... Nếu Bạn giúp một tay thì tốt quá! Mình dở đồ hình! Ngày trước đi điền dã, tới phần ấy là 'nón cói' đội suốt á! ... Cứ bị ám ảnh mãi ba cái vụ 'lở bồi của sông' với 'địa cầu nghiêng' nên ngãng ra luôn!...
... TÙY Vương triều phong kiến thành lập kế tục sau Bắc Chu. Năm 581 (Tùy Khai Hoàng nguyên niên), Dương Kiên vốn là đại thần Bắc Chu, phế bỏ Chu Tĩnh đế Vũ Văn Xiển, tự lập ngôi đế, quốc hiệu Tùy, đó là Tùy Văn đế, định đô ở Trường An (Tây An, Thiểm Tây). Năm 589, Dương Kiên tiêu diệt nước Trần ở phương nam, thực hiện cuộc thống nhất hai miền nam bắc. Tùy Văn đế dựng nước rồi thực thi một loạt cải cách tăng cường sức mạnh lãnh đạo trung ương và phát triển kinh tế xã hội. Ông xác lập tổ chức cơ cấu quan liêu hòan bị có quy mô lớn. Để duy trì lợi ích cho giới địa chủ, tăng sức mạnh cai trị nhân dân, Tùy Văn đế hạ lệnh ban hành “Khai Hoàng luật”. Ông chỉnh đốn phủ binh để tăng cường sức mạnh khống chế của trung ương đối với quân đội. Ông kết hợp giữa chế độ phủ binh và chế độ đồn điền, bảo đảm cho tài nguyên quốc gia. Triều Tùy sáng lập chế độ khoa cử, bãi bỏ chế độ cũ từ thời Ngụy Tấn, dùng người trọng tài chứ không trọng xuất thân. Tùy Văn đế lên ngôi rồi cũng từng hạ lệnh giảm một phần tô thuế lao dịch, để giảm nhẹ gánh vác cho dân, hòa hoãn mâu thuẫn giai cấp. Trải qua chỉnh đốn và cải cách, kinh tế xã hội triều Tùy xuất hiện một số người giàu có, phồn vinh tạm thời. Năm 604 (Nhân Thọ thứ 4), con thứ hai của Tùy Văn đế là Dương Quảng hạ độc giết Văn đế và giết luôn anh là Dương Dũng, tự lập lên ngôi đế, đó là Dượng đế. Dượng đế lên ngôi rồi, suốt năm này sang năm khác rong chơi xuất du, dâm loạn hoang đường. Ông xây dựng cung điện, dựng Tây uyển chu vi hơn 200 dặm, lại tàn bạo bắt vài trăm vạn dân khai thông đào Vận Hà khiến người chết vô số. Ông ba lần liên tục phát động chiến tranh xâm lược Cao Ly làm lao dịch nặng nhọc thêm, đưa xã hội đến tuyệt lộ. Cuối cùng, bạo phát cuộc đại khởi nghĩa toàn quốc. Năm 618 (Đại Nghiệp thứ 14), trong thế lực bao vây của nghĩa quân, lãnh đạo thị vệ Tư Mã Đức Kham và quý tộc Vũ Văn Hóa Cập siết cổ chết Tùy Dượng đế. Tùy diệt vong, trước sau tồn tại 38 năm. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...
Thì ở mỗi bài bạn viết về một nước nào nào đó cho thêm cái bản đồ, từ wiki chẳng hạn. Chứ mình sao chèn bản đồ vào bài viết của bạn được đâu
... ĐƯỜNG Vương triều phong kiến thống nhất thành lập kế tục sau triều Tùy. Năm 618 (Võ Đức nguyên niên, Đường), trên cơ sở chiếm đoạt thành quả của khởi nghĩa nông dân, Lý Uyên lật đổ Hoàng đế bù nhìn Tùy Cung đế Dương Hựu, tự lập lên ngôi, dựng quốc hiệu Đường, định đô ở Trường An. Lại trải qua 10 năm chiến tranh, đại thể đã thống nhất được toàn quốc. Năm 626 (Võ Đức thứ 9), Lý Thế Dân, người giúp cha là Lý Uyên chiếm được thiên hạ, giết chết anh trưởng là Lý Kiến Thành và em thứ 4 là Lý Nguyên Cát ở Huyền Võ môn, lên ngôi đế, đó là Đường Thái tông. Đường Thái tông Lý Thế Dân tinh minh mạnh mẽ, mưu lược hơn người. Dựng nước rồi, ông chuyên cần chính sự, dồn sức cai trị. Ông rất chú ý dùng người và giỏi nghe ý kiến tôi thần. Nhờ vậy trong thời gian ông ở ngôi, chính trị trong sáng, xã hội an định, kinh tế phát triển. Năm 649 (Trinh Quán thứ 23), Đường Thái tông chết, con là Lý Trị lên nối ngôi tức Đường Cao tông. Cao tông Lý Trị nhiều bệnh, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên giúp giải quyết chính sự. Năm 683 (Vĩnh Thuần thứ 2), Cao Tông bệnh chết, con thứ ba của Võ Tắc Thiên là Lý Hiển nối ngôi, đó là Đường Trung tông. Năm sau, Võ Tắc Thiên phế Trung tông Lý Hiển xuống làm Lư Lăng vương, lập con thứ tư là Lý Đán lên ngôi đế, tức Đường Duệ tông. Không lâu, Duệ tông cũng bị phế trừ. Năm 690 (Tải Sơ thứ 2), Võ Tắc Thiên tự lập lên ngôi đế, đổi quốc hiệu là Chu, gọi Lạc Dương là Thần Đô. Năm 705 (Thần Long nguyên niên, Chu), Tể tướng Trương Giản Chi, Thôi Huyền Vi phát động chính biến, cưỡng bức bà lão 82 tuổi Võ tắc Thiên phải truyền ngôi cho Đường Trung tông Lý Hiển, khôi phục lại quốc hiệu Đường, dời đô qua Trường An. Ít lâu sau, Võ Tắc Thiên bệnh chết. Đường Trung tông Lý Hiển nối ngôi, đại quyền rơi vào tay Vi Hoàng hậu. Năm 710 (Cảnh Long thứ 4), Trung tông bị Vi Hoàng hậu hạ độc chết. Con thứ ba của Đường Duệ tông là Lý Long Cơ giết Vi hậu xong, khôi phục ngôi đế cho Đường Duệ tông, đó là Đường Huyền tông. Đến đây chấm dứt cuộc diện dao động không yên, Huyền tông tiến hành một loạt cải cách đưa xã hội Đường phát triển lên đến đỉnh cao. Thế nhưng đến hậu kỳ, Đường Huyền tông chìm vào tửu sắc, không màng chính sự. Chính quyền lọt vào tay Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung. Bọn gian nịnh lộng quyền, triều chính hôn ám. Thêm nữa, lực lượng quân sự biên trấn không ngừng mở lớn. Năm 755 (Thiên Bảo thứ 14), cuối cùng, bạo phát cuộc loạn An Lộc Sơn, Sử Tư Minh. Từ đây cục diện thống nhất phần vinh, cường thịnh của đời Đường không còn nữa. Hậu kỳ đời Đường, các phiên trấn cát cứ, hoạn quan chuyên quyền, chính trị thối nát, dân không đất sống. Kết quả, dẫn đến khởi nghĩa Hoàng Sào, sự thống trị mục ruỗng của vương triều Đường bước vào đường hủy diệt. Năm 907 (Thiên Hựu thứ 4), Tuyên Võ tiết độ sứ Chu Toàn Trung phế bỏ Hoàng đế bù nhìn cuối cùng Lý Chúc. Đường diệt vong, trước sau tồn tại 290 năm. ...
... Trên Wiki... tỉ lệ Việt/Hoa dự là 1/99 a, không lại 'đội bạn' Mình cũng có tham gia chút chút ở trển... Để mình gởi thêm xíu bài nữa ở phần Sử, rồi 'túm lại' chuyển 'người đẹp Tây đô thành' hiệu đính, bổ sung giùm nha!
... NGŨ ĐẠI THẬP QUỐC Thời kỳ lịch sử từ năm 907 (Thiên Hựu thử 4, Đường) vương triều Đường diệt vong đến năm 960 (Kiến Long nguyên niên, Bắc Tống) lúc Bắc Tống kiến lập. Sau khi vương triều Đường diệt vong, ở phương bắc Trung Quốc liên tục xuất hiện 5 vương triều phong kiến là: Hậu Lương (từ năm 907 đến năm 923), Hậu Đường (từ 923 đến 936), Hậu Tấn (từ 936 đến 946), Hậu Hán (từ 947 đến 950), và Hậu Chu (từ 951 đến 960), sử gọi là Ngũ đại (năm đời) tổng cộng 54 năm. Tại phương nam và vùng Hà Đông trước sau kiến lập 10 chính quyền địa phương là: Tiền Thục (từ 903 đến 925), Hậu Thục (từ 933 đến 965), Kinh Nam (từ 924 đến 963), Sở (từ 907 đến 951), Ngô (từ 902 đến 937), Nam Đường (từ 937 đến 975), Ngô Việt (từ 907 đến 978), Mân (từ 909 đến 945), Nam Hán (từ 917 đến 971), và Bắc Hán (từ 951 đến 979), sử gọi là Thập quốc (10 nước). Ngoài ra ở vùng biên cương còn có các chính quyền Liêu ở đông bắc, Cao Xương ở tây bắc, Thổ Phiên và Đại Lý ở tây nam. Ngũ đại Thập quốc là do phiên trấn cát cứ từ trong thời kỳ triều Đường tạo thành cục diện phân liệt phát triển liên tục, nó làm cho kinh tế xã hội bị phá hoại, làm nhân dân bị hoạ hại vô cùng nặng nề. Các kẻ cát cứ ở đời Ngũ đại Thập quốc gây ra chiến tranh liên miên, cướp bóc giết người như ngoé. Để đủ sức hỗn chiến, họ tăng cao tô thuế, vơ vét tàn bạo, nếu ai phản kháng thì bị giết cả nhà. Nhân dân không còn cách sống, chỉ còn bỏ trốn khắp nơi, kết quả là đất đai bị bỏ hoang, kinh tế xã hội bị phá hoại nghiêm trọng. Giới thống trị của Ngũ đại Thập quốc đen tối, luôn luôn tạo cơ hội cho nhân dân nổi dậy phản kháng. Năm 979 (Thái Bình Hưng quốc thứ 4, Tống), Tống Thái tông tự thân đem quân tiêu diệt Bắc Hán, lúc ấy lịch sử hỗn chiến cát cứ của Ngũ đại Thập quốc kéo dài 73 năm mới chấm dứt. ...
... HẬU LƯƠNG Triều đại đầu tiên đời “Ngũ đại”. Năm 907 (Khai Bình nguyên niên, Hậu Lương), Chu Toàn Trung phế bỏ Đường Ai đế tự lập lên ngôi, quốc hiệu Lương, đó là Lương Thái tổ, định đô ở Khai Phong, sử gọi là Hậu Lương. Chu Toàn Trung vốn tên Chu Ôn, trước đây từng tham gia khởi nghĩa trong nghĩa quân Hoàng Sào, sau đó làm phản, được triều Đường phong cho làm Hà Trung hành doanh phó Chiêu thảo sứ. Nhờ có công đàn áp khởi nghĩa, lại được thăng làm Tuyên Võ tiết độ sứ, rồi lại nhờ các cuộc chiến tranh thôn tính, tiêu diệt được các thế lực cát cứ khác, khống chế được lưu vực Hoàng Hà, bèn tự lập lên làm Hoàng đế. Chu Toàn Trung là một người vô cùng tàn bạo, ông ta quy định tướng lãnh thua trận thì quân lính bị giết hết, quân sĩ phải khắc chữ trên mặt để đề phòng đào ngũ. Khi đàn áp khởi nghĩa Hoàng Sào, Chu Toàn Trung từng kết bè đảng với quý tộc Sa Đà, quân phiệt Hà Nam Lý Khắc Dụng. Nhưng không lâu sau đã trở mặt coi nhau như kẻ thù, vì tranh đoạt bá quyền mà hỗn chiến không dứt. Năm912 (Càn Hóa thứ 2), Chu Toàn Trung bị con thứ Chu Hữu Khuê giết chết. Chu Hữu Trinh lại giết anh là Chu Hữu Khuê rồi kế thừa ngôi cha. Lý Khắc Dụng chết rồi, con là Lý Tồn Trợ kế vị, hai quân của họ Lý và họ Chu đánh loạn lẫn nhau. Năm 923 (Long Đức thứ 3), bộ tướng của Lý Tồn Trợ là Lý Tự Nguyên bắt sống Vương Ngạn Chương triều Hậu Lương, đánh hạ Khai Phong thành, Lương chúa tự sát. Hậu Lương diệt vong, trước sau tồn tại 17 năm. ...
... HẬU ĐƯỜNG Triều đại thứ hai đời “Ngũ đại”. Năm 923 (Đổng Quang nguyên niên, Hậu Đường), Lý Tồn Trợ, người tộc Sa Đà xưng đế, quốc hiệu Đường, ấy là Đường Trang tông, định đô ở Lạc Dương, sử gọi là Hậu Đường. Lý Tồn Trợ là một nhân vật mê muội, tầm thường. Ông ta yêu thích âm nhạc, trọng dụng con hát, không nghe lời đại thần can ngăn, cứ phong chức bừa bãi cho bọn con hát và bạn bè của chúng. Sau khi tiêu diệt Lương, tài chính quốc gia khó khăn mà ông ta vẫn xây dựng liên miên, dẫn Hoàng hậu săn bắn hoang phí thoả sức. Quan lại thì vơ vét, trăm họ thì đói kém, quân sĩ chết đói ngay giữa đường. Năm 926 (Thiên Thành nguyên niên), xảy ra binh biến ở Ngụy châu, ông sai bộ tướng Lý Tự Nguyên đem quân đi trấn áp, kết quả Lý Tự Nguyên và quân sĩ Ngụy châu liên kết với nhau phản lại Lý Tồn Trợ, tự thân Lý Tự Nguyên tiến vào Lạc Dương lên ngôi Hoàng đế, đó là Hậu Đường Minh tông. Lý Tự Nguyên vốn là con nuôi của Lý Khắc Dụng, bước lên ngôi cao rồi Minh tông quyết tâm cải cách chính trị. Ông quan tâm sản xuất nông nghiệp, hạ lệnh quân bình thuế ruộng, phế bỏ hình phạt hà khắc, giảm bớt nhũng nhiễu phiền hà v.v... Nhờ vậy chiến họa giảm nhiều, thu hoạch nông nghiệp tăng cao, nhân dân tạm thời được nghỉ ngơi. Năm 933 (Trường Hưng thứ 4), Minh tông chết, con nuôi là Lý Tòng Kha nối ngôi. Con rể Lý Tự Nguyên tên Thạch Kính Đường là một kẻ đầy dã tâm, quyết tranh đoạt quyền vị với Lý Tòng Kha. Năm 936 (Thanh Thái thứ 3), Kính Đường nhờ quân Khiết Đan giúp đỡ, từ Thái Nguyên nổi dậy tiến về Lạc Dương. Hậu Đường diệt vong, trước sau tồn tại 14 năm. ...
... HẬU TẤN Triều đại thứ ba đời “Ngũ đại”. Năm 936 (Thiên Phúc nguyên niên, Hậu Tấn), Thạch Kính Đường, người tộc Sa Đà làm Hà Đông tiết độ sứ của triều Hậu Đường làm phản, tiêu diệt Hậu Đường lên ngôi đế, quốc hiệu Tấn, dời đô về Khai Phong, sử gọi là loại quân phiệt thấp kém, nhờ Khiết Đan xuất quân giúp đỡ đoạt chiếm ngôi đế, không ngờ phải trả giá cao. Ông ta phải cắt 16 châu U và Vân (Hà Bắc, bắc bộ Sơn Đông và một phần Nội Mông) nạp cho Khiết Đan, đồng thời chấp nhận mỗi năm phải chịu hiến dâng 30 vạn tấm lụa. Nhục nhã hơn nữa, Kính Đường đã 45 tuổi phải bái nhận vua Khiết Đan là Da Luật Đức Quang mới 14 tuổi là Phụ Hoàng. Từ đó Khiết Đan lấy 16 châu U, Vân làm đất cơ sở tiến vào xâm lược cướp bóc Trung Nguyên, làm cho xã hội Trung Nguyên bị phá hoại nặng nề. Thạch Kính Đường chết rồi, Thạch Trọng Quý nối ngôi. Trọng Quý gây chiến với quân Khiết Đan và quân Liêu. Năm 946 (Khai Vân thứ 3), các tướng Tấn như Triệu Diên Thọ, Đỗ Uy, Trương Ngạn Trạch đầu hàng nước Liêu, đem quân đánh thành Khai Phong. Thế nhưng, quân Liêu tiến vào chẳng những cướp bóc tàn bạo nhân dân mà còn thảm sát số hàng tướng, khích động nhân dân nổi dậy phản kháng. Năm 947, chính lúc nhân dân Trung Nguyên và quân Liêu đang đánh nhau ác liệt, quân nhân người tộc Sa Đà tên Lưu Trí Viễn thừa nước đục thả câu, tự lên ngôi đế ở Thái Nguyên. Hậu Tấn diệt vong, trước sau tồn tại 12 năm. ...
... HẬU HÁN Triều đại thứ bốn đời “Ngũ đại”. Năm 947 (Thiên Phúc nguyên niên, Hậu Hán), Lưu Trí Viễn, người tộc Sa Đà làm Hà Đông tiết độ sứ của triều Hậu Tấn tự lên ngôi đế ở Tấn Dương (Thái Nguyên), quốc hiệu Hán, đó là Hán Cao tổ, đóng đô ở Khai Phong, sử gọi là Hậu Hán. Lưu Trí Viễn xuất thân nghèo hèn, từng làm mục đồng, sau nhờ theo Thạch Kính Đường làm quan đến tiết độ sứ Hà Đông. Lúc Thạch Trọng Quy đại chiến với quân Liêu, ông ta khoanh tay đứng nhìn ở Thái Nguyên. Lúc quân Liêu tiến vào Khai Phong, ông ta sai người đến chúc mừng; lúc quân Liêu ngang ngược cướp bóc, ông ta thừa cơ hội lên ngôi đế ở Thái Nguyên. Lúc quân Liêu rút quân về bắc, lập tức ông ta tiến vào Lạc Dương và Khai Phong. Ông lung lạc lừa dối để làm yên lòng căm giận của dân, dù đã lên ngôi vẫn giữ niên hiệu Thiên Phúc để tranh thủ các tôi thần cũ của Hậu Hán, vơ vét tài vật trong cung điện ban thưởng cho quân sĩ. Lưu Trí Viễn lên làm vua được có 11 tháng thì chết, cháu là Lưu Thừa Hựu nối ngôi tức Ẩn đế. Năm 951, nội bộ thống trị triều Hậu Hán đấu tranh kịch liệt, Tiết độ sứ ở Thiên Hùng là Quách Uy nổi dậy làm phản, giết chết Ẩn đế. Hậu Hán diệt vong, tồn tại 5 năm. ...
... HẬU CHU Triều đại thứ 5 đời “Ngũ đại”. Năm 951 (Quảng Thuận nguyên niên, Hậu Chu), Thiên Hùng Tiết độ sứ Quách Uy khởi binh lật đổ triều Hậu Hán bước lên ngôi đế, quốc hiệu Chu, tức Chu Thái tổ, đóng đô ở Khai Phong, sử gọi là Hậu Chu. Quách Uy lên ngôi đế rồi, quyết tâm cải cách chính trị. Ông chiêu mộ nhân tài, trọng dụng văn thần, trừng phạt tham quan ô lại, khen thưởng sản suất, phát triển nông nghiệp, bãi bỏ tô thuế nặng nề. Nhân nhờ đề cao tính tích cực trong sản xuất nông dân khiến kinh tế xã hội đạt được sự phát triển nhất định. Ông hiểu được nỗi khổ đau của nhân dân nên sống tiết kiệm. Năm 954 (Hiển Đức nguyên niên), Quách Uy chết, con nuôi là Quách Vinh (vốn họ Sài, cháu nội Thái tổ) nối ngôi, đó là Chu Thế tông. Chu Thế tông xuất thân nghèo hèn, tự thân đã nếm mùi áp bức của bọn quý tộc Khiết Đan, vì vậy, sau khi lên ngôi tiến một bước thay đổi hẳn chính trị, phát triển kinh tế, giải trừ sự uy hiếp ngoại tại cho Hậu Chu để tiến tới thống nhất toàn quốc. Về kinh tế, ông khuyến khích khẩn hoang, giảm nhẹ tô thuế và lao dịch, sửa sang thủy lợi, khôi phục giao thông đường thủy. Ông phá bỏ hơn 3 vạn ngôi chùa chiền, nấu tượng Phật và đồ đồng thành tiền, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Về chính trị, ông yêu cầu giải án oan ngục tụng, không lạm dụng hình phạt. Ông tự thân quyết định chính sự, chủ động thưởng phạt, cho biên soạn “Đại Chu hình thống”, mở rộng ngôn luận, khích lệ tôi thần nói thẳng, chú ý tiết kiệm, không cho thuộc hạ nhận quà tặng quá đáng. Về quân sự, ông kiên quyết chống lại quân xâm lược Bắc Hán, Khiết Đan, chỉnh đốn quân đội, nghiêm minh quân kỷ. Ông còn 3 lần đi đánh Nam Đường phía đông, chiếm được 60 huyện 14 châu vùng Giang Bắc, Hòai Nam, buộc Nam Đường đầu hàng; lại tự dẫn đại quân đánh Liêu, thu phục các châu Doanh, Mạc, Dịch và tam quan Mạc Bắc. Chu Thế tông ở ngôi 6 năm, tạo tiền đề cho sau này Bắc Tống thống nhất. Năm 959 (Hiển Đức thứ 6), Chu Thế tông bệnh chết. Sau đó, bộ tướng của ông là Triệu Khuông Dẫn phát động cuộc “Binh biến Trần Kiều” chiếm đoạt chính quyền. Hậu Chu diệt vong, trước sau tồn tại 9 năm. ...
... NGÔ Một chính quyền trong đời “Thập quốc”. Năm 902 (Thiên Phục thứ 2, Đường), trong cuộc trấn áp và hỗn chiến của giới quân phiệt, Dương Hành Mật đang làm Hòai Nam Tiết độ sứ được Đường Chiêu tông phong làm Ngô vương, dựng đô ở Dương châu. Dương Hành Mật tương đối có tài thao lược và giỏi dùng người. Ông căn cứ vào địa bàn 27 châu, thúc đẩy kinh tế có hiệu quả. Dương Hành Mật chết rồi, con là Dương Vị nối ngôi. Lúc này đại quyền nước Ngô đã rơi vào tay Tể tướng Từ Ôn. Năm 920 (Võ Nghĩa nguyên niên, Ngô), Từ Ôn lập Dương Phổ làm Thiên tử, quốc hiệu Ngô. Năm 937 (Thiên Tộ thứ 3), con nuôi Từ Ôn là Từ Tri Hạo phế bỏ ngôi đế Dương Phổ, tự lên ngôi. Ngô diệt vong, trước sau tồn tại 36 năm. ...
... NAM ĐƯỜNG Một chính quyền trong đời “Thập quốc”. Năm 937 (Thăng Nguyên thứ nhất, Nam Đường) Từ Tri Hạo phế bỏ ngôi đế của Dương Phổ, tự lập lên ngôi, đổi họ tên là Lý Biện, quốc hiệu Đường, đóng đô ở Kim Lăng (Nam Kinh, Giang Tô), sử gọi là Nam Đường. Thời thiếu niên, Lý Biện từng phiêu bạt ở vùng Hào Tứ, vốn là con nuôi của Dương Hành Mật, sau lại là con nuôi Từ Ôn. Lý Biện hiểu rõ các quân phiệt hỗn chiến chỉ đem lại đau khổ đến cho dân, vì vậy ông không muốn phát động chiến tranh để đoạt đất chiếm thành. Ông chú ý khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế. Do vậy kinh tế của Nam Đường khá phồn vinh, chế độ văn vật cũng khá Hòan bị. Năm 943 (Bảo Đại nguyên niên), sau khi con Lý Biện là Lý Cảnh nối ngôi, phía tây diệt Sở, phía đông diệt Mân, chiếm hữu hơn 30 châu, đất đai rộng vài ngàn dặm. Người thống trị cuối cùng của Nam Đường là một người nổi tiếng sáng tác Từ tên là Lý Dục, tức Nam Đường Hậu chủ. Năm 975, Lý Dục đầu hàng Bắc Tống. Nam Đường diệt vong, trước sau tồn tại 39 năm. ...
... TIỀN THỤC Một chính quyền trong đời “Thập quốc”. Năm 908 (Võ Thành nguyên niên, Tiền Thục), Vương Kiến xưng đế quốc hiệu Thục, định đô ở Thành Đô, sử gọi là Tiền Thục. Thời thiếu niên, Vương Kiến từng giết bò trộm dê, vì vậy bị gọi là “Tặc vương bát”. Sau đó tham gia tập đoàn võ trang của hoạn quan, từng đàn áp khởi nghĩa Hoàng Sào. Cuối đời Đường chiếm hữu địa bàn 46 châu vùng Tứ Xuyên, Đông Xuyên và Hán Trung, lên ngôi đế ở Thành Đô. Năm 918 (Quang Thiên nguyên niên), con trai là Vương Diễn nối ngôi. Vương Diễn xa hoa vô độ, hoang dâm thối nát, vơ vét bóc lột nhân dân hết sức tàn bạo. Năm 925 (Hàm Khang nguyên niên), Tiền Thục bị Hậu Đường Trang tông tiêu diệt, trước sau tồn tại 18 năm. ...
... HẬU THỤC Một chính quyền trong đời “Thập quốc”. Năm 934 (Minh Đức nguyên niên, Hậu Thục), Mạnh Tri Tường xưng đế, quốc hiệu Thục, đóng đô ở Thành Đô, sử gọi là Hậu Thục. Mạnh Tri Tường là cháu rể của Lý Khắc Dụng thuộc tộc Sa Đà. Sau khi Hậu Đường Trang tông tiêu diệt Tiền Thục, họ Mạnh được sai đi giữ chức Kiếm Nam Tây Xuyên Tiết độ phó đại sứ. Năm 926 (Đồng Quang thứ 4, Hậu Đường) sau khi vào Thành Đô, chỉnh đốn cai trị, giảm bớt tô thuế thu phục lòng người, ông thừa cơ Hậu Đường hỗn loạn, đánh chiếm Đông Xuyên, cuối cùng tự lên ngôi đế. Năm Mạnh Tri Tường xưng đế cũng là năm ông ta chết, con trai Mạnh Sưởng nối ngôi. Mạnh Sưởng lên ngôi, ba châu của Hậu Tấn là Tần, Thành, Giới đều quy phục, ông lại đánh chiếm Phụng châu. Mạnh Sưởng vơ vét và áp bức dân chúng vô cùng tàn khốc để tiêu xài hoang phí, vì vậy dânchúng hết sức oán hận. Năm 965 (Quảng Chính thứ 28), Hậu Thục bị Bắc Tống diệt vong, trước sau tồn tại 32 năm. ...
... NGÔ VIỆT Một chính quyền trong đời “Thập quốc”. Năm 908 (Thiên Bảo nguyên niên, Ngô Việt), Tiền Liêu được Hậu Lương phong cho làm Ngô Việt vương, đóng đô ở Hàng châu. Tiền Liêu tòng quân vào cuối đời Đường, tham gia đàn áp khởi nghĩa. Năm 893, được Đường Chiêu tông cho làm Trấn Hải Tiết độ sứ, nhờ đánh dẹp Việt châu quân phiệt Đổng Xương Lập có công lại được thăng làm Tiết độ sứ hai quận Trấn Hải và Trấn Đông. Ông tương đối chú ý đến sản xuất. Để ngăn chặn hải triều, ông xây đê ở Chiết Giang, thêm nữa vùng ông cai trị có điều kiện khá tốt, ít chiến tranh nên kinh tế tương đối phồn vinh. Thế nhưng, các vương đời sau họ Tiền tàn bạo xa xỉ, sống hoang dâm thối nát. Năm 978, vị vua cuối cùng là Tiền Thúc đầu hàng Bắc Tống. Ngô Việt diệt vong, trước sau tồn tại 71 năm. ...
... SỞ Một chính quyền trong đời “Thập quốc”. Năm 907, Mã Ân được Chu Toàn Trung (triều Hậu Lương) phong làm Sở vương, đóng đô ở Đàm châu (Trường Sa, Hồ Nam). Mã Ân xuất thân từ quân đội, từng trải qua chiến trận suốt vùng Giang Hòai, sau tiến vào Hồ Nam chiếm hữu hơn 20 châu vùng Hồ Nam và Quảng Tây. Năm 927, lại được Hậu Đường phong làm Sở quốc vương. Đối với việc khai phát vùng Tương Tây của số dân tộc ít người, Mã Ân có tạo tác dụng nhất định. Ông ta chết rồi, các con tranh giành ngôi vị, chính trị tao loạn. Năm 951, Sở bị Nam Đường tiêu diệt, trước sau tồn tại 45 năm. ...
... MÂN Một chính quyền trong đời “Thập quốc”. Năm 909, Vương Thẩm Tri được Hậu Lương phong làm Mân vương. Họ Vương xuất thân nông dân, sau mới tòng quân. Năm 893, theo anh là Vương Triều chiếm cứ Phúc châu. Năm 897, Vương Triều chết, Vương Thẩm Tri kế thừa chức Uy Võ quân Tiết độ sứ của anh. Sau khi xưng vương thống trị toàn quốc, ông chú ý thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, mở rộng hải cảng, phát triển thương nghiệp, đề xướng giáo dục, giảm nhẹ tô thuế, tạo tác dụng nhất định đến sự phát triển kinh tế ở Phúc Kiến. Vương Thẩm Tri chết rồi con cháu tranh quyền tàn sát lẫn nhau. Năm 945 (Thiên Đức thứ 3), Mân bị Nam Đường tiêu diệt, trước sau tồn tại 37 năm. ...
... NAM HÁN Một chính quyền trong đời “Thập quốc”. Năm 917 (Càn Hanh nguyên niên, Nam Hán), Lưu Thiên xưng đế, quốc hiệu Việt, năm sau đổi là Hán, đóng đô ở Quảng châu, sử gọi là Nam Hán. Anh của Lưu Thiên là Lưu Ẩn từng làm Phong châu Thứ sử, thừa cơ khởi nghĩa Hoàng Sào hỗn loạn, phát động binh biến ở Quảng châu, chiếm hữu Quảng Đông. Năm 907, được Hậu Lương phong làm Đại Bành quận vương. Lưu Thiên nối ngôi anh, mở rộng thêm phạm thống trị, chiếm Quảng châu và các châu Triều, Dung, Ung, Thiều. Các quân vương Nam Hán xa xỉ hoang phí, tàn bạo bóc lột nhân dân, vì vậy trong nước mâu thuẫn giai cấp hết sức sâu sắc. Năm 971 (Đại Bảo thứ 14), Nam Hán bị Bắc Tống tiêu diệt, trước sau tồn tại 55 năm. ...
... NAM BÌNH Một chính quyền trong đời “Thập quốc”. Năm 924, Cao Quý Hưng được Hậu Đường Trang tông phong làm Nam Bình vương, định đô ở Giang Lăng. Cao Quý Hưng vốn là một tên nô bộc của Chu Toàn Trung (triều Hậu Lương), nhờ lập được quân công nên Chu Toàn Trung phong làm Kinh Nam Tiết độ sứ. Lúc phong vương, họ Cao chỉ có một vùng đất Kinh châu, đến đời Hậu Đường Minh tông mới được thêm hai châu Quy, Giáp. Vì địa bàn thống trị nhỏ hẹp, lực lượng mỏng yếu đành phải xưng tôi thần với các nước khác để mong sinh tồn, thường chỉ dựa vào thuế thương nghiệp và cướp bóc tài vật của quan lại cũ để duy trì tiêu pha, bị người đời gọi là “họ Cao dựa dẫm” (Cao lại tử). Năm 936, Nam Bình bị Bắc Tống tiêu diệt, trước sau tồn tại 40 năm. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...