chính quyền Hậu Hán, Lưu Sùng chiếm cứ vùng Hà Đông, 11 châu Tính, Phần, Nghi, Đại, mượn dựa thế lực Khiết Đan để tự lập. Vì chính trị bạo tàn của chính quyền Bắc Hán, dân chúng không có đất sống, do vậy mâu thuẫn giai cấp vô cùng gay gắt.

    Năm 979 (Quảng Vận thứ 6), Bắc Hán bị Bắc Tống tiêu diệt, trước sau tồn tại 29 năm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    123phat thích bài này.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    BẮC TỐNG


    Vương triều phong kiến thống nhất thành lập kế tiếp sau thời “Ngũ đại thập quốc”. Năm 960 (Kiến Long nguyên niên), Triệu Khuông Dẫn phế trừ Cung đế triều Hậu Chu mới có 7 tuổi, tự lập lên ngôi đế, quốc hiệu Tống, tức Tống Thái tổ, đóng đô ở Khai Phong, sử gọi là Bắc Tống.

    Triệu Khuông Dẫn vốn là một viên chiến tướng thời Hậu Chu, nhờ chiến công hiển hách thăng dần lên tới chức Thống lĩnh cấm quân điện tiền Đô kiểm điểm.

    Năm 960, ông đóng kịch giả vờ dẫn quân xuất chinh rồi lập tức quay về đô thành chiếm lấy ngôi đế. Sau 4 năm dựng nước, ông tiến hành cuộc thống nhất toàn quốc, tiêu diệt hết thế lực cát cứ nam bắc, chấm dứt cục diện phân liệt Ngũ đại Thập quốc tồn tại 53 năm.

    Bắc Tống kiến lập rồi, tiếp thu bài học quân phiệt biên trấn cát cứ trong thời kỳ đời Đường, ông áp dụng một loạt biện pháp tăng cường sức mạnh trung ương tập quyền, ví như thu hết quyền quân đội, tài chính, tư pháp về trung ương. Các trưởng quan châu quận đều do quan văn đảm nhiệm, chia bớt quyền lực Tể tướng, không đặt ra chức Thống soái tối cao của Cấm quân nữa (trước đây Khuông Dẫn từng giữ chức vị ấy). Phát triển và làm nghiêm mật chế độ khoa cử, hấp thu phần lớn giới địa chủ và trí thức tham gia chính quyền, áp dụng chính sách quân sự “giữ trong để trống ngoài” (Thủ nội hư ngoại), tăng cường sức mạnh thống trị nhân dân.

    Những biện pháp ấy có tác dụng quan trọng duy trì thống nhất quốc gia. Tiền kỳ và trung kỳ Bắc Tống, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc rất gay gắt. Một số kẻ sĩ chỉ trích chính trị, yêu cầu cải cách, đề xuất biến pháp như Vương Vũ Xứng trong năm 1000 (Hàm Bình thứ 3), Phạm Trọng Yêm trong năm 1025 (Thiên Thánh thứ 3), và Vương An Thạch trong các năm 1059 (Gia Hựu thứ 4), và 1068 (Hi Ninh nguyên niên) đều đề xướng hoặc thực hành biến pháp nhưng đều thất bại.

    Cuối đời Bắc Tống, Tống Huy tông vô cùng hắc ám, ông hoang dâm thối nát, nghe lời gian nịnh, bóc lột tàn khốc nhân dân, ép dân đến độ khuynh gia bại sản, bán vợ đợ con, vì đó, dân chúng căm giận quan liêu tới xương tủy. Năm 1129 (Kiến Viêm thứ 3), bùng nổ cuộc khởi nghĩa do Phương Lạp lãnh đạo, lan tràn đến các vùng và đưa đến cuộc khởi nghĩa của Tống Giang.

    Năm 1126 (Tĩnh Khang nguyên niên), quân Kim chia hai đường đông, tây đánh xuống phương nam, chiếm thủ đô Khai Phong. Sau khi chiếm hơn 4 tháng, trải qua cướp đoạt vơ vét, tháng 10 năm 1127 (Tĩnh Khang thứ 2), chúng rút quân về bắc, bắt sống theo hai đế là Huy tông và Khâm tông. Bắc Tống đến đây chấm dứt, trước sau tồn tại 168 năm.

    ...
     
    vuivui2013 thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NAM TỐNG


    Vương triều phong kiến đóng yên ở phương nam, kế tục sau Bắc Tống. Năm 1127 (Kiến Viêm nguyên niên), Triệu Cấu lên ngôi Hoàng đế ở phủ Ứng Thiên, Nam Kinh, đó là Tống Cao tông, đổi niên hiệu là Kiến Viêm (kiến lập ở miền nam), sau đó đóng đô ở Lâm An (Hàng châu, Chiết Giang), sử gọi là Nam Tống.

    Triệu Cấu là con thứ 9 của Tống Huy tông Bắc Tống. Khi quân Kim rút khỏi đô thành Khai Phong, bắt theo cả hai vua Huy tông, Khâm tông và phong Trương Bang Xương vốn là Tể tướng Bắc Tống làm Đại Sở Hoàng đế. Thế nhưng tên Hoàng đế bù nhìn phục vụ cho quân Kim ấy không được nhân dân và đa số cựu thần ủng hộ, buộc phải thóai vị nhường cho Triệu Cấu.

    Sau khi Nam Tống kiến lập, nhân vật đại biểu cho phái kháng chiến Lý Cương giữ chức Tả tướng, nhưng chỉ 45 ngày sau đã bị phe đầu hàng là nhóm Hoàng Thế Thiện (Hữu tướng) hất xuống, những người xin dùng lại Lý Cương đều bị Tống Cao tông sát hại. Tiếp đó Cao tông và nhóm Hoàng Thế Thiện chạy trốn đến Dương châu sống nhục với chính sách đầu hàng quân địch. Năm 1129 (Kiến Viêm thứ 3), mới đầu năm, quân Kim đã chia hai đường vượt Trường giang đánh xuống nam. Bọn Tống Cao tông từ Dương châu chạy về Hàng châu, tháng 10 lại từ Hàng châu chạy đến Việt châu (Thiệu Hưng, Chiết Giang) và Minh châu.

    Quân Kim đuổi tới nơi nên đầu năm 1130 (Kiến Viêm thứ 4), lại từ Định Hải (Trấn Hải) ngồi thuyền trốn tới Ôn châu. Lúc ấy, do vì khá nhiều nghĩa quân vùng Giang Bắc, Giang Nam và các bộ phận quan quân với các tướng Hàn Thế Trung, Nhạc Phi đều cương quyết chống Kim, chiến đấu tới cùng, buộc quân Kim phải rút về bắc. Nhờ đó Tống Cao tông lại từ Ôn châu quay về Việt châu, đến năm 1132 (Thiệu Hưng thứ 2), thì tạm dừng yên ở Lâm An. Năm 1138 (Thiệu Hưng thứ 8), quyết định nghị Hòa với Kim rồi chính thức đóng đô ở Lâm An.

    Chính phủ Nam Tống vì muốn yên ổn nhất thời đã từng hai lần ký Hòa ước tủi nhục với Kim. Lần thứ nhất, vào năm 1139 (Thiệu Hưng thứ 9), Cao tông dùng một tên từng đầu hàng quân Kim là Tần Cối làm Tể tướng kiêm Khu mật sứ; không kể đến sự phản đối của nhóm văn thần võ tướng Nhạc Phi, Hàn Thế Trung, Hồ Thuyên; cùng Kim ký bản “Thiệu Hưng Hòa ước”. Lần thứ hai, vào năm 1164 (Long Hưng thứ 2), ký tiếp “Long Hưng Hòa ước”.

    Lúc này tộc Mông Cổ ở phương bắc đã cường thịnh lên. Năm 1234 (Đoan Bình nguyên niên), Nam Tống và Mông Cổ liên hợp cùng tiêu diệt triều Kim. Thế nhưng, từ đây, giữa Tống và Mông lại bắt đầu vở kịch đấu tranh lâu dài.

    Năm 1276 (Đức Hựu thứ 2), quân Nguyên Mông Cổ đánh phá Lâm An bắt sống toàn bộ Tống Cung đế, Hoàng Thái hậu, tông thất, quan lại, học sinh đem hết về phương bắc. Đại thần Lục Tú Phu và Đại tướng Trương Thế Kiệt rút sang Phúc châu lập em Cung đế là Triệu Cang lên ngôi. Khi chính phủ Nam Tống lại rút chạy trên biển Quảng Đông, Triệu Cang chết. Lục và Trương lại lập em là Triệu Bính lên ngôi.

    Năm 1279 (Tường Hưng thứ 2), trong một lần hải chiến, Lục Tú Phu ôm Triệu Bính mới 9 tuổi nhảy xuống biển chết, Trương Thế Kiệt cũng hi sinh. Nam Tống diệt vong, trước sau tồn tại 153 năm.

    ...
     
    123phat, vuivui2013 and tran ngoc anh like this.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    LIÊU


    Một vương triều của dân tộc ít người kiến lập ở vùng đông bắc Trung Quốc đã tồn tại từ thời “Ngũ đại Thập quốc”. Năm 916 (Thần Sách nguyên niên, Liêu), Da Luật A Bảo Cơ người tộc Khiết Đan tự lập lên ngôi Hoàng đế (Liêu Thái tổ), quốc hiệu Khiết Đan, niên hiệu Thần Châu, hai năm sau xây dựng đô thành “Tây lâu” (nay thuộc Nội Mông). Năm 947 (Đại Đồng nguyên niên) đổi quốc hiệu là Liêu. Năm 982 (Càn Hanh thứ 4) lại tự xưng là Khiết Đan. Năm 1066 (Hàm Ung thứ 2) lại đổi quốc hiệu là Liêu.

    Da Luật A Bảo Cơ xuất thân trong qúy tộc Khiết Đan, kế thừa chức vụ thủ lãnh quân sự của cha ông nhiều đời. Năm 909 được suy tôn làm Khả Hãn (thủ lãnh các bộ tộc Khiết Đan). Ông từng tạo tác dụng quan trọng cho sự phát triển của tộc Khiết Đan. Năm 927 (Thiên Hiển thứ 2), Da Luật Đức Quang lên nối ngôi tức Liêu Thái tông. Ông mở rộng khu vực Khiết Đan thống trị, diện tích hàng vạn dặm. Năm 936, Liêu Thái tông đoạt được 16 châu U, Vân của Hậu Tấn Thạch Kính Đường, coi đó là đất cơ sở để thường xuất phát xâm chiếm xuống phương nam và làm cho sức mạnh càng lớn.

    Sau khi Bắc Tống kiến lập, xảy ra chiến tranh liên miên với triều Liêu. Năm 979 (Càn Hanh nguyên niên), khi Tống Thái tông tiêu diệt Bắc Hán từng thừa thắng tiến đánh U châu (nay là Bắc Kinh), vây thành 10 ngày không hạ được, danh tướng nước Liêu là Da Luật Hưu Ca đem quân đến cứu viện, đánh bại quân Tống. Năm 980 (Càn Hanh thứ 2), quân Liêu đánh Nhạn Môn, bị danh tướng Tống là Dương Kế Nghiệp đánh bại. Năm 986 (Thống Hòa thứ 4), một lần nữa Tống Thái tông chia quân ba đường chinh phạt Liêu nhưng thất bại. Trong lần chiến đấu này, Dương Kế Nghiệp nỗ lực chiến đấu, trúng tên bị bắt, Dương Kế Nghiệp nhịn ăn 3 ngày mà chết. Con trai trưởng là Dương Diên Ngọc cũng chiến đấu đến chết.

    Từ đó, Bắc Tống đành bỏ kế hoạch đánh chiếm lại 16 châu U, Vân và theo chính sách phòng ngự tiêu cực. Năm 1004 (Thống Hòa thứ 22), quân Khiết Đan và quân Tống ngừng chiến nghị Hòa.

    Hoàng đế cuối cùng triều Liêu là Da Luật Diên Hi xa hoa cùng cực, hoang dâm hết mức. Dân tình than oán, vì vậy mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Năm 1125 (Bảo Đại thứ 5), Liêu bị quân Kim thuộc tộc Nữ Chân tiêu diệt. Liêu diệt vong, trước sau tồn tại 210 năm.

    ...
     
    123phat and vuivui2013 like this.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TÂY HẠ


    Vương triều do dân tộc ít người kiến lập ở vùng tây bắc Trung Quốc, cùng tồn tại với Bắc Tống. Năm 1032 (Hiển Đạo nguyên niên, Tây Hạ), Lý Nguyên Hạo thuộc tộc Đảng Hạng xưng đế, quốc hiệu Đại Hạ, đóng đô ở phủ Hưng Khánh (nay thuộc Ninh Hạ), sử gọi là Tây Hạ.

    Lý Nguyên Hạo đủ hùng tài đại lược, võ nghệ cao cường, tinh thông chữ Hán, thông thạo đủ mọi tình huống của Phiên và Hán, là một thủ lãnh kiệt xuất của Tây Hạ. Sau khi Nguyên Hạo lên ngôi, lãnh thổ Tây Hạ được mở rộng, chu vi hơn vạn dặm. Ông ta mô phỏng theo chế độ triều Tống, đặt ra Trung thư tỉnh, Khu mật viện, Tam ti sứ ti và Ngự sử đài chia quyền quản lý hành chính, quân sự, tài chính và giám sát địa phương, lập ra châu quận.

    Ông lập ra 15 vạn kỵ binh thống trị nhân dân ở các dân tộc sống trong 22 châu. Ông còn sáng chế ra chữ viết và pháp luật Tây Hạ, cho phiên dịch phần lớn kinh điển Hán văn và lập ra văn hóa riêng của dân tộc mình, nhờ đó quốc thế Tây Hạ ngày càng cường thịnh. Tây Hạ và Tống đã từng tiến hành chiến tranh dài lâu. Sau khi Đức Minh nối ngôi, để đối phó với Thổ Phồn và Hồi Hột, buộc phải hòa hảo với Tống. Lý Nguyên Hạo xưng đế, quan hệ giữa Tây Hạ và Tống đổ vỡ vì chính phủ Bắc Tống không đồng ý cho Nguyên Hạo xưng đế.

    Năm 1040 (Thiên Thụ Lễ Pháp Diên Tộ thứ 3), trở về sau, Nguyên Hạo nhiều lần phát động chiến tranh với Tống, đều đạt thắng lợi. Lúc này, Phạm Trọng Yêm lãnh nhiệm vụ Thiểm Tây kinh lược An phủ phó sứ, phụ trách chống cự với Tây Hạ. Năm 1044 (Thiên Thụ, Lễ Pháp Diên Tộ thứ 7), Tây Hạ thiếu cả tài và lực. Lại bị thiên tai mất mùa, cộng thêm bị uy hiếp biên giới. Do vậy, dưới áp lực của dân tộc, bất đắc dĩ Tây Hạ phải yêu cầu nghị Hòa với Tống. Tống phong cho Nguyên Hạo làm Hạ quốc vương, bãi bỏ đế hiệu, mỗi năm cấp cho họ Hạ 7 vạn 2 ngàn vạn lạng bạc, 15 vạn súc lụa, 3 vạn cân trà. Từ đó, hai bên cùng giao lưu kinh tế và văn hóa, hòa hoãn với nhau hơn 20 năm.

    Năm 1227 (Bảo Nghĩa thứ 2), Tây Hạ bị Thành Cát Tư Hãn của tộc Mông Cổ tiêu diệt, trước sau tồn tại 196 năm.

    ...
     
    123phat and vuivui2013 like this.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    KIM


    Vương triều do dân tộc ít người kiến lập ở vùng đông bắc Trung Quốc, cùng tồn tại với Tống. Năm 1115 (Thu Quốc nguyên niên, Kim), A Cốt Đả thuộc tộc Nữ Chân xưng đế, quốc hiệu Đại Kim, tức Kim Thái tổ, đóng đô ở phủ Hội Ninh (phía nam Hắc Long giang).

    A Cốt Đả vốn là tù trưởng bộ lạc Nữ Chân, ông thuận theo yêu cầu của người Nữ Chân muốn phản kháng chế độ nô dịch triều Liêu, phát động chiến tranh đối phó với Liêu, đánh cho quân Liêu tơi tả nhiều trận, chiếm cứ vùng đất đai rộng lớn đông bắc. A Cốt Đả xưng đế rồi, mở rộng và chỉnh đốn quân đội, nêu cao khẩu hiệu “Nữ Chân, Bột Hải vốn cùng một nhà” để tranh thủ dân tâm các bộ lạc vùng đông bắc. Như vậy là đã không ngừng tăng cường củng cố lực lượng của mình.

    Tháng 9 năm 1115, A Cốt Đả đánh chiếm phủ Hoàng Long, là trọng trấn quan yếu của triều Liêu (nay là Nông An, Cát Lâm), không lâu lại đánh chiếm Đông Kinh Liêu Dương và các vùng lân cận. Tháng 5 năm 1120 (Thiên Phụ thứ 4), đánh hạ phủ Lâm Hoàng Thượng Kinh của Liêu. Năm 1122, đánh chiếm phủ Đại Định Trung Kinh của Liêu; tháng 3, đánh hạ phủ Đại Đồng Tây Kinh của Liêu. Tháng 12, vượt cửa Cú Dung đánh xuống phương nam chiếm Yên Kinh. Trong vòng 8 năm, chiếm lãnh toàn bộ 5 kinh của Liêu.

    Mùa thu năm 1123 (Thiên Hội nguyên niên), Kim Thái tổ A Cốt Đả chết, con là Ngô Khất Mại nối ngôi tức Kim Thái tông. Năm 1125 (Thiên Hội thứ 3), bắt sống Thiên Tộ đế của Liêu, tiêu diệt Liêu thành công. Từ đây, tộc Nữ Chân trở thành giới thống trị một vùng lớn Hoa Bắc và Đông Bắc. Sau khi Kim Thái tông diệt Liêu, lập tức phát động chiến tranh xâm lược Tống. Qua nhiều lần ngoại giao, triều Kim đồng ý trả cho Tống Yên Kinh và đất 4 châu chung quanh, nhưng yêu cầu Tống phải cấp cho Kim 50 vạn bạc, lụa là và nhiều vật sản khác nữa.

    Năm 1125 (Thiên Hội thứ 3), tháng 10, quân Kim lại chia hai đường đông tây tràn xuống phương nam đốt giết, cướp bóc. Năm 1126 (Thiên Hội thứ 4), cũng lại chia hai đường đông tây tràn xuống nam, đánh phá Khai Phong và bắt đi hai đế Huy tông và Khâm tông. Sau khi triều Nam Tống thành lập, năn 1127 (Thiên Hội thứ 5), tháng 12, quân Kim tiếp tục tấn công Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây. Đầu năm 1129 (Thiên Hội thứ 7), quân Kim tràn xuống phía nam buộc Tống Cao tông phải chạy trốn khắp nơi. Sau năm 1140 (Thiên Quyến thứ 3), buộc chính quyền Nam Tống hai lần ký Hòa ước nhịn nhục, quý tộc Nữ Chân tiến vào Trung Nguyên cướp bóc vơ vét bừa bãi, kinh tế xã hội bị phá hoại nghiêm trọng, vì thế bị nhân dân phản kháng dữ dội.

    Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc đan xen làm một, đặc biệt ở hậu kỳ triều Kim, các cuộc nổi dậy của nhân dân bùng lên ầm ầm. Năm 1211 (Đại An thứ 3), Mông Cổ bắt đầu công triều Kim và đã tiến đến bờ bắc Hoàng Hà, chiếm lĩnh Trung Kinh (nay là Bắc Kinh) của Kim. Năm 1234 (Thiên Hưng thứ 3), Mông Cổ và Nam Tống liên kết đánh chiếm thủ đô Thái Châu cuối cùng của Kim. Kim Ai đế tự sát. Kim diệt vong, trước sau tồn tại 120 năm.

    ...
     
    123phat and vuivui2013 like this.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    NGUYÊN


    Vương triều phong kiến thống nhất thành lập kế tiếp sau triều Tống. Năm 1260 (Trung Thống nguyên niên), Hốt Tất Liệt người tộc Mông Cổ đoạt ngôi vị Khả Hãn; năm 1264 (Trung Thống thứ 5), đem trung tâm chính trị dời đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh). Năm 1271 (Chí Nguyên thứ 8) đổi quốc hiệu là Nguyên, Hốt Tất Liệt tức Nguyên Thế tổ, năm 1272 (Chí Nguyên thứ 9) đổi Yên Kinh thành Đại Đô.

    Năm 1206, Thiết Mộc Chân thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, được các thủ lĩnh bộ lạc tôn làm Đại Hãn, tôn xưng là Thành Cát Tư Hãn. Ông kiến lập quốc gia Mông Cổ, mở rộng quân đội, sáng chế văn tự và luật pháp, liên tục phát động chiến tranh tung hòanh khắp Âu châu, Á châu. Ông có tác dụng quan trọng trong sự phát triển lịch sử Mông Cổ.

    Năm 1227, đêm trước khi tiêu diệt Tây Hạ, ông chết bệnh ở Lục Bàn sơn. Năm 1229, con thứ ba của Thành Cát Tư Hãn là Oa Khóat Đài kế vị ngôi Đại Hãn theo kế hoạch của Mông Kha tiến hành chiến lược bao vây 3 mặt nam, tây, bắc Nam Tống. Kết quả, trong chiến dịch Điếu Ngư sơn, Oa Khóat Đài trúng tên chết. Hốt Tất Liệt nghe tin ấy khi đang ở tiền tuyến Ngạc châu (Võ Xương, Hồ Bắc), vội vàng đem quân quay về Khai Bình (nay là bắc Nội Mông) chiếm lấy ngôi Đại Hãn.

    Năm 1279 (Chí Nguyên thứ 16), Nam Tống diệt vong, Hốt Tất Liệt thống trị toàn Trung Quốc. Hốt Tất Liệt áp dụng một loạt biện pháp làm mạnh chính quyền triều Nguyên. Trung ương và địa phương đều có cơ cấu hành chính tương đối hòan bị. Nông thôn đặt ra tổ chức thôn xã, đẩy mạnh chế độ bảo giáp, khống chế và giám sát rất nghiêm đời sống nông dân. Để đàn áp nhân dân các nơi, trong toàn quốc đều có quân đội trấn đóng, dân gian không được cất giữ vũ khí kể cả những võ khí dùng tập luyện võ nghệ cũng bị tịch thu. Không cho phép nhân dân thành lập hội đoàn, không được tụ tập đông đảo trong làng xóm. Các người làm nghề thuyết xướng, kể chuyện ở thành thị cũng bị cấm chỉ. Vùng Giang Nam thực hành chế độ giới nghiêm, thậm chí không được phép đốt cả đèn.

    Sự thống trị của triều Nguyên hết sức tàn khốc, vì vậy các cuộc nổi dậy của nhân dân chưa bao giờ không có, đặc biệt là ở cuối đời Nguyên, bọn thống trị cướp bóc vơ vét nhân dân các dân tộc vô cùng nghiêm trọng. Bọn chúng điên cuồng tịch thu đất đai, vơ vét tận xương tủy, vô số nông dân mất ruộng đất, phải làm kiếp nô tì.

    Từ năm 1351 đến năm 1368 (Chí Chính thứ 28), vương triều Nguyên bị các cuộc khởi nghĩa tiêu diệt, trước sau tồn tại 109 năm.

    ...
     
    123phat thích bài này.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    ΜΙΝΗ


    Vương triều phong kiến thống nhất thành lập kế ngay sau triều Nguyên. Năm 1368 (Hồng Võ nguyên niên), Chu Nguyên Chương xưng đế, quốc hiệu Minh, đó là Minh Thái tổ, đổi niên hiệu là Hồng Võ, đóng đô ở Nam Kinh.

    Chu Nguyên Chương xuất thân nghèo hèn, trong lúc không còn đường sống đã cạo tóc làm tăng sĩ, dựa vào đó mà độ nhật; sau này tham gia quân khởi nghĩa do Quách Tử Hưng lãnh đạo. Năm 1356, Chu Nguyên Chương lãnh đạo nghĩa quân đánh qua Trường giang chiếm cứ Nam Kinh, tự xưng Ngô Quốc công. Năm 1364, đổi là Ngô vương, thiết lập tả hữu Thừa tướng và bá quan văn võ. Do vì ảnh hưởng của mưu sĩ và giới địa chủ ở bên mình, năm 1366, Chu Nguyên Chương công khai phản bội nghĩa quân, ông chửi rủa quân Hồng cân là “yêu khấu” (giặc cướp yêu ma), sai người hại chết các lãnh tụ quân Hồng cân là Hàn Lâm Nhi, Lưu Phúc Thông.

    Năm 1367, Chu Nguyên Chương đem quân bắc phạt đánh chiếm Đại Đô, chấm dứt sự thống trị của triều Nguyên. 19 năm sau, cơ bản Chu Nguyên Chương đã thực hiện được sự thống nhất toàn quốc. Chu Nguyên Chương là người thống trị có đủ hùng tài đại lược nhưng lòng dạ thâm độc. Ông tổng kết những bài học hưng suy của các vương triều, áp dụng một loạt biện pháp làm mạnh thêm trung ương tập quyền, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế để củng cố thống trị của triều Minh.

    Về chính trị, ông bỏ chức Tể tướng, bỏ luôn Trung Thư tỉnh, do Hoàng đế trực tiếp thống trị tất cả. Ông đem quyền chỉ huy quân đội tối cao về cho Hoàng đế, thực hành chế độ đánh trượng ngay tại triều đình để uy hiếp công khanh, duy trì quyền Hoàng đế. Ông còn dùng “ngục văn tự” để tàn sát người phản đối. Ông ức chế hào cường, coi trọng việc chỉnh đốn quan lại, để củng cố Hoàng quyền.

    Về sản xuất, ông nhiều lần hạ lệnh khôi phục sự tự do cho nô tì để tăng thêm sức lao động. Ông quy định, nếu ruộng hoang trả về cho sự cày cấy sẽ miễn lao dịch 3 năm. Ông nỗ lực thực hành chính sách đồn điền, tổ chức đại quy mô nông dân sửa sang thủy lợi, khuyến khích nông dân cày cấy sản xuất. Nhờ vậy kinh tế được khôi phục và phát triển.

    Khoảng giữa đời Minh, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, hoạn quan chuyên quyền, nội bộ khuynh loát tranh giành nhau. Hoàng đế chỉ lo chiếm đoạt đất đai, tô thuế, lao dịch và tô thuế không ngừng nặng thêm, nguy cơ tài chính thiếu hụt, nông dân không ngừng khởi nghĩa, nguy cơ thống trị phong kiến ngày càng nghiêm trọng.

    Cuối đời Minh, chính trị lại càng đen tối. Thần tông Chu Dực Quân không thèm để ý chính sự, chìm đắm vào thanh sắc, quan lại bại hoại đến cực điểm. Trong triều đình, các đảng phái mọc lên như nấm. Đảng Đông Lâm và đảng Hoạn quan đấu tranh ác liệt nhất. Hoạn quan Ngụy Trung Hiền hòanh hành ngang ngược, đất đai tập trung vào kẻ có quyền, nông dân đứng trước tuyệt vọng. Cuối cùng bạo phát cuộc đại khởi nghĩa cuối đời Minh.

    Năm 1644 (Sùng Trinh thứ 17), tháng 3, Lý Tự Thành đem quân đánh chiếm Bắc Kinh, Hoàng đế Sùng Trinh thắt cổ chết. Minh diệt vong, trước sau tồn tại 277 năm.

    ...
     
    vuivui2013 and 123phat like this.
  9. Wanderman

    Wanderman Lớp 5

    Thành Cát Tư Hãn có 1 người con út cực kỳ tài giỏi là Đà Lôi. Ông nắm phần lớn quân đội khi Thành Cát Tư Hãn chết, nhưng kiên quyết tuân theo ý vua cha để Oa Khoát Đài lên làm vua.

    Ông cũng là cha của Mông Kha, Hốt Tất Liệt, Húc Liệt Ngột...
     
    123phat and tducchau like this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    THANH


    Vương triều phong kiến thống nhất thành lập kế ngay sau triều Minh. Năm 1636 (Sùng Đức nguyên niên), Hoàng Thái Cực, người tộc Mãn xưng đế ở Thẩm Dương, quốc hiệu Đại Thanh, đổi niên hiệu là Sùng Đức và đổi tên dân tộc là Mãn Châu. Tháng 4 năm 1644, Tổng Binh Sơn Hải quan Ngô Tam Quế của triều Minh dẫn Đa Nhĩ Cổn đem quân Thanh tiến vào Bắc Kinh. Ngày 1 tháng 10, con trai nhỏ của Hoàng Thái Cực là Phúc Lâm lên ngôi Hoàng đế, đó là Thanh Thế tổ, niên hiệu Thuận Trị, đóng đô ở Bắc Kinh.

    Người thống trị tiến vào Bắc Kinh rồi, đối diện với các cuộc đấu tranh của nhân dân khắp nơi, bèn áp dụng một loạt biện pháp tranh thủ lòng người, hòa hoãn mâu thuẫn, ổn định cuộc diện. Ví dụ, như hết sức lung lạc văn thần quý tộc triều Minh, mở rộng cơ sở thống trị, tập trung lực lượng đánh vỡ quân nổi dậy. Giảm miễn tô thuế, khôi phục sản xuất nông nghiệp, chỉnh đốn chính trị, những biện pháp ấy đúng là có tác dụng tích cực. Thế nhưng, thống trị Thanh thi hành các biện pháp róc tóc thắt bím, tịch thu đất đai, cưỡng bức người Hán làm nô tì, và biện pháp xử trí dân lưu vong đã kích thích thêm mâu thuẫn, bị nhân dân phản kháng dữ dội.

    Trải qua 20 năm chiến tranh, chính quyền Thanh dần dần đạt tới vững vàng. Năm 1662 (Khang Hi nguyên niên), Huyền Hoa lên nối ngôi, đó là Thanh Thánh tổ, tạo tác dụng vô cùng quan trọng. Ông tiêu diệt thế lực cát cứ của nhóm Ngô Tam Quế, thu phục Đài Loan, đánh bại sự xâm lược vùng Hắc Long giang của nước Nga, bình định cuộc phản loạn của bộ tộc Mông Cổ, xác định các loại chính sách khôi phục và phát triển sản xuất, sửa sang Hoàng Hà. Ông còn vì đời sau đặt vững cơ sở thống trị.

    Thế nhưng, đến cuối đời Càn Long, sự thống trị của triều Thanh từ hưng thịnh bước đến suy sụp. Chính trị đen tối, quan liêu phong kiến kết đảng vì ích lợi riêng, tham ô thối nát, hối lộ công khai. Khởi nghĩa của nhân dân như lửa cháy bùng, thiêu đốt mọi nơi. Từ năm 1840 (Đạo Quang thứ 20) về sau, Trung Quốc đã biến thành xã hội nửa thực dân nửa phong kiến.

    Năm 1912, Tôn Trung Sơn chấm dứt đế chế phong kiến thống trị Trung Quốc 2000 năm. Triều Thanh diệt vong, trước sau tồn tại 277 năm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    vuivui2013 thích bài này.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    5.- CÁC TRẬN ĐÁNH LỚN


    Lịch sử Trung Quốc cổ đại là lịch sử của các trận đánh tranh giành quyền lực, các trận đánh lớn liên miên từ thượng cổ và chỉ thực sự chấm dứt vào năm 1949 (khi nhà nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa thành lập). Tiểu mục 5 này sẽ mô tả một cách tương đối chi tiết về các trận đánh lớn trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, với mục đích thông qua đó cung cấp, bổ sung thêm kiến thức lịch sử cho bạn đọc, hầu hết các mục từ được sắp xếp theo trình tự lịch sử để giữ tính liên tục thời gian.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    TRẬN CHỐNG LẠI BẮC NHUNG


    Năm 714 T.C.N, Trịnh Trang công thân tự đem quân chống lại quân Bắc Nhung xâm lược. Phương bắc và tây bắc cổ đại có bộ lạc Nhung Địch thường quấy nhiễu các nước chư hầu Trung Nguyên, cướp bóc nhân khẩu và tài vật, tạo thành sức mạnh uy hiếp nặng nề cho các nước chư hầu. Năm 714 T.C.N, bộ lạc Bắc Nhung (ở vùng Sơn Tây ngày nay) nhân cơ hội các nước chư hầu hỗn chiến bèn tràn xuống phương nam đánh nước Trịnh. Trịnh Trang công lo lắng vì muốn hoàn thành nghiệp bá, ắt cần phải chống lại Bắc Nhung nhưng lại sợ đánh khó thắng. Lúc ấy, Công tử Đột (sau này là Trịnh Lệ công) phân tích sâu sắc tình hình ta và địch, nhận định rằng bộ binh Bắc Nhung kiêu dũng thiện chiến, khó có thể thắng được mà địa hình phức tạp lại rất bất lợi cho việc đánh bằng chiến xa của quân Trịnh, nhưng kỷ luật của quân Bắc Nhung lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết, khi bị nguy khốn rất ít cứu viện lẫn nhau.

    Vì đó, Công Tử Đột đề nghị kế sách đặt quân mai phục rồi dụ địch thâm nhập, chia địch ra để tiêu diệt. Trịnh Trang công chấp nhận kế sách ấy của Công tử Đột, chia quân mai phục 3 nơi. Trịnh Trang công lệnh cho Đại phu Chúc Đam đem quân khiêu chiến rồi giả thua rút chạy. Quân Bắc Nhung ham lập công, không biết đó chỉ là kế, quả nhiên thừa thắng đuổi theo. Khi chúng tiến vào vùng mai phục của quân Trịnh, Chúc Đam quay quân lại phản kích. Lúc ấy quân Nhung thụ địch 4 mặt, đầu và đuôi mất liên lạc nên cuối cùng bị tiêu diệt toàn bộ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/6/24
    nhungnhinh783 and Wanderman like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN CHIẾN THÀNH BỘC


    Trận chiến đại quy mô vào năm 632 T.C.N, quân Tấn đánh bại quân nước Sở ở Thành Bộc bề nước Vệ (nay ở phía đông Bộc huyện, Sơn Đông). Lúc ấy, thế lực nước Sở ngày càng hùng mạnh, có ý đồ tranh giành ngôi bá ở Trung Nguyên. Nước Tấn trải qua thời gian nỗ lực an trị của Tấn Văn công, quốc thế cũng rất hùng mạnh và cũng có ý xưng bá ở Trung Nguyên. Do vậy trận quyết chiến giữa hai bên là không thể tránh khỏi.

    Mùa đông trước một năm khi trận chiến xảy ra, nước Sở đem quân liên minh với các nước Trần, Thái, Trịnh, Hứa đi đánh nước Tống. Tống Thành công sai người sang nước Tấn cầu cứu. Để giải vây cho Tống và tách rời binh lực Sở, nước Tấn tấn công hai nước kết minh với Sở là Tào và Vệ. Sở lo phải về cứu Tào và Vệ nên càng tấn công Tống gấp rút. Tống lại cầu cứu Tấn. Một mặt, Tấn khuyên Tống dâng tặng nhiều tiền tài cho nước Tề và nước Tần, tranh thủ sự ủng hộ của họ, một mặt tìm cách cắt đứt quan hệ giữa Sở và hai nước Tào, Vệ để cô lập nước Sở.

    Tướng Sở là Tử Ngọc nghe tin nổi giận, không nghe lời khuyên của Sở Thành vương, cứ tiến quân vào thủ đô Tào là Đào Khâu (nay ở tây bắc Định Đào, Sơn Đông) quyết chiến cùng quân Tấn. Lúc ấy, quân Tấn đóng ở thành Bộc nước Vệ. Hôm sau trận chiến bắt đầu, Tấn Văn công tiến đánh hai cánh của quân Sở tạo thành thế trận ép hai mặt khiến quân Sở bị đại bại. Sau trận này, Tấn Văn công hội minh 8 nước chư hầu là Tống, Tề, Lỗ, Trịnh, Trần, Thái, Trâu, Lư, đồng thời làm lễ dâng tù binh Sở lên Chu Tương vương. Chu Tương vương liền ra sách mệnh phong cho Tấn Văn công làm lãnh tụ chư hầu, từ đó nước Tấn xác lập được địa vị bá chủ.

    ...
     
    123phat thích bài này.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN ĐÁNH HÀO SƠN


    Trận phục kích ở Hào Sơn (nay ở tây nam Thiểm huyện, Hà Nam) xảy ra vào năm 627 T.C.N, quân Tấn tiêu diệt toàn bộ quân Tần.

    Hai nước Tần và Tấn cùng đi đánh nước Trịnh. Trịnh Văn công sai Chúc Chi Vũ thuyết minh lợi và hại khi tiêu diệt Trịnh với Tần Mục công để ly gián quan hệ giữa Tần và Tấn. Nước Tần bèn đơn độc kết minh với Trịnh, đem quân quay về nước. Nước Tấn hết sức bất mãn vì việc ấy nhưng không muốn phá vỡ giao hảo giữa Tần và Tấn, đành phải hoà hảo với Trịnh và rút quân về nước.

    Năm 626 T.C.N, Trịnh Văn công và Tấn Văn công kế nhau qua đời. Tần Mục công nhất tâm muốn xưng bá Trung Nguyên nên không thèm nghe lời can ngăn của đại thần, nhân cơ hội hai nước có tang, đem 300 cỗ chiến xa mượn đường qua Đào Lâm và Hào Sơn của nước Tấn để đánh úp Trịnh. Giữa đường quân đi, Đại tướng Tần gặp con buôn nước Trịnh là Huyền Cao cho rằng nước Trịnh đã có chuẩn bị, khó mà đánh úp thành công nên rút quân về. Lúc ấy Tấn Tương công mới lên ngôi, quyết định phục kích quân Tần ở Hào Sơn, trên đường quân Tần quay về tây.

    Quân Tần đi đường xa mệt mỏi lại thêm đường núi Hào Sơn hiểm trở, xe chiến nặng nề, vượt qua Hào Sơn hết sức chậm chạp. Quân Tấn chiếm cứ địa hình thuận lợi mai phục, “Dĩ dật đãi lao” (dùng sự an nhàn chờ sự mệt mỏi). Khi quân Tần tiến vào vùng phục kích, phục binh Tấn đột ngột đổ ra cắt quân Tần làm nhiều đoạn, đầu cuối mất liên lạc thành thế đại loạn, toàn bộ đều bị tiêu diệt. Quân Tấn đoạt được thắng lợi lớn.

    ...
     
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN ĐÁNH YỂN LĂNG


    Trận chiến đại quy mô xảy ra ở Yển Lăng (nay là tây bắc Yển Lăng, Hà Nam) vào năm 575 T.C.N, quân Tấn đánh bại quân Sở.

    Vì muốn tranh giành ngôi bá Trung Nguyên, năm 576 T.C.N, nước Sở đem quân tấn công nước Trịnh và nước Vệ, buộc họ phải khuất phục. Năm sau, nước Tấn mượn cớ nước Trịnh phản bội Tấn, quy phục theo Sở, đem quân chinh phạt. Lần tham chiến này, binh lực của Tấn có gần 6 vạn người, 400 xe chiến và các nước Tề, Lỗ, Tống, Vệ cũng chi viện cho Tấn. Nước Sở vì muốn cứu Trịnh cũng đem quân gần 8 vạn người và 400 xe chiến.

    Lúc đó quân Tấn đóng ở phía bắc cách thành Yển Lăng 20 dặm, đợi hội họp với quân Tề, Lỗ. Sau khi quân Sở hội sư với quân Trịnh lập tức tiến đến Yển Lăng, bày trận ngay trước doanh trại quân Tấn, chí khí hết sức hung hăng. Khi ấy viện binh của quân Tấn chưa đến, thế lực đơn bạc nên hiển nhiên lâm vào thế yếu nhưng Tấn Lệ công đa mưu túc trí, nhìn ra nhược điểm của quân Sở, Trịnh nên quyết định tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu, áp dụng kế hoạch đánh bất ngờ vào hai cánh quân của Sở.

    Quả nhiên, hai cánh quân của Sở bị tấn công thình lình rất dữ dội thì trận thế rối loạn, thêm vào đó Sở Cung vương bị thương khiến lòng quân sĩ càng rời rã. Cánh bên hữu đã tan vỡ, thì sau đó đến Trung quân và cánh bên tả cũng tan vỡ theo, quân Trịnh hốt hoảng rút chạy về hướng tây.

    Quân Tấn đại thắng trận này còn quân Sở bị thương vong rất lớn, Sở Cung vương thì bị thương, Công tử Đại bị bắt sống và tướng Trung quân tự sát.

    ...
     
    123phat thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN ĐÁNH LẠP TRẠCH


    Trận đánh lớn ở Lạp Trạch (nay là nam Tô châu, Giang Tô), xảy ra vào năm 478 T.C.N, quân nước Việt đánh bại quân Ngô.

    Năm 478 T.C.N, nước Ngô bị thiên tai lớn, kho lẫm trống rỗng, người đói chết đầy đường. Việt Vương Câu Tiễn tiếp thu kiến nghị của Đại phu Văn Chủng, quyết định cùng Đại tướng Phạm Lãi đem 5 vạn quân đi đánh nước Ngô. Ngô vương Phù Sai nghe tin quân Việt xâm nhập cũng quyết định mang 6 vạn quân đón đánh. Hai bên bày trận cách sông ở Lạp Trạch, chuẩn bị quyết chiến.

    Vì muốn tiêu diệt Ngô; về kinh tế, quân sự và ngoại giao, nước Việt đều có chuẩn bị lâu dài với quân lệnh thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, trên dưới một lòng, chí chiến đấu hừng hực. Việt vương Câu Tiễn quyết định lợi dụng đêm tối đánh bất ngờ, ông lệnh cho tả quân đi ngược sông lên trên 5 dặm, còn hữu quân thuận dòng xuống dưới 5 dặm, giữa đêm giả vờ đánh trống tấn công vào hai bên cánh quân Ngô. Quả nhiên, Ngô vương Phù Sai tưởng rằng quân Việt nhân ban đêm vượt sông đánh giáp công nên cũng chia quân thành hai cánh thượng, hạ mà chống đỡ.

    Quân Việt biết quân Ngô trúng kế, lập tức cho 6000 quân tinh nhuệ của Trung quân làm tiên phong, giấu cờ cất trống rồi bí mật vượt sông, tấn công dữ dội vào đại doanh quân Ngô. Quân Ngô bị bất ngờ nên trở thành rối loạn, hai đạo quân thượng hạ nghe tin đại doanh bị đánh úp vội vàng quay về cứu viện nhưng bị quân Việt truy kích theo, liên tục tan vỡ.

    Khi quân Ngô bại trận rút về đến Một Khê (nay ở gần Giang Tô), thì chính đúng lúc ấy, Đại tướng Phạm Lãi của Việt cho đại quân tiến đánh vu hồi bao vây. Quân Ngô lại liên tiếp triệt thối, quân Việt liền thừa thắng đuổi theo, khiến quân Ngô đại bại. Đây là trận thắng có tính quyết định để nước Việt sau này tiêu diệt nước Ngô.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/2/24
    nhungnhinh783 thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN ĐÁNH QUẾ LĂNG


    Trận chiến ở Quế Lăng (nay là đông bắc Hà Trạch, Sơn Đông), vào năm 353 T.C.N, quân nước Tề đánh thắng quân Ngụy.

    Năm ấy, tướng Trịnh là Bàng Quyên đem quân vây khốn Hàm Đan (nay là tây nam Hàm Đan, Hà Bắc), đô thành của Triệu. Nước Triệu xin cầu viện nước Tề.

    Tề uy vương sai Điền Kỵ làm chủ tướng, Tôn Tẫn làm quân sư, đem quân đi cứu Triệu. Điền Kỵ vốn muốn tiến thẳng tới Hàm Đan đánh quân Ngụy mà giải vây, nhưng Tôn Tẫn cho rằng nên đánh úp nơi bỏ trống và yếu nhược của Ngụy, tất nhiên quân Ngụy phải quay về tự cứu, nhân đó thừa cơ tập kích ở giữa đường. Làm như vậy chẳng những giải vây trừ nguy khốn cho Triệu mà còn đánh bại hoặc tiêu diệt được quân Ngụy. Điền Kỵ nghe theo Tôn Tẫn, quyết định tấn công Đại Lương (nay là Khai Phong, Hà Nam), đô thành của nước Ngụy. Cùng lúc ấy Điền Kỵ và Tôn Tẫn cố ý sai hai Đại phu không thông hiểu quân sự đem quân giả vờ đi đánh trọng trấn Bình Lăng của Ngụy để tạo thế trận giả.

    Quả nhiên, không ngoài dự đoán, Bàng Quyên nghe tin thủ đô bị quân Tề tấn công thì lập tức rút khỏi Hàm Đan về cứu ứng. Điền Kỵ và Tôn Tẫn phân tích cho rằng quân Ngụy chắc chắn phải đi qua Quế Lăng nên cho quân đến trước, chuẩn bị tập kích. Quân Ngụy đã trải qua thời gian dài đánh Triệu, binh lực tiêu hao quá lớn lại phải vượt đường về nước gấp rút nên mệt mỏi, kiệt cả sức lực. Lúc quân Ngụy vừa về tới Quế Lăng, lập tức bị quân Tề tấn công dữ dội, đành chịu đại bại.

    ...
     
    123phat thích bài này.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN CHIẾN MÃ LĂNG


    Trận đại chiến quân Tề tiêu diệt quân Ngụy ở Mã Lăng (nay ở tây nam huyện Phạm, Hà Nam), vào năm 341 T.C.N.

    Năm ấy, nước Ngụy đem quân tấn công nước Hàn, Hàn xin cầu cứu Tề. Tề Uy vương quyết định phong cho Điền Kỵ, Điền Anh làm Đại tướng, Tôn Tẫn làm quân sư đem quân đi cứu Hàn. Tôn Tẫn cho rằng nên áp dụng chiến thuật “vây Ngụy cứu Triệu” để giải trừ nguy hiểm cho Hàn, bèn cho quân tấn công Đại Lương (nay là Khai Phong, Hà Nam), thủ đô nước Ngụy. Quả nhiên, Ngụy Huệ vương lập tức hạ lệnh cho quân đội quay về tự cứu, đồng thời lại phong Thái tử Thân làm Thượng tướng, Bàng Quyên làm tướng đem 10 vạn quân nghênh chiến quân Tề.

    Tôn Tẫn và Điền Kỵ quyết định dùng phục binh để tiêu diệt quân địch, họ vừa đụng độ liền giả thua bỏ chạy, dụ địch đuổi theo. Một ngày sau khi rút chạy, quân Tề đào 10 vạn lò bếp, hôm thứ hai giảm bếp còn 5 vạn, hôm thứ 3 giảm còn 3 vạn.

    Quân Ngụy mải miết đuổi theo luôn 3 ngày, Thái tử Thân đã khởi nghi ngờ nên định rút quân về. Chẳng ngờ, Bàng Quyên đang đà hung hăng đắc ý, cho rằng quân Tề hoảng sợ, quân sĩ đào ngũ hơn nửa nên bỏ hết bộ binh, dùng khinh binh tinh nhuệ đuổi theo rất gấp rút. Tôn Tẫn tính toán hành trình của địch, phán đoán là chiều tối quân Ngụy sẽ đến Mã Lăng, nên chọn 1 vạn xạ thủ tinh nhuệ mai phục ở hai bên đường dẫn đến Mã Lăng và lăn ra giữa đường một thân cây lớn, trên có viết mấy chữ: “Bàng Quyên chết ở dưới gốc cây này” và dặn các xạ thủ khi nào thấy dưới gốc cây có ánh lửa cháy thì mới phát tiễn.

    Quả nhiên, khi Bàng Quyên đuổi tới gốc cây liền sai quân đốt đuốc lên đọc hàng chữ. Lửa vừa đốt lên thì hàng vạn mũi tên của quân Tề bắn ra như mưa, quân Ngụy đại loạn, tự dẫm đạp lên nhau bỏ chạy. Trước thảm cảnh ấy, Bàng Quyên tự biết mình đã hết đường sống, bèn tự sát. Quân Tề thừa thắng đuổi theo bắt sống được Thái tử Thân. Từ đó nước Ngụy suy sụp dần.

    ...
     
    nhungnhinh783, 123phat and Wanderman like this.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN CHIẾN TỨC MẶC


    Trận đánh giữa quân nước Tề và quân nước Yên ở Tức Mặc (nay ở đông nam Bình Độ, Sơn Đông) vào năm 279 T.C.N.

    Năm 284 T.C.N, tướng Yên là Nhạc Nghị chỉ huy quân đội 6 nước Yên, Tần, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy tấn công nước Tề. Trong vòng nửa năm, liên tiếp hạ hơn 70 thành. Nước Tề chỉ còn đất Lư (nay là Lư huyện, Sơn Đông) và thành Tức Mặc là chưa bị đánh hạ.

    Sau khi tướng giữ thành tử trận, quân dân Tức Mặc cùng tôn Điền Đan lên làm tướng, tiếp tục cố thủ. Để cứu vãn nguy cơ, Điền Đan áp dụng một loạt biện pháp tranh thủ lòng người, chỉnh đốn quân đội, tự thân đắp lại công sự phòng ngự, tham gia sản xuất, bắt vợ con thân thích phải gia nhập quân đội chống giữ thành, cung cấp lương thực đầy đủ cho quân sĩ. Nhờ vậy tình hình trong thành được chấn hưng, nội bộ ổn định. Đồng thời, Điền Đan còn lén sai người vào nước Yên, phao tin Nhạc Nghị sắp lên ngôi vua ở Tề, làm kế ly gián. Quả nhiên, Yên Huệ vương sai Kỵ Kiếp đến thay cho Nhạc Nghị.

    Kỵ Kiếp dồn dập tấn công thành Tức Mặc, thấy chưa hạ được thành thì nóng nảy thi hành những hành động tàn bạo để trấn áp quân Tề. Điền Đan tương kế tựu kế cứ để quân Tề chứng kiến hành vi bạo ngược của quân Yên để họ thêm căm hận. Sau đó, Điền Đan lại cho đàn bà, trẻ con và người già lão lên giữ thành tạo hiện tượng giả đồng thời lại sai sứ đến trá hàng để che mắt quân Yên.

    Năm 279 T.C.N, Điền Đan cho rằng đã tới lúc phản công, ông cho thu mua 5000 con trâu rồi buộc dao nhọn vào đầu, phủ lớp áo sặc sỡ, đuôi trâu có buộc cỏ khô tẩm dầu sẵn. Điền Đan tuyển chọn 5000 quân tinh nhuệ, ăn mặc cải trang như ma quỷ, rồi giữa đêm tối đốt lửa vào đuôi trâu, trâu bị nóng liền điên cuồng lao tới doanh trại của quân Yên, quân sĩ bèn theo sau tấn công. Cùng lúc đó, trong thành dân chúng cũng khua chiêng đánh trống hò hét vang trời. Quân Yên bị tập kích thình lình, hoảng kinh tán loạn, tan vỡ mau chóng. Kỵ Kiếp bỏ chạy trong đám hỗn quân bị loạn đao mà chết. Điền Đan liền thống lãnh quân dân thừa cơ phản công truy kích quân Yên, rất mau lẹ thu lại những đất đai đã mất và đuổi quân Yên ra khỏi nước Tề.

    ...
     
    123phat and tran ngoc anh like this.
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN ĐÁNH TRƯỜNG BÌNH


    Trận đại chiến quân nước Tần tiêu diệt quân nước Triệu ở Trường Bình (nay ở tây bắc Cao Bình, Sơn Tây) vào năm 260 T.C.N.

    Năm ấy, tướng Tần là Vương Xỉ đem quân tấn công đất chiến lược của nước Triệu. Triệu Hiếu Thành vương sai Liêm Pha đem 30 vạn quân đến cứu viện cùng với 15 vạn quân ở bản địa chống lại quân Tần. Quân Tần muốn tốc chiến tốc thắng nên tấn công quân Triệu rất dữ dội, lão tướng Liêm Pha nhiều kinh nghiệm nên dựa vào thế hiểm yếu kiên quyết chống giữ.

    Quân Tần nhiều lần tấn công không hiệu quả thì không còn cách nào hơn là cùng địch hình thành cục diện đối đầu cầm cự. Ngay lúc ấy, vua Tần áp dụng thế ly gián của Phạm Thư, mua chuộc người thân tín của Triệu vương, phao tin đồn Liêm Pha vô dụng, rồi bịa cả chuyện Liêm Pha dự tính đầu hàng Tần, quân Tần chỉ sợ nhất là tướng Triệu Quát mà thôi. Triệu vương nghe đồn thì tin thật, cho Triệu Quát ra thay thế Liêm Pha. Triệu Quát vốn là con của danh tướng Triệu Xa, chỉ biết quân cơ chiến trận trên lý thuyết, chưa hề có kinh nghiệm chiến đấu. Triệu Quát vừa tới Trường Bình liền thay đổi mọi chiến thuật cố thủ thành trì cũ, liên tục cho quân ra đánh quân Tần.

    Khi ấy, nước Tần nghe tin liền cho Bạch Khởi là một viên tướng kinh nghiệm chiến trường lên làm Thượng tướng quân, thay thế Vương Xỉ. Bạch Khởi căn cứ vào nhược điểm kiêu căng hiếu chiến của Triệu Quát, nên khi đối đầu giao phong, nhiều lần giả thua để dụ địch mắc mưu. Quả nhiên, Triệu Quát rất tự đắc, mở cửa thành dẫn quân chủ lực đuổi đánh, đến gần sát quân doanh Tần. Ngay lúc ấy, hơn 25 vạn quân Tần phía tả quay lại đánh vu hồi, xông vào doanh lũy quân Triệu, quân Triệu bị cắt làm hai đoạn và bị vây khốn, đành phải đắp lũy cố thủ chờ đại quân đến cứu viện.

    Quân nước Tề và nước Sở có đến cứu viện nhưng trước thế lực dũng mãnh của quân Tần thì không dám tiến lên. Vì thế, quân Triệu bị cắt lương 46 ngày, giết lẫn nhau để ăn thịt. Triệu Quát nhiều lần tổ chức phá vòng vây nhưng thất bại, đành phải chỉ huy tinh binh xông thẳng ra, kết quả, bị quân Tần bắn chết. Quân Triệu đại bại và có đến 40 vạn quân đầu hàng Tần. Quân Tần nhận đầu hàng nhưng lại sợ số hàng binh này làm phản, nên cho chôn sống, giết chết toàn bộ.

    ...
     
    123phat thích bài này.
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    TRẬN ĐÁNH HÀM ĐAN


    Trận chiến phòng ngự quân Tần của quân Triệu liên hợp với quân nước Sở và nước Ngụy ở Hàm Đan (nay là Hà Bắc) vào năm 257 T.C.N.

    Năm 259 T.C.N, Tần Chiêu vương nhân sau khi nước Triệu thua ở trận Trường Bình không theo ước hẹn cắt 6 thành giao cho Tần, bèn sai Vương Lăng làm tướng, một lần nữa đem quân đánh Triệu.

    Nước Triệu, sau trận Trường Bình bị quân Tần chôn sống 40 vạn quân, lần này đối địch với nước quá mạnh như Tần thì quyết định áp dụng chiến thuật giữ vững thành trì đợi ngoại viện. Để khích động sĩ khí, Thừa tướng Triệu là Bình Nguyên quân đem hết gia tài của mình làm quân phí và cho vợ con đến doanh trại may vá quần áo cho quân sĩ. Nhờ vậy, quân Triệu trên dưới một lòng quyết liều thân vì quốc nạn, khiến cho quân Tần đánh rất nhiều lần mà không thắng được.

    Để giải vây Hàm Đan, Triệu xin Sở đem quân đến cứu, nước Ngụy cũng sai Tấn Bỉ đem 10 vạn quân cứu Triệu, nhưng vì sức ép của vua Tần, Tấn Bỉ chỉ dám đóng quân ở đất Nghiệp (nay ở tây nam Hà Bắc), quan sát chờ cơ hội.

    Năm 257 T.C.N, quân Tần tăng quân số tấn công Triệu. Quân Sở và quân Ngụy liền từ ngoài đánh vào vòng vây của Tần, quân Triệu trong thành đánh ra, trong ngoài hợp công khiến cho quân Tần tan vỡ. Sau khi vòng vây Hàm Đan được nới lỏng, liên quân Triệu, Ngụy đuổi theo truy kích chiếm lại các đất đai thành trì đã mất.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/8/24
    tran ngoc anh, 123phat and Wanderman like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này