... Hai, các cuộc khởi nghĩa cuối đời Đông Hán là một loại vận động Đạo giáo. Đương thời các đoàn thể Đạo giáo dùng cách ấy để khôi phục lại hình thức tổ chức xã thôn cũ và để đoàn kết đồ chúng chủ yếu dựa vào hai điều, một điều là “Thu tiền gạo”, một điều là “Nam nữ hợp khí”. Trong đó, “thu tiền gạo” thuộc về hỗ trợ kinh tế, còn “nam nữ hợp khí” là thuật phòng trung. Lúc ấy tuyên truyền cho loại phòng trung thuật này chủ yếu là Thiên Sư đạo của Trương Lăng, Trương Lỗ, kinh điển của họ có "Lão tử Tưởng Nhĩ chú”, lấy phòng trung để giải thích Lão tử (dùng đạo so sánh với trời đất, trời đất so sánh với nam nữ, giảng giải thuyết minh âm dương biến hóa) được đạo đồ truyền tụng rộng rãi. TRANH GIAO HỢP NƠI HOANG VẮNG (Tranh vẽ trên gạch đời Hán, đào được ở Thành Đô, Tứ Xuyên) Nguồn: PHƯƠNG THUẬT Lại có sách “Hoàng thư” chuyên môn truyền thụ loại “đạo hoàng xích, phép hỗn khí” đầy những qui định nghi thức, tạo ảnh hưởng cực lớn. Theo phần Phương thuật liệt truyện, sách Hán thư, Cát Hồng trong “Thần tiên truyện”, “Bác vật chí” quyển 5, cuối đời Hán và đời Ngụy Tấn, bọn phương sĩ thường đều có liên quan tới thuật phòng trung. Ba, sau đó để thanh lọc Đạo giáo, các loại “Thu tiền gạo” và “Nam nữ hợp khí” bị phế bỏ, nhưng thuật phòng trung vẫn lưu truyền không dứt. Đời Tống về sau, thuật phòng trung lưu truyền hết sức bí mật, có khá nhiều môn phái không lập văn tự, do vậy sách vở ghi chép cực ít, dù cho “Đạo tạng” cũng bị hiệu đính cắt bỏ. Trong đó có phái biệt liên quan tới thuật phòng trung chịu ảnh hưởng sách “Tham đồng khế” của Ngụy Bá Dương, rất nhiều chỗ sử dụng thuật ngữ luyện đan, như lò đỉnh, thủy ngân v.v... về lý luận bị coi là một loại thuật luyện đan (nội đan thuật). Khá nhiều khái niệm của nó có quan hệ nguồn gốc với thuật phòng trung, nhưng thuật ngữ khác biệt, khái niệm cũng có biến đổi, nhuốm nhiều tính chất tu luyện bí thuật. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...
... Bốn, văn học cổ đại Trung Quốc có mô tả nhiều trạng thái ái tình nam nữ, từ “Thi kinh”*, “Sở từ”, ca từ Hán Đường đã bắt gặp nhiều mối tình ướt át, dù có đề cập tới việc phòng the cũng không dấu giếm gì. Đến như các bài “Cao đường phú”, “Mỹ nhân phú”, “Đồng thanh ca”, “Đại lạc phú” chính là mở đầu cho loại văn học diễm tình, rồi qua truyện truyền kỳ Đường Tống và tiểu thuyết Minh Thanh đã trở thành đầu mối phát triển. Đặc biệt là tiểu thuyết cuối Minh đầu Thanh, dùng sự mô tả thú vị trong hưởng lạc tính dục và sự cấm đoán tính dục để tuyên truyền cho quả báo thiện ác. Nghệ thuật hội họa Trung Quốc cũng có môn phái phát triển từ các tranh minh họa sách phòng trung diễn biến thành loại tranh gọi là “Xuân cung họa sách”. Đặc biệt cuối Minh đầu Thanh, các bản tranh “Xuân sách” này được ấn loát rất tinh mỹ. Loại văn nghệ ái tình này như những luồng sóng lớn cuốn tới đời sống thị dân và đời sống văn nhân, trở thành một thứ thời thượng đua nhau hưởng thụ khoái lạc dục tính. Năm, đời Thanh có tai nạn cấm hủy thư tịch cổ, từng bị một vài học giả Tây phương coi là điểm chung kết của đời sống tính dục Trung Quốc cổ đại. Nhưng chúng ta có đầy đủ lý do để tin rằng, đời sống tính dục Trung Quốc cổ đại không giống như họ lý giải là “Xưa nay vẫn khai phóng, bỗng nhiên cấm tuyệt”. Trái lại, chúng tôi cho rằng, đời sống tính dục Trung Quốc cổ đại vừa “buông lỏng”, vừa “cấm đoán”, chẳng qua hai tác dụng ấy thời gian và phạm vi thường có nhiều biến hóa (ví như dân tộc nguyên thủy, thường bị hiểu lầm là tuyệt đối khai phóng thả lỏng về tính dục, nhưng thực tế họ có rất nhiều cấm kỵ về tính dục). Dù cho sau đời Thanh, thuật phòng trung Trung Quốc cổ đại vẫn tiếp tục. Tóm lại, thuật phòng trung Trung Quốc cổ đại liên quan đến nhiều lãnh vực quan trọng như y dược dưỡng sinh, hôn nhân gia đình, tông giáo, văn nghệ v.v... từ thuật phòng trung để nhận xét văn hóa Trung Quốc cổ đại, cũng là một đầu mối không thể bỏ qua. ...
... TÌM HIỂU VU THUẬT Ở TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI Vu thuật là hành vi có ảo tưởng thông qua việc gọi tỉnh vật thể cụ thể nào đó hoặc lực lượng thần bí siêu tự nhiên phụ thuộc vào thân cá nhân một người nào đó. Vu thuật khác với tông giáo về quan niệm Thần linh. Tông giáo dùng một thế giới siêu tự nhiên – Thượng đế, Thần linh, Ma quái, Vật tổ v.v... – làm đối tượng sùng bái, nó tìm tòi tới sự an ủy tinh thần của chính giáo đồ ấy; còn Vu thuật không dùng đối tượng sùng bái là khách thể, cũng không dựa vào sức lực thần linh mà cho rằng chỉ cần tuân theo một loạt động tác có nghi thức trình tự cố định là có thể đạt tới mục đích khống chế khách thể. Xét về công năng, sức mạnh của Vu thuật ở chỗ thực dụng, còn sức mạnh của tông giáo ở tín ngưỡng, tông giáo so với Vu thuật thoả mãn được sự cần thiết về tinh thần của người ta hơn. Xét về trình độ phát triển của tư duy, Vu thuật hiển nhiên thấp hơn tông giáo. Nó ra đời sớm hơn tông giáo nhưng sau khi tông giáo đã phát triển mạnh mẽ, Vu thuật vẫn ở dưới tầng cực thấp, tuy vẫn tồn tại cùng với tông giáo. Người có khả năng thông thạo diễn xuất các loại động tác nghi thức trình tự cố định được gọi là “Vu Sư”. Một Vu Sư sẽ trở thành Vu Sư chân chính nếu có những bảo bối không thể truyền thụ cho người khác. Đó là các loại chú ngữ chuyên môn. Chú ngữ hay thần chú là trung tâm của tất cả hành vi Vu thuật. Kế bên các loại động tác khoa trương (như hò hét, kêu gào, đánh đập v.v... ), Vu Sư mô phỏng các loại âm thanh cần thiết và dùng một loạt ngôn ngữ quy phạm trần thuật mục đích thực hành Vu thuật. Ngôn ngữ, âm thanh, động tác, ba điều ấy hợp thành một loại hành vi ngày nay cho là buồn cười nhưng đủ làm cho những kẻ mê muội ngày xưa hoảng hốt. Vu thuật và Vu Sư có địa vị do lịch sử quy định. Trong xã hội nguyên thủy, Vu Sư lợi dụng Vu thuật thành người trung gian cho cuộc đấu tranh giữa tự nhiên giới với nhân loại. Vu thuật cung cấp một số hành vi nghi thức và tín ngưỡng cho người nguyên thủy, giúp người nguyên thủy có đủ sức tự tin, chiến thắng nỗi lo sợ và bi quan trước tự nhiên giới. Do vậy, Vu thuật là một giai đoạn phải trải qua của nhân loại văn minh tiến bộ. Bước vào xã hội có giai cấp rồi, tình huống lại khác. Cùng với sự tăng trưởng năng lực nắm vững tự nhiên lực, Vu thuật ngày càng lộ ra tính lạc hậu, nghề Vu Sư với mục đích lợi dụng Vu thuật, từ giúp dân chúng tránh họa hại suy bại đến chỗ lừa gạt tiền bạc nhân dân, hoàn toàn không có lợi cho sự an trị xã hội. Vu thuật ở Trung Quốc cổ đại tương đối phát đạt, từ đời Ân đã có những ghi chép liên quan đến Vu thuật. Ví dụ như trong phần lớn trường hợp đều dùng Giáp cốt bói toán, cầu mưa cầu được mùa v.v... đủ tính chất của Vu thuật, còn người đảm nhiệm việc bói toán và giải thích điềm triệu ấy cũng đã là Vu Sư chuyên nghiệp. Từ đời Chu, Vu thuật càng thịnh hành, Vu Sư được gọi là “Vu Chúc” hay “Vu Sử”, “Vu Mục”, trong nghề ấy số phụ nữ rất đông cũng được gọi là “Vu”, tục gọi là “Vu bà”, “Vu nữ”, “Vu ấu". Vu Sư nam giới ngoài gọi là “Vu” còn tiếng chuyên xưng là “Nghiễn” như phần Đặng tự chí sách Hán thư viết:“Nam giới gọi là Nghiễn, nữ giới gọi là Vu” (Tại nam viết Nghiễn, tại nữ viết Vu), tục còn gọi là “Thần hán”. ...
... Thời ấy nhận thức về công năng của Vu thuật hết sức chuẩn xác, như sách Thuyết văn giải tự* giải nghĩa: “Vu là Vu chúc vậy, người nữ có khả năng thờ vô hình, dùng múa may (làm cho) thần giáng hạ vậy” (Vu, Vu chúc dã, nữ năng sự vô hình, dĩ vũ giáng thần giả dã). Một loat động tác hành vi theo trình tự nghi thức Vu thuật của Vu Sư được gọi là “Vu giáng”. Lúc thực hành Vu thuật tấu âm nhạc lên gọi là “Vu âm” như sách “Lã thị xuân thu” viết: “Nước Sở có tang, tấu Vu âm” (Sở chi ai dã, tác Vu âm). Lời niệm chú của Vu Sư gọi là “Vu chú”; bước đi theo nghi thức đặc biệt của Vu Sư gọi là “Vu bộ” (tức các thế cong vẹo lưng, lắc đầu, bước theo vòng tròn...). Tin theo phong tục Vu thuật, thậm chí chỉ thích ca múa cũng được gọi là “Vu phong”. Vu Sư tham dự vào đời sống xã hội cổ đại rất phổ biến. Như các Vu Sư cung đình thời kỳ Ân Thương và Tây Chu, họ được phép tế tự tương đương vương triều, có quyền lớn dự đoán thành bại về quân sự, có ảnh hưởng sâu sắc tới trạng trái tâm lý của tập đoàn thống trị. Còn Vu Sư ngoài xã hội hạ tầng, đầu tiên phần lớn xuất thân là những thầy thuốc giang hồ, được gọi là “Vu y”, do vì họ có mức độ hiểu biết y thuật nhất định nên từng được người ta yêu kính như chương Công Tôn Sửu thượng sách “Mạnh Tử”* do Triệu Kỳ chú giải viết: “Vu Sư cầu xin cho người, có lợi cho cuộc sống người ta” (Vu giả vi nhân kỳ chúc, lợi nhân chi sinh). Các người được khen là “Thần y” cổ đại cũng được gọi là “Vu Bành”, “Vu Dương”, “Vu Lý” v.v... (theo Sơn Hải kinh*). Sau đời Tần Hán, cùng với toàn bộ sự nghiệp Vu thuật sa sút, bất luận là Vu Sư cung đình hay Vu Sư dân gian đều dần đánh mất tính hợp lý để tồn tại, trong số bọn họ hoặc có người bị cuốn vào nhóm dung tục thống trị, có người trở thành công cụ để lừa đảo bịp bợm nhân dân hoặc trở thành vật hy sinh cho những thế lực đấu tranh. Hoàn cảnh bi thảm ấy cũng thúc đẩy bọn Vu Sư càng phải dùng hoang đường và lừa bịp để mong có cơ hội sinh tồn, kết quả lại càng bi thảm hơn. Vụ án Vu thuật nổi tiếng nhất đời Tây Hán là vụ Vu Sư xu nịnh đế vương, kết quả trái lại bị chính trị cung đình hắc ám nuốt chửng, đưa đến thảm kịch chết gần hết vạn con người. Nếu như Vu thuật gây nguy hiểm cho lợi ích hoàng triều thì sự chế tài càng nghiêm khốc. Thời Tống Văn đế Nam triều, nữ vu Nghiêm Đạo Dục vì phù chú cho để chết sớm, kết quả bị đánh roi chết, xác bị đốt vất xuống sông. Từ đó về sau các triều đại đều trấn áp tàn khốc loại Vu thuật này. Pháp luật đời Tào Ngụy, bất kỳ nam hay nữ Vu đều bị chém, nhà họ bị đốt; luật các đời Tùy, Đường, Tống cũng coi đó là một trong những đại tội, xử phạt rất nặng. Pháp luật đời Minh và Thanh quy định, nếu như Vu Sư phù chú cho người ta chết thì luận vào tội bị giết, xử quyết ngay; nếu như phù chú cho người bị bệnh tật, luật Đường, Tống ghép vào tội mưu sát giảm bốn bậc, luật Minh - Thanh giảm hai bậc. Đương nhiên đó chỉ bàn tới Vu thuật làm nguy hại tới chính trị quốc gia, còn Vu thuật dân gian, tuy chính quyền không đề cao nhưng chỉ cần đừng làm hại tới chính trị (bao gồm dùng Vu thuật làm công cụ kêu gọi khởi nghĩa), giới thống trị phong kiến cũng để mặc cho nhân dân ngu muội. ...
... TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI CÓ BAO NHIÊU TÔNG GIÁO DÂN GIAN? Tông giáo dân gian là tên gọi chung nhiều loại tông giáo lưu hành trong tầng lớp thấp của xã hội dưới chế độ phong kiến Trung Quốc cổ đại. Trong hầu hết tình huống chúng đều bị chính quyền phong kiến trấn áp, vì vậy cũng được gọi là “Tông giáo bí mật”. Tông giáo dân gian sớm nhất ở Trung Quốc là Đạo giáo, có nguồn gốc từ Vu thuật cổ đại và phương thuật thần tiên thời Tần Hán. Cuối đời Đông Hán, Trương Đạo Lăng* sáng lập ra “Ngũ đấu mễ đạo”* (người vào đạo phải nộp 5 đấu gạo nên có tên gọi ấy) truyền bá ở vùng đất Xuyên, Thiểm. Trương Giác lập nên Thái Bình đạo lưu truyền ở Trung Nguyên và vùng Giang Nam, đó là hai giáo phái lớn của Đạo giáo dân gian lúc ấy. Trong đó, Thái Bình đạo dùng “Thái Bình thanh lānh thư” làm kinh điển chủ yếu, dùng nước phù thủy trị bệnh, tín đồ từng phát triển đến hàng vạn người, nổi lên khởi nghĩa vào cuối đời Đông Hán với thanh thế lớn rộng (tức cuộc khởi nghĩa Khăn vàng). Cuối đời Đông Tấn, Tôn Ân và Lư Tuần cũng từng lợi dụng “Ngũ đấu mễ đạo” tổ chức khởi nghĩa, thời gian kéo dài hơn 10 năm. Từ đó về sau Đạo giáo dân gian bị giới thống trị lợi dụng, dần dần chuyển hóa trở thành tông giáo chính thức. Ma Ni giáo truyền vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 6, thứ 7. Niên hiệu Hội Xương thứ 5 đời Đường Võ tông (845) diệt Phật, tông giáo này cũng bị liên lụy nặng, chuyển thành tông giáo bí mật dân gian. Đời Ngũ đại, Ma Ni giáo cũng gọi là Minh giáo, trong giáo lý trộn lẫn các thành phần Đạo giáo, Phật giáo, họ tôn sùng Trương Giác lên làm giáo chủ, cho rằng lực lượng sáng sủa trên thế giới cuối cùng sẽ chiến thắng lực lượng mờ ám. Các giáo đồ đề xướng cấm rượu, ăn chay, chôn cất sơ sài, bị giới địa chủ vu hãm là “Ma giáo”, “Ăn chay thờ ma”. MỘT LÁ BÙA CỦA TÔNG GIÁO BÍ MẬT Nguồn: CHƯ THẦN Cuối đời Lương Ngũ đại (920), Minh giáo phát động khởi nghĩa. thời hai triều Tống, Ma Ni giáo lưu hành ở các vùng Hoài Nam, Lưỡng Chiết, Giang Đông, Giang Tây, Phúc Kiến, luôn luôn tổ chức khởi nghĩa, nổi tiếng là các cuộc khởi nghĩa của Phương Lạp và Vương Niệm Kinh. Đời Nguyên cũng có những cuộc phát động khởi nghĩa. Ma Ni giáo vẫn tồn tại dưới đời Minh nhưng đến đời Thanh không còn thấy xuất hiện trong văn hiến sách vở. Từ Nam Bắc triều trở về sau các tông giáo dân gian mới ra đời thường đều hấp thu một số giáo lý của các tông giáo hợp pháp như Phật và Đạo để kết nạp giáo đồ. Khoảng niên hiệu Chính Đức đời Minh (1506-1521), La Thanh, người Tức Mặc, Sơn Đông (sau được tôn gọi là La tổ) sáng lập La giáo (cũng gọi là Ngộ Không giáo hoặc La đạo giáo), tự cho đạo mình có nguồn gốc từ Thiền tông Phật giáo rồi tự liệt mình là “Bát tổ” (tổ thứ 8) được chân truyền của “Thiền tông lục tổ”. La giáo kết hợp vũ trụ quan Không Vô của Phật giáo với tư tưởng vô vi của Đạo gia, coi Tịnh độ vô cực là nguồn gốc vũ trụ, coi Chân Không là căn bản vũ trụ và là chân lý vĩnh hằng, lập ra chân quyết 8 chữ “Quê nhà chân không, vô sinh cha mẹ” (Chân không gia hương, vô sinh phụ mẫu). La Thanh chết rồi, La giáo đổi tên là “Vô Vi giáo” và “Đại Thừa giáo” lưu hành ở các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, lan ra cả Giang Tây, Phúc Kiến và Đài Loan. Phần lớn giáo đồ là thủy thủ chuyển vận thuyền lương trên sông, họ thờ phụng La tổ và các loại kinh “Ngũ bộ lục sách” trong am đường. Những am đường này đa số trở thành nơi dừng chân của bọn thủy thủ ấy và là nơi nương tựa hay mai táng của các giáo đồ già lão. Ở đời Thanh, La giáo bị giới thống trị phong kiến trấn áp tàn khốc, nhưng do vì am đường La giáo đã dựng lên, trực tiếp quan hệ tới mạng sống của bọn giáo đồ thủy thủ nên nhiều lần tra cấm mà La giáo vẫn tồn tại lưu truyền. Trong đó có một chi gọi là “Lão quan trai giáo” hết sức nổi bật ở Phúc Kiến, Đài Loan. Chi phái này đầu tiên nằm dưới quyền cai quản của họ Diêu, giáo chủ La giáo vùng Chiết Giang. Do vì La giáo lưu truyền rất rộng trong dân gian nên các giáo phái sau này như “Thanh bang”, Tiên Thiên đạo”,“Nhất quán đạo” đều chịu ảnh hưởng rất lớn. MỘT TRANG KINH CỦA LA TỔ ...
... “Bạch Liên giáo” lưu hành dưới ba đời Nguyên, Minh, Thanh là giáo phái cực quan trọng trong triết học dân gian cổ đại. Bạch Liên giáo có nội dung hỗn tạp cả Phật giáo, La giáo, do người sáng lập ban đầu là Mao Tử Nguyên đầu đời Nam Tống, nguồn gốc giáo nghĩa Bạch Liên giáo là từ Tịnh Độ tông của Phật giáo, thờ A Di Đà Phật (Vô Lượng Thọ Phật), đề cao 5 điều răn (Ngũ giới là: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói bậy và không uống rượu). Thời Nguyên, Bạch Liên giáo truyền bá rộng suốt vùng Giang Nam, từng được chính quyền Nguyên công nhận nhưng rồi không lâu lại bị cấm chỉ. Ở đời Nguyên, Bạch Liên giáo thấm nhập quan niệm của các tông giáo khác, chủ yếu hấp thu tư tưởng của “Long Hoa hội” và tư tưởng Di Lặc giáng thế rồi dần dần chuyển thành sùng bái Phật Di Lặc. Bạch Liên giáo còn hấp thu quan niệm “Chân không gia hương, vô sinh phụ mẫu” của La giáo, thờ Vô Sinh lão mẫu làm bậc sáng tạo thế giới, tuyên truyền Vô Sinh lão mẫu sai Phật Di Lặc giáng trần. Cha con giáo chủ nắm hết đại quyền, truyền ngôi cho nhau, trong nội bộ tông giáo thực hành chế độ thống trị gia trưởng, đẳng cấp nghiêm ngặt. Giáo đồ gia nhập giáo phái phải nộp tiền tài, tụ tập hội theo đúng định kỳ, tín đồ cơ bản là giới nông dân, thủ công nghiệp, dân nghèo thành thị và dân lưu vong, cũng có phần ít là quan lại nhỏ, sai dịch và trí thức hạ tầng. Vì Bạch Liên giáo lưu truyền rất rộng, thường bị sử dụng để phát động khởi nghĩa, hiệu triệu bằng các khẩu hiệu “Minh vương ra đời”, “Di Lặc giáng sinh”. Nổi tiếng nhất là các cuộc khởi nghĩa do Lưu Phúc Thông và Từ Thọ Huy lãnh đạo vào cuối đời Nguyên. Niên hiệu Càn Long 39 đời Thanh(1774), Vương Luân ở Sơn Đông khởi nghĩa và trong niên hiệu Gia Khánh ở các vùng Xuyên, Ngạc, Thiểm, Bạch Liên giáo đại khởi nghĩa, nhất là cuộc đại khởi nghĩa sau lan ra 7, 8 tỉnh và kéo dài hơn 10 năm làm lay động sự thống trị của vương triều Thanh. Trong Bạch Liên giáo chia ra rất nhiều giáo phái, danh mục phức tạp, ở đời Minh có Hồng Dương, Tịnh Không, Hoàng Thiên, Tây Đại Thừa, Đông Đại Thừa..., đời Thanh có Hoằng Dương, Long Hoa, Thu Nguyên, Bát Quái v.v... khoảng hằng trăm chi phái. Điều này, một mặt do bản thân giáo môn phát triển quá phức tạp, mặt khác do bị triều đình trấn áp, họ phải tìm cách phân tán và thay đổi tên môn giáo luôn luôn. Đời Minh còn có một tông giáo dân gian là “Viên giáo”mà người sáng lập cũng có quan hệ với Bạch Liên giáo. Bạch Liên giáo còn có một chi phái lớn là “Bát Quái giáo” do Lưu Tá Thần người Sơn Đông sáng lập vào niên hiệu Khang Hi đời Thanh, lưu truyền ở vùng Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây. Niên hiệu Gia Khánh thứ 18 (1813), Bát Quái giáo với tên gọi khác là “Thiên Lý giáo” do các giáo đồ Lâm Thanh, Lý Văn Thành phát động khởi nghĩa. Tổng lãnh Bát Quái giáo Lâm Thanh dẫn một đội khởi nghĩa đánh vào hoàng cung Bắc Kinh làm chấn động cả tập đoàn thống trị. Đương nhiên, đứng trước tình hình hiểm nghèo ấy, giới thống trị phong kiến càng nỗ lực trấn áp các giáo phái dân gian bí mật (vui lòng đọc thêm ở phần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). ...
... TỪ CHU DỊCH DIỄN BIẾN THÀNH THÁI CỰC ĐỒ Nói đến “Chu Dịch” (hay Kinh Dịch), chúng ta rất dễ liên tưởng đến Thái cực đồ; cũng vậy, nhìn thấy Thái cực đồ, chúng ta lại nghĩ đến Chu Dịch. Sự thực, nguyên bản của “Chu Dịch” không hề có Thái cực đồ. Chẳng qua, Thái cực đồ đã khái quát được một cách xuất sắc tư tưởng quan trọng của Chu Dịch, trong ấy, quan trọng nhất là tư tưởng âm dương. Thái cực đồ có tên tục thường gọi là “Âm dương ngư” (con cá âm dương) mà ở Trung Quốc ai ai cũng biết và cũng có ảnh hưởng cực lớn suốt vùng Đông Nam Á. Quốc kỳ của Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) chính vẽ hình Thái cực đồ. Thái cực đồ có nguồn gốc từ trong sách “Chu Dịch tham đồng khế” của Ngụy Bá Dương đời Đông Hán. Chu Dịch tham đồng khế là sách vận dụng một số dịch lý và phù hiệu tượng hào để nghiên cứu chế thuốc tiên luyện đan, sách này lưu truyền rất rộng trong giới đạo sĩ, khi họ học tập nghiên cứu sách này thường vẽ ra một số minh họa để khái quát ý nghĩa quan trọng trong ấy, có một số tranh mình họa ấy sau này được đưa vào “Chu Dịch tham đồng khế”. Thái cực đồ truyền thuyết là do Trần Đoàn* làm ra. Hình vẽ này lưu hành trong dân gian, trở thành một loại bí kíp để các ẩn sĩ cao nhân truyền thụ cho nhau. Truyền đến đời Tống, được Chu Hi* biết, ông cho người đi mua về; một thuyết khác khi Trần Đoàn tu luyện ở núi Hoa Sơn, ông vẽ hình “Thái cực đồ” lên vách đá. Hình Thái cực đồ này được người ta vẽ lại, lưu hành trong dân gian. Sau đó truyền đến tay đại nho Chu Đôn Di*, ông sửa đổi đôi chút và viết sách “Thái cực đồ thuyết” để giải thích. Còn một thuyết thứ ba nữa nói Thái cực đồ do Trần Đoàn truyền cho Mục Tu, Mục Tu truyền cho Lý Đĩnh Chi, Lý Đĩnh Chi truyền cho đại nho Thiệu Ung*. Thiệu Ung, Chu Đôn Di, Chu Hi đều là các bậc đại nho, đương nhiên nổi tiếng, được mọi người tôn sùng. Thái cực đồ do hai hình vẽ hơi giống hình con cá cấu tạo thành, “Cá trắng” là dương, “cá đen” là âm, diện tích cả hai bằng nhau và cùng nằm trong một vòng tròn, chỗ giáp nhau của hai con cá này là đường cong theo hình chữ S, chia Thái cực đồ ra làm bốn phần bằng nhau, một phần hoàn toàn trắng là “Thái dương”, Thái nói ý là lớn; một phần hoàn toàn đen gọi là “Thái âm”; còn hai phần là nửa âm, nửa dương. Trong đó, đuôi cá trắng là phần “Thiếu dương”, đuôi cá đen là “Thiếu âm” như hình vẽ: ...
... Chỗ đuôi “cá đen” ở dương tức là âm còn nhỏ, mới sinh ra. Chỗ âm và dương tiếp xúc với nhau, đường cong bên phần dương cong thóp lại gọi là Âm ôm dương (Âm bão dương). Chỗ đuôi “cá trắng” ở âm tức là dương còn nhỏ, mới sinh ra. Đường cong bên phần âm cong thóp lại gọi là “Dương ôm âm” (Dương bão âm). Mắt đen của con “cá trắng” gọi là trong Dương có Âm, mắt trắng của con “cá đen” gọi là trong Âm có Dương. Từ biểu thị quan hệ âm dương của đồ hình ấy, ta thấy có 3 ý nghĩa chủ yếu: ① Âm dương đối lập. ② Âm dương hỗ tương sinh ra, Thái dương sinh từ Thiếu âm, Thiếu dương sinh từ Thái âm, hợp lại là Âm sinh Dương. Cùng một lẽ ấy, Thái âm sinh từ Thiếu dương, Thiếu âm sinh từ Thái dương, hợp lại là Dương sinh âm. ③ Âm dương cùng hàm chứa lẫn nhau, trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Nói chung lại là Âm Dương thống nhất đối lập. Sự phối hợp bố trí giữa Thái cực đồ và Bát quái có hai loại phương thức: một loại nhất trí với “Phục Hi bát quái thứ tự đồ”. Quẻ Càn, quẻ Đoài thuộc Thái dương, ở tại bộ phận thân mình con “cá trắng”; quẻ Tốn, quẻ Khảm thuộc Thiếu dương ở đuôi “cá trắng” đầu “cá đen” trên đồ hình Thái cực đồ. Quẻ Khôn, quẻ Cấn thuộc Thái âm, ở bộ phận thân hình “cá đen”; quẻ Chấn, quẻ Ly thuộc Thiếu âm ở đuôi “cá đen”, đầu “cá trắng” trên đồ hình Thái cực đồ (xem hình dưới): Phương thức thứ hai là cách phối trí bát quái theo Thái cực đồ nguyên thủy trong “Chu Dịch tham đồng khế”. Đối chiếu với cách phối trí thứ nhất có thể thấy: phương vị của chúng là nhất trí, nhưng kết cấu lại tương phản (xem hình dưới): Bất kể xét từ quan điểm khoa học hay từ quan điểm thẩm mỹ, Thái cực đồ đều hết sức siêu việt. Xét từ quan điểm khoa học, nó vừa giản dị vừa tương đối hoàn thiện xác định một trong những quy luật cơ bản của Vũ Trụ – quy luật thống nhất đối lập, điều đó chẳng lạ gì khi nó được một số khá nhiều nhà khoa học thưởng thức. Giá trị khoa học của Thái cực đồ còn ở chỗ thể hiện được tinh thần văn hóa của dân tộc Trung Quốc, bao gồm cả phương thức tư duy và thái độ xử thế. Thái cực đồ còn liên quan tương thông với văn hóa truyền thống đặc thù về Ngũ hành của quan niệm cổ điển Trung Quốc nữa. (xem hình dưới) Vòng tròn tương khắc của Ngũ hành xem ra cũng khá giống với hình chữ S của Thái cực đồ. Xét từ quan điểm thẩm mỹ, Thái cực đồ cực đẹp. Hầu hết công trình tạo hình nghệ thuật của Trung Quốc đều sử dụng kết cấu theo Thái cực đồ như những hoa văn trên nhiều khí dụng cổ mà chúng ta vẫn thường bắt gặp hằng ngày. ...
... TỬ BÌNH BÁT TỰ Tử Bình hay Bát tự là một khoa thuật số cổ đại Trung Quốc được lưu hành rất rộng và được hầu hết dân chúng Trung Hoa ưa chuộng, khác hẳn ở Việt Nam chỉ phổ biến thuật số Tử Vi, rất ít người biết và thực hành Tử Bình. Gần đây, do ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, ở Việt Nam đã bắt đầu có nhiều người học lập số và dự đoán theo Tử Bình Bát tự. Tuy vậy số sách viết về Tử Bình Bát tự vẫn còn ít, sau 1975, trong phong trào học Dịch gần đây có xuất hiện một số sách Tử Bình Bát tự nhưng vì nhiều nguyên nhân lại ấn hành trá hình dưới nhiều hình thức phức tạp, càng làm rối cho người đọc. Trong tiểu mục này, vì muốn tôn trọng ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa văn hóa, chúng tôi gọi chính danh đây là thuật số Tử Bình Bát tự, nhưng vì tôn trọng tính học thuật xuyên suốt của chuyên mục, chúng tôi chỉ luận giải về nguồn gốc lịch sử văn hóa, đồng thời đưa ra nguyên lý căn bản mà khoa thuật số này dùng làm căn bản y cứ chứ không đưa ra luận giải đúng sai. Tử Bình Bát tự là khoa chiêm đoán vận mạng xấu tốt căn cứ theo 8 chữ (Bát tự) Can và Chi thuộc giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh và năm sinh của một người (mỗi điều kiện giờ, ngày, tháng, năm có 2 chữ Can và Chi 2 x 4 = 8). Khoa chiêm đoán này rất phổ biến và được ưa chuộng ở Trung Quốc. Luận đoán căn cứ theo lá số Tử Bình khá phức tạp vì phải căn cứ vào nhiều yếu tố nạp âm, lục xung, tiết khí v.v… Trong phạm vi chuyên mục này, chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược lịch sử nguồn gốc Tử Bình Bát tự và cách thức quy đổi giờ, ngày, tháng, năm sinh ra Âm lịch (gọi là Tứ trụ) là phần căn bản của một lá số Tử Bình, còn phần chi tiết luận đoán là phạm vi của những sách Huyền học khác hiện nay không hiếm trên thị trường. Tử Bình hay số Bát tự được Lạc Lộc phát minh ra từ đời Đường qua bài Lạc Lộc tử tam mệnh tiêu tức phú, sau đó được Lý Hư Trung nghiên cứu cải biến bổ sung. Đến đời Ngũ đại (hoặc đời Tống), Từ Cư Dịch, tên tự Tử Bình, hiệu Bồng Lai tẩu ẩn cư ở núi Hoa sơn, cùng Lã Động Tân* tu đạo thần tiên, rất giỏi khoa chiêm bốc, viết bình chú bài Lạc Lộc tử tam mệnh tiêu tức phú, diễn giải thuật coi Bát Tự đến chỗ thâm sâu. Đời sau tôn xưng ông là tổ sư khoa Bát tự và đổi tên gọi là Tử Bình (theo tên tự của ông). ...
... ۞ QUY ĐỔI NĂM, THÁNG, NGÀY, GIỜ SINH RA ÂM LỊCH ĐỂ LẬP SỐ TỬ BÌNH BÁT TỰ Trước hết là năm sinh, ví dụ một người sinh vào giờ ngọ ngày 7 tháng 7 năm Đinh Sửu. * Tìm giờ: Xem lại bảng đối chiếu giờ âm lịch và giờ dương lịch ở phần Tử vi đẩu số, nhưng mới chỉ biết hàng Chi, chưa biết thuộc Can nào. Ta biết rằng một ngày bắt đầu từ giờ Tí. Cứ hai ngày có cùng Can qui định cho giờ Tí, tất cả có 10 can, đối chiếu với bảng sau để tìm Can của giờ: Từ can của giờ Tí, ta có thể theo thứ tự Can để suy ra Can các giờ sau, ví dụ người sinh năm Đinh Hợi, giờ Tí phải là Canh Tí và tiếp theo các giờ sau là Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão v.v... * Tìm ngày: Muốn tìm ngày thuộc Can Chi âm lịch, chúng ta phải tra tìm trong Vạn niên lịch, chỉ cần biết Can Chi của ngày đầu tháng theo cách suy luận 10 Thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) ghép tuần tự với 12 Địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Vị hay Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) chúng ta sẽ tìm ra ngày Âm lịch cần thiết. * Tìm tháng: Tháng âm lịch có 12 tháng trong năm, tương đương với dương lịch, đối chiếu với bảng sau: Biết được Chi của tháng âm lịch (ví dụ sinh tháng chạp là tháng Sửu), ta phải tìm Can theo bảng đối chiếu với can năm sinh sau đây: Ví dụ: người sinh tháng chạp năm Đinh Hợi sẽ được tính thành tháng Quý Sửu (vì tháng chạp luôn luôn là tháng Sửu như bảng đối chiếu ở phần tìm tháng trên đây, người sinh năm Đinh Hợi tháng giêng sẽ là Nhâm Dần, tháng 2 là Quý Mão v.v... tính cho đến tháng chạp là Quý Sửu. * Tìm năm: Hiện nay chúng ta thường ghi nhớ năm sinh dương lịch hơn là Âm lịch, nhưng để lập một lá số Tử Bình Bát tự, chúng ta bắt buộc phải biết được Can Chi của giờ, ngày, tháng, năm sinh để hợp thành Tứ Trụ. Ví dụ, người sinh năm 1947 thuộc Can Chi âm lịch nào, chúng ta có bảng đối chiếu như sau: Ví dụ: một người sinh năm 1947, ta lấy số cuối là 7, dò cột số 7 gặp chữ can Đinh, kéo thẳng xuống ô có số 47, đối chiếu với cột đầu tiên bên phải gặp chữ chi Hợi, tức là người sinh năm 1947 ấy thuộc tuổi Đinh Hợi v.v... Như vậy, ta đã xác định được hàng Thiên Can và Địa Chi của 4 yếu tố giờ, ngày, tháng, năm và như vậy là đã đủ điều kiện để quy nạp lập thành một lá số Tử Bình Bát Tự. ...
... ۞ PHƯƠNG PHÁP LẬP LÁ SỐ TỬ BÌNH Để lập một lá số Tử Bình, chúng ta tuần tự theo cách thức sau đây: I. Định Can, Chi, năm, tháng, ngày, giờ sinh (Bát tự) Ngày nay chúng ta thường chỉ nhớ ngày giờ năm tháng sinh theo Dương lịch. Muốn lập lá số Tử Bình cần phải hoán chuyển thành năm, tháng, ngày, giờ theo Âm lịch. 1- Tìm Can Chi năm sinh: Ở trên đã có bảng đổi năm Dương lịch thành năm Can Chi Âm lịch. Dưới đây là bảng hoán chuyển đơn giản hơn nữa: dùng năm sinh Dương lịch chia cho 60, lấy số dư tra bảng theo cột và hàng tương ứng sẽ có Can Chi năm sinh. Ví dụ: năm 2002 chia cho 60, số dư là 22. Tra số 22 trong bảng và đối chiếu cột và hàng, ta biết đó là năm Nhâm Ngọ. 2- Tìm Can Chi của ngày, giờ, tháng sinh: Quy đổi toàn bộ ngày, giờ, tháng, năm sinh từ Dương lịch thành Âm lịch theo các bảng đối chiếu ở tiểu mục “Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link” ngay trên đây. ...
... II. Lập lá số Tử Bình Muốn lập một lá số Tử Bình cần biết về Ngũ Hành Âm Dương và một số tên gọi chuyên biệt của lá số. 1- Âm Dương và Ngũ Hành của Can Chi: a) Âm Dương Ngũ Hành của Can: b) Âm Dương Ngũ Hành của Chi: c) Can ẩn tàng Chi: Ngoài sự phân biệt Âm Dương Ngũ Hành cho Can Chi, Tử Bình còn cho rằng trong Chi có ẩn tàng Can. Điều này rất cần thiết để lập và luận đoán lá số, được gọi là Nhơn Ngươn. BẢNG CAN ẨN TÀNG CHI 2- Nhật Nguyên: Tử Bình lấy ngày sinh làm chủ, do đó Can của ngày sinh gọi là Nhật Nguyên hay Nhật Chủ, tượng trưng cho bản thân, tôi. 3- Lục Thân: Lấy Can ngày làm chủ, hợp với các Can Chi còn lại ta được Lục Thân. Có hai cách xác định Lục Thân: a) Cách thứ nhất (theo sách cổ): b) Cách thứ hai (theo Thiệu Vĩ Hoa): Theo bảng Tứ Trụ với Bát tự Can Chi, ta nhận thấy: * Trụ ngày: Là Ta và vợ/chồng ta. *Trụ tháng: Gần ta nên là anh chị em hoặc bạn bè. *Trụ năm: Trụ khởi đầu, do đó là tổ tiên hay cha mẹ. *Trụ giờ: Trụ sau ta nên là con cái. 4- Lục Thần Can Chi năm tháng ngày giờ tạo thành Bát Tự. Theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành mỗi “tự” có thuộc tính riêng. Có 6 trường hợp nên được gọi là Lục Thần gồm: Khắc ta (tức Ngã: ta, tôi), ta khắc, sinh ta, ta sinh, đồng loại và chính thân mình. Ngoài bản thân ta có Can ngày sinh là Nhật Nguyên, các Can Chi còn lại là đối với ta. • Sinh ra ta là Ấn, khác Âm Dương là Chính Ấn, cùng Âm Dương là Thiên Ấn (hay Phiến Ấn). • Khắc ta là Quan, khác Âm Dương là Chính Quan, cùng Âm Dương là Thiên Quan (hay Thất Sát). • Ta khắc là Tài, khác Âm Dương là Chính Tài, cùng Âm Dương là Thiên Tài (hay Phiến Tài). • Ta sinh, khác Âm Dương là Thương Quan, cùng Âm Dương là Thực Thần. • Đồng loại cùng Âm Dương và Ngũ hành là Tỉ Kiên (gọi tắt là Tỉ), khác Âm Dương là Kiếp Tài. Tất cả dựa vào Âm Dương phân biệt nên gọi là Âm Dương thống biến. Ở cuối tiểu mục là Phương vị Số và Hướng của Ngũ Hành theo Hà đồ, bảng Nhật Nguyên gặp các Can của năm, tháng, ngày, giờ và bảng Nhật Nguyên gặp các Chi của năm, tháng, ngày, giờ. ...
... III. Lập lá số: Sau khi biết được Bát tự, chúng ta bắt đầu lập lá số theo thứ tự: - Lập bảng Tứ Trụ. - Ghi Bát tự vào dòng giữa với Can trên, Chi dưới theo thứ tự năm, tháng, ngày, giờ. - Ghi Nhật Nguyên trên Can ngày. - Ghi các Can ẩn tàng Chi ở dưới mỗi Chi tương ứng. - Lấy Nhật Nguyên (Can ngày) làm chủ, phối hợp với các Can Chi còn lại, ta được Lục Thần và ghi vào ô, vị trí tương ứng. - Tìm Lục Thần theo hai bảng Nhật Nguyên gặp các Can Chi bên trên hoặc lập luận dựa theo Âm Dương và Ngũ Hành sinh khắc. Ví dụ với lá số Giáp Tí sau đây ta lập luận như sau: • Can ngày (tôi, ta) là Giáp (Dương Mộc). • Can năm cũng là Giáp (đồng loại), ta viết Tỉ. • Can tháng là Bính (Dương Hỏa): Mộc sinh Hỏa → Ta sinh, cùng Dương nên ghi Thực Thần (viết tắt là Thực) • Can giờ là Canh (Dương Kim):Kim khắc Mộc → khắc Ta, cùng Dương nên ghi Thất Sát (viết tắt là Sát). • Chi năm là Tí, ẩn tàng Quý (Âm Thủy): Thủy sinh Mộc → sinh ta, khác Âm Dương, nên ghi Chính Ấn (viết tắt là Chính). • Chi tháng là Dần, ẩn tàng Giáp (Dương Mộc) đồng loại, nên ghi Tỉ, ẩn tàng Bính (Dương Hỏa); ta sinh, cùng Dương, nên ghi Phiến Ấn, ẩn tàng Mậu (Dương Thổ) ta khắc, cùng Dương, nên ghi Phiến Tài. • Suy luận tương tự cho các Chi ngày, Chi giờ. Cuối cùng ta được một lá số Tử Bình cơ bản dựa trên Bát tự. Dưới đây là lá số Tử Bình của người sinh năm Giáp Tí, tháng Bính Dần, ngày Giáp dần, giờ Canh Ngọ. Hình thức lá số đầy đủ được trình bày như sau (theo cách viết hiện đại): Cung Mệnh: An tại Canh Ngọ. Để luận đoán, người ta cần nhiều yếu tố như Cung an Mệnh, Vận hạn, Cách cục (chữ Lộc ghi trong lá số là ví dụ), nhưng do phạm vi và mục đích của tiểu mục này, chúng tôi không đề cập sâu hơn. ...
... TỬ VI ĐẨU SỐ Trong phong tục dân gian Trung Quốc, cùng với những tập tục sùng bái quỷ thần, dự báo số phận, đoán trước cuộc đời thông qua các hình thức chiêm đoản khác nhau là điều mà đa số dân chúng quan tâm và có mức độ phổ biến rộng. Đề cập tới phong tục dân gian Trung Quốc mà không tìm hiểu Tử Vì đẩu số có lẽ là thiếu sót. Trong những mục từ trước chúng tôi đã đề cập đến nhiều dạng thức như Bói Dịch, Tử Bình, Phong Thủy. Tiểu mục này sẽ tìm hiểu và đưa ra quy định xác lập một lá số Tử Vi. Khoa Tử Vi đẩu số tương truyền được Hi Di Trần Đoàn sáng lập từ đầu đời Tống với tác phẩm Tử Vi đẩu số toàn thư. Qua nhiều triều đại và qua nhiều bổ sung nghiên cứu của các nhà Dịch học, Thiên văn lịch số học, Tử Vi chia ra nhiều môn phái đại đồng tiểu dị, nhưng cơ bản nhất vẫn là phương pháp an sao định cục mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây: A) LẬP LÁ SỐ Trên một tờ giấy gấp vuông, chia ra 12 cung như sau: Bắt đầu cung Tý thứ nhất, đếm theo chiều thuận (thuận là tính theo chiều kim đồng hồ) lần lượt qua các cung Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 12 cung này có tên gọi là Thập nhị địa chi, hay còn gọi là phần Địa bàn với các tên cung không bao giờ thay đổi. Khoảng trống giữa bản đồ là phần Thiên bàn để ghi năm, tháng, ngày và giờ sinh của chủ nhân lá số. B) TÌM BẢN MỆNH Khi lập thành một lá số, cần thiết phải biết bản mệnh thuộc một trong ngũ hành nào (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Muốn vậy, buộc phải nhớ thiên can (10 can) tuổi của mình. Mười can (thập can) đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Ví dụ người tuổi Hợi cần phải xác định là Đinh Hợi hay Quý Hợi v.v... Xác định được can chi của tuổi, sẽ đối chiếu tìm ngũ hành tùy thuộc theo bảng dưới: ...
... C) ĐỊNH ÂM DƯƠNG Tùy theo can chi của tuổi sẽ tùy thuộc là âm nam, dương nam hay âm nữ, dương nữ. Có hai cách để định âm dương cho tuổi: • Định Âm Dương theo can: Ví dụ: đàn ông tuổi Đinh Hợi là âm nam (Đinh thuộc âm), tuổi Giáp Tí là dương nam (Giáp thuộc dương) v.v...; đàn bà tuổi Đinh Hợi là âm nữ, tuổi Giáp Tí là dương nữ v.v... • Định Âm Dương theo chi: D) XÁC ĐỊNH GIỜ Trong một lá số, quan trọng bậc nhất phải xác định đúng giờ sinh. Giờ sinh theo âm lịch căn cứ vào 12 chi, và như vậy một giờ âm lịch gần hai giờ dương lịch hiện nay. Dưới đây là bảng đối chiếu để đổi từ giờ dương lịch sang giờ âm lịch: ...
... E) AN CUNG MỆNH Bắt đầu từ cung Dần (3) là tháng giêng, đếm theo chiều thuận (kim đồng hồ) đến tháng sinh, cung ấy gọi giờ Tí, đếm ngược theo chiều nghịch (kim đồng hồ) đến giờ sinh, dừng ở cung nào, an cung Mệnh ở đó. An cung mệnh rồi, theo chiều thuận, tuần tự an các cung Phụ mẫu, Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, Tật ách, Tài bạch, Tử tức, Thê thiếp (Phu quân), Huynh đệ. Ví dụ một lá số: G) AN CUNG THÂN Bắt đầu từ cung Dần (3) là tháng giêng, đếm theo chiều thuận (kim đồng hồ) đến tháng sinh, cung ấy gọi là giờ Tí, đếm theo chiều thuận (kim đồng hồ) đến giờ sinh, dừng ở cung nào, an Thân ở cung đó. Cung Thân này chỉ có thể nằm trong 5 cung là Phúc đức, Quan lộc, Thiên di, Tài bạch, Thê thiếp (Phu quân). Nếu Thân an vào cung khác ngoài 5 cung trên nghĩa là đã an sai, phải an lại lần nữa cho chính xác. ...
... H) LẬP CỤC Trước khi an các sao phải xác định cục tuổi căn cứ vào cung đã an Mệnh theo bảng đối chiếu. (Có 5 CỤC với tên gọi như sau: – Thủy Nhị Cục – Mộc Tam Cục – Kim Tứ Cục – Thổ Ngũ Cục – Hỏa Lục Cục) ...
... I) AN SAO 1. An chòm sao Tử Vi: Chòm sao này gồm các sao Tử Vi, Liêm Trinh, Thiên Đồng, Vũ Khúc, Thiên Cơ. Đầu tiên, an sao Tử Vi theo Cục ngày và sinh. Xem các bảng dưới đây, sinh ngày nào (ngày âm lịch) an sao Tử Vi ngay cung đó. Thủy nhị cục: Mộc tam cục: Kim tứ cục: Thổ ngũ cục: Hỏa lục cục: Xác định sao Tử Vi rồi, đếm theo chiều thuận (kim đồng hồ), cách Tử Vi 3 cung an sao Liêm Trinh, cách Liêm Trinh 2 cung an sao Thiên đồng, tiếp theo là Vũ khúc, Thái dương, cách Thái dương 1 cung, an sao Thiên cơ. ...
... 2. An chòm sao Thiên Phủ: Chòm sao này gồm các sao Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá quân. Đầu tiên an sao Thiên Phủ theo vị trí của Tử Vi trên bản đồ 12 cung như bảng sau: Ví dụ: An Tử Vi ở Tị, Thiên Phủ phải an ở Hợi, Tử Vi ở Ngọ, Thiên Phủ phải an ở Tuất hay ngược lại, chỉ có 2 cung Dần và Thân là Tử Vi và Thiên Phủ đồng cung. Sau khi an sao Thiên Phủ, theo chiều thuận (kim đồng hồ) lần lượt mỗi cung an một sao theo thứ tự: Thái Âm, Tham Long, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát. Cách Thất Sát 3 cung, an sao Phá quân. ...
... 3. An chòm sao Thái Tuế: Đầu tiên an sao Thái Tuế ở cung có cùng chi với năm sinh. Ví dụ: sinh năm Hợi, an Thái Tuế ở cung Hợi. An xong Thái Tuế, dù là nam hay nữ cũng theo chiều thuận (kim đồng hồ) an sao theo thứ tự: Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù. 4. An chòm sao Lộc Tồn: Đầu tiên an sao Lộc Tồn, theo can của năm sinh như bảng sau: Ví dụ: Sinh năm Đinh Hợi, an sao Lộc Tồn ở cung Ngọ. An Lộc Tồn xong, theo thứ tự (dương nam, âm nữ theo chiều thuận; âm nam, dương nữ theo chiều nghịch) an các sao lần lượt mỗi cung: Lực sĩ, Thanh long, Tiểu hao, Tướng quân, Tấu thư, Phi liêm, Hỉ thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phủ. ...