... THÁI Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại An Huy, Hà Nam ngày nay. Đầu tiên được phong là em của Võ vương tên Thái Thúc, cùng là con của Văn vương, còn có tên là Cơ Độ. Võ vương chết rồi, thời Chu công nắm quyền chính thì Thái Thúc và Quản Thúc (Cơ Tiên được phong ở nước Quản) câu kết với nhau, phao tin Chu công âm mưu soán đoạt rồi hợp đồng phản loạn với con vua Trụ là Võ Canh, kết quả Thái Thúc bị lưu đày. Từ đời Xuân Thu tranh giành bá chủ đến nay, nước Thái vì nhỏ yếu nên trước tiên bị nước Trịnh khống chế, sau phụ thuộc theo nước Sở, rồi lại quy phục nước Tấn. Sau này bị ép theo nước Ngô đánh Sở. Năm 447 T.C.N (Chu Trinh Định vương thứ 22), Thái bị nước Sở diệt vong. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...
... ĐẰNG Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại Đằng huyện, Sơn Đông ngày nay. Đầu tiên được phong là Cơ Tú. Đằng là một quốc gia nhỏ yếu. Thời Xuân Thu các nước lớn tranh bá chủ, nước Đằng nằm giữa hai đại cường quốc là Tề và Sở, không biết theo ai cho phải. Năm 414 T.C.N (Chu Uy Liệt vương thứ 12), bị nước Việt tiêu diệt. Sau đó phục quốc được, kéo dài thêm 90 năm, rồi bị nước Tống diệt vong. ...
... HÌNH Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại Hình Đài, Hà Bắc ngày nay. Đầu tiên được phong là Hình hầu, con thứ 4 của Chu công. Đầu đời Xuân Thu, nước Hình thường bị rợ Bắc Địch xâm chiếm quấy nhiễu. Tề Hoàn công từng chinh phạt rợ Địch cứu Hình. Năm 659 T.C.N (Chu Huệ vương thứ 18), Hoàn công dời Hình về Di Nghĩa (Liêu thành, Sơn Đông), sau bị nước Tấn diệt vong, tộc họ đại phu Tấn Hàn Tuyên Tử hưởng thực ấp ở đất Hình. ...
... NGU ① Theo truyền thuyết, vua Hạ Võ phong cho con của Ngu Thuấn là Thương Quân đất Ngu, ở tại huyện Ngu Thành, Hà Nam ngày nay. Triều Hạ, nhân vì nội bộ hỗn loạn, cháu của Khải là Thiếu Khang chạy trốn đến nước Ngu. Vua nước Ngu là Ngu Tư dùng Thiếu Khang làm quan nấu bếp và gả 2 người con gái họ Diêu cho ông, còn phong cho ông đất ấp Luân. Thiếu Khang ở đất Luân “có ruộng 10 vạn dặm, quân 500 người”. Ông coi đây là căn cứ địa, tích cực chiêu nạp dân triều Hạ để chuẩn bị khôi phục vương triều Hạ. ② Theo truyền thuyết, bộ lạc Ngu là “nước trước đây” (Tiên quốc) của Thuấn, ở tại Ngu Thành, huyện Bình Lục, Sơn Tây ngày nay, con cháu ông dưới triều Hạ đều được phong ở đây. Sau khi Chu Võ vương diệt triều Thương, bèn phong hậu duệ Bá tổ Trọng Ung ở đất Ngu, đó là “Tây Ngu”, là nước chư hầu của Tây Chu. Đời Xuân Thu, nước Ngu sớm là đối tượng thôn tính của nước Tấn. Năm 658 T.CN (Chu Huệ vương thứ 19), Tấn Hiếu công từng tặng vua Ngu ngựa và ngọc bích, xin cho quân Tấn đi qua nước Ngu để đánh nước Quắc. Đại phu nước Ngu là Cung Chi Kỳ khuyên ngăn vua Ngu không nên đồng ý nhưng vua Ngu không nghe, lại còn hợp lực với Tấn đem quân đánh Quắc. Ba năm sau, nước Tấn lại yêu cầu cho quân đi qua nước Ngu để đánh Quắc lần nữa. Cung Chi Kỳ lại can: “Quắc ở bên ngoài Ngu, Quắc mất thì Ngu ắt mất theo”. Đồng thời, ông phân tích ý đồ mở mang đất nước một cách thất đức của vua Tấn, nhưng vua Ngu vẫn không nghe. Quả nhiên, năm 655 T.C.N (Chu Huệ vương thứ 22), mùa đông, nước Tấn giả mượn đường qua Ngu diệt nước Quắc, khi đem quân về đột nhiên đánh úp và tiêu diệt nước Ngu. ...
... QUẮC ① Tây Quắc, nước chư hầu của Tây Chu, ở tại trấn Quắc, huyện Bảo Kê, Thiểm Tây ngày nay. Đầu tiên được phong là tông tộc tương đối xa của họ Cơ là Quắc Trọng. ② Nam Quắc, lúc Bình vương dời đô về phương đông, nước Tây Quắc ở trên cũng dời về Thượng Dương, tức Tam Môn giáp, Hà Nam ngày nay. Quắc công từng là khanh sĩ thời Bình vương. ③ Đông Quắc, nước chư hầu của Tây Chu, ở tại huyện Vinh Dương, Hà Nam ngày nay. Đầu tiên được phong là tông tộc khá xa của họ Cơ là Quắc Thúc, cuối đời Tây Chu bị Trịnh Hoàn công tiêu diệt. ④ Bắc Quắc, do hậu duệ Quắc Trọng của nước Tây Quắc ở trên kiến lập, ở tại huyện Bình Lục, Sơn Tây ngày nay, dựa sát vào nước Ngu. Đầu đời Xuân Thu, Tấn Hiếu công từng 2 lần giả mượn đường nước Ngu để đánh Quắc và vào năm 655 T.C.N (Chu Huệ vương thứ 22), tiêu diệt nước Quắc. ...
... TÙY Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại Tùy châu, Hồ Bắc ngày nay; là nước lớn nhất trong các nước được triều Chu phong cho người cùng họ Cơ. Đời Xuân Thu, Sở Võ vương liên tục đánh Tùy. Năm 706 T.C.N (Chu Hoàn vương thứ 14), đánh Tùy thất bại. Tùy hầu liền cho sửa sang triều chính khiến Sở không dám đánh nữa. Hai năm sau, Sở đánh thắng Tùy. Năm 690 T.C.N lại đánh Tùy nữa, dân Tùy sợ phải giảng hòa, nhưng cuối cùng, Tùy cũng vẫn bị Sở tiêu diệt. ...
... THÂN Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại vùng Bắc bộ Nam Dương, Hà Nam ngày nay, là nước của thân thích họ Khương. Cuối đời Tây Chu, con gái Thân hầu từng gả cho Chu U vương, tức Thân hậu, sinh được Thái tử Nghi Cữu. Sau đó U vương lập Bao Tự làm Hoàng hậu, con Bao Tự là Bá Phục thay làm Thái tử. Thân hầu liền liên hợp các bộ lạc Khuyển Nhung đem quân đánh Chu vương, cuối cùng, làm cho nhà Tây Chu bị diệt vong. Đầu đời Xuân Thu, vào năm 671 T.C.N (Chu Huệ vương thứ 6), Sở Thành vương tiêu diệt nước Thân. ...
... TRÂU Nước chư hầu khác họ đời Tây Chu, ở tại huyện Trâu, Sơn Đông ngày nay. Đầu tiên được phong là Tào Hiệp, tương truyền là hậu duệ của Chúc Dung. Cuối đời Xuân Thu và khoảng Chiến quốc, được gọi là nước Trâu. Giữa đời Chiến quốc, Trâu bị nước Sở diệt. Đại sư Nho gia Mạnh Tử* chính là người nước Trâu. Ngoài ra, còn có nước “Tiểu Trâu”, là nước chư hầu thuộc Xuân Thu, ở tại huyện Đằng, Sơn Đông ngày nay; sau cũng bị nước Sở diệt. ...
... ĐÀM Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại huyện Đàm Thành, Sơn Đông ngày nay. Đầu tiên phong Cổ Đế (Tù trưởng bộ lạc) cho hậu duệ họ Thiếu Hạo. Khổng Tử từng theo học “Đàm Tử”, tức là vua nước Đàm đời Xuân Thu, khi Đàm Tử đến triều bái nước Lỗ, lúc bàn tới thời Thiếu Hạo đã có văn hiến, Khổng Tử bèn thành thực xin học. Đàm là một quốc gia nhỏ yếu, năm 418 T.C.N (Chu Uy vương thứ 8), tức đầu đời Chiến quốc, nước Đàm bị nước Việt tiêu diệt. ...
... CỐI Nước chư hầu khác họ đời Tây Chu, ở tại Mật huyện, Hà nam ngày nay, 50 dặm về hướng đông bắc huyện thành có Cối thành cổ; tương truyền người được thụ phong là Chúc Dung, con cháu hậu duệ của Chuyên Húc, tù trưởng bộ lạc cổ có họ là Vân. Khi Bình vương dời đô về phương đông, nước Cối bị Trịnh Võ công tiêu diệt. Phần “Cối phong” trong Kinh Thi*, tức là dân ca của nước Cối này. ...
... HỨA Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại Hứa Xương, Hà Nam ngày nay. Đầu tiên được phong là Văn Thúc, hậu duệ của Tứ Nhạc, vốn cùng họ Khương với tông thất nước Tề. Đời Xuân Thu, bị nước Trịnh nhiều lần xâm chiếm, cuối cùng nước Trịnh tiêu diệt Hứa. ...
... TRẦN Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại huyện Hoài Dương, Hà Nam đến vùng huyện Hào, An Huy ngày nay. Đầu tiên được phong là Ngụy Mãn, hậu duệ của Thuấn, tự xưng Hồ công. Trong cuộc tranh giành bá chủ của các nước lớn đời Xuân Thu, nước Trần tương đối nhỏ yếu. Vì vậy, lúc Tề Hoàn công xưng bá, Trần phụ thuộc vào Tề; lúc nước Sở tiến lên phía bắc vào Trung Nguyên thì Trần lại dựa vào Sở; sau khi nước Tấn chiến thắng Sở, Trần lại quay về phụ thuộc vào Tấn. Năm 479 T.C.N (Chu Kính vương thứ 41), Trần bị nước Sở diệt vong. ...
... KỶ Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại đông bắc bộ Hà Nam và tây bộ Sơn Đông ngày nay. Đầu tiên được phong là Đông Lâu công, hậu duệ của Hạ, họ Tự. Đầu đời Chiến quốc, năm 445 T.C.N (Chu Trinh Định vương thứ 24), Kỷ bị nước Sở diệt vong. Nước Kỷ này có tên trong sách của Liệt Tử*. ...
... BỘI Nước chư hầu đời Tây Chu, ở tại đông bắc Kỳ huyện, Hà Nam đến vùng nam bộ Hà Bắc ngày nay. Khi Chu Võ vương diệt Thương ban sư quay về, đem vùng đất phía bắc thủ đô Triều Ca của Thương phong cho con vua Trụ là Võ Canh để thống lãnh số dân cũ của Thương, xây dựng nước Bội. Võ Canh làm phản bị giết. Chu công lấy toàn bộ đất đai vùng ấy phong cho em là Khang Thúc và đem dân các nước Bân, Dung (một nước phụ cận) dời đến Lạc ấp (Lạc Dương), nước Bội bị sáp nhập vào nước Vệ. Phần “Bội phong” trong Kinh Thi* tức là dân ca của nước này. ...
... TRIỆU Nước chư hầu đời Tây Hán, ở tại trung nam bộ Hà Bắc ngày nay. Năm 203 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 4), Lưu Bang phong Trương Nhĩ tước vương, dựng đô ở nước Tương (tây nam Hà Bắc ngày nay). Trương Nhĩ, nho sinh nổi tiếng nước Ngụy đời Chiến quốc, từng tham gia quân khởi nghĩa Trần Thiệp và ủng hộ lập Triệu Yết làm Triệu vương. Hạng Võ vào năm 206 T.C.N (Hán Cao tổ nguyên niên), từng phong ông ta làm Thường Sơn (hay Hằng Sơn) vương; năm sau Trương Nhĩ đầu hàng theo Lưu Bang. Năm 202 T.C.N, Trương Nhĩ chết, Lưu Bang phong con của Trương Nhĩ là Trương Ngao làm Triệu vương. Năm 198 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 9), nhóm tướng Triệu là Quán Cao âm mưu giết Lưu Bang, Triệu vương Trương Ngao bị xử hạ ngục, sau giáng xuống làm Tuyên Bình hầu. Lập tức Lưu Bang phong cho con vốn là Đại vương Lưu Như Ý làm Triệu vương. Năm 194 T.C.N (Huệ đế nguyên niên), Lã hậu giết Lưu Như Ý, phong Hoài Dương vương Lưu Hữu làm Triệu vương, rồi sau lại giết, phong cho Lưu Khôi. Được hơn trăm ngày, Lã hậu lại buộc Lưu Khôi tự sát, phong cho cháu là Lã Lộc tước vương. Năm 180 T.C.N (Lã hậu thứ 8), Lã hậu cho Triệu vương Lã Lộc làm Thượng tướng quân. Năm 179 T.C.N (Tiền Nguyên nguyên niên đời Văn đế), Hán Văn đế phong cho con trai Lưu Hữu là Lưu Toại làm Triệu vương. Đến năm 154 T.C.N (Cảnh đế Tiền Nguyên thứ 3), Triệu vương Lưu Toại tham dự vào cuộc nổi loạn 7 nước (Thất quốc chi loạn), sau khi loạn bị dẹp xong, Lưu Toại tự sát. ...
... TỀ Nước chư hầu đời Tây Hán, ở tại tỉnh Sơn Đông ngày nay. Năm 203 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 4), Lưu Bang phong Đại tướng Hàn Tín của mình làm Tề vương, năm sau đổi làm Sở vương. Năm 201 T.C.N (Văn đế Tiền Nguyên thứ 16), Hán Văn đế chia nước Tề ra làm 7, phong cho cả 6 con của Tề vương Lưu Phì mỗi người một vùng đều là vương, như Giao Đông vương Lưu Hùng Cừ, Giao Tây vương Lưu Ngang, Truy Xuyên vương Lưu Hiền, Tế Nam vương Lưu Tị Quang v.v... Năm 154 T.C.N (Cảnh đế Tiền Nguyên thứ 3), các vương kể trên đều tham gia nổi loạn “Thất quốc chi loạn”, sau khi loạn bị dẹp yên, tất cả tự sát chết. ...
... SỞ Nước chư hầu đời Tây Hán, ở tại đông nam Hà nam, bắc bộ An Huy và tây bộ Giang Tô ngày nay. Năm 202 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 5), sau khi Lưu Bang đánh bại Hạng Võ, đổi phong Tề vương Hàn Tín làm Sở vương. Năm 201 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 6), có người tố cáo Hàn Tín âm mưu tạo phản, Lưu Bang dùng kế sách của Trần Bình, giả vờ đi tuần du đầm Vân Mộng (hồ Động Đình), rồi bắt giữ Hàn Tín ở Trần huyện, giáng Hàn Tín xuống làm Hoài Âm hầu, sau đó Lưu Bang phong cho em là Lưu Giao làm Sở vương. Năm 196 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 11),Hoài Nam vương Anh Bố làm phản, từng đuổi Sở vương Lưu Giao chạy trốn, sau khi Lưu Bang dẹp yên thì mới phục vị lại cho Lưu Giao. Năm 156 T.CN (Cảnh đế Tiền Nguyên nguyên niên), cháu của Lưu Giao là Sở vương Lưu Mậu, tham gia vào cuộc nổi loạn “Thất quốc chi loạn”, sau khi loạn bị dẹp yên, Lưu Mậu tự sát. Sau đó, Cảnh đế phong cho con nhỏ của Lưu Giao là Bình Lục hầu Lưu Lễ làm Sở vương. ...
... YÊN Nước chư hầu đời Tây Hán, ở tại vùng tây tỉnh Liêu Tây ngày nay. Năm 202 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 5), Lưu Bang thừa nhận Yên vương cũ vẫn là Yên vương và vẫn giữ đô thành ở đất Kế (nay là tây nam Bắc Kinh). Yên vương cũ vốn theo quân khởi nghĩa Trần Thắng, sau lại theo Hạng Võ vào cửa quan. Hạng Võ chia đất Yên ra làm hai và ban phần phía bắc cho Yên vương. Nhưng chỉ được nửa năm, Yên vương đem quân làm phản, nửa tháng sau đánh thua, bị bắt giữ. Ngay sau đó, Lưu Bang phong Thái úy Lư Quan làm Yên vương. Năm 195 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 12), Lư Quan lại mưu phản. Lưu Bang sai Phàn Khoái và Chu Bột đi đánh Lư Quan rồi phong con trai Lưu Kiến làm Yên vương. Năm 179 T.C.N (Văn đế Tiền Nguyên nguyên niên), Hán Văn đế lên ngôi, đổi phong người vốn là Lang Nha vương Lưu Trạch làm Yên vương. ...
... ĐẠI Nước chư hầu đời Tây Hán, ở tại Đại Đồng, Sơn Tây đến vùng Trương gia khẩu, Hà Bắc ngày nay. Năm 202 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 5), Lưu Bang phong cho người vốn là Hàn (vùng Tấn Nam, Dự Trung) vương Hàn Tín (không phải Hoài Âm hầu Hàn Tín, mà là hậu duệ của quốc vương nước Hàn đời Chiến quốc) làm Đại vương. Người này vào năm 205 T.C.N được phong là Hàn vương, sử gọi là “Hàn vương Tín”. Năm 201 T.C.N (Cao tổ thứ 6), Lưu Bang phế bỏ Hàn vương Tín, phong cho người anh là Lưu Trọng làm Đại vương. Lúc ấy, quân Hung Nô tiến binh xâm phạm nước Đại, Hàn vương Tín phản triều Hán, chạy sang Hung Nô. Đại vương Lưu Trọng cũng bỏ nước chạy, bị giáng xuống làm Hợp Dương hầu. Năm 200 T.C.N, Lưu Bang phong con trai là Lưu Như Ý làm Triệu vương. Năm 196 T.C.N (Cao tổ thứ 11), Lưu Bang phong con trai là Lưu Hằng (sau là Hán Văn đế) làm Đại vương. Năm 178 T.C.N (Văn đế Tiền Nguyên nguyên niên) năm thứ 2, khi Lưu Hằng lên ngôi, phong con trai là Lưu Võ làm Đại vương; sau, đổi phong Lưu Võ làm Lương vương; rồi, đổi phong người vốn là Thái Nguyên vương Lưu Sâm làm Đại vương. ...
... LƯƠNG Nước chư hầu đời Tây Hán, ở tại đông bộ Hà Nam ngày nay. Năm 202 T.C.N (Hán Cao tổ thứ 5), đầu tiên Lưu Bang phong cho Bành Việt làm Lương vương, dựng đô ở Định Đào. Bành Việt vốn là trộm cướp, sau khi Trần Thắng khởi nghĩa mới tụ tập đồ đảng đi theo, sau dựa theo Lưu Bang, lập công trạng ở trận Cai Hạ đánh đuổi Hạng Võ. Năm 196 T.C.N (Cao tổ thứ 11), Bành Việt mưu phản, bị giết và làm họa lây đến cả 3 họ. Sau đó Lưu Bang phong con trai Lưu Khôi làm Lương vương. Năm 181 T.C.N (Lã hậu thứ 7), Lã hậu đổi phong Lưu Khôi làm Triệu vương, đổi phong người vốn là Lã vương là Lã Sản làm Lương vương và đổi nước Lương thành nước Lã (đổi chỗ vốn là nước Lã thành nước Tế Xuyên). Đến năm 178 T.C.N (Văn đế Tiền Nguyên thứ 2), Hán Văn để khôi phục quốc hiệu Lương, đổi phong con trai nhỏ là Lưu Tiếp làm vương. Không lâu, Lưu Tiếp ngã ngựa chết, lại đổi phong con trai khác vốn là Hoài Dương vương Lưu Võ làm Lương vương. Năm 144 T.C.N (Trung Nguyên thứ 6), Lương vương Lưu Võ chết, Hán Cảnh đế chia nước Lương ra làm 5 phần, lập con trai thứ năm của Lưu Võ làm vương; còn lại 4 nước là: Lưu Minh làm Tế Xuyên vương, Lưu Bành Ly làm Tế Đông vương, Lưu Định làm Sơn Dương vương và Lưu Bất Thức làm Tế Âm vương. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...