1. Click vào đây để xem chi tiết

Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Discussion in 'Bàn Trà' started by tducchau, Jan 7, 2024.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    HOÀI NAM


    Nước chư hầu đời Tây Hán, ở vùng giang bắc Giang Tô, An Huy đến phía nam Hoài Hà, bao quát cả phần lớn Giang Tây.

    Năm 203 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 4), Lưu Bang đầu tiên phong cho Anh Bố làm Hoài Nam vương. Anh Bố vì phạm pháp bị tội khắc chữ vào mặt nên còn gọi là “Kinh Bố”. Bố đầu tiên cầm đầu những kẻ có tội nổi dậy cuối đời Tần, dựa dẫm vào Hạng Võ, được phong Cửu Giang vương. Sau lại phản Sở (Hạng Võ) về theo Hán (Lưu Bang), được đổi phong làm Hoài Nam vương. Năm 196 T.C.N (Cao tổ thứ 11), Anh Bố nổi dậy làm phản, giết chết Kinh vương Lưu Giả, đuổi chạy Sở vương Lưu Giao. Lưu Bang phải tự đem quân dẹp phản loạn (3 tháng sau thì giết được Anh Bố), tiếp đó lập con trai là Lưu Trường làm Hoài Nam vương.

    Năm 174 T.C.N (Văn đế Tiền Nguyên thứ 6), Văn đế chia đất Hoài Nam làm 3, lập 3 người con của Lưu Trường làm là Hoài Nam vương, Hành Sơn vương và Lư Giang vương.

    Hoài Nam là tước vương sau này sẽ phong cho Lưu An. Lưu An giỏi văn học và thích uống thuốc tiên, chính ông và các môn khách sẽ viết bộ “Hoài Nam Tử”* hoặc “Hoài Nam Hồng Liệt”. Một bộ phận môn khách của Lưu An cũng được gọi là “Hoài Nam Tiểu Sơn”. Theo truyền thuyết, Lưu An uống thuốc trường sinh giữa ban ngày bay lên cõi tiên.

    Please login or register to view linksClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Last edited: Aug 22, 2024
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    NGÔ


    Nước chư hầu đời Tây Hán, đất đai bao quát vùng lớn Chiết Giang, Giang Tô và một phần An Huy, Giang Tây ngày nay. Năm 195 T.CN (Hán Cao tổ thứ 12), Lưu Bang phong cho cháu là Lưu Tị (Tị là con của Lưu Trọng, anh ruột Lưu Bang) làm Ngô vương, dựng đô ở Quảng lăng (Dương châu, Giang Tô).

    Năm 196 T.C.N (Cao tổ thứ 11), Hoài Nam vương Anh Bố làm phản, Lưu Tị giữ chức Thống lãnh kỵ binh theo Lưu Bang xuất chinh đánh bại phản quân, lúc ấy Lưu Tị mới 20 tuổi, Lưu Bang phong cho làm Ngô vương. Thời Hán Văn đế, Thái tử của Ngô vương là Lưu Hiền về kinh đô, nhân lúc chơi cờ với Hoàng Thái tử Lưu Khải (sau là Cảnh đế) tranh chấp một nước cờ, Lưu Khải giết chết Lưu Hiền. Từ đó Lưu Tị đâm ra mâu thuẫn, không về triều bái nữa.

    Năm 175 T.C.N (Văn đế Tiền Nguyên thứ 5), Lưu Tị chiêu binh mãi mã, đúc tiền trái phép và tổ chức nghề muối, nỗ lực làm cho đất nước giàu mạnh, tích cực thu phục lòng người. Thời Cảnh đế, Ngự sử đại phu Diêu Thổ dâng thư tố cáo Ngô vương kiêu ngạo, nuôi ý tạo phản, xin giảm bớt đất phong của các nước như Ngô để tránh tai họa. Lúc ấy Lưu Tị đã cấu kết với Giao Tây vương Lưu Ngang, Sở vương Lưu Mậu, Giao Đông vương Lưu Hùng Cừ, Truy Xuyên vương Lưu Hiền, Tế Nam vương Lưu Tị Quang, Triệu vương Lưu Toại, câu kết cả với Hung Nô và Mân Việt, chuẩn bị khởi binh làm loạn phản Hán.

    Năm 154 T.CN (Cảnh đế Tiền Nguyên thứ 3), khi chiếu thư cắt giảm đất chư hầu vừa tới, Ngô vương Lưu Tị cầm đầu giơ cao ngọn cờ “trừ kẻ gian cạnh vua” là Diêu Thố, nổi dậy phản loạn. Đây là cuộc loạn được sử gọi là “Ngô Sở thất quốc chi loạn”. Cảnh đế sai Thái úy Chu Á Phu và Đậu Anh đem quân dẹp loạn. Trải qua 3 tháng, quân phản loạn 7 nước bị thua trận, Lưu Tị chạy tới Đan Đồ (nay là Trấn Giang, Giang Tô) thì bị giết, còn lại 6 vương khác lần lượt tự sát.

    Từ đó Cảnh đế đổi phong Nhữ Nam vương Lưu Phi làm Giang Đô vương, thống lãnh cả vùng đất vốn là đất phong của nước Ngô.

    Please login or register to view linksClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Last edited: Aug 22, 2024
    123phat and teacher.anh like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    3.- THÀNH TỰU CỦA CÁC SỬ HỌC GIA


    Tiểu mục này chỉ ghi nhận những tác gia nổi tiếng và thành tựu về sử học của họ được lịch sử công nhận.

    Các thành tựu ấy chỉ được ghi lại qua những nét chính yếu cơ bản nhất với tiểu sử sơ lược...


    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links
    Please login or register to view links


    TẢ KHÂU MINH VÀ CỐNG HIẾN BIÊN SOẠN LỊCH SỬ


    Tả Khâu Minh, một thuyết có họ Tả, tên Khâu Minh; một thuyết khác là họ Tả Khâu tên Minh; không rõ năm sinh năm mất, sử quan nước Lỗ dưới thời Xuân Thu.

    Tả Khâu Minh dùng bộ sử “Xuân Thu”* của nước Lỗ làm phần “cương” (phần quan trọng tóm tắt chủ yếu) rồi thu nhặt rộng rãi các chi tiết lịch sử lưu truyền và chi tiết trong các sách sử các nước viết thành bộ “Xuân Thu Tả thị truyện”* (cũng gọi tắt là Tả truyện). Sách này ghi chép từ ngoại giao, chính trị, quân sự, xã hội cho đến đời sống hoạt động một số nhân vật đại biểu của các nước đời Xuân Thu với văn chương sinh động, cơ bản sự thực đáng tin.

    Xuân Thu Tả thị truyện ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là bộ sử đầu tiên ở Trung Quốc có tự sự chi tiết hoàn chỉnh, thể biên niên do bộ này khởi đầu tạo ảnh hưởng sâu xa đến đời sau, trở thành một thể tài chủ yếu trong sử học cũ, đó là cống hiến lớn nhất của Tả Khâu Minh với sử học Trung Quốc.

    Please login or register to view linksClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Last edited: Jun 6, 2024
    Wanderman likes this.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    THÀNH TỰU SỬ HỌC RỰC RỠ CỦA TƯ MÃ THIÊN


    Tư Mã Thiên (khoảng 145 T.C.N?), tên tự Tử Trường, người ở Hạ Dương, Bằng Tường đời Tây Hán (nay là huyện Hàn Thành, Thiểm Tây). Niên hiệu Nguyên Phong thứ 3 (108 T.C.N), kế thừa chức Thái sử lệnh của cha là Tư Mã Đàm, nỗ lực soạn bộ “Sử ký”* ước trải qua 16 năm, hoàn thành tác phẩm nổi tiếng này.

    Tư Mã Thiên hấp thu ưu điểm trong các thư tịch cổ với các thể tài Kỷ, Truyện, Biểu, Thư khác nhau, cộng thêm sự sáng tạo, phát triển riêng của mình gom 4 thể tài ấy làm một, sáng lập nên thể Kỷ truyện trong sách sử, trở thành một phương pháp viết sử trong sử học cũ, tạo nên ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng to lớn.

    Ngoài ra, công việc sưu tập sử liệu của ông có tiêu chuẩn rất cao, khen chê yêu ghét nhân vật rõ ràng. Những điều đó phản ánh tài, học thức phi phàm của ông về phương diện sử học, làm cho bộ Sử ký gồm đủ tư tưởng sâu sắc và tình cảm nồng hậu, gồm đủ tính nghệ thuật và tính phổ quát.

    Chính vì vậy, phần Tư Mã Thiên truyện trong sách Hán thư dẫn lời các học giả Lưu Hướng, Dương Hùng đều ca ngợi tài lương sử của Tư Mã Thiên và xem văn ông là mẫu mực của “biện luận mà không hoa hoè, chất phác mà không quê mùa, văn thẳng thắn mà vẫn giữ trọng tâm sự thực” (Biện nhi bắt hoa, chất nhi bất lý, vẫn trực nhi sự hạch). Trong sách Thông chí, Trịnh Tiều khen Sử Ký chỉ kém Sáu kinh một bậc; còn Lỗ Tấn thì khen là “bài tuyệt xướng của sử gia, bài “Ly tao” không có vần”. Những lời đánh giá ấy đều đúng cả.

    ...
     
    123phat and Wanderman like this.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    CỐNG HIẾN SỬ HỌC CỦA BAN CỐ


    Ban Cố (32-92) tên tự Mạnh Kiên, người ở An Lăng, Phù Phong đời Đông Hán (nay là đông bắc Hàm Dương, Thiểm Tây).

    Niên hiệu Kiến Võ thứ 30 đời Quang Võ đế (năm 54), vì cha là Ban Bưu viết bộ “Sử ký hậu truyện” chưa xong, ông dồn sức viết bộ “Hán thư”* cho đến niên hiệu Kiến Sơ thứ 7 đời Chương đế (năm 82) mới xong.

    Hán thư của Ban Cố khai sáng ra quy cách mới trong thể loại “đoạn đại sử” (lịch sử chép một triều đại), tạo ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển sử học Trung Quốc.

    Hán thư được hầu hết các sử gia lịch đại không tiếc lời khen ngợi, hiện nay trong Nhị thập tử sử (24 bộ sử quan trọng nhất), ngoài Sử ký* (của Tư Mã Thiên*), tất cả các bộ sử khác đều áp dụng quy cách từng triều đại của Hán thư.

    Trong Hán thư, Ban Cố còn có sáng kiến viết phần Thập chí, mở ra thể lệ mới trong lãnh vực sử học. Sự thực, phần này Ban Cố dựa vào “bát thư” của Sử ký, rồi phát triển mở rộng phần ChíThư ở trong thể ký truyện sử thư, đưa đến chỗ hoàn bị. Do vậy, các sử gia đời sau cứ mô phỏng căn cứ theo đấy khi viết sử, phần lớn đều có phần Chí.

    Sử của Ban Cố còn nổi tiếng vì chép sự việc kỹ lưỡng mà phần Thập chí trong Hán thư thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm ấy; ví dụ, từ các tình hình sách vở, chính trị, kinh tế, quân sự, thiên văn, lịch pháp, học thuật ở đời Tây Hán và triều đại Tân của Vương Mãng, cho đến các công trình thủy lợi, phân chia hành chính đều được ghi chép tường tận một cách toàn diện trong Thập chí. Đồng thời, Ban Cố còn ghi chép ngược các chi tiết lịch sử trước triều Tây Hán, làm rõ các nguồn gốc diễn biến.

    Do nhờ ghi chép quá nhiều mặt trong Hán thư như đã nói trên, Ban Cố đã có cống hiến kiệt xuất đối với sử học Trung Quốc.

    Khi Hán thư vừa ra đời “Cả đời hết sức coi trọng sách ấy, các học giả không ai không đọc tụng” (Đương thế thậm trọng kỳ thư, học giả mạc bất phụng tụng yên - Hậu Hán thư).

    ...
     
    123phat, Wanderman and nhungnhinh783 like this.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    TÀI LƯƠNG SỬ CỦA TRẦN THỌ


    Trần Thọ (233-297), người ở An Hán, Ba Tây đời Tây Tấn (nay thuộc tỉnh Tử Xuyên), tên tự Thừa Tộ, từng theo học sử học gia cùng quận là Tiều Chu, khắc khổ học tập các cổ sử nổi tiếng như “Xuân Thu”*, “Sử ký”*, “Hán thư”*, chuyên tâm nghiên cứu phương pháp viết sử.

    Năm Thái Thủy thứ 10 (274), biên tập sách “Gia Cát Lượng tập” 24 quyển. Năm Thái Khang nguyên niên (280), sưu tập sử liệu 3 nước Ngụy, Thục, Ngô, trải qua khoảng 10 năm, biên soạn thành sách “Tam quốc chí”* 65 quyển.

    Sử liệu Tam quốc lúc chia lúc hợp, địa vị của 3 nước có cao có thấp khác nhau; Trần Thọ châm chước suy tính, chia ra 3 nước, mỗi nước một quyển sách; lại đặc biệt lập phần Kỷ cho Ngụy đế làm phần “cương” của toàn bộ sử; làm lộ rõ lúc ấy tuy 3 nước chia thế chân vạc nhưng lịch sử tổ quốc vẫn là thống nhất và những thế lực cát cứ phương bắc lúc ấy như Đổng Trác, Viên Thiệu vẫn chỉ được chép vào phần Truyện.

    Sắp xếp số quyển trong Tam quốcNgụy thư 30 quyển, Ngô thư 20 quyển, Thục thư 15 quyển, tương đối chính xác và hiển thị sự tôn trọng sự thực lịch sử của Trần Thọ.

    Sau khi Tam quốc chí ra đời, người đường thời ca tụng Trần Thọ giỏi tự sự, có tài của bậc lương sử.

    ...
     
    123phat and Wanderman like this.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    BÙI TÙNG CHI VÀ “TAM QUỐC CHÍ CHÚ”


    Bùi Tùng Chi (372- 451) tên tự Thế Kỳ, người ở Văn Hỉ, Hà Đông nước Tống thời Nam Bắc triều (nay là huyện Văn Hỉ, Sơn Tây), theo lệnh của Tống Văn đế Lưu Nghĩa Long, bắt đầu từ năm Nguyên Gia thứ 3 (426), nghiên cứu và chú giải sách Tam quốc chí* của Trần Thọ*, trải qua khoảng thời gian 3 năm thì hoàn thành nhiệm vụ. Lưu Nghĩa Long đọc xong bản chú giải của Bùi Tùng Chi khen rằng: (công trình) của Bùi Thế Kỳ là bất hủ, đủ biết Tam quốc chí chú được đương thời ca tụng đến đâu.

    Bản chú giải Tam quốc chí của Bùi Tùng Chi có chỗ khác với bản chú giải Sử ký của 3 học giả, khác cả với bản chú giải Hán thư của Nhan Sư Cổ. Bản chú giải hai bộ sử kia chú trọng đến huấn hỗ giải thích văn nghĩa và giảng giải về danh vật chế độ, thay đổi địa lý còn họ Bùi chú giải chủ yếu là cân đối sự giản lược của Tam quốc chí và bổ sung một phần lớn sử liệu. Nhờ phần chú giải của họ Bùi nhiều hơn phần nguyên văn của Tam quốc chí đến 3 lần, đã mở ra con đường mới cho công việc chú giải. Sau này, các sách “Đường dư lục” 60 quyển của Vương Hạo, “Tân ngũ đại sử chú” 74 quyển của Chu Di Tôn đều áp dụng thể lệ chú giải của họ Bùi.

    Khi Bùi Tùng Chi chú giải Tam quốc chí đã tham khảo, dẫn dụng tới hơn 200 loại trứ tác thời Ngụy, Tấn; đến khi đời Đường tu sửa phần Kinh tịch chí của sách Tùy thư, vẫn còn giữ được 3 phần 4 trong hơn 200 loại sách tham khảo ấy; nhưng từ đời Tống trở về sau, các loại sách ấy mười phần chỉ còn một.

    Do vậy, nhờ có bản chú giải của họ Bùi mà bảo tồn được các sử liệu cũ, đó là điều vô cùng đáng quý và có giá trị không kém gì chính văn của Tam quốc chí.

    Trước đây, các bản in Tam quốc chí đều in chung cả chính văn và chú giải, chứng minh địa vị quan trọng của cả hai.

    ...
     
    123phat, Wanderman and nhungnhinh783 like this.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    SỬ TÀI CỦA PHẠM VIỆP


    Phạm Việp (389-445), tên tự Úy Tông, người ở Thuận Dương triều Tống Nam triều (nay là đông Chiết Xuyên tỉnh Hà Nam). Từng giữ chức Bí thư thừa, Thái thú Tân Thái và Thượng thư bộ lang. Sau vì có việc, ông bị biếm đi làm Thái thú Tuyên thành, dự triều chính. Sinh bình hiếu học, đọc rộng kinh sử, thông hiểu âm luật, nhất là có tài văn chương. Niên hiệu Nguyên Gia thứ 9 (432), biên soạn bộ “Hậu Hán thư”*, trải qua khoảng 13 năm mới hoàn thành.

    Khi Phạm Việp soạn Hậu Hán thư, đã có 18 loại sách sử ghi chép lịch sử Hậu Hán. Ông có điều kiện chọn lọc sở trường của tất cả nhưng vẫn có điểm sáng tạo và phát triển mới, đó là điều đáng quý. Phạm Việp đã gom những nhân vật cùng loại vào phần truyện, tức “Đảng cố truyện”, “Liệt nữ truyện”, “Văn uyển truyện”, “Phương thuật truyện”, “Dật dân truyện” v.v...

    Cách sưu tập sử như vậy không chỉ giúp mở rộng tầm nhìn, tăng thêm hiểu biết sử liệu mà còn mở ra con đường mới cho đời sau. Cho nên Lưu Tri Cơ đời Đường phê bình “Sách Hậu Hán của Phạm Việp, giản dị mà chu đáo cả, thưa mà không lọt một chi tiết nào” (Phạm Việp chi san “Hậu Hán” dã, giản nhi thả chu, sơ nhi bất lậu - trích trong Sử Thông). Lời phê bình ấy rất xác đáng.

    Chỉ riêng phần Liệt nữ truyện trong sách đã mở ra tiền lệ chép cuộc đời của phụ nữ trong sách sử Trung Quốc, có ý nghĩa khá đặc biệt.

    Sau khi sách Hậu Hán thư của Phạm Việp ra đời, do vì sách đủ sở trường của nhiều nhà và có độc đáo riêng, lại vì các trứ tác ghi chép lịch sử Hậu Hán đã thất truyền phần lớn, điều đó càng chứng tỏ tài viết sử chân thật của Phạm Việp.

    ...
     
    123phat and Wanderman like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    THÔI HỒNG VÀ “THẬP LỤC QUỐC XUÂN THU”


    Thôi Hồng, tên tự Ngạn Loan, người ở Hà quận, Đông Thanh đời Bắc Ngụy (nay là Bình Nguyên, Sơn Đông), không rõ năm sinh năm mất, là người có tri thức quảng bác, lập chí vào việc viết sử. Sau đời Tây Tấn, phương bắc Trung Quốc trước sau kiến lập một số chính quyền của dân tộc ít người, sử gọi là “Ngũ hồ thập lục quốc”.

    Tuy mỗi dân tộc đều có sách sử ghi lại lịch sử của mình nhưng nội dung tàn khuyết, quy cách không hoàn bị, vừa phức tạp vừa quá giản lược, rất nhiều sai lạc, không có bộ nào hoàn chỉnh thống nhất. Thôi Hồng vì muốn chỉnh lý lịch sử của thời phân liệt ấy nên tìm mọi cách sưu tập tư liệu lịch sử tản mát của tư nhân, nhất là lưu ý thu thập sử cũ ở các nước. Đại ước khoảng từ năm Cảnh Minh nguyên niên (500) đến năm Chí Quang thứ 3 đời Bắc Ngụy (522), trải qua 22 năm, biên soạn thành quốc sử của 16 nước phương bắc đời Tấn theo thể kỷ truyện, tên là “Thập lục quốc Xuân Thu” gồm Tiền Triệu, Hậu Triệu, Tiền Yên, Tiền Tần, Hậu Yên, Hậu Tần, Nam Yên, Hạ, Tiền Lương, Thục, Hậu Lương, Tây Tần, Nam Lương, Tây Lương, Bắc Lương, Bắc Yên; tổng cộng 100 quyển, lại có bài tựa và thể lệ một quyển, niên biểu một quyển; tất cả là 102 quyển.

    Cống hiến của Thôi Hồng và Thập lục quốc quốc Xuân Thu là mở đầu cho sử học các dân tộc Trung Hoa. Trước đây, do vì văn hoá, kinh tế các dân tộc ít người lạc hậu và giới thượng tầng dân tộc Hán chiếm địa vị chủ đạo nên phần lớn coi khinh (thậm chí xuyên tạc) lịch sử các dân tộc ít người; ví dụ, trong sách Tấn thư, địa vị của 16 chính quyền này không được xem là chính thống. Thôi Hồng viết Thập lục quốc Xuân Thu thay đổi hẳn quan điểm, đầu tiên, trong phần quy cách biên soạn, ông không đồng ý với quan niệm của sách sử cũ ấy, coi chính quyền của dân tộc ít người ngang bằng với chính quyền Đông Tấn lúc ấy và cho họ có địa vị ngang bằng trong lịch sử. Kế đó, về nội dung tự thuật, Thôi Hồng bác bỏ quan niệm chật hẹp về dân tộc, khác hẳn với Tống thư của Thẩm Ước gọi các dân tộc ít người là “giặc” (Lỗ) mà vẫn gọi là “nước” (quốc).

    Trong điều kiện lịch sử lúc ấy, đó là điểm rất đáng quý. Ngoài ra, Thập lục quốc Xuân Thu của Thôi Hồng thu thập tư liệu rộng rãi, sử liệu phong phú, hệ thống nghiêm mật, là sách tham khảo quan trọng về thời đại lịch sử phức tạp rối rắm của 16 nước phương bắc có giá trị sử liệu khá cao.

    ...
     
    Wanderman likes this.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    LƯU TRI CƠ VÀ “SỬ TÀI TAM TRƯỜNG LUẬN”


    Luu Tri Cơ (661-721), người ở Bành Thành, Từ châu đời Đường (nay là Từ châu, Giang Tô), tên tự Tử Huyền. Ông là nhà bình luận sử học đầu tiên của Trung Quốc, biên soạn sách chuyên luận phê bình sử học Sử thông.

    Trong các thiên Phẩm tảo, Trực bút, Khúc bút, Giám thức, Thám di, Hạch tài, Biện thức, Ngỗ thời có nội dung đưa ra tiêu chuẩn tu dưỡng của sử gia, tức “tài viết sử cần có 3 sở trường” (Sử tài tu hữu tam trường) như lời bình luận trong phần Lưu Tử Huyền truyện, sách Cựu Đường thư quyển 102.

    Lưu Tri Cơ cho rằng sử học gia chân chính cần phải có đủ 3 điều kiện là Sử tài, Sử họcSử thức. Thực tế, đây cũng là yêu cầu để nghiên cứu lịch sử.

    Sử tài
    , tức là năng lực để sưu tập, phân biệt và tổ chức sử liệu, năng lực chế gọt sử liệu dùng để ghi chép sự thực lịch sử và năng lực vận dụng quy cách biên soạn trật tự nội dung.

    Sử học
    , tức nắm vững sử liệu phong phú, có tri thức lịch sử và các loại tri thức khác có liên quan đến lịch sử.

    Sử thức
    , tức quan điểm, thái độ phân tích sự kiện lịch sử và đánh giá nhân vật lịch sử, bao quát cả phẩm chất và tinh thần dũng cảm để trung thành với sự thực lịch sử, viết thẳng thắn không bẻ cong ngòi bút.

    Trong ba điều kiện Tài, Học, Thức, ông rất chú ý Thức và cho rằng Sử tàiSử học đều không thể tách rời Sử thức.

    “Sử tài tam trường luận” của Lưu Tri Cơ kế thừa truyền thống sử học tốt đẹp của Trung Quốc, là cống hiến lớn với tư tưởng sử học và là luận điểm nổi tiếng được đời sau công nhận.

    ...
     
    Wanderman likes this.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    NGÔ CĂNG VÀ TÁC PHẨM LỊCH SỬ


    Ngô Căng (670-749), người ở Tuấn Nghi, Biện châu đời Đường (nay là Khai Phong, Hà Nam); suốt đời chủ trương viết sử phải lời ít ý đủ, phản ánh diện mạo chân thực của lịch sử. Thời Võ Chu (tức Võ Tắc Thiên đổi quốc hiệu là Chu), ông vào sử quán, biên soạn quốc sử, nhân vì Võ Tam Tư lãnh đạo quốc sử, a dua với giới quý tộc, nịnh hót kẻ có quyền, chép phần lớn việc sai sự thật, ông muốn viết riêng các sách “Đường thư”“Đường Xuân Thu” nhưng không được cho phép.

    Năm Thần Long thứ 2 đời Trung tông (706), ông cùng nhóm Vi Thừa Khánh, Thôi Dung, Lưu Tri Cơ biên soạn sách “Tắc Thiên thực lục”. Năm Khai Nguyên thứ 4 đời Huyền tông (716), ông cùng Lưu Tri Cơ soạn xong sách “Duệ tông thực lục” và sửa lại “Tắc Thiên thực lục”. Năm Khai Nguyên thứ 14 (726), ông đến Tập Hiền viện tham dự biên soạn sách “Đường thư”. Giữa các năm Khai Nguyên, Thiên Bảo, ông soạn xong sách “Trinh Quán chính yếu”. Cuối đời, ông thấy sử của 5 đời Lương, Trần, Tề, Chu, Tùy quá ư phồn tạp nên soạn riêng từng đời.

    Suốt đời Ngô Căng biên soạn sách sử không ít, nhưng lưu truyền đến nay chỉ có một sách Trinh Quán chính yếu.

    Sách này là một bộ lịch sử có tính chính luận với quy cách mới mẻ, đầu đuôi mạch lạc rõ ràng, giản dị mà nêu được chủ yếu quan trọng, phong cách đặc biệt. Toàn thư gồm 10 quyển, chia thành 40 thiên, phân loại biên soạn các lời hỏi đáp của 45 người danh thần thời Đường Thái tông Lý Thế Dân như Ngụy Trưng, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối v.v... có lời can gián và tấu nghị của trung thần cùng một số biện pháp về chính trị. Nội dung rộng rãi, đề cập từ chính thể vua chúa cho đến nạp gián cầu hiền, bài học lịch sử, đạo đức quy phạm, văn hóa học thuật, hình pháp tô thuế, chinh phạt biên cương v.v... đủ các phương diện; ví dụ, năm Trinh Quản thứ 2, Ngụy Trưng đáp câu hỏi của Đường Thái tông thế nào là vua sáng thế nào là vua u tối, rằng: “Chỗ sáng của vua là lắng nghe nhiều người, chỗ u tối là chỉ tin nghiêng lệch một người vậy” (Quân chi sở dĩ minh giả, kiêm thính dã, kỳ sở dĩ ám giả, thiên tín dã).

    Do đó, câu “Nghe nhiều thì sáng, tin nghiêng thì u tối” (Kiêm thính tắc minh, thiên tin tắc ám) đã trở thành cách ngôn nổi tiếng ở Trung Quốc.

    Ghi chép trong Trinh Quán chính yếu là sự thật lịch sử của một thời, so ra kỹ càng hơn cả các sách Tân, Cựu Đường thư, Tư Trị thông giám nữa, nhờ vậy lưu giữ được rất nhiều tư liệu liên quan đến niên hiệu Trinh Quán và trở thành sách tham khảo quan trọng. Đó là thành tựu cống hiến của Ngô Căng.

    ...
     
    Wanderman and 72thudo like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    THÀNH TỰU SỬ HỌC CỦA ĐỖ HỰU


    Đỗ Hựu (735-812), tên tự Quân Khanh, người ở Vạn Niên, Kinh Triệu đời Đường (nay là Tây An, Thiểm Tây). Suốt đời ông hiếu học, bác lãm cổ kim, lại làm việc chính trị lâu năm, trải qua nhiều chức vụ quan trọng. Vì muốn tăng thêm kinh nghiệm lịch sử, củng cố nền thống trị phong kiến, từ năm Đại Lịch nguyên niên đời Đại Tông (766) đến năm Trinh Nguyên thứ 17 đời Đức tông (801), ông thu thập rộng rãi sử liệu, dựa cơ sở trên bộ “Chính điển" của Lưu Trật, viết thành bộ sách “Thông điển” 200 quyển.

    Thông điển của Đỗ Hựu là bộ chuyên luận đầu tiên của Trung Quốc chép về điển chương chế độ, biến hoá thay đổi theo các triều đại, kiến lập nên một thể tài mới cho sách sử, đó là thành tựu và cống hiến kiệt xuất của Đỗ Hựu. Loại sách sử này nghiên cứu các mặt chế độ văn hoá, quân sự, kinh tế, chính trị qua các triều đại, cung cấp điều kiện thuận tiện cho sử học giới và có ảnh hưởng rất lớn đối với hậu thế. Ví dụ, các sách “Thông chí” của Trịnh Tiều đời Tống, “Văn hiến thông khảo” của Mã Đoan Lâm đời Nguyên đều dựa trên quy cách của Thông điển mà viết.

    Trong Thông điển, Đỗ Hựu còn phát triển phương pháp tự chú của Ban Cố* trong Hán thư*. Những câu chú của Đỗ gồm: giải thích âm nghĩa, đưa ví dụ điển cố, bổ sung dữ liệu, v.v... không chỉ bổ sung chỗ thiếu sót của chính văn mà còn chỉ ra xuất xứ của tài liệu rất tiện tham khảo. Phương pháp và tinh thần nghiên cứu sử học nghiêm cẩn như thế có ảnh hưởng khá lớn đến các sử gia đời sau. Tư Mã Quang* khi biên soạn sách Tư trị thông giám* có dành hẳn một quyển Khảo dị là kế thừa và phát triển phương pháp của Đỗ Hựu.

    Trong Thông điển, Đỗ Hựu còn thay đổi hẳn phong cách cũ của quá khứ, đặt phần Thực hoá ngay đầu tiên. Tư tưởng sử học coi trọng kinh tế xã hội ấy không những tiến bộ hơn hẳn tiền nhân mà còn có cống hiến đối với sự phát triển tư tưởng sử học Trung Quốc nữa.

    ...
     
    Wanderman likes this.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    THÀNH TỰU SỬ HỌC CỦA ÂU DƯƠNG TU


    Âu Dương Tu (1007-1072), tên tự Vĩnh Thúc, hiệu Túy Ông, người ở Vĩnh Phong, Cát châu đời Tống (nay thuộc Giang Tây), một đời bác học nhiều tài.

    Từ rất sớm ông đã có chí về sử học, nhân vì bất mãn bộ Cựu ngũ đại sử của Tiết Cư Chính phiền toái thiếu sự thực, ông nảy ra ý muốn viết bộ khác. Từ năm Cảnh Hựu thứ 3 (1036), đến năm Hoàng Hựu thứ 5 (1053), ông soạn thành sách Tân Ngũ đại sử 74 quyển. So với Cựu ngũ đại sử, sách của ông có nhiều ưu điểm hơn như thâu thái rất rộng, văn bút tinh luyện, nội dung phong phú. Vì vậy, khi tân thư ra đời, cựu thư dần dần không ai biết đến nữa, mãi cho đến đời Thanh mới lại được sưu tập in trong bộ Vĩnh Lạc đại điển.

    Trong niên hiệu Khánh Lịch, Tống Nhân tông hạ chiếu gọi nhóm Tống Kỳ vào sử quán biên soạn bộ Đường thư, hao tốn đến 10 năm mà sách chưa biên soạn xong. Năm Chí Hoà nguyên niên (1054), Âu Dương Tu vâng chiếu biên soạn Đường thư viết các phần Bản kỷ, Chí, Biểu, Tống Kỳ chuyên viết phần Liệt truyện, chỉ tốn 5 năm đã hoàn thành bộ Tân Đường thư 225 quyển. Sách này và cả sách Tân Ngũ đại sử đều được đưa vào trong Nhị thập tứ sử (24 bộ sử quan trọng nhất lịch sử Trung Quốc).

    Âu Dương Tu ham thích cả loại văn tự Kim Thạch (các loại văn bản khắc trên bia đá, chuông đồng cổ v.v...), từng thu thập các bản dập khắc Kim Thạch cổ đại đến 1000 quyển, tự viết bài bạt cuối sách 10 quyển tên đề là “Tập cổ lục” dùng để khảo chứng những chỗ sai lạc của sách sử, mở ra con đường mới đầu tiên của môn nghiên cứu Kim Thạch học.

    ...
     
    Wanderman likes this.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    TƯ MÃ QUANG VÀ BIÊN SOẠN HỌC LỊCH SỬ


    Tư Mã Quang (1019-1086), tên tự Quân Thực, người làng Tốc Thủy, Hạ huyện, Thiểm châu đời Bắc Tống (nay thuộc Sơn Tây), được người đời gọi là Tốc Thủy tiên sinh. Tu dưỡng sử học của ông cực cao, thông hiểu đủ mọi ngành học như âm nhạc, luật lịch, thiên văn, thư số. Năm Trị Bình thứ 3(1066), bắt đầu biên soạn bộ “Tư trị thông giám”, trải qua 19 năm lao tâm khổ tứ mới hoàn thành.

    Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là một bộ thông sử đầu tiên viết theo thể biên niên, thu thập rất rộng, có tầm cao lịch sử. Sách sử biên niên của Trung Quốc bắt đầu có từ Xuân Thu Tả thị truyện*, nhân vì dùng năm tháng hệ thống, tức lấy đế vương làm trung tâm nên thuộc phạm trù chính trị sử. Công trạng của Tư Mã Quang ở chỗ đã cải thiện tổ chức của sử biên niên, lại bổ sung thể tài cho sử biên niên, dùng đó tổng kết 1362 năm đầy sự tích hưng suy trị loạn về chính trị, xây dựng một quy mô cho sử biên niên đời sau. Ngoài ra, Tư Mã Quang còn học được bài học chính trị hưng vong qua các triều đại, không quản khó khăn, sưu tầm sử liệu rộng rãi rồi tổ chức sắp xếp lại làm cho có mạch lạc rõ ràng, cung cấp một loạt sử liệu có hệ thống.

    Tư Mã Quang biên soạn Tư trị thông giám hao tổn rất nhiều tâm huyết, sau khi sách viết xong, nhận được nhiều lời ca tụng; như Tống Thần tông nói: “Đọc Tư trị thông giám, biết Tư Mã Quang có độ lượng của một Tể tướng” (Độc Tư trị thông giám, trị Tư Mã Quang hữu Tể tướng độ lượng); Hồ Tam Tỉnh đời Minh ca tụng hơn: “Sử biên niên hoàn bị bởi họ Tư Mã. Họ Tư Mã ra đời nên các sử biên niên trước đời Tống bị bỏ hết vậy” (Biên niên chi sử, bị ư Tư Mã thị, Tư Mã thị xuất, nhi Tống dĩ tiền chi vi biên niên giả, phế hĩ – Sử thi chiêm tất). Trong sách Tân sử học, Lương Khải Siêu gọi Tư Mã Quang là “vĩ nhân” (Ôn công diệc vĩ nhân tai).

    Những lời bình luận ấy đều xác đáng. Về phương diện biên soạn học lịch sử, Tư Mã Quang đúng là có cống hiến vĩ đại.

    ...
     
    nhungnhinh783 and Wanderman like this.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    TƯ TƯỞNG SỬ HỌC CỦA TRỊNH TIỀU


    Trịnh Tiều (1104-1162), người ở Phố Điền, Hưng Hóa đời Nam Tống (nay thuộc Phúc Kiến), tên tự Ngư Trọng. Vì có dựng nhà học trên núi Giáp Tế sơn nên có tên gọi là Giáp Tế tiên sinh. Đời ông trứ thuật rất nhiều nhưng lưu truyền đến nay không còn được bao nhiêu, trong đó có sách Thông chí là tác phẩm tiêu biểu, phản ánh được đầy đủ tư tưởng sử học của ông.

    Tư tưởng học chủ yếu của Trịnh Tiều nhấn mạnh đến quảng bác và hội thông. Bản thân ông đạt đến trình độ không sách nào không đọc; đối với sử học, yêu cầu của ông là phải đọc hết sức rộng nhiều, không những bao quát sự tích nhân vật, điển chương chế độ, cương vực, văn nghệ... mà còn đọc cả các loại lục thư, thất âm, côn trùng thảo mộc nữa. Ông nói: “Lý của thiên hạ không thể không gì không biết, đạo của cổ kim không thể không gì không thông” (Thiên hạ chi lý bất khả dĩ bất hội, cổ kim chi đạo bất khả dĩ bất thông - Thượng Tể tướng thư). Vì vậy, ông chủ trương viết thông sử, phản đối viết đoạn đại sử.

    Ông rất tôn sùng bộ Sử ký* của Tư Mã Thiên*, vì cho rằng nhờ bộ này hiểu biết hết cổ kim; ông chê bai bộ sử một đời (đoạn đại sử) Hán thư của Ban Cố*, chế trách bộ này thiếu hẳn ý hội thông. Những ý kiến của ông tuy không xác đáng hẳn nhưng vì có chú ý đến quan hệ lịch sử nên cũng được coi trọng.

    Trong Thông chí, Trịnh Tiều còn phát huy tinh thần phê phán của Lưu Tri Cơ*, can đảm phê phán tư tưởng học thuật của giới thống trị. Ông phản đối thuyết tai dị âm dương ngũ hành, gọi thuyết Âm Dương Ngũ Hành là “yêu học” (môn học yêu quái) và cho rằng nó bẻ cong hiện tượng tự nhiên. Ông còn cho rằng trách nhiệm của sử gia là phải ghi chép lịch sử một cách chân thực, nhân đó chỉ trích tác phong tùy ý khen chê khi viết sử.

    Những chủ trương ấy của Trịnh Tiều, biểu minh rõ khuynh hướng tiến bộ trong tư tưởng sử học của ông.

    ...
     
    nhungnhinh783 and Wanderman like this.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    CỐNG HIẾN CỦA VIÊN KHU VỚI BIÊN SOẠN LỊCH SỬ HỌC


    Viên Khu (1131-1205) tên tự Cơ Trọng, người ở Kiến An đời Nam Tống (nay thuộc Phúc Kiến), sử học gia trứ danh. Theo sách Tống sử cho biết: “Khu từng thích đọc Tư trị thông giám của Tư Mã Quang, chuyên cần học rộng, bèn phân biệt các sự việc trong sách ấy để quán thông, viết sách tên là Thông giám kỷ sự bản mạt". (Khu thường hỉ tụng Tư Mã Quang Tư trị thông giám, khổ kỳ hạo bác, nãi khu biệt kỳ sự nhi quán thông chi, hiệu Thông giám kỷ sự bản mạt).

    Sách sử Trung Quốc trước đời Tống, không ngoài hai thể tài Biên niên và Kỷ truyện, tuy mỗi thể đều có sở trường riêng nhưng lại có khuyết điểm chung là không thể ghi chép hoàn chỉnh nguyên nhân và quá trình của một số sự kiện quan trọng.

    Đến đời Nam Tống, rút bài học thiếu sót ấy, Viên Khu đem tài liệu của Thông giám “khu biệt môn mục, biên soạn theo từng loại, mỗi sự việc kể rõ bắt đầu và kết thúc, tự viết tiêu đề; mỗi thiên đều ghi ngày tháng để tự có đầu đuôi”. Do mỗi việc mỗi thiên đều có đầu đuôi hoàn bị nên gọi tên sách là "Kỷ sự bản mạt” (ghi chép sự việc từ đầu đến cuối).

    Sách này hoàn toàn sử dụng tài liệu trong Thông giám, về giá trị sử liệu dù không có gì mới nhưng về phương pháp biên soạn lịch sử đã mở đầu khai sáng ra thể loại Kỷ sự bản mạt. Nhờ công khai sáng của Viên Khu, người đời sau viết sử mô phỏng theo, xuất hiện không ít sách sử áp dụng quy cách thể loại này, như các sách Tả truyện kỷ sự bản mạt, Tục thông giám kỷ sự bản mạt, Tống sử kỷ sự bản mạt, v.v...

    Từ đó, làm loại sử thư này thành một hệ thống đáng kể trong thư tịch sử học. Đó chính là cống hiến trác việt của Viên Khu.

    ...
     
    Wanderman likes this.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    HỒ TAM TỈNH VÀ “TƯ TRỊ THÔNG GIÁM ÂM CHÚ”


    Hồ Tam Tỉnh (1230-1302), tên tự Thân Chi, người ở Ninh Hải, Đài châu giữa hai đời Tống, Nguyên (nay thuộc Chiết Giang), sinh bình thích đọc Tư trị thông giám* (Tư Mã Quang*). Từ năm Bảo Hựu thứ 4 đời Tống Lý tông (1256), ông chú giải cho sách Thông giám cho đến năm Chí Nguyên thứ 22 đời Nguyên Thế tổ (1285) mới hoàn thành bộ “Tư trị thông giám âm chú", 294 quyển.

    Hồ Tam Tỉnh nghiên cứu nghiêm cẩn, nỗ lực trong 30 năm chú giải sách Thông giám: mỗi khi gặp chữ khó, ông liền tìm chú cho được âm nghĩa rất tinh thâm, rồi đem các chú thích đã có sẵn ở phần lịch pháp, thiên văn phụ vào chính văn Thông giám để giúp độc giả tra cứu thuận tiện. Các phần điển chương chế độ, quan chế địa lý, khảo chứng tường tận. Phần Khảo dị, phần lớn là đính chính, bổ sung, các sử liệu dẫn chứng đều ghi rõ xuất xứ. Những điểm độc đáo đó đã làm cho đây là bản chú giải hay nhất của sách Thông giám và là một bản chú giải hay nhất trong lịch sử Trung Quốc, có đủ trình độ và giá trị học thuật rất cao.

    Đó là lý do sau này, khi in Tư trị thông giám, mọi ấn bản đều coi bản chú giải này là bản trục. Năm 1956, Cổ Tịch xuất bản xã xuất bản bản chấm câu tiêu điểm do Hồ Tam Tỉnh chú giải, rất tiện đọc duyệt.

    Hồ Tam Tĩnh còn là một sử học gia có nhiều khí tiết dân tộc, sống giữa giao thời hai triều Tống, Nguyên; vì triều Tống bị tiêu diệt, ông không chịu ra làm quan (với triều đại mới) mà ẩn cư trong núi rừng chuyên tâm trứ tác. Với lòng cảm hoài vì đất nước, thỉnh thoảng trong khi chú giải ông vẫn phát biểu nghị luận. Đó là điểm đáng trân trọng của ông và tác phẩm ông đã viết.

    ...
     
    Wanderman likes this.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    ĐÀM THIÊN VÀ “QUỐC XÁC”


    Đàm Thiên (1594-1657), người ở Hải Ninh, Chiết Giang cuối đời Minh, đầu đời Thanh (nay là huyện Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang), vốn tên là Huấn, tên tự Quan Nhược, triều Minh bị diệt vong rồi đổi tên là Thiên, tự Nhụ Mộc.

    Đàm Thiên thích đọc sách sử của các nhà, thích quan sát trị loạn cổ kim, nhất là càng tinh thông cố sự đời Minh. Ông phát giác trong nội dung các bộ Thực lục của triều Minh có nhiều điểm sai sự thật, nhiều khuyết điểm xuyên tạc, bẻ cong sự thật, ông bèn quyết tâm tự soạn một bộ sử đời Minh xác thực đáng tin, tức bộ “Quốc xác” (bàn luận về quốc gia). Bắt đầu viết từ năm Thiên Khải nguyên niên đời Minh (1621), bản thảo đầu hoàn thành năm Thiên Khải thứ 6 (1626), rồi sau đó tiếp tục hiệu đính sửa chữa.

    Năm Thuận Trị thứ 2 đời Thanh (1645) ông lại tiếp tục hiệu đính sử sự hai triều Sùng Trinh, Hoằng Quang (đời Minh). Hai năm sau toàn bộ bản thảo bị mất trộm, lúc này ông đã hơn 50 tuổi nhưng vẫn còn sung sức, để lưu giữ sử sự đời Minh, ông phát tâm viết lại lần mới. Tinh thần khí tiết trung thành với nghiên cứu học thuật, trung thành với quốc gia dân tộc, không vì khó khăn mà nhụt chí ấy của ông được đời sau hết sức kính trọng học tập.

    Lại trải qua 4 năm nỗ lực gian khổ, cuối cùng sách Quốc xác bản mới hoàn thành. Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), ông ôm bản thảo lên kinh đô, trong vòng hai năm rưỡi ở kinh đô, ông tìm hỏi khắp hoàng thân quốc thích, hoạn quan, môn khách công hầu, sưu tầm chuyện cũ triều Minh để hiệu đính bổ sung thêm. Việc biên soạn trước sau trải hơn 30 năm, tất cả tinh lực một đời cơ hồ dồn hết vào sách này.

    Đàm Thiên biên soạn Quốc xác chủ yếu căn cứ vào các thực lục liệt triều và các báo cáo, cộng với sưu tập các di văn sót lại, đọc thêm sách sử các nhà. Ông không vội tin hẳn các thực lục và sách sử đã có, thái độ của ông hết sức thận trọng đối với các chi tiết lịch sử, tài liệu sưu tập rộng, chọn lọc nghiêm mật, nên có thể nói khá nhiều chi tiết lịch sử chỉ có ở trong Quốc xác, không tìm thấy ở sách sử nào khác.

    Như triều Sùng Trinh chưa hề có thực lục, Đàm Thiên phải căn cứ vào các báo cáo để viết sự tích trong khoảng 17 năm của vua Sùng Trinh. Do vì sách này chưa được ấn hành vào thời ấy nên không bị người đời Thanh xuyên tạc sửa đổi, nhờ vậy giữ được giá trị sử liệu rất cao, có cống hiến tích cực đối với việc nghiên cứu hậu kỳ triều Minh. So Quốc xác với các sách chính sử triều Minh thì thấy rõ chính sử Minh thường bỏ bớt nhiều sự thực mờ ám của các bậc đế vương, như bỏ bớt chi tiết vua Thái tổ cuối đời giết các tướng, chỉ ghi tóm tắt người ấy tháng ấy năm ấy chết mà không ghi nguyên nhân. V.v...

    Quốc xác không kỵ húy che giấu, cứ ghi chép như sự thực xảy ra. Những chi tiết liên quan đến Kiến Văn đế và Yên vương Chu Lệ cũng vậy.

    Quốc xác
    của Đàm Thiên là tác phẩm lịch sử rất có giá trị, trước đây chỉ có bản sao, không được lưu truyền rộng; đến năm 1958, mới được Trung Hoa thư cục xuất bản.

    ...
     
    Wanderman likes this.
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    THÀNH TỰU VỀ PHƯƠNG DIỆN VĂN HIẾN HỌC LỊCH SỬ CỦA TOÀN TỔ VỌNG


    Toàn Tổ Vọng (1705-1755), tên tự Thiệu Gia, hiệu Tạ Sơn, người ở huyện Cận đời Thanh (nay thuộc Chiết Giang).

    Chịu ảnh hưởng sưu tập di văn dật sự nước cũ (tức triều đại Minh) của cha, khi đọc được Vĩnh Lạc đại điển ở Hàn lâm viện, ông sao chép các sách đã mất từ hơn 2 vạn 7 ngàn quyển, ấn định thành các loại Kinh, Sử, Chí thừa, Thị tộc, Nghệ văn. Quyển số tuy không nhiều nhưng đã mở đường cho các học giả đời sau coi trọng Vĩnh Lạc đại điển.

    Toàn Tổ Vọng sưu tập rất rộng tư liệu sử đời Nam Minh (triều Minh sau khi bị quân Thanh đánh chạy xuống phương nam, còn vài đời vua sống thoi thóp tan rã gọi là Nam Minh); cống hiến khá lớn của Toàn Tổ Vọng là đã bổ sung sách Tống Nguyên học án của Hoàng Tông Hy, hiệu đính Thủy Kinh chú*, biên soạn Hán thư địa lý chí kê nghi v.v...

    Những thành tựu ấy phản ánh tài năng hấp thu văn hiến cổ sâu sắc và tài học quán thông nhiều phương diện của ông.

    ...
     
    Wanderman likes this.
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Staff Member

    ...

    CỐNG HIẾN SỬ HỌC CỦA CHƯƠNG HỌC THÀNH


    Chương Học Thành (1738- 1801), tên tự Thực Trai, người ở Cối Kê (nay là Thiệu Hưng, Chiết Giang), nhà bình luận sử học kiệt xuất đời Thanh.

    Sách biên soạn có các bộ “Văn sử thông nghĩa”, “Hiệu thù thông nghĩa”, “Sử tịch khảo”, “Hồ Bắc thông chí”, “Hoà châu chí” v.v... Trong ấy Văn sử thông nghĩa là tác phẩm tiêu biểu vì bao quát được hết kiến giải về sử học của ông.

    Cống hiến chủ yếu của Chương Học Thành là, trong Văn sử thông nghĩa đã can đảm phê phán tư tưởng học thuật đương thời, đồng thời với vấn đề biên soạn sử thư đưa ra rất nhiều quan điểm giá trị:

    Một, “Lục kinh giai sử”, ông cho rằng kinh cũng là sử, kinh sách là sử sách, đả phá phong khí coi trọng kinh mà khinh sử trước đây, mở rộng phạm vi sử học. Đồng thời, ông nhận rằng Lục kinh là kinh điển chính thức của tiên vương nhưng không phải những lời sáo rỗng, vì vậy, nghiên cứu học thuật không thể thoát ly thực tế, sử gia phải dùng được vào thực tiễn cuộc đời. Điểm này rõ ràng đã xung kích tấn công thẳng vào học phong Lý học và Khảo cứ học cũ kỹ thối nát lúc ấy.

    Hai, chủ trương phân biệt hai loại sách sử là soạn thuật và ghi chú. Ông cho rằng soạn thuật là phải có quan điểm, có tài liệu, có phân tích; còn ghi chú chỉ cần sưu tập tư liệu. Ông coi trọng soạn thuật, phản đối coi nghiên cứu sử học chỉ giới hạn trong việc sưu tập và khảo chứng tư liệu. Trong điều kiện lịch sử đương thời, chủ trương như thế là có tác dụng lớn thúc đẩy lịch sử phát triển.

    Ba, cực lực đề xướng địa phương chí. Ông chủ trương sử một nước kiến lập trên cơ sở các địa phương chí mới có thể đầy đủ toàn diện. Nhưng biên soạn địa phương chí phải gồm 3 bộ phận là thông chí, cố sự, nhân vật đặc trưng thì mới hợp với quy cách sách sử. Đưa địa phương chí lên địa vị sử sách, trở thành môn địa phương chí học là một cống hiến lớn của ông.

    Bốn, nhấn mạnh sử đức. Ông đề xuất ý kiến sử gia chẳng những phải có đầy đủ 3 sở trường là Tài, HọcThức, mà còn phải đầy đủ Sử đức, tức phải khách quan quan sát sự vật, ghi chép như sự thực xảy ra, không được khen chê dựa theo ý riêng của mình. Đây chính là ý kiến chỉ trích nặng nề đối với những người viết sử thích bẻ cong sự thực lúc ấy.

    Năm, nhấn mạnh đến sự phát triển của sử học, ông cho rằng lịch sử là tiến về phía trước, sử học cũng phải theo đó mà thay đổi. Từ Thương thư* biến thành Xuân Thu*, từ Xuân Thu biến thành Sử ký*, Hán thư đều có tính tiến bộ cả. Ông chủ trương biên soạn thông sử, ca tụng Tư Mã Quang* và Trịnh Tiều*, điều này trong hoàn cảnh viết “đoạn đại sử” đang là phong trào, cũng là điểm đáng quý.

    Các chủ trương do Chương Học Thành đưa ra như trên biểu hiện kiến thức trác việt của ông. Người sau thường so ông với Lưu Tri Cơ*, không phải là không xác đáng.

    Please login or register to view linksClick icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Last edited: Aug 22, 2024
    nhungnhinh783 likes this.
Moderators: amylee

Share This Page