1. Click vào đây để xem chi tiết

Đôi dòng lưu niệm ... Hiểu Sử NGƯỜI... Thấm Xứ TA...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 7/1/24.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    HUỆ NĂNG
    (638-713)


    Cao tăng đời Đường, người sáng lập thực tế Thiền tông Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Lư, người ở Phạm Dương Hà Bắc (nay là Bắc Kinh), nhân vì cha làm quan bị biến đến Tân châu, Lĩnh Nam (nay thuộc Quảng Đông), nên ông sinh trưởng ở Quảng Đông. Ba tuổi ông mất cha, hơi lớn lên đã phải đốn củi nuôi mẹ, sau đó tìm đến nơi Hoàng Nhẫn* ở chùa Đông Sơn núi Hoàng Mai với ý muốn theo học, bị Hoàng Nhẫn coi là “hành giả” giã gạo dưới nhà bếp.

    Khi Hoằng Nhẫn chọn lựa đệ tử tự pháp, ông được chọn, nhận “Y bát”, lập tức quay về Lĩnh Nam ẩn cư 15 năm. Năm 676, ông thụ giới ở chùa Pháp Tính, Quảng Đông, hai năm sau ông truyền pháp ở chùa Bảo Lâm, Tào Khê, đối lập với Thiền tông Thần Tú* phương bắc, đời gọi là “Nam Năng Bắc Tú” (phương nam có Thiền tông Huệ Năng, phương bắc có Thiền tông Thần Tú).

    Võ Tắc Thiên, Đường Trung tông từng gọi ông về kinh đô nhưng ông đều lấy cớ già bệnh từ chối. Sau khi ông chết. Đường Hiến tông ban tên thụy cho ông là “Đại Giám thiền sư”. Tư tưởng ông chủ yếu tập trung trong bộ “Đàn kinh” với tông chỉ “Tự tính là Phật” (Tự tính thị Phật) và "Tự tính chân không”.

    Thiền pháp của ông gốc là Định Tuệ. Ông cho rằng tự tính vô tướng nên tu đạo cần coi trọng “tâm hạnh”, tín phụng “Vô tướng giới”, nhấn mạnh trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật và pháp môn đốn ngộ.

    Ông có nhiều đệ tử, nổi tiếng là các ông Thanh Nguyên Hành Tư, Nam Nhạc Hoài Nhượng, Hà Trạch Thần Hội, Nam Dương Tuệ Trung, Vĩnh Gia Huyền Giác v.v... Những đệ tử ấy đều trở thành học phái, hoằng dương Thiền pháp. Huệ Năng ở một phương dần dần thay thế Bắc tông, trở thành chủ lưu Thiền tông, cho nên Huệ Năng được coi là người sáng lập thực tế của Thiền tông.

    Sau này, hai chi Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư diễn biến phức tạp để rồi sản sinh ra “Ngũ gia thất tông”* hậu kỳ, làm cho Thiền tông trở thành tông phái có thời gian lưu truyền lâu dài nhất, ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc, có tác dụng quan trọng đến cả sự hình thành văn hóa truyền thống Trung Quốc.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Click icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/7/24
    Wanderman thích bài này.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    PHÁP TẠNG
    (643 - 712)


    Cao tăng đời Đường, người sáng lập thực tế “Hoa Nghiêm tông”* Phật giáo Trung Quốc, được người cùng tông suy tôn là Hoa Nghiêm Tam tổ. Quê quán tổ tiên của ông vốn ở nước Khang Cư, Tây vực, ông nội kiều cư ở Trường An lấy họ là Khang, đời gọi là “Khang Tạng quốc sư” hoặc “Hiền Thủ đại sư”.

    Ông nhiều lần tham dự phiên dịch kinh Phật, giảng dạy và trứ tác làm chấn hưng Hoa Nghiêm tông. Bản dịch mới Hoa Nghiêm kinh (bản 89 quyển) có cống hiến rất lớn trong sự truyền bá hoằng dương Phật pháp. Ông từng giảng dạy tư tưởng Pháp Hoa nghĩa ở Trường Sinh điện, ví dụ tư tưởng Pháp Hoa với sư tử vàng dựng trước điện, làm cho Võ Tắc Thiên hoát nhiên đại ngộ, sau ông ghi lại thành sách “Hoa Nghiêm kim sư tử chương”. Trước sau ông giảng “Hoa Nghiêm kinh” cả bản cũ và mới hơn 30 lần. Sau khi chết ông được triều đình tặng tước “Hồng Lô khanh”.

    Đệ tử môn hạ của ông “nhiều như mây”, nổi tiếng có 6 người là Hoằng Quán, Văn Siêu, Trí Quang, Tông Nhất, Tuệ Uyển và Tuệ Anh.

    Trứ tác của ông rất phong phú, có tới hơn trăm quyển, hiện còn chủ yếu là các tác phẩm: “Hoa Nghiêm thám huyền ký”, “Hoa Nghiêm nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương”, “Hoa Nghiêm kinh văn nghĩa cương mục”, “Hoa Nghiêm kinh chỉ quy”, “Hoa Nghiêm sách lâm”, “Hoa Nghiêm kinh vấn đáp”, “Đại Thừa Khởi tín luận nghĩa ký” v.v...

    Tư tưởng của Pháp Tạng chú trọng tới nhân quả trong khắp vạn vật thế giới, muôn vật cùng qua lại hữu cơ với nhau đến trùng trùng vô tận.
     
    Wanderman thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    HOÀI NHƯỢNG
    (677-744)


    Tăng sĩ đời Đường, người sáng lập hệ phái Thiền tông Nam Nhạc. Họ thế tục là Đỗ, người ở An Khang, Kim châu (nay thuộc Thiểm tây). Sau khi xuất gia, ông từng học Thiền nơi Tung sơn Tuệ An (đời gọi là “Lão An”), rồi đến Tào Khê tham bái Huệ Năng*, hỏi đáp hợp ý thầy, được ở cạnh thầy khoảng 15 năm. Huệ Năng chết rồi, Hoài Nhượng hoàng dương Thiền pháp ở Quan Âm đài, Bát Nhã tự, Nam Nhạc hơn 30 năm, được gọi là “Nam Nhạc Hoài Nhượng”.

    Khi ông chết rồi được Đường Kính tông sắc ban tên thụy là “Đại Tuệ thiền sư”. Khi Mã Tổ Đạo Nhất cố chấp khư khư vào việc ngồi Thiền, Hoài Nhượng từng dùng ví dụ khai thị: “Ngươi muốn học tọa thiền ư? Hay học tọa Phật? Nếu học tọa thiền, thiền đâu phải là nằm hay ngồi; nếu học tọa Phật, Phật đâu phải có tướng cố định... Nếu ngươi tọa Phật tức là giết Phật, nếu chấp tọa tướng, chẳng đạt được Lý ấy đâu” (Nhữ học tọa thiền? Nhược học tọa Phật? Nhược học tọa thiền, thiền phi tọa ngọa. Nhược học tọa Phật, Phật phi định tướng... Nhữ nhược tọa Phật, tức thị sát Phật, nhược chấp tọa tướng, phi đạt kỳ lý - Ngũ đăng hội nguyên). Mã Tổ liền tỉnh ngộ.

    Tư tưởng của Hoài Nhượng về cơ bản là kế thừa và phát dương pháp môn đốn ngộ “Tức tâm thị Phật”, “Vô niệm vi tông” của Huệ Năng trong “Đàn kinh”. Ông có 9 đệ tử, nổi tiếng nhất là Mã Tổ Đạo Nhất. Hệ thống Thiền pháp của ông sau này diễn biến hình thành “Quy Ngưỡng tông”* và “Lâm Tế tông”*.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/8/24
    Wanderman thích bài này.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    THẦN HỘI
    (668 hoặc 686 – 760)


    Thiền tăng nổi tiếng đời Đường, người khai sáng Thiền tông Hà Trạch tông Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Cao, người ở Tương Dương (nay thuộc Hồ Bắc). Thuở nhỏ ông học Nho, Đạo, sau khi xuất gia theo thầy là Thần Tú* rồi chuyển học Huệ Năng*. Khi Huệ Năng chết rồi, ông trước sau cư trú ở chùa Hà Trạch, Lạc Dương, hoằng dương pháp môn Đốn ngộ nên được gọi là “Hà Trạch đại sư”.

    Thần Hội là người đầu tiên tạo ra cuộc tranh luận đúng sai giữa Thiền tông phương nam và phương bắc, ông cho rằng chỉ có Thiền tông Nam tông của Huệ Năng mới là chính thống. Sau cuộc loạn An Lộc Sơn, Sử Tư Minh, ông được đưa ra chủ trì đàn pháp truyền giới cho chư tăng, lập công với triều đình, rất được sùng kính. Qua nhiều năm nỗ lực, cuối cùng Thiền tông Nam tông xác định được cơ sở ở phương bắc.

    Niên hiệu Trinh Nguyên thứ 12 (796), Đức tông chiêu tập các thiền sư trong thiên hạ, xác lập tông chỉ Thiền môn, lập Thần Hội lên làm tổ thứ 7 Thiền tông, nhưng vị trí ấy của ông không được đời sau thừa nhận. Thiền học do Thần Hội truyền thụ được gọi là “Hà Trạch tông” chủ yếu áp dụng pháp môn đốn ngộ, kéo dài liên tục vào khoảng 150 năm, đến cuối đời Đường thì đứt đoạn.

    Đầu thế kỷ này, khai quật phát hiện bản chép tay “Thần Hội ngữ lục” ở Đôn Hoàng, địa vị của ông trong lịch sử Thiền tông mới được nhắc lại. Là đệ tử của Huệ Năng, về Thiền học ông chưa tạo được bước đột phá gì mới, như Tông Mật* viết: “Các tăng nhân tông phái Hà Trạch hoàn toàn dựa theo Tào Khê, chẳng có giáo chỉ gì khác” (Hà Trạch tông giả, toàn thị Tào Khê chi pháp, biệt vô giáo chỉ).

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    GIÁM CHÂN
    (688 - 763)


    Thiền tăng đời Đường, sau vượt biển qua Nhật Bản trở thành sơ tổ “Luật tông” Nhật Bản. Họ thế tục là Thuần Vu, người ở Giang Dương, Quảng Lăng (nay là Giang Tô, Dương châu). Từ nhỏ ông xuất gia ở chùa Đại Vân, theo thầy nhận Bồ Tát giới.

    Khoảng niên hiệu Khai Nguyên có quốc tăng Nhật Bản đến Dương châu, Giám Chân liền theo lời mời sang Nhật. Ông vượt biển 5 lần đều thất bại, đến lần thứ 6 mới thành công sau khi đã mù mắt.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    HI THIÊN
    (700-790)


    Thiền tăng đời Đường, một trong những người chủ yếu sáng lập Thiền tông hệ phái Thanh Nguyên Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Trần, người ở Cao Yếu, Đoan châu (nay thuộc Quảng Đông). Đầu tiên ông theo học với Huệ Năng*, sau coi Thanh Nguyên Hành Tư* là thầy. Nhân vì dựng am truyền pháp trên một khối đá lớn ở Hành sơn Nam tự nên đời gọi là “Thạch đầu Hi Thiên”.

    Phong cách Thiền của ông nghiêm khắc, người thời ấy gọi là “đường đá trơn trợt” (Thạch đầu lộ hoạt). Sau khi chết, ông được Đường Đức tông sắc ban tên thụy là “Vô Tế đại sư”. Trứ tác chủ yếu của ông là bản kệ tụng “Tham đồng khế” bằng thơ năm chữ, toàn văn gồm 316 chữ, tông chỉ ở trong chỗ hội thông Thiền tông Nam Bắc tông, cho rằng “Tâm vật” vốn là một thể, nếu như chấp trước vào sự vật ắt mê lầm, nhưng nếu chỉ xét phần Lý cũng chưa gọi là giác ngộ. Cần phải liên hệ cả hai Sự và Lý (TâmVật).

    Ông hấp thu tư tưởng “Thập huyền môn” của Hoa Nghiêm tông*, cho rằng cảnh giới viên dung là quán triệt trong các môn loại. Dù môn loại nhiều phức tạp nhưng vẫn quy vào hai loại là “Hồi hỗ bất hồi hỗ”. Hồi hỗ tức là hỗ tương dung hợp, Bất hồi hỗ tức các chủ thể vẫn giữ vị trí không tạp loạn. Đây chính là cơ sở lý luận Thiền học “Tức sự nhi chân” của hệ phái Thanh Nguyên, đã thành tông chỉ của hệ phái này, có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng giới sau này. Đệ tử ông có 20 người như Đạo Tư, Duy Nghiễm v.v...

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    ĐẠO NHẤT
    (709 - 788)


    Thiền tăng đời Đường, một trong những đại biểu chủ yếu của hệ phái Nam Nhạc Thiền tông Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Mã, tên Đạo Nhất, người ở Thập Phương, Hán châu (nay thuộc Tứ Xuyên). Ông từng học đạo Thiền với Xứ Tịch, sau đến Nam Nhạc dựng am, thường ngày ngồi tọa thiền được Hoài Nhượng* phát hiện. Hoài Nhượng đưa ra câu chuyện mài ngói không thể thành gương để ví dụ với tọa thiền không thể thành Phật làm cho Đạo Nhất khai ngộ.

    Đạo Nhất theo Hoài Nhượng học Thiền 10 năm, đắc ấn chính pháp. Sau ông đến Giang Tây truyền pháp ở chùa Khai Nguyên, Chung Lăng (nay là Nam Xương) được tín đồ và quan lại ở đó ủng hộ, khiến Thiền tông đại hưng chấn, đương thời gọi ông là “Mã tổ”. Pháp tự nối dõi ông có hơn 100 người nhóm Hoài Hải*, đời gọi là “Hồng châu tông”, cùng chia ba thế chân vạc với “Hà Trạch tông”, “Ngưu đầu tông”.

    Sau khi chết ông được Đường Hiến tông sắc ban tên thụy là “Đại Tịch thiền sư”. Lý luận Thiền học của Đạo Nhất chủ trương “Tự tâm thị Phật” để trị những chấp trước, hoặc nói “Tức tâm tức Phật”, hoặc bảo “Phi tâm phi Phật”. Với chủ trương “Tâm bình thường là Đạo” (Bình thường tâm thị Đạo) ông khai sáng pháp môn “thuận theo tự nhiên” (Thuận hồ tự nhiên) Thiền tông hậu kỳ, thể hiện Thiền pháp viên dung tùy tâm của hệ phái Nam Nhạc, khiến Thiền tông càng đậm đà Trung Quốc hóa.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TRẠM NHIÊN
    (711-782)


    Cao tăng đời Đường, người “trung hưng” “Thiên Thai tông”* Phật giáo Trung Quốc, được Thiên Thai tông tôn lên làm đệ cửu tổ (tổ thứ 9), đời gọi là “Kinh Khê tôn giả” hoặc “Kinh Khê đại sư” và “Diệu Lạc đại sư”. Họ thế tục là Thích, người ở Kinh Khê, Thường châu (nay thuộc tỉnh Giang Tô). Gia thế Nho học, từ nhỏ đã có chí hơn người, 17 tuổi du lãm khắp vùng Chiết Đông tìm thầy học đạo.

    Niên hiệu Khai Nguyên thứ 18 (730), ông cầu học với tổ thứ 8 Thiên Thai tông là Tả Khê Huyền Lãng, chuyên nghiên cứu ý chỉ giáo nghĩa Thiên Thai tông. Niên hiệu Thiên Bảo thứ 7 (748), khi 38 tuổi ông xuất gia ở chùa Tịnh Lạc, Kinh Khê. Sau khi Huyền Lãng qua đời, ông hoằng dương giáo pháp ở các vùng đông nam, thúc đẩy sự ra đời liên tục của các danh tăng Thiền tông*, Hoa Nghiêm tông*, Pháp tướng tông*.

    Ông tự cho mình có trách nhiệm phải trung hưng giáo nghĩa Thiên Thai tông, vì vậy ông chú giải “Thiên Thai tam đại bộ”, hiển dương tông nghĩa, đối kháng với các nhà khác, đưa Thiên Thai tông đến chỗ phục hưng. Các vua Đường (Huyền tông, Túc tông, Đại tông) trước sau đều có chiếu mời, ông đều lấy cớ bệnh từ chối. Đầu tiên ông ở Lan Lăng (nay thuộc tỉnh Giang Tô), cuối đời mới quay về chùa Quốc Thanh núi Thiên Thai.

    Suốt đời ông dạy người, đệ tử rất đông, nổi tiếng có 39 người như Đạo Thúy, Hành Mãn, Nguyên Hạo... Nguyên Hạo là đệ tử được Trạm Nhiên giao phó. Đạo Thúy và Hành Mãn truyền giáo cho tăng sĩ Nhật là Tối Trừng, sau đó Thiên Thai tông được truyền qua Nhật Bản.

    Trạm Nhiên ngoài chú thích còn trứ tác nhiều loại, có sáng kiến là bộ “Kim cương bài” đưa ra thuyết “Vô tình hữu tính”, đề xướng cỏ cây đều có Phật tính. Tư tưởng viên dung của ông cung cấp một thế giới mới cho sáng tác nghệ thuật Phật giáo và đẩy mạnh tiến trình dung hợp giữa Nho, Thích, Đạo.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/8/24
    Wanderman thích bài này.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    HOÀI HẢI
    (720-814)


    Thiền tăng đời Đường, một trong những đại biểu chủ yếu của hệ phái Nam Nhạc, Thiền tông Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Vương, người ở Trường Đông, Phúc châu (nay thuộc Phúc Kiến), là môn đệ thủ tòa của Mã Tổ Đạo Nhất*.

    Sau khi nhận ấn khả của Đạo Nhất, ông giáo hóa truyền pháp ở Bách Trượng sơn, Hồng châu (nay thuộc tỉnh Giang Tây) nên được đời gọi là “Bách Trượng thiền sư”. Ông là người đầu tiên khai sáng ra Thiền viện để thay tên gọi “Luật tự” cũ, chế định ra quy thức Thiền môn gọi là “Bách Trượng thanh quy”, đặt cột mốc tiêu chí Giới luật Phật giáo đã Trung Quốc hóa, có cống hiến quan trọng trong sự phát triển Thiền tông.

    Thời Tống Chân tông, Dương Ức dâng Bách Trượng thanh quy lên triều đình và thanh quy này chiếm được địa vị hợp pháp, bất cứ chùa chiền tùng lâm nào trong toàn quốc cũng phải tuân theo. Sau khi chết, ông được Đường Mục tông sắc ban tên thụy là “Đại Trí thiền sư”.

    Chủ trương Thiền học của Hoài Hải là “Bản thể lộ chân thường, không câu nệ văn tự” (Thể lộ chân thường, bất câu văn tự), “Hễ lìa vọng duyên, tức Như Như Phật” (Đãn ly vọng duyên, tức Như Như Phật), cho rằng Thiền học cần phải “Đi ở tự do” (Khứ trụ tự do). Ông còn vận dụng Thiền học vào lao động thực tiễn, thực hành chế độ “Một ngày không làm, một ngày không ăn” (Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực). Từ Đạo Nhất đề xướng ra pháp môn “Thuận hồ tự nhiên”, đến đây phát triển đã chín mùi, hình thành đặc điểm của “Hồng châu tông” tức hệ phái Nam Nhạc. Sau này sẽ chia ra hình thành “Quy Ngưỡng tông”* và “Lâm Tế tông”*.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TRỪNG QUÁN
    (737-838 hoặc 738-839)


    Tăng sĩ đời Đường, được coi là tổ thứ 4 của “Hoa Nghiêm tông”* Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Hạ Hầu, người ở Sơn Dương, Việt châu (nay là Thiệu Hưng, Chiết Giang), sau khi xuất gia đi khắp nơi tìm danh sư, học rộng các phái, tự khế cơ với “Đại Thừa khởi tín luận”, tôn thờ Hoa Nghiêm, diễn giảng kinh Pháp Hoa, thâm hiểu Thiền lý, dung hợp các tông phái và nghiên cứu cả ngoại học. Sau ông cư trú ở chùa Đại Hoa Nghiêm, Ngũ Đài sơn, khai giảng kinh Hoa Nghiêm và soạn thành sách “Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh tùy sớ” 20 quyển.

    Trứ tác của ông phong phú, truyền thuyết có tới hơn 300 quyển, nổi tiếng nhất là bộ “Hoa Nghiêm sớ chủ”. Ông từng vâng chiếu tham dự phiên dịch kinh (bản 40 quyển) và giảng “Hoa Nghiêm” cho Hoàng đế Đức tông nghe, được xưng tán là “Thanh Lương quốc sư”. Sau đó, dưới các triều Thuận tông, Hiến tông, Mục tông, Kính tông đều được hoàng gia tôn trọng.

    Ông có hơn 100 đệ tử, trong đó có bốn người là Tông Mật*, Tăng Duệ*, Pháp Ấn, Tịch Quang được gọi là “Tứ triết”, mà Tông Mật là nhân vật đột xuất nhất, đã nối được pháp thống tông phái. Suốt đời ông coi việc chấn hưng Hoa Nghiêm tông là nhiệm vụ của mình, đề xướng thuyết “Pháp giới vô tận duyên khởi” hoằng dương tông chỉ “Hoa Nghiêm tính khởi” tạo ảnh hưởng rất lớn với Phật giáo Trung Quốc sau này.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    LINH HỰU
    (771 - 853)


    Thiền tăng đời Đường, người khai sáng “Quy Ngưỡng tông”*, một trong “ngũ gia thất tông”* Thiền tông hậu kỳ Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Triệu, người ở Trường Khê, Phúc châu (nay thuộc tỉnh Phúc Kiến). Năm 15 tuổi ông xuất gia nơi Luật sư Pháp Thường, nhận Cụ Túc giới ở chùa Long Hưng, Hoàng châu. Ông nghiên cứu rộng kinh luật Đại và Tiểu thừa. Năm 23 tuổi, tham kiến Bách Trượng Hoài Hải* được coi là đệ tử hàng đầu của Hoài Hải. Sau đó ông vâng lệnh thầy đến Quy sơn(nay thuộc tỉnh Giang Tây) hoằng pháp, kết giao với các quan lại triều đình. Từ đó Thiền phong chấn hưng.

    Pháp tự nối dõi ông có hơn 40 đệ tử, đứng đầu là Tuệ Tịch*, Trí Nhàn. Sau khi chết ông được ban tên thụy là “Đại Viên thiền sư”. Đời sau gọi Thiền tông do ông hoàng dương là “Quy Ngưỡng tông”.

    Linh Hựu hiểu sâu tông chỉ “Lý Sự như như” của Mã Tổ Đạo Nhất* và Bách Trượng Hoài Hải*, dùng toàn thể hiển hiện đại dụng tông yếu tu dưỡng. Ông giỏi về “Viên tướng”, trong toàn thể có thể minh tâm kiến tính, không phân biệt chủ khách, không thấy Phật cũng chẳng thấy chúng sinh.

    Về mặt tu hành tông giáo, ông chủ trương pháp môn “Tu trong không tu" (Vô tu chi tu).

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TÔNG MẬT
    (780-841)


    Cao tăng đời Đường, được “Hoa Nghiêm tông”* Phật giáo Trung Quốc suy tôn làm tổ thứ 5 (đệ ngũ tổ). Họ thế tục là Hà, người ở Tây Sung, Quả châu(nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên). Lúc nhỏ ông theo học Nho, 28 tuổi mới xuất gia theo Đạo Nguyên, thụ giới Cụ Túc, thâm hiểu ý chỉ Thiền pháp Hà Trạch, chuyên giảng “Viên giác kinh”.

    Lúc 32 tuổi, ông đến Trường An tham kiến Trừng Quán* ở chùa Hoa Nghiêm, học tập giáo nghĩa Hoa Nghiêm. Sau quay trở về núi Chung Nam chuyên tâm hoằng pháp và trứ thuật. Ông từng nhận chiếu của Đường Văn tông đáp những câu hỏi về Thiền ý, được vua ban tặng áo bào và tên hiệu “Đại đức”. Sau đó có vài lần nhận chiếu trả lời hỏi về Thiền nữa. Sau khi chết, ông được Đường Tuyên tông ban tên thụy là “Định Tuệ thiền sư”.

    Trứ thuật của ông rất phong phú, sử chép có tới hơn 200 quyển. Hiện chủ yếu còn có các sách: “Chú Hoa Nghiêm pháp giới quán môn”, “Hoa Nghiêm nguyên nhân luận”, “Viên Giác kinh đại sớ” v.v...

    Đệ tử của ông rất đông. Tư tưởng chủ yếu của ông kế thừa thuyết “Tính khởi” của Trí Nghiễm, Pháp Tạng*, nhấn mạnh tới nguồn gốc của “Linh tri chi tâm”, chủ trương Giáo và Thiền là một, Phật và Nho một nguồn.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    NGHĨA HUYỀN
    (? - 867)


    Thiền tăng đời Đường, một trong những người khai sáng “Lâm Tế tông”* trong “Ngũ gia thất tông” Thiền tông hậu kỳ Phật Quốc. Họ thế tục là Hình, người Nam Hoa, Tào châu (nay thuộc Sơn Đông). Sau khi xuất gia đi khắp nơi tham học, từng ba lần đặt câu hỏi ở nơi Hoàng Bá Hi Vận* và cả ba lần đều đánh gậy. Sau được Cao An Đại Ngu điểm nhãn, hiểu ra “Phật pháp vô đa tử” và đại ngộ, cuối cùng được Hi Vận ấn khả.

    Nhân vì ông truyền pháp thu nhận đệ tử ở Lâm Tế thiền viện, Trấn châu (nay thuộc Hà Bắc) nên được đời gọi là “Lâm Tế Nghĩa Huyền”. Sau khi chết ông được ban tên thụy là “Tuệ Chiếu thiền sư”. Nối dõi pháp tự của ông có 22 người. Hành trạng ngôn hành của ông được ghi trong sách “Lâm Tế lục” 1 quyển. Nghĩa Huyền chủ trương thuyết “Vô vị chân nhân”, đây chính là hình tượng hóa “Tâm bình thường là Đạo” (Bình thường tâm thị Đạo) của Mã Tổ Đạo Nhất*. Gọi là “Vô vị chân nhân” tức yếu chỉ “tùy duyên trừ nghiệp cũ, theo vận mặc áo quần” (Tùy duyên tiêu cựu nghiệp, nhiệm vận trước y thường).

    Xuất phát từ tư tưởng này, ông cho rằng “chẳng tu chẳng chứng, không được không mất, mọi lúc đều trúng, không pháp gì khác” (Vô tu vô chứng, vô đắc vô thất, nhất thiết thời trúng, cánh vô biệt pháp). Ông đưa ra nguyên tắc nhận thức và phương pháp dạy học “Tứ liệu giản”, “Tứ tân chủ” để tiếp dẫn người học. Dùng tiếng hét và gậy đập là để diệt trừ danh tướng, ý niệm, ngẫu tượng. Các phương pháp “bốn hét tám gậy” (Tứ hát bát bổng), “La Tổ mắng Phật” (Ha Tổ mạ Phật) của ông hình thành phong cách độc đáo của “Lâm Tế tông”.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    LƯƠNG GIỚI
    (807 - 869)


    Thiền tăng đời Đường, một trong những người sáng lập “Tào Động tông”* Thiền tông hậu kỳ Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Du, người ở Cối Kê (nay thuộc tỉnh Chiết Giang). Sau khi xuất gia ông từng tham học Nam Tuyền Phổ Nguyện và Quy Sơn Linh Hựu*, sau được truyền tâm ấn ở Vân Nham huyện, đắc Thiền pháp “Bảo Kính tam muội”. Nhân vì ông thường truyền pháp ở Cao An động sơn, Giang Tây nên đời gọi là “Động Sơn Lương Giới”. Sau khi chết có tên thụy “Ngộ Bản thiền sư”.

    Trứ tác của ông có “Bảo kính tam muội ca”, “Huyền trung minh”, “Ngũ vị quân thần tụng” v.v... Đệ tử truyền pháp của ông có 26 người như Vân Cư Đạo Ưng, Tào sơn Bản Tịch v.v...

    Lương Giới là người kế thừa tư tưởng “Tức sự nhi chân” của hệ phái Thanh Nguyên. Trong “Bảo Kính tam muội ca” ông lấy câu “Như soi gương ngọc, hình và ảnh cùng thấy nhau, ngươi không phải là người ấy, người ấy chính là ngươi" (Như lâm ngọc kinh, hình ảnh tương đổ, nhữ bất thị cừ, cừ chính thị nhữ), ví dụ từ sự tướng có thể hiển hiện cảnh giới của Lý. Ông xây dựng lý luận rất cụ thể về tính quan hệ viên dung giữa Thể và Dụng, giao tiếp mật thiết giữa Sự và Lý, như nhận định: “Nằm ngồi đi đứng, không gì không là đường của đạo huyền”(Tọa ngọa kinh hành, mạc phi huyền).

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TUỆ TỊCH
    (807 - 883)

    Thiền tăng đời Đường, một trong những người sáng lập “Quy Ngưỡng tông”*, một trong “ngũ gia thất tông” Thiền tông hậu kỳ Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Diệp, người ở Hoài Hóa, Thiều châu(nay thuộc Quảng Đông). Ông xuất gia rồi chu du khắp nơi tham học, được ấn khả của Quy Sơn Linh Hựu*, sau đó truyền pháp ở Ngưỡng sơn (nay thuộc Giang Tây), có biệt hiệu “Ngưỡng Sơn Tuệ Tịch”. Sau khi ông chết được ban tên thụy là “Trí Thông đại sư”.

    Ông cùng với sư phụ hoằng dương một phong cách Thiền gọi là “Quy Nguỡng tông”. Chủ trương của ông là “Cần biết tâm đạt tới gốc, nhưng đạt tới gốc rễ rồi không buồn vì ngọn” (Yếu thức tâm đạt bản. Đãn đắc kỳ bản, bất sầu kỳ mạt) mà “Nếu muốn hiểu tâm, không có tâm là hiểu được. Cái tâm không hiểu tên là hiểu chân chính” (Nhược yếu liễu tâm, vô tâm khả liễu. Vô liễu chi tâm, thị danh chân liễu).

    Ông thâm hiểu tông chỉ “Lý và Sự không hai, tức Như Như Phật” (Lý Sự bất nhị, tức Như Như Phật) của Linh Hựu. Suốt đời ông nghiên cứu nhiều ngành học thuật Phật giáo, chứng tỏ mình có học lực uyên bác thâm sâu.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    BẢN TỊCH
    (840 - 901)


    Thiền tăng đời Đường, một trong những người sáng lập “Tào Động tông”* Thiền tông hậu kỳ Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục của ông là Hoàng, người ở Phố Điền, Hoàng châu (nay thuộc Phúc Kiến). Thuở nhỏ ông theo Nho học, 19 tuổi xuất gia. Sau đến tham học với Động Sơn Lương Giới*, bí mật tiếp nhận tông chỉ “Bảo kính tam muội”của Lương Giới. Nhân vì ông thường thuyết pháp ở Tào sơn, Lâm châu (nay thuộc Giang Tây) nên được người đời gọi là “Tào sơn Bản Tịch”. Sau khi chết ông được ban tên thụy “Nguyên Chứng đại sư”.

    Đệ tử pháp tự của ông có 14 người như Tuệ Hà, Xử Chân, ông còn có sách “Phủ châu Tào sơn Bản Tịch thiền sư ngữ lục” hành thế. Bản Tịch hoằng dương tư tưởng “Tức sự nhi chân” của hệ phái Thanh Nguyên*, thâm hiểu ý nghĩa “Thiên chính ngũ vị” của Lương Giới*, chấn hưng phong cách Tào Động tông*. Ông từng đề xuất các mệnh đề “Tức tướng tức chân”, “Huyễn bản nguyên chân”. Ông có làm bài tụng:

    Giác tính viên minh vô tướng thân
    Mạc tương tri kiến vọng sơ thân
    Niệm dị tiện ư huyền thể muội
    Tâm sai bất dữ đạo vi lân
    Tình phân vạn pháp trầm tiền cảnh
    Thức giám đa đoan táng bản chân
    Như thị cú trung toàn hiểu hội
    Liễu nhiên vô sự tích thời nhân


    Tạm dịch:

    Giác ngộ tròn đầy thân tướng không
    Đừng đem thấy biết vọng thân trong
    Niệm khác liền cho Huyền mờ ám
    Tâm sai không thể Đạo bạn cùng
    Tình chia vạn pháp chìm cảnh cũ
    Hiểu soi nhiều mối mất chân trung
    Như vậy câu bài toàn hiểu biết
    Tuyệt vời vô sự cõi người xong


    (trong “Ngũ Đăng Hội Nguyên”)​

    Bài này đã đẩy Lý và Sự của Tào Động tông đến chỗ phát huy viên dung cực điểm.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    VĂN YỂN
    (864-949)


    Thiền tăng đời Ngũ đại, người sáng lập “Vân Môn tông”* Thiền tông hậu kỳ Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Trương, người ở Cô Tô (tên gọi khác của Tô châu). Ông đắc pháp ở Tuyết Phong Nghĩa Tồn, sau đó kế thừa pháp tịch của Linh Thọ Như Mẫn ở Phúc châu. Cuối đời ông chuyển đến cư trú ở Quang Thái thiền viện, Vân Môn sơn, Thiều châu (nay thuộc tỉnh Quảng Đông) truyền pháp, lập tông phái nên được gọi là “Vân Môn Văn Yển”. Khi ông chết được ban tên thụy là “Đại từ vân khuông chân hoằng minh thiền sư”.

    Hành trạng ngôn hành của ông chép trong sách “Vân Môn Khuông Chân thiền sư quảng lục” 3 quyển. Đệ tử nối pháp của ông có 61 người như Hương Lâm Trừng Viễn, Đức Sơn Duyên Mật v.v... Văn Yển kế thừa tư tưởng “Tức sự nhi chân” của hệ phái Thanh Nguyên*, chú trọng tất cả đều hiện thành, tùy cơ duyên mà dạy dỗ giáo hóa người, trở thành quy pháp cho Vân Môn tông.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    VĂN ÍCH
    (885-958)


    Thiền tăng đời Ngũ đại, người sáng “Pháp Nhãn tông” Thiền tông kỳ Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Lỗ, người ở Dư Hàng, Chiết Giang. Ông xuất gia năm 7 tuổi, 20 tuổi sau khi thụ giới học “Luật học”, kiêm nghiên cứu kinh điển Nho gia, đến tham kiến La Hán Quế Thâm, pháp tự của Huyền Sa Sư Bị, đại ngộ sau khi nghe được câu: “Nếu luận về Phật pháp, tất cả hiện thành” (Nhược luận Phật pháp, nhất thiết hiện thành) của Quế Thâm rồi lấy đó tự lập tông phái. Cuối đời ông cư trú ở Thanh Lương viện truyền pháp nên được gọi là “Thanh Lương Văn Ích”. Khi chết ông được ban tên thụy “Đại Pháp Nhãn thiền sư”, vì vậy tông phái của ông cũng được gọi là “Pháp Nhãn tông”.

    Hành trạng ngôn hành được chép trong sách “Kim Lăng Thanh Lương viện Văn Ích thiền sư ngữ lục” 1 quyển. Ông còn biên soạn “Tông môn thập quy luận”. Đệ tử nối pháp của ông có 63 người, đứng đầu là Thiên Thai Đức Thiều. Văn Ích chủ trương “Không vướng cầu gì khác, tất cả đều do tâm tạo ra" (Bất trước tha cầu, tận do tâm tạo).

    Ông còn viết “Hoa Nghiêm lục tụng” đưa Hoa Nghiêm vào Thiền, làm rõ “Lý và Sự không hai, quý ở chỗ viên dung” (Lý Sự bất nhị, quý tại viên dung), đẩy nhanh quan điểm coi trọng cả Thiền và Giáo trong xu thế dung hợp.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    DIÊN THỌ
    (904-975)


    Thiền tăng cuối đời Ngũ đại đầu đời Tống, đại sư trứ danh “Pháp Nhãn tông”*, Thiền tông hậu kỳ Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Vương, tự Trọng Huyền, người ở Dư Hàng, 30 tuổi theo Thúy Nham Thiền sư ở chùa Long Sách xuất gia, sau tham học với Thiên Thai Đức Thiều, được thầy ấn khả. Niên hiệu Quảng Thuận thứ 2 đời Thái tổ Hậu Chu (952), trụ trì chùa Tuyết Đậu ở Phụng Hóa, pháp tịch hưng thịnh.

    Ông cư trú 15 năm ở chùa Vĩnh Minh (nay là chùa Tịnh Từ ở Tây Hồ, Hàng châu) độ hóa 1700 đệ tử, vì vậy được gọi là “Vĩnh Minh Diên Thọ”. Niên hiệu Khai Bảo thứ 3 (970), ông vâng chiếu xây dựng tháp Lục Hòa ở bên sông Tiền Đường. Quốc vương nước Cao Ly hâm mộ tên tuổi ông, sai sứ giả dẫn theo 36 tăng nhân đến xin học pháp. Từ đây “Pháp Nhãn tông” được hoằng dương ở nước ngoài. Niên hiệu Khai Bảo thứ 7 (974), ông vào núi Thiên Thai truyền Bồ Tát giới, hàng vạn người đến xin thụ giới. Sau khi chết tháp của ông được đặt ở núi Đại Từ và được Tống Thái tông viết tấm biển đề “Thọ Ninh thiền viện”.

    Trứ tác của ông, ngoài “Tông Kính lục” còn có “Vạn thiện đồng quy tập” 3 quyển, “Duy Tâm quyết” 1 quyển, “Thần thê an dưỡng phú”1 quyển, “Cảnh thế” 1 quyển. Diên Thọ chủ trương Thiền, Giáo hay kiêm dụng. Ông gồm thâu tinh hoa của các môn phái quy nhiếp vào Tâm tông, biên soạn bộ sách lớn “Tông Kính lục” 100 quyển, chính là người mở đầu phong cách thống nhất “Thiền, Tịnh” kiêm tu sau này, mở đầu cho sự dung thông thống nhất các tông phái Phật giáo Trung Quốc.

    ...
     
    Wanderman thích bài này.
  20. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TRI LỄ
    (960 - 1028)


    Cao tăng đời Tống, đại biểu chủ yếu “Sơn phái” “Thiên Thai tông”* Phật giáo Trung Quốc. Họ thế tục là Kim, tự Ước Ngôn, người ở Tứ Minh (nay thuộc tỉnh Chiết Giang). Lúc 7 tuổi ông xuất gia, 15 tuổi thụ Cụ Túc giới, chuyên nghiên cứu Luật học. Sau theo Nghĩa Thông học giáo nghĩa Thiên Thai, ba năm sau hiểu hết tông chỉ viên đốn của Nghĩa Thông, thường hay thay thầy giảng pháp.

    Ông được Tống Chân tông ban tên hiệu “Pháp Trí đại sư” và được Thiên Thai tông tôn lên làm tổ thứ 17 (đệ thập thất tổ) và đời gọi là “Tứ Minh tôn giả”. Về tư tưởng Tri Lễ, chủ trương thuyết “Biệt lý tùy duyên”, chĩa mũi nhọn chỉ trích tình trạng một số người trộn lẫn tư tưởng Thiên Thai và Hoa Nghiêm. Ông lãnh đạo 3 lần tranh luận, kết quả hệ thống của Tri Lễ thắng lợi, tự xưng là “Sơn gia”. Phe thất bại bị gọi là “Sơn ngoại”.

    Đệ tử nối pháp của ông có 30 người như Quảng Trí Thượng Hiền, Thần Chiếu Bản Như, Nam Bình Phạn Trăn... Ông vừa hấp thu một số đặc điểm của các tông phái Phật giáo, lại vừa hấp thu tư tưởng Nho Đạo, đẩy mạnh tư trào lịch sử “Tam giáo hợp nhất”, mở đầu cho Lý học đời sau.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Click icon này sẽ chuyến về Index... :)
    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/8/24
    Wanderman thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này