1. Click vào đây để xem chi tiết

Tiểu sử Hàn Phi Tử <Phan Ngọc dịch>

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi lichan, 30/9/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. demhomdo

    demhomdo Mầm non

    Cho mình hỏi xuất xứ của điều 1 và điều 2 ở đâu thế?
     
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tam cương ngũ thường của Nho gia mà còn không biết à? Đọc mà không hiểu vấn đề?
    Bi kịch đau đớn trong lịch sử TQ tiêu biểu chính là Nhạc Phi đấy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/3/18
  3. ceon

    ceon Lớp 1

    Tôi đọc Luận Ngữ (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê) chẳng thấy có cái "quân sử thần tử, phụ sử tử tử" cả. Khổng Tử đề cao đức nhân, Mạnh Tử đề cao nghĩa thì làm sao nói ra câu này được. Không lẽ có câu này mà Nguyễn Hiến Lê không dịch?

    Những câu này của bọn hậu sinh của Nho giáo thốt lên hoặc bọn chuyên chế tôn quân triệt để. Cũng giống như việc so sánh Lão giáo và Đạo giáo. Lão Tử và Trang Tử đâu có bày đầu cho người ta tu tiên, sống đến hết tuổi thọ rồi thôi, đã vậy bọn tu tiên thì xem ông như Thái thượng lão quân, biến ông trở thành giáo chủ. Bởi vậy, Lão giáo trở thành Đạo giáo.

    Một vài website cũng từng bàn về những câu này:

    “君要臣死,不得不死”是谁说的
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Theo website trên thì mấy câu "君要臣死。不得不死;父要子亡,不得不亡" xuất hiện từ đời nhà Thanh đâu có liên quan gì đến Khổng Tử đâu và đó còn là luận điệu chống lại Nho giáo. Sách của Nguyễn Hiến Lê từng nói qua vấn đề này rồi, ông cũng nói là Khổng Tử chưa từng phát biểu như vậy, còn nói là của Hàn Phi thì thích hợp hơn.

    Còn một vài website nữa:

    「君要臣死,臣不得不死;父要子亡,子不得不亡」是誰說的?
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    這兩句被曲解的儒家經典,很多人不知真意,是清朝皇帝故意為之
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Wikipedia tiếng Trung cũng có nhắc đến tình trạng này tại địa chỉ:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    trong phần ảnh hưởng (影響):
    Một trang blog tại Việt Nam cũng có dịch lại bài viết bên qq.com
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Còn bài viết gốc đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Giải oan cho Nho giáo – Kỳ 1: Ai gán tam cương cho Nho giáo?
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Mặc Tử thì kém xa Khổng Tử, Mặc chỉ giỏi biện luận, thuyết phục người khác và có lòng hăng hái cứu đời, đề ra thuyết kiêm ái là đã không hợp tình người rồi. Hàn Phi có nhược điểm thì Khổng Tử cũng có nhược điểm thôi. Tùy thời mà sửa lại cho hợp.
     
    cungcung thích bài này.
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tôi không nói câu đó là của Khổng Tử, mà là của Nho giáo của ông Khổng Tử, chỉ có mấy ông Nho gia mới nghĩ ra (bản thân Khổng Tử không lập nên Nho gia mà là hậu bối phát trương nó thành Nho giáo). Cũng như trò tu tiên trường sinh của mấy đám hậu bối Đạo gia là từ học thuyết vô vi sống hòa vào thiên nhiên vũ trụ của Lão Tử. Tương tự Phật giáo cũng vậy, Đức Phật Thích Ca không phải là người tạo ra Phật giáo, ngài chỉ truyền bá tư tưởng, triết lý mà ngài đã lĩnh ngộ. Các đệ tử của ngài và tăng ni phật tử mới phát trương nó thành Phật giáo.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/3/18
    vinhhoa thích bài này.
  5. ceon

    ceon Lớp 1

    Những dạng tư tưởng của Nho giáo đã có trước Khổng Tử rồi, ông chỉ phát dương quang đại ra thôi. Mỗi khi nhắc tới Nho giáo là những kẻ chống đối, mạt sát Khổng Tử đều nói là của ông nói hết, thật là bậy bạ. Mà điều này ăn sâu vào đầu óc của nhiều người. Cũng phải thôi vì Khổng đứng đầu Nho giáo, còn những kẻ biến Nho giáo trở nên chuyên chế, độc ác thì ít ai biết và ít bị công kích. :)
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tư tưởng của Khổng Tử và Lão Tử mang nhiều sự mâu thuẫn, khiến nó dễ bị đám hậu bối lợi dụng để xuyên tạc. Nhà nước phong kiến TQ và VN kéo dài tới đầu thế kỷ 20 bám víu vào các tư tưởng này nên tụt hậu so với phương tây.
    Tầm nhìn của Hàn Phi rõ ràng xuất sắc hơn, chính ông đã hiểu và cho rằng luật pháp phải phù hợp với hoàn cảnh, nó thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi, không luật pháp nào là vĩnh viễn, không luật pháp nào là luôn đúng. Áp dụng tư tưởng của Hàn Phi mà thất bại như nhà Tần rõ ràng là chưa hiểu đúng về tư tưởng đó của ông.
     
    hafreestyle thích bài này.
  7. demhomdo

    demhomdo Mầm non

    Tam cương ngũ thường nào bắt quân sử thần tử, phụ sử tử tử?. "quân sử thần tử, phụ sử tử tử", là tư tưởng của pháp gia
    Còn nho giáo quan niệm về vua tôi:
     
  8. demhomdo

    demhomdo Mầm non

    Mâu thuẫn? anh thử kể cái mà anh cho là mâu thuẫn ra xem nào.
     
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Vô vi bản chất nó đã mâu thuẫn.
    Khổng Tử xem dân là gốc nhưng chính ông lại đẩy dân xuống hàng thấp hèn.
    ...
    Tất cả các mâu thuẫn này đều được phân tích trong các bộ Đại cương và Lịch sử triết học TQ cả. Anh không cần phải yêu cầu tôi dẫn ra. Nếu nó không mâu thuẫn thì nó đã không bị xem là cổ hủ, lạc hậu rồi. Và lịch sử, thời gian đã chứng minh rất rõ ràng.:lmao:
     
    hafreestyle thích bài này.
  10. ceon

    ceon Lớp 1

    Các nước châu Á chỉ thua phương Tây về khoa học kỹ thuật thôi. Còn về những phương diện khác chẳng hạn như triết học thì có gì mà thua kém phương Tây.

    Phương Tây dùng vũ lực mà cưỡng ép các nước châu Á phải nghe theo mình, biến châu Á trở thành thuộc địa của bọn chúng. Triết học của Trung Hoa là ngay từ đầu đã không phát triển khoa học, phát triển khoa học thì chỉ có phái Mặc gia thôi. Nhưng đến nhà Hán thì suy luôn.

    Trong những quyển sách của Nguyễn Duy Cần, ông gọi bọn phương Tây là văn minh vật chất còn phương Đông là văn minh tinh thần. Như vậy không khó hiểu tại sao phương Tây lại phát triển nhanh về vật chất và châu Á lại kém về mặt này.
     
  11. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Mình nghĩ Nho-Đạo và Pháp gia vốn là những trường phái khác nhau. Đạo vốn đã bất đồng, làm sao tương vi mưu.
    Tuy nhiên, trong khi bác khỉ khọt còn đang ở đây quạt gió thì từ hàng ngàn năm trước người ta đã biết dung hòa những thái cực của chúng để thành "tam giáo đồng nguyên" (Nho-Phật-Lão) rồi. Có nhà Nho nào ngày trước chưa nghe câu "công thành thân thoái".
    Và nếu bác khẹc khẹc không quá bận gãi ngứa thì phải nhớ rằng ngay từ thời Tây Hán, đã chủ trương "Nội Pháp Ngoại Nho" rồi.
    Nếu bảo Nho giáo làm cho nghèo thì thời cực thịnh của Tống-Minh-Thanh là thế nào? Nếu bảo Pháp trị làm cho giàu thì cái giàu của Tần kéo dài được bao lâu?
    Thứ Pháp trị phiến diện, độc đoán,cực đoan,loại trừ người không cùng chính kiến, chỉ mình ta sáng vạn nhà đều đui, rốt cuộc chẳng dẫn đến đốt sách chôn Nho sao. Đã loại trừ tất cả thì liệu sẽ thay đổi thế nào đây.
    Không rõ bác khọt khẹc này có phải là đồ tử đồ tôn gì của Pháp gia, nhưng nếu là thì thật hậu sinh khả ố, đến ngay trong Hàn Phi Tử khi nhắc đến những nhân vật đạo gia mà còn chưa dám bạo mồm phán xét như bác khọt khẹc này. Có câu con hơn cha là nhà có phúc, Pháp gia có đồ tôn thế này thì thật vô phúc, hoặc bác này vốn là đồ con hoang, bắt quàng làm họ không chừng.
    Danh đã bất chánh, thì ngôn bất thuận vậy.
    @ bạn maidorim: "Đạo khả đạo phi thường đạo". Vậy mà bạn đem đạo luận với hạ sĩ thì tránh sao được "đại tiếu chi". Huống chi, chúng ta chủ trương "tuyệt thánh khí trí" bạn còn sùng bái ông thánh nhân nào nữa, chả trách bị hạ sĩ khỉ vặn họng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/3/18
    huytran thích bài này.
  12. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Vui lòng đọc lại, đọc mà không hiểu thì đúng là có vấn đề. Đừng cứ lấy chuyện nhà Tần ra mà nhai đi nhai lại, tôi đã nói ở trên rồi.
    Các quốc gia văn minh hiện đại luôn xây dựng trên hiến pháp. Và, cứ một khoảng thời gian là phải chỉnh sửa, bổ sung lại hiến pháp đó.
    Đó chính là tầm nhìn của Hàn Phi đấy. Tầm nhìn đó có từ hơn 2000 năm rồi vậy mà bây giờ nó vẫn đúng đấy. Trả lời khách quan và chính xác nhất cho các tư tưởng đó không gì bằng thời gian, thời gian đã chứng minh tất cả, nó đập hết những lý luận lỗi thời, cổ hủ...
    :lmao:
     
    hafreestyle thích bài này.
  13. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Tư tưởng của Pháp gia và chính trị pháp quyền hiện tại vốn không giống nhau. Lấy cái khái niệm Hiến pháp hiện tại gán cho Hàn Phi có khác gì lấy râu ông già gắn cho trẻ nít.
    Cũng như Nho-Đạo hiện tại không phải Nho-Đạo của Khổng-Lão, Pháp quyền, pháp luật bây giờ có dính gì với Pháp trị của Pháp gia.
    Nếu bảo đấy là tầm nhìn thì Hàn Phi khi nào bàn đến Hiến Pháp nào.
     
  14. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đúng là có vấn đề về đọc hiểu.
    :lmao:
     
  15. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Gửi đến bạn maidorim, chắc bạn biết câu chuyện võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt, với tuyệt học Lăng Không Kình...
    Lăng Không Kình là nội gia tâm pháp 40 năm tu luyện của ông ấy, khi có người khác đòi xem thì ông ấy tuyên bố chỉ có đệ tử chân truyền mới lĩnh hội được, người ngoài sẽ không thể biết được.
    :lmao:

    Xin phép chấm dứt tranh luận tại đây bằng câu chuyện này, nếu không sẽ còn rất buồn cười.
     
    hafreestyle thích bài này.
  16. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Xin lỗi vì rất lỡ đã tranh luận với bác khỉ, vì ngôn ngữ bất đồng nên quả có vấn đề đọc hiểu vậy :) Mềnh đâu phải là nhà sinh vật học mà hiểu nổi :)
    Lại thêm cái loài khỉ nhanh chân lẹ bóng lắm, thấy lỡ lời là dzọt lẹ mất rồi.
     
  17. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Ngay từ đầu bạn đã dùng từ ngữ rồi còn gắng sức để tranh luận nữa. Thật là!

    Tôi nói thêm là Pháp trị tức là Rule of Law, còn Pháp gia của Hàn Phi là Rule by Law. Vua sở hữu công cụ và bộ máy, thông qua chính quyền điều hành, mọi người phải tuân theo dù đúng hay là sai.
     
  18. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Sao Bác @khiconmtv không Phật giáo thêm vào cho hoàn chỉnh luôn. Cách đây 10 tôi cầm cuốn này với cuốn Hậu Hắc Học với kỹ năng lúc ấy chỉ biết gõ chữ. 5 năm sau nhờ nhiều Bác diễn đàn TVE hỗ trợ mới xong hai cuốn sách ấy. à, còn cuốn Mặt Dày Tâm Đen nữa. Đây có lẽ là 3 cuốn sách đầu tiên đọc đi đọc lại nhiều nhất. Nghe nhiều cuốn khác ghê hay chỉ tiếc không duyên và không hiểu nên khi vào nhà sách đọc vài trang, và chẳng bao giờ bỏ tiền ra mua. Chắc nghĩ chẳng bao giờ đọc
     
  19. demhomdo

    demhomdo Mầm non

    Đúng là người tài cao học rộng ý tưởng của anh thật là tân kỳ. Người ngu dốt như tôi đọc mà chả hiểu được cái ý nghĩa thâm thúy ấy. Trư nể! [​IMG]
     
  20. ceon

    ceon Lớp 1

    Sao lại chỉ dạy lễ nghi không dạy kiến thức? Không dạy kiến thức thì làm sao được danh hiệu vạn thế sư biểu (万世师表). Trong Luận Ngữ có nhắc việc truyền đạo của ông cho môn sinh, chẳng hạn như thuyết chính danh. Còn nhiều đoạn đối đáp của ông với môn sinh việc trị quốc nữa. Trị quốc mà chỉ có lễ nghi thì làm sao trị quốc được.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này