... SƠN THỦY ĐIỀN VIÊN PHÁI Trường phái thi ca ngâm vịnh cảnh sắc tự nhiên sơn thủy và đời sống ruộng vườn ở đời Thịnh Đường. Thời đại này kinh tế phồn vinh, văn hóa xương thịnh. Cuộc sống sung túc và tư tưởng Phật Lão lưu hành rộng là điều kiện vật chất và nơi dựa tinh thần cung cấp đề tài cho thi nhân ưa thích ẩn cư nhàn hạ. Thêm vào đó, những văn nhân thất ý có thể “theo đường tắt về núi Chung Nam” và bọn quan quyền đắc ý có thể nửa làm quan nửa ở ẩn, vì vậy, loại thơ ca tụng núi sông, gởi tình nơi ruộng vườn ngày càng xuất hiện nhiều. Trong thi phái này, thành tựu của Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên là tối cao, vốn được gọi chung là “Vương Mạnh”. Có thi phong gần gũi với hai tác giả đại biểu trên là Trừ Quang Hi, Thường Kiến, Vi Ứng Vật... Chẳng những họ kế thừa truyền thống chất phác hồn hậu của Đào Uyên Minh*, Tạ Linh Vận* mà còn tiến thêm một bước sáng tạo nên phong cách xung đạm, u nhã, điềm tĩnh. Trần Sư Đạo cho rằng Vương Duy học Đào Tiềm đã “đạt đến chỗ tự tại của Đào” (đắc kỳ tự tại - Hậu sơn thi thoại), còn Lã Bản Trung* cho rằng thơ Mạnh Hạo Nhiên “tự nhiên cao xa” (tự nhiên cao viễn - Đồng mông học thi). Tóm lại, thơ họ đều miêu tả lộ rõ cảnh giới tuyệt diệu đẹp như tranh vẽ làm người đọc phơi phới cõi lòng. Các tác phẩm nổi tiếng đại biểu là “Sơn cư thu minh” của Vương Duy, “Dạ quy Lộc môn ca” của Mạnh Hạo Nhiên. Thơ sơn thủy điền viên là đóa hoa kỳ lạ nở trong vườn trăm hoa thơ Đường, những bài ấy có cống hiến không nhỏ về phong cách và sáng tạo trong thơ Đường, khiến rất nhiều danh gia đời sau ngưỡng mộ. Trong sách Đông Pha chí lâm, Tô Đông Pha* đánh giá rất hình tượng loại thơ này là “trong thơ có họa” (thi trung hữu họa) và “trong họa có thơ” (họa trung hữu thi) trở thành tiêu chí để hậu nhân học tập. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...
... TÂN NHẠC PHỦ VẬN ĐỘNG Cuộc vận động thi ca nhạc phủ mới do Bạch Cư Dị* và Nguyên Chẩn* đề xướng lãnh đạo vào thời kỳ Trung Đường. Giữa khoảng niên hiệu Trinh Nguyên, Nguyên Hòa, vì muốn thúc đẩy cuộc “trung hưng” và dưới ảnh hưởng của cuộc vận động cổ văn, sự hưởng ứng đổi mới thi ca rất cuồng nhiệt. Năm Nguyên Hòa thứ tư, đầu tiên Lý Thân viết 20 bài “Tân đề nhạc phủ” được ngay Nguyên Chẩn khen ngợi và viết 12 bài “Họa Lý hiệu thư tân đề nhạc phủ”, tiếp đó Bạch Cư Dị viết luôn 50 bài đặt tựa đề là “Tân Nhạc phủ”. Bắt đầu từ đó, những bài làm theo đề tài mới chuyên tả thời sự, không cần biết có phổ thành nhạc hay không, đều được gọi là “Tân Nhạc phủ”. Các ông Trương Tịch, Vương Kiến, Lưu Mãnh, Lý Dư tham gia tích cực, vì vậy truyền thống hiện thực được cuộc vận động thi ca này làm phục hồi và hưng khởi lên. Lãnh tụ cuộc vận động này thực tế là Bạch Cư Dị, trong bài “Dữ Nguyên Cửu thư”, ông hệ thống một cách hoàn chỉnh đưa ra cương lĩnh lý luận vận động tân nhạc phủ. Cương lĩnh này chủ yếu nhấn mạnh tới tác dụng phúng thích và công năng xã hội của thi ca. Ông đưa ra khẩu hiệu “chỉ viết văn chương hợp với thời đại, chỉ làm thơ ca hợp với sự việc” (Văn chương hợp vi thời nhi trứ, ca thi hợp vi sự nhi tác - Tân Nhạc phủ tự) và minh xác tông chỉ “viết văn vì vua, vì tôi, vì dân, vì vật, vì việc, không phải vì văn chương” (Vị quân, vị thần, vị dân, vị vật, vị sư nhi tác, bất vị văn nhi tác). Ông chủ trương dùng thi ca vạch trần thói tệ đương thời, phản ánh đau khổ của dân chúng với sứ mệnh “bổ sung thẩm xét thời chính, hướng dẫn biểu lộ tình người” (Bổ sát thời chính, tiết đạo nhân tình - Dữ Nguyên Cửu thư), phản đối khuynh hướng hình thức “đùa giỡn gió tuyết, hí lộng hoa cỏ” (trào phong tuyết, lộng hoa thảo) từ đời Lục Triều. Kế đó, yêu cầu thơ Tân Nhạc phủ phải thống nhất được nội dung và hình thức. Bạch Cư Dị cho rằng “Tình là rễ, ngôn ngữ là cỏ non, tiếng là hoa, nghĩa là trái” (Căn tình, miên ngôn, hoa thanh, thực nghĩa - Dữ Nguyên Cửu thư), chủ trương văn và chất phải được coi trọng bằng nhau, ông còn nhấn mạnh phải học tập thủ pháp Thi Kinh* Xét về xa thì vận động tân nhạc phủ học tập Thi Kinh, về gần thì kế thừa thơ Đỗ Phủ*, sáng tác khá nhiều bài thơ trong sáng, thông tục, bình dị. Những bài thơ ấy phản ánh rộng rãi đời sống xã hội, vạch trần nhiều mâu thuẫn chính trị, đầy đủ ý nghĩa hiện thực mạnh mẽ. Đối với đời sau, cuộc vận động Tân Nhạc phủ sinh ra ảnh hưởng rộng lớn và có tác dụng ngay cả với truyền thống văn học hiện thực ở Trung Quốc. ...
... THƯỜNG CHÂU TỪ PHÁI Khoảng các niên hiệu Gia Khánh, Đạo Quang đời Thanh, tuy các mối lo trong lo ngoài thêm kịch liệt, nhưng trên Từ đàn vẫn thịnh hành thói quen lặt vặt “không bệnh mà rên”. Trong hoàn cảnh ấy, một tác gia ở Thường châu là Trương Huệ Ngôn cầm đầu đứng lên hiệu triệu các Từ gia theo tông chỉ Phong, Tao trong Kinh Thi*, trong nhất thời, các tác gia Đồng Sĩ Tích, Huy Kính, Tả Phụ, Tiền Quý Trọng, Lý Triệu Lạc, Lục Kế Lạc đua nhau hưởng ứng, từ đó Thường Châu Từ phái hưng khởi lên. Luận về Từ, Trương Huệ Ngôn coi trọng ý vị nội dung, nhấn mạnh khi viết Từ cần có “ý bên trong, ngôn ngữ bên ngoài” (ý nội nhi ngôn ngoại) với ngụ ý sâu sắc, ông phản đối loại tác phẩm chạm trổ mỹ lệ. Ông nỗ lực đề xướng tỉ và hứng (là hai thủ tháp của Kinh Thi), đầu tiên minh xác ý nghĩa Kinh Thi trong thơ và từ, phát huy truyền thống phê phán hiện thực của Kinh Thi và Ly Tao. Kế tiếp sau Trương Huệ Ngôn, Chu Tế tiến hơn một bước phát triển lý luận phái Thường Châu; họ Chu tôn sùng Chu Bang Ngạn cho rằng Từ nên phản ánh sự thịnh suy của thời đại, để thành “tư liệu bàn về đời sau này", mở rộng nội dung xã hội của Từ. Sau đó, Chu Tế còn phát triển quan điểm tỉ hứng của Trương Huệ Ngôn trở thành “ký thác” (gửi gấm), yêu cầu tác phẩm phải có thủ pháp kín đáo hấp dẫn để miêu tả “xúc cảm về thân thế” và lòng “lo nước lo nhà” của giới sĩ đại phu, đẩy lý luận của phái từ Thường Châu thêm hoàn bị. Thái độ sáng tác của phái này có phần nghiêm túc, tác phẩm của họ có cách điệu trầm uất, ngôn ngữ thanh sạch, ý chỉ kín đáo. Từ phái Thường Châu chú trọng gửi gấm cảm hứng thật, trái lại với tệ hại hình thức lúc ấy, trở thành phái Từ lũng đoạn từ giữa đời Thanh trở về sau, tạo ảnh hưởng sâu xa đến tận đầu đời dân quốc. ...
... TIỀN HẬU THẤT TỬ Đời nhà Minh, các loại văn bát cổ, thơ đài các, thơ lý khí xâm chiếm văn đàn, khiến người đọc bức bối. Khoảng các niên hiệu Hoằng Trị, Chính Đức, đứng đầu là các ông Lý Mộng Dương, Hà Cảnh Minh đề xướng lên cuộc vận động phục cổ, được sự tham dự của 5 tác gia Từ Trinh Khanh, Khang Hải, Vương Cửu Tư, Biên Cống, Vương Đình Tương, tổng cộng là 7 người, đời gọi là Tiền thất tử (Bảy ông trước, để phân biệt với Bảy ông sau dưới đây). Với nhận thức “Tống Nho hưng khởi mà văn cổ bị phế bỏ”, “Người đời Tống coi trọng lý mà không coi trọng từ điệu”, họ chủ trương “Là văn ắt phải (học tập) đời Tần, Hán, là thơ ắt (học tập) đời Thịnh Đường” (Văn tất Tần Hán, thi tất Thịnh Đường - Minh Sử). Về phương pháp viết “Mộng Dương chủ mô phỏng, còn Cảnh Minh thì chủ sáng tạo” (Mộng Dương chủ mô phỏng, Cảnh Minh tắc chủ sáng tạo - Minh sử). Hai người, mỗi người có điểm khác nhau. Lý luận của nhóm “Tiền thất tử” được các kẻ sĩ đua nhau noi theo, đến độ “thiên hạ nói về thơ văn, ắt xưng tụng gọi chung là Hà Lý” (Thiên hạ ngữ thi văn, tất tính xưng Hà Lý - Minh sử). Đến khoảng niên hiệu Gia Tĩnh, kế tục lại có nhóm “Hậu thất tử” hưng khởi lên, lý luận của họ chẳng khác gì Tiền thất tử, họ gồm bảy người Lý Phan Long*, Vương Thế Trinh*, Tạ Trăn, Tông Thần, Lương Hữu Dự, Từ Trung Hành và Ngô Quốc Luân, do Lý Phan Long và Vương Thế Trinh làm lãnh tụ. Họ cùng nhau cổ xúy, tuyên truyền làm phong trào phục cổ nổi lên một thời. Về phương diện phản đối các thể thơ ủy mị đài các, tảo trừ di tích xấu của văn tám vế (bát cổ) cả hai nhóm Tiền và Hậu thất tử đều tạo được tác dụng tích cực. ...
... TỐNG THI VĂN CÁCH TÂN VẬN ĐỘNG Đây là cuộc vận động thơ văn phục cổ để phản đối cái gọi là “Tây Côn thể”* ủy mị sướt mướt xuất hiện ở đời Bắc Tống. Đầu đời Tống, quốc gia thống nhất, xã hội ổn định. Trên văn đàn, loại văn chương ca công tụng đức đã thành thói quen, loại thi ca tìm tòi lời hay chữ đẹp đâu đâu cũng có. “Tây Côn thể” là đại biểu chung cho khuynh hướng ấy khiến cho một số văn nhân tiến bộ rất bất mãn, cuối cùng dẫn tới cuộc vận động đổi mới thi ca, đề xướng phục cổ, phản đối văn chương phù hoa sáo rỗng. Cuộc vận động này trải qua thời gian dài, số người tham gia đông đảo. Toàn bộ cuộc vận động có thể chia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn mới phát động có các nhân vật dẫn đầu là Liễu Khai, Vương Vũ Xứng, Mục Tu, Thạch Giới, đặc điểm là từ lý luận phê phán “Tây Côn thể”, nhưng sáng tác thực tiễn không nhiều. Tiếp theo là giai đoạn quyết thắng, các nhân vật trung kiên có Âu Dương Tu*, Doãn Thư, Mai Nghiêu Thần, Tô Thuấn Khâm, đặc điểm là lý luận và sáng tác thực tiễn đều phong phú. Cuối cùng là giai đoạn hoàn thành, gồm Vương An Thạch, Tô Thức, Tăng Củng, Vương Linh với những sáng tác thơ văn rộng lớn đẩy văn học Bắc Tống lên đến đỉnh cao, triệt để quét sạch ảnh hưởng và thể lực của phái Tây Côn. Suốt cuộc vận động này, công của Âu Dương Tu là lớn nhất. Cương lĩnh đổi mới thơ văn của ông kế thừa “thuyết văn đạo” (Văn đạo thuyết) của Hàn Dũ*, Liễu Tông Nguyên*, chủ trương “văn và đạo hợp nhất”. Âu Dương Tu còn nhấn mạnh “Đạo” cần phải quan hệ với “trăm sự việc” (bách sự) và phản đối loại văn chương hoa mỹ không thực tiễn. Kế đó, họ cho rằng văn chương cần phải ích dụng; luận về thơ, họ chủ trương thơ phải có tác dụng khuyên răn, chỉ trích điều xấu. Họ còn phê phán cả loại văn hiểm quái lạ lùng, chủ trương bình dị dễ hiểu. Trong cuộc vận động này, họ có khá nhiều sáng tác, Âu Dương Tu và Tô Thức tuy mỗi người có đặc sắc riêng, nhưng xét tổng thể, phong cách họ cùng chất phác tự nhiên, dễ hiểu trôi chảy. Cuộc vận động đổi mới thi văn đã quét sạch chủ nghĩa suy đồi hình thức đầu đời Tống, đưa thi văn Tống vào con đường phát triển khoẻ mạnh. Nó dựng nên truyền thống hiện thức mà đại biểu là nhóm “Đường Tống bát đại văn gia”, được đời sau gọi là nguồn mạch chính thống, có ảnh hưởng cực lớn đến sự phát triển tản văn của Trung Quốc. ...
... TÔ CHÂU PHÁI Tô Châu là vùng đất hí kịch phồn thịnh dưới đời Minh, trước tình hình đen tối của xã hội cuối Minh và bị triều Thanh mới mẻ kỳ thị, nhân dân Tô Châu không lúc nào ngừng đấu tranh phản kháng. Hiện thực đấu tranh kịch liệt ấy cung cấp bài học sâu sắc cho các kịch tác gia ở Tô Châu. Vì vậy xuất hiện một lưu phái văn học hí khúc dùng chủ đề phản ảnh hiện thực xã hội. Vì đa số thành viên của phái này là người Tô Châu nên có tên gọi là Tô Châu phái với người đứng đầu là Lý Ngọc và các tác gia chủ yếu Chu Tố Thần, Chu Lương Khanh, Khâu Viên, Tất Vạn Hậu, Diệp Trĩ Phỉ. Đại đa số họ đều sống qua hai triều đại (Minh và Thanh), chán nản với con đường làm quan, lấy tư cách áo vải theo đuổi việc sáng tác hí kịch. Luận về đề tài, có khi họ mô tả sự kiện chính trị, có khi họ đả kích phong tục người đời, đều là liên hệ tới hiện thực xã hội, biểu hiện đặc trưng của thời đại. Luận về hiệu quả, họ chú trọng tới thực tế sân khấu, đưa nhân vật trung tâm đột xuất, thay đổi phong cách chỉ coi trọng văn từ và âm luật. Luận về phong cách, họ càng được nuôi dưỡng bởi nghệ thuật dân gian, chất phác tự nhiên, thông tục dễ hiểu, thấm đậm đời sống bình thường. Luận về biểu diễn, họ vận dụng được nhiều cách hát xướng hành động, làm tăng thêm sức biểu hiện trong hí kịch. Về sáng tác, các vở kịch “Thanh trung phổ”, “Nhất bổng tuyết”, “Chiếm hoa khôi” của Lý Ngọc, “Song hùng mộng” của Chu Tố Thần, “Ngư gia lạc” của Chu Lương Khanh... đều được lưu truyền rất rộng. Lý Ngọc còn biên soạn bộ “Bắc Từ quảng chính phổ" là trứ tác quan trọng nghiên cứu cách luật hí khúc phương bắc. Các tác gia Tô Châu phái đặt mình trong quần chúng thị dân, nên sáng tác của họ có tính dân tộc khá cao, có cả thành tựu về kỹ xảo viết hí khúc, tạo ảnh hưởng rất lớn đến đời sau. ...
... UYỂN ƯỚC TỪ PHÁI Một lưu phái trong Từ đời Tống có phong cách đặc trưng chủ yếu là uyển chuyển mềm mại đẹp đẽ. Từ phái Uyển Ước xuất hiện sớm nhất vào đời Đường Ngũ đại với phần lớn nội dung tả các mối tình ly biệt và nỗi oán thân khuê tình với âm luật mềm mại hài hòa, hàm súc. Đến đời Tống, “đất Trung Nguyên hết chiến tranh, Biện Kinh đông đảo phồn vinh, nơi ca chỗ múa càng nhiều tiếng mới” (Trung Nguyên tức binh, Biện Kinh phồn thứ, ca đài vũ tịch, cánh đổ tân thanh - Nhạc phủ dư luận). Cuộc sống phồn hoa đô thị thúc đẩy sự phát triển của Từ uyển ước và tiến tới hình thành lưu phái. Những nhà viết từ chủ yếu phái này có Án Thù*, Âu Dương Tu*, Trương Tiên, Liễu Vĩnh*, Tần Quan*, Chu Bang Ngạn, trong đó thành tựu của Liễu Vĩnh là cao nhất. Phái này cơ sở dựa vào phong cách Từ uyển ước có từ đời Đường Ngũ đại nhưng có phát triển thêm. Nội dung từ diễm tình chật hẹp ở quá khứ mở rộng đề tài các mặt đời sống đô thị, về hình thức từ chỉ coi trọng loại “tiểu lệnh” (từ ngắn), phát triển đến “mạn từ” (từ dài), ngôn ngữ phần nhiều sử dụng tục ngữ nơi chợ búa “rõ ràng mà thường dùng” (minh bạch nhi gia thường- Từ khái). Trần Đình Xước cho rằng, phái Từ uyển ước này so với phong cách Từ đời Đường Ngũ đại là “cuộc thay đổi lớn xưa nay” (Cổ kim nhất đại chuyển di dā - Bạch Vũ trai từ thoại). Từ xưa đến nay, Từ uyển ước được coi là chính tông, có những tác phẩm phong phú vào bậc nhất trên Từ đàn, ảnh hưởng sâu đậm đến các Từ gia ưu tú như Khương Quỳ*, Trương Viêm*, Ngô Văn Anh. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...
... 2.- THÀNH TỰU VĂN HỌC CỦA CÁC TÁC GIA NỔI TIẾNG Trong tiểu mục này chỉ ghi nhận những tác gia nổi tiếng và thành tựu văn học của họ được văn học sử công nhận. Các thành tựu ấy chỉ được ghi lại qua những nét chính yếu cơ bản nhất với tiểu sử sơ lược. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ÂU DƯƠNG TU, DÙNG VĂN LÀM THƠ Âu Dương Tu (1007 - 1072), văn học gia đời Bắc Tống, tên tự Vĩnh Thúc, tự hiệu Túy Ông, cuối đời hiệu Lục Nhất cư sĩ, người ở Lư Lăng (nay thuộc Giang Tây), khi chết được ban tên thụy Văn Trung. Thơ Âu Dương Tu đặc sắc ở chỗ trôi chảy tự nhiên, rõ ràng thông đạt, đầy đặn xương cốt. Vì muốn bài trừ loại văn chương diễm lệ ướt át dâm loạn, ông thường dùng phép viết văn làm thơ với khí phách hùng tráng. Các tác phẩm đắc ý của ông là “Minh Phi khúc”, “Lư Sơn cao, “Thương Lãng thiên". Quan điểm ông cho rằng thơ cần phải “bày tỏ được tình cảm của người và phô diễn được hình thái sự vật” (Tự nhân tình, trọng vật thái) và “Phải làm cho hết cùng sự khéo diệu” (Khúc tận kỳ diệu - Lục Nhất thi thoại). Vì vậy mà thủ pháp miêu tả của ông rất sâu sắc, vào tận ngóc ngách sâu kín của tâm lý hay sự việc, khắc họạ được những tính cách đặc biệt trong thơ. Phong cách của ông ảnh hưởng rất rõ tới Hoàng Đình Kiên*, đẩy thi đàn đời Tống đến cảnh “trăm hoa đua nở” đầy màu sắc. Văn của ông bình dị tự nhiên, xứng đáng đứng đầu trong “Đường Tống bát đại gia". Tiểu sử có chép trong Tống sử, hiện nay còn bộ Âu Dương Văn Trung Công toàn tập. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...
... BẠCH CƯ DỊ, NHÀ THƠ TÂN NHẠC PHỦ Bạch Cư Dị (772-846), nhà thơ lớn đời Trung Đường, tên tự Lạc Thiên, tên hiệu Hương Sơn cư sĩ và Túy Ngâm tiên sinh, từng làm quan đến chức Thái tử thiếu phó nên cũng được gọi là Bạch Phó, khi chết được ban tên thụy là Văn, người đời gọi là Bạch Văn Công. Tổ tiên ông ở Thái Nguyên, ông cố ông dời đến ở Hạ Cùng, ông sinh ra ở Tân Trịnh (nay là huyện Tân Trịnh, Hà Nam). Bạch Cư Dị là thi nhân kiệt xuất có tiếng tăm lớn và hoàn chỉnh lý luận thi ca bằng những bài thơ rực rỡ nối tiếp sau Lý Bạch*, Đỗ Phủ*. Đời ông sáng tác khoảng 3000 bài thơ, không bài nào không thể hiện tuân thủ tôn chỉ “vì thời vụ” (Vi thời), “vì sự việc” (Vi sự), trong đó nổi tiếng nhất là loại thơ phúng dụ mà tinh hoa cao nhất là 50 bài “Tân nhạc phủ” và 10 bài “Tần trung ngâm”. Những bài này có sức phê phán đột phá rào dậu “ôn nhu đôn hậu" của Nho gia, phát huy tinh thần “cứu giúp nỗi khổ của nhân dân” khiến cho “bọn quyền quý đưa mắt nhìn nhau mà biến sắc mặt" (Quyền hào quý tiến giả tương mục nhi biến sắc) và bọn “nắm quân trọng yếu phải nghiến răng tức giận” (Ác quân yếu giả thiết xỉ). Do vậy, loại thơ “nhàn thích" cũng chẳng “nhàn thích" chút nào, thậm chí loại thơ “cảm thương" của ông cũng không phải chỉ là “cảm thương" mà chính là hình ảnh chiết xạ lòng bất mãn và tiếng kêu cảnh giới của ông đối với thời cuộc trước mắt. Nội dung thơ ông sâu sắc mà vẫn hợp với giới bình dân, thơ ông “không cầu cung luật điệu cao, không vụ chủ nghĩa kỳ lạ" (Bất cầu cung luật cao, bất vụ văn tự kỳ), vì vậy, có thể nói bất cứ ai đọc cũng hiểu. Xét về thơ Bạch, xa thì học ở kinh Thi*, gần thì kế thừa thơ Đỗ Phủ*, với nội dung và cách điệu mới mẻ, đẩy mạnh sự phát triển của cuộc vận động tân nhạc phủ. Sau này, Bì Nhật Hưu, Nhiếp Di Trung, Lục Quy Mông cuối đời Đường; Vương Vũ Xứng, Mai Nghiêu Thần, Tô Thức*, Lục Du* đời Tống; đến cả Ngô Vĩ Nghiệp*, Hoàng Tuân Hiến* đời Thanh, đều chịu ảnh hưởng thơ họ Bạch về nhiều mức độ, nhiều phương diện khác nhau. Hí khúc đời Minh, Thanh cũng rút tư liệu từ thơ họ Bạch, như bài “Trường hận ca” diễn biến thành kịch “Ngô Đồng vũ” của Bạch Phác* hay kịch “Trường Sinh điện” của Hồng Thăng*; bài “Tì bà hành” diễn biến thành “Thanh Sam lệ" của Mã Trí Viễn* hay “Tứ huyền ca” của Tưởng Sĩ Thuyên*. Đó là chưa kể người Triều Tiên, Nhật Bản cũng đem thơ ông sang các nước, dịch ra nhiều thứ tiếng và lưu truyền rất rộng. Tiểu sử của Bạch có chép trong Tân, Cựu Đường Thư, và tác phẩm được chép và chú giải trong Bạch Cư Dị tập của Cố Học Hiệt. ...
... BẠCH PHÁC, NHÀ VIẾT TẠP KỊCH LỚN Bạch Phác (1226-1306), nhà viết tạp kịch đời Nguyên, đầu tiên tên Hằng, tên tự Nhân Phủ, sau tự Thái Tố, hiệu Lan Cốc tiên sinh, quê quán nguyên ở Việt châu (nay là Hà Khúc, Sơn Tây), sau dời đến ở Chân Định (nay là Chính Định, Hà Bắc). Tác phẩm tiêu biểu của Bạch Phác là hai vở kịch “Ngô Đồng vũ” và “Tường đầu mã thượng”, vở đầu là bi kịch, vở sau là hài kịch, thể hiện hai phong cách hoàn toàn khác nhau. Vở “Ngô Đồng vũ” điển nhã đẹp đẽ, trong diễm tình ngậm chứa đầy ai oán bi thương, vở “Tường dầu mã thượng” hào sảng cứng cỏi, trong tươi tắn chứa nhiều tiếng cười. Điều ấy cố nhiên có liên quan đến đề tài nội dung của hai vở thực tế phù hợp với tìm tòi ý kịch của tác giả. Suốt đời Bạch Phác luôn luôn bị mâu thuẫn bởi hai ý tưởng xuất thế và nhập thế, bị dằng co bởi lợi lộc và ẩn dật. Do vậy, Ngô Đồng vũ biểu lộ ý muốn rong chơi trong cõi núi sông của tác giả, còn Tường đầu mã thượng lại là kịch tình tiết điển hình. Một tác gia có khả năng miêu tả được nhiều phong cách khác nhau là đã chứng minh “ngọn bút của đại gia chân thật” (Chân đại gia thủ bút dã - Cổ kim danh trạng hợp tuyển). Hiện nay tiểu sử và tác phẩm Bạch Phác có chép trong sách Bạch Phác hí khúc tập hiệu chú của Vương Văn Tài. ...
... BỒ TÙNG LINH, TÀI TỬ THÔN DÃ Bồ Tùng Linh (16401715), tiểu thuyết gia đời Thanh, tên tự Lưu Tiên và Kiếm Thần, biệt hiệu Liễu Tuyền cư sĩ, được đời gọi là Liêu Trai tiên sinh, người ở Truy Xuyên (nay là Truy Bác, Sơn Đông). Đời ông, nhiều lần đi thi không đậu, nghèo nàn long đong, nhưng ông không rời ruộng đất quê hương, rất am tường tập tục đời sống nông thôn, hiểu biết đời sống nghèo khổ gian nan của nông dân. Bởi vậy, ông không chỉ viết bộ “Liêu trai chí dị” mà còn đồng thời viết nhiều tạp văn có liên quan đến đời sống nông dân nữa. Khi ông viết “Liêu Trai chí dị”, “mỗi sáng sớm, ôm một vò rượu lớn”, “đặt ở bên đường người ta đi qua để “sưu tập các truyện kể kỳ lạ”, “trải qua hơn hai mươi năm nóng lạnh” khiến bộ sách này nồng đậm hơi thở quê hương, tình người, từng được nhiều dịch giả nước ngoài ca tụng, như có bản Anh dịch coi đây là bộ sách “Hiểu hết sinh hoạt xã hội của đế quốc Trung Quốc cùng với phong tục, tập quán, đúng là một loại kim chỉ nam”. Trong sách “Nông tang kinh", ngoài ghi lại những sự việc có liên quan đến đời sống nông dân, ông còn ghi rộng rãi những điều cần biết khi nuôi bò, ngựa, heo, gà, đến làm sao để giảm bớt tổn thất trong tai họa tự nhiên, ông cũng tổng kết được 71 điều cần thiết để nông dân chọn lựa thi hành. Ngoài ra, những chữ thường dùng trong làng quê được ông chỉnh lý soạn thành sách “Dụng tục tự”. Thậm chí cả những chỉ dẫn về việc cưới xin cũng được ông ghi trong sách “Hôn giá toàn thư”. Các sách này, ngoài một số ít đã thất lạc, phần lớn được in lại trong “Bồ Tùng Linh tập". ...
... CAO MINH, ÔNG TỔ NAM KHÚC Cao Minh (khoảng 1307 - 1371), tác gia hí khúc cuối đời Nguyên đầu đời Minh, tên tự Tắc Thành, tự hiệu Thái Căn đạo nhân, người ở Thụy An (nay là huyện Thụy An, Chiết Giang). Thụy An thuộc Ôn Châu, Ôn Châu lại có tên gọi là Vĩnh Gia nằm ở phía đông Chiết Giang nên lại được đời gọi là Đông Gia tiên sinh. Đời ông làm quan liêm khiết, yêu dân, sau khi lui về ở ẩn chuyên tâm sáng tác hí khúc. Cuối đời, ông đem bài Nam hí (hí khúc miền Nam) “Thái nhị lang Triệu trinh nữ” sửa thành “Tì Bà Ký” và làm cho hí kịch này được khen là tổ sư đầu tiên của Nam hí. Sáng tác thành công đầu tiên của ông là do nhờ ông am hiểu công dụng và giá trị của hí kịch, ông cho rằng hí kịch: “Không quan hệ đến phong hóa, dù hay cũng uổng thôi” (Bất quan phong hóa thể, túng hảo dã uổng nhiên - Tì Bà Kí), các loại văn đùa giỡn giải trí “giai nhân tài tử” “thần tiên u quái" đều bị ông cho rằng: “vụn vặt không nên xem" (tỏa toái bất tham quan - Tì Bà Kí). Thêm vào đó, từ nhỏ ông đã sinh ra trong một gia đình thư hương, thông thạo thi văn từ khúc. Sau khi làm quan ông lại từng trải sống trong xã hội tao loạn cuối Nguyên đầu Minh, giữa vùng đất phát triển của hí kịch miền Nam, cộng với một nền thương nghiệp phồn vinh, giai cấp thị dân tăng nhiều, đó đều là những điều kiện giúp ông thuận lợi trong công việc sáng tác. Cao Minh từng bỏ công sửa đổi kịch Tì Bà Ký, từng diễn trong dân gian và từng thành công trong hơn 600 năm này, thể hiện được tính tình chịu đựng nhẫn nại truyền thống của phụ nữ Trung Quốc. Cho đến ngày nay, nó vẫn còn là vở được trình diễn và ông được tôn xưng là ông tổ của hí kịch phương Nam là hoàn toàn xứng đáng. ...
... CAO THÍCH, NHÀ THƠ BIÊN TÁI Cao Thích (700-765), nhà thơ biên tái đời Đường, tên tự Đạt Phu, người ở Bột Hải (nay là Hà Bắc). Cao Thích là nhân vật đại biểu cho thi phái biên tái đời Đường. Đời ông ba lần đến vùng biên cương, “lấy tư cách thi nhân làm tướng lĩnh" (Dĩ thi nhân vi nhung soái) như Cựu Đường Thư chép. Chính như Đỗ Phủ* viết: “Ngày nay luận tài tử, bằng ông có mấy người?” (Đương đại luận tài tử, như công phục kỷ nhân?). Vì cuộc đời đặc biệt lăn lộn nơi chiến trường, làm cho thơ ông nồng đậm không khí biên cương, với đầy dẫy gian khổ, áo giáp ngựa chiến và những cảnh chiến tranh dữ dội, chí hào hùng lập công. Thính Trương Lập Bản nữ ngâm (Cao Thích) ... “Tự bả ngọc thoa xao thiết trúc, Thanh ca nhất khúc nguyệt như sương. * ... Tự lấy thoa ngọc gõ trúc biếc, Ca vang một khúc ánh trăng như sương.” (Nguồn: SÁP ĐỒ BẢN.) Tất cả những tình trạng ấy đều được phản ảnh sinh động trong thơ ông. Thơ ông luận về phong cách đầy kích thích khẳng khái, luận về bút lực hồn hậu bi tráng, mỗi câu mỗi chữ đều thấm đậm tình cảm mạnh mẽ lo nước lo dân của một người vừa là thi nhân vừa là chiến sĩ. Thơ ông có bài “Yên ca hành” là đại biểu. Xưa nay thơ biên tái của ông được người đời ca tụng rất nhiều, như Tân Đường Thư chép: “Trong triều ngoài dân dã đều truyền nhau thưởng thức văn chương ông” (Triều dã thông thưởng kỳ văn). Tiểu sử của ông chép trong Tân, Cựu Đường Thư và thi ca chép trong Cao Thích thi tập biên niên tiên chú của Lưu Khai Dương. ...
... CHU DI TÔN, KIÊM SỞ TRƯỜNG NHIỀU NGƯỜI Chu Di Tôn (1629-1709), tác gia đời Thanh, tên tự Tích Sưởng, hiệu Trúc Trạch, cuối đời lấy biệt hiệu Tiểu Trường lô điếu ngư sư, người ở Tú Thủy (nay là Gia Hưng, Chiết Giang).Họ Chu vốn nổi tiếng về thơ, lại nổi tiếng là người khai sáng môn phái Từ Chiết Tây. Thực tế, ông còn là một văn học gia có thành tựu. Luận về thơ, họ Chu sở trường miêu tả nỗi buồn đau, tiếc xưa thương nay như bài “Tịch mịch hành” tả hết sự gian khổ nghèo khó của cuộc sống ở Nam Sơn, hay bài “Mã thảo hành” tố cáo hành vi tàn bạo của bọn quan lại địa phương. Trên thi đàn đầu đời Thanh, Chu Di Tôn nổi tiếng ngang Vương Sĩ Trinh*, được xưng tụng là “Miền bắc họ Vương (Sĩ Trinh), miền nam họ Chu (Di Tôn)” (Bắc Vương Nam Chu). Luận về từ, ông khen sự độc đáo của Khương Quỳ* và Trương Viêm*, còn riêng Từ của ông có đặc sắc uyển chuyển, đậm đà ý thức phản đối ràng buộc phong kiến. Văn của Chu Di Tôn giản luyện tập trung, được khen là có đặc sắc “thi nhân làm văn” và “trong văn có thơ”. Bài “Du Tấn từ ký” là một kiệt tác tập trung cả sử, thơ, văn vào một thể. Sách Thanh sử cảo khen “một mình Di Tôn kiêm sở trường của nhiều người (Độc Di Tôn kiêm hữu chúng trưởng) công nhiên xác định địa vị trên văn đàn đầu đời Thanh của ông. Ảnh hưởng lớn nhất của ông là đã thúc đẩy sự tiến bộ về sáng tác Từ và lý luận Từ. Tác phẩm “Từ tông” của ông chọn lọc 2.250 bài từ hay các đời Đường, Ngũ đại, Tống, Kim, Nguyên đã trở thành mẫu mực đời sau, tạo ảnh hưởng lâu dài. ...
... “CHÂU NGỌC TỪ" CỦA ÁN THÙ Án Thù (991-1055), nhà viết từ đầu đời Tống, tên tự Đồng Thúc, người ở huyện Lâm Xuyên, Phủ châu (nay là huyện Phủ Châu, Giang Tây). Đời Án Thù viết hơn trăm bài Từ tập trung vào bộ “Châu ngọc tập”, phong cách từ Án Thù diễm lệ có bản sắc đặc biệt, sở trường bút điệu mới mẻ, biểu hiện nắm bắt được tình cảnh tinh vi trong khoảnh khắc, như bài “Hoãn khê sa” than “Không biết làm sao” (Vô khả nại hà) trước cánh hoa rơi, hay reo mừng “Giống như từng quen biết” (Tự tằng tương thức) khi nhìn chim yến bay về, hình tượng rất rõ, nhiều mệnh đề triết học sâu kín, ý vị. Sách Tổng sử khen Từ của Án Thù là “nhàn nhã có tình tứ" (Nhàn nhã hữu tình tứ). Tiểu sử ông chép trong Tống sử. ...
... CỐNG HIẾN VỀ LÝ LUẬN HÍ KHÚC CỦA LÃ THIÊN THÀNH Lã Thiên Thành (1580– 1618?), nhà lý luận về Hí khúc đời Minh, tên tự Cần Chi, hiệu Cức Tân, biệt hiệu Úc Lam Sinh, người ở Dư Diêu (nay là Chiết Giang). “Thuở nhỏ đã mê thanh luật” (Đồng niên tiện hữu thanh luật chi thị- Khúc luật); đến khi lớn lên, là thành viên quan trọng trong “Ngô Giang phái” và học tập theo Thẩm Cảnh*. “Khúc phẩm” 2 quyển là tác phẩm đắc ý của ông. Bộ này mô phỏng quy cách của các bộ Thi phẩm* của Chung Vinh* và Thư phẩm của Dữu Kiên Ngô, coi âm luật là tiêu chuẩn trọng yếu để chia các tác gia, các tác phẩm thành 4 hạng (tứ phẩm):thần, diệu, năng và cụ; rồi phê bình. Quyển thượng, phê bình 95 nhà hí khúc và 20 nhà Tản khúc đời Minh, Thanh; quyển hạ, phân tích 212 tác phẩm, trong đó không ít kiến giải tinh tế. Đồng thời, sách còn tổng kết nguyên tắc sáng tác Hí khúc, đề xuất cụ thể 10 yếu lãnh khi sáng tác hí khúc. Khúc phẩm chẳng những lưu giữ được nhiều tư liệu Hí khúc quý giá mà còn được coi là tác phẩm lý luận giá trị sánh ngang với sách Khúc luật của Vương Ký Đức. Thành tựu về lý luận Hí khúc của Lã Thiên Thành đã xác lập địa vị của mình trong phê bình sử và Hí khúc sử đời Minh, Thanh. ...
... CUỘC ĐỀ XƯỚNG CỔ VĂN VẬN ĐỘNG CỦA HÀN DŨ Hàn Dũ (768-824), nhà cổ văn kiệt xuất, thi nhân và là người đề xướng cuộc vận động cổ văn đời Đường, tên tự là Thối Chi, người ở Hà Dương, Hà Nam (nay thuộc Hà Nam). Vì tổ tiên ông vốn ở Xương Lê nên đời gọi ông là Hàn Xương Lê. Cuối đời ông giữ chức Lại bộ thị lang nên còn có tên gọi là Hàn Lại bộ, khi chết được đặt tên thụy là Văn và có tên Hàn Văn Công. Tô Thức* từng gọi Hàn Dũ là “Văn làm hưng khởi sự suy tàn của tám đời và Đạo vớt sự chìm đắm trong thiên hạ” (Văn khởi bát đại chi suy, đạo tế thiên hạ chi nịch). Trong văn học sử, Hàn Dũ nổi tiếng nhất là vì đã đề xướng lên cuộc vận động cổ văn đời Đường. Ông đưa ra một loạt lý luận đổi mới cổ văn mà đại yếu là: tôn sùng Nho học, tôn trọng kinh điển chở đạo, học hỏi đời Tam đại và Lưỡng Hán để trợ giúp giáo hoá dạy dỗ người. Hàn Dũ coi trọng “Văn và Đạo hợp nhất”, ông khôi phục địa vị chính thống của Khổng, Mạnh, phản đối Phật giáo và Đạo giáo và coi đó là mục đích của cổ văn với chủ trương “Văn để chở đạo” (Văn dĩ tải đạo), ông cho rằng học tập văn chương cổ đại chủ yếu là “học theo ý không quên ngôn từ”, “Không bắt chước từng câu từng lời người xưa”. Hàn Dũ không chỉ lý luận, Ông còn viết nhiều bài tản văn khá đặc sắc để làm mẫu mục thực tiễn, sửa đổi thứ văn phong hình thức chủ nghĩa từ đời Tề Lương, xây dựng cơ sở vững chắc cho cuộc vận động đổi mới mà ông là chủ xướng. Quan điểm của ông và Liễu Tông Nguyên* giống nhau ở điểm cùng nhìn nhận “Văn để làm sáng đạo” (Văn dĩ minh đạo), chính vì vậy cả hai đều được liệt vào danh sách “Tám nhà văn lớn đời Đường và Tống” (Đường Tống bát đại văn gia*). Cuộc vận động cổ văn của Hàn Dũ có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, sau này Âu Dương Tu* đời Bắc Tống, hay “Đường Tống phái”* đời Minh, “Đồng Thành phái”* đời Thanh cũng đều học tập đề xướng cổ văn. Thực tế, họ là những người kế thừa và phát triển cuộc vận động cổ văn từ đời Đường mà Hàn Dũ chính là chủ soái. Tiểu sử ông có chép trong Tân, Cựu Đường Thư, tác phẩm được in trong sách “Xương Lê tiên sinh tập" của Lý Hán. ...
... DIÊU NÃI, NGƯỜI TẬP ĐẠI THÀNH LÝ LUẬN VĂN CHƯƠNG Diêu Nãi (1732-1815), tản văn gia đời Thanh, tên tự Cơ Truyền và Mộng Cốc, nhà học của ông tên Tích Bão Hiên nên được gọi là Tích Bão tiên sinh, người ở Đồng Thành (nay là Đồng Thành, An Huy). Diêu Nãi là người tập đại thành lý luận văn chương của phái Đồng Thành*. Ông đả kích thói quen xấu chỉ chú trọng tới khảo cứ và dựng nên chủ trương kết hợp giữa nghĩa lý, khảo cứ, từ chương và trên cơ sở lý luận của Phương Bao*, Lưu Đại Khôi, ông đưa ra học thuyết văn chương có âm dương cương nhu, cho rằng: “Người đạt được vẻ đẹp của dương và cương thì văn như sấm sét, điện chớp, như gió cuốn ra ngoài cửa hang... người đạt được vẻ đẹp của âm và nhu thì văn mặt trời mới mọc, như gió mát...” (Đắc vu dương dữ cương chi mỹ giả, tắc kỳ văn như đình, như điện, như trường phong xuất cốc... đắc vu âm dữ nhu, chi mỹ giả, tắc kỳ văn như thăng sơ nhật, như thanh phong... - Phục Lỗ Khiết phi thư). Thực chất ấy liên hệ đến nhiều vấn đề như phong cách, ý cảnh, tiến một bước suy diễn thành thuyết nghĩa pháp. Ông còn dùng “thần lý khí vị” làm “tinh túy của văn” (văn chi tinh), dùng “cách luật thanh sắc” làm “ông tổ của văn” (văn chi tổ), ông cho rằng chỉ có người nắm giữ được phần tinh túy của văn mới đạt tới cảnh giới cao nhất trong văn chương. Những lập luận ấy chẳng những chỉ bổ sung quan trọng cho “nghĩa pháp luận”, mà còn mở ra cục diện mới cho lịch sử lý luận phê bình. Riêng về văn ông, luận thuyết như bài “Lý Tư luận”, tự bạt như bài “Lão Tử chương nghĩa tự”, ký truyện như bài “Đăng Thái sơn ký”, không bài nào không giản dị trong sáng, rõ như văn là người vậy. Để mở mang dẫn đường cho người đi sau, ông còn dồn tâm sức biên soạn bộ “Cổ văn từ loại toản” làm gương mẫu. Trong một thời gian ngắn “Từ vùng sông Hoài đến phía nam, trên ngược lên Trường giang, tây đến vùng Động Đình Hoãn Lễ, đông đến tận Cối Kê, nam vượt lên đất Phục Lãng, người nào bàn đến cổ văn ắt tôn sùng Đồng Thành, gọi là “Phái Đồng Thành” (Tự Hoài dĩ nam, thượng tố Trường Giang, tây chí Động Đình, Hoãn Lễ chi giao, động tận Cối Kê, nam du Phục Lãnh, ngôn cổ văn giả, tất tông Đồng Thành, hiệu Đồng Thành phái - lời Tiết Phúc Thành). Câu trên cho thấy ảnh hưởng của Diêu Nãi là quá lớn. Ông còn có sách “Tích Bão Hiên toàn tập”. ...
... DƯƠNG VẠN LÝ, BA LẦN THAY ĐỔI PHONG CÁCH THƠ Dương Vạn Lý (1127 - 1206), thi nhân đời Nam Tống, tên tự Đình Tú, hiệu Thành Trai, người ở Cát Thủy (nay là Cát An, Giang Tây). Ông từng học thơ trải qua ba lần gian nan trau luyện. Thoạt đầu, ông học theo phái thơ Giang Tây*, đã làm hơn ngàn bài sau đều đốt sạch; Tiếp, lại học theo thơ Hậu Sơn, Bán Sơn và thơ Đường, đến 51 tuổi “mới bỗng nhiên như tỉnh ngộ” (Hốt nhược hữu ngộ - Kinh Khê tập tự). Cuối cùng, ông đổi hướng tìm đến linh cảm với đại tự nhiên, hoàn toàn nắm bắt hứng cảm xúc động trong phút giây hoà đồng với tự nhiên, loại thơ này của ông được gọi là “Thành Trai thể”. Đặc trưng thứ nhất là văn bút hài hoà hứng thú. Tất cả đại tự nhiên, chỉ cần ông nắm bắt lấy đưa vào thơ liền sinh ra thú vị khác thường và còn gởi gấm được tình cảm buồn giận phúng thích của tác giả, dù đề tài tầm thường như “Con quạ” (Nha), “Xem bầy kiến” (Quan nghị), “Đùa gió trên sông Hoài” (Trào Hoài phong) v.v... cũng đủ hay. Đó là hứng thú ít có trong thơ cổ, được Khương Quỳ* đùa rằng: “Khắp nơi sông núi sợ gặp ngài” (Xứ xứ sơn xuyên phạ kiến quân). Đặc trưng thứ hai là dùng tục ngữ làm thơ, sử dụng nhiều tiếng nói thông thường mà vẫn không thô tục. Từ chỗ học tập người trước đến chỗ củng cố địa vị của mình trên thi đàn, tác giả đã hoàn toàn chứng minh chỉ có tìm tòi nơi đời sống chân thực mới là nguồn gốc của thơ hay. Thơ tuyệt cú thất ngôn của Dương Vạn Lý có ảnh hưởng sâu sắc đến các thi nhân phái Giang Hồ* đời Thanh sau này. Tác phẩm của ông có Giang Hồ tập và tiểu sử được chép trong sách Tổng sử. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ← Click icon này sẽ chuyến về Index... ...