Thảo luận Chuyển tên phiên âm cho một cuốn sách cũ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Utron, 17/6/23.

Moderators: amylee
  1. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Hồi bên thread bên kia bác nói về vụ này mà mình tưởng không thực tế. Ai ngờ TQ làm vậy thật. Mình không hiểu người TQ cảm nhận sao, chứ mình nghĩ phải học lại mấy cái tên hãng bằng tiếng Việt thấy ngán quá. Giao tiếp thường ngày giữa người Việt thì không sao, nhưng cần đụng chuyện gì với người nước ngoài lại phải học lại thì hơi oải.

    Mà ngoài tên công ty ra thì họ có Trung Quốc hóa tất cả địa danh riêng trên thế giới không? Rồi còn tên người riêng nữa chứ.
     
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ý mình không phải bảng đổi mang tính hệ thống như thế. Mà chỉ đơn giản là bảng quy đổi cục bộ cho riêng cuốn sách đó thôi. Y như một bảng liệt kê các nhân vật trong cuốn sách, gồm một cột tên gốc, một cột tên phiên âm. Để khi đọc đến phiên âm, lật bảng đó xem thì sẽ biết được tên gốc thôi.
     
    nhanjkl and quang3456 like this.
  3. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Riêng loại sách khoa học như cuốn này thì rất cần dùng tên gốc vì thật ra cuốn sách trình bày không thể chi tiết được trong chưa đầy 100 trang sách (ví dụ nói riêng về virus), nên độc giả muốn tìm hiểu sâu hơn phải tìm nguồn tham khảo khác, có cái tên chính xác thì rất dễ tra Google. Cũng nên thông cảm cho tác giả vì thời kỳ ấy rất khó khăn khi tiếp cận tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.
     
    nhanjkl thích bài này.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chỗ này mình nghĩ khi soạn sách, phiên âm các tên ra tiếng Việt thì tác giả đã có tên gốc mới phiên được đúng không? Chẳng phải chỉ cần phiên đến đâu thì tên gốc tên phiên âm cứ thế sinh ra đến đó, có sẵn mà.
     
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồi xưa chưa nghĩ đến việc để tên gốc mà chỉ nghĩ làm sao cho người dân dễ đọc. Cũng có khi họ dịch từ bản tiếng Nga chẳng hạn.
     
  6. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Dễ hiểu thôi, Trung Quốc có tham vọng là quốc gia trung tâm của thế giới, cái này có từ xưa rồi. Thêm nữa thị trường nội địa của Trung Quốc rất lớn nên họ có thể áp đặt được luật chơi, các thương gia lớn đương nhiên phải chiều lòng anh chủ chợ. :D
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có thể thế thật. Mà ngay cả nếu họ chịu để tiếng Nga, vẫn dễ tra hơn phiên âm tiếng Việt nhiều :D
     
  8. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Nhỡ ông ấy chỉ có mỗi tài liệu tiếng Nga thì làm thế nào để lập cái bảng tên gốc tiếng Anh, Pháp, Đức để độc giả đối chiếu? Sách này xuất bản năm 1975 nhé, khi đó Liên Xô là nhất, Mỹ, Anh, Pháp bị kỳ thị mạnh.
     
  9. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Tên tiếng Việt thì vẫn tra được với những cái tên nổi tiếng, vì trên mạng đã có những bài viết kèm tên gốc. Có nghĩa là dữ liệu trên mạng bằng tiếng Việt chưa đủ nhiều. Một vấn đề nữa là Việt Nam không hề có quy định về tên phiên âm nên tình trạng mỗi người phiên âm một kiểu rất phổ biến. Ví dụ: ông Park Hang Seo, thì có 2 kiểu: Pác hang seo, Pác hang sơ. Mà đấy là một người khá nổi tiếng nhé. :D
     
  10. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Có đoạn này thấy cần thêm một chú thích.
    Đó là cái tên Hê La (tôi đã đổi thành HeLa nhưng còn sót 1 chữ vì lúc đổi không dùng lệnh thay thế).
    Bài gốc trên wiki:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tôi đang băn khoăn vì chú thích hơi sơ lược. Có nên thêm thông tin về dòng tế bào được nuôi cấy đó không nhỉ?
     
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cần gì nghĩ xa đến tên GỐC Anh Pháp Mỹ? Chỉ cần phiên từ tiếng nào thì có cái bảng tiếng đó là được. Đơn giản hơn nữa, thấy rất nhiều sách xưa đã từng làm rồi, là mở ngoặc chú thích tại chỗ.
     
  12. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Bạn ơi, thời năm 1975 thì bản thảo của tác giả thường bằng chữ viết tay, công nghệ in là con chữ chì, nếu muốn có một bảng đối chiếu bằng tiếng Nga thì có thể với tác giả thì có thể làm, nhưng chắc gì nhà in đã làm nổi? Trước hết phải có đủ các con chữ tiếng Nga, rồi công nhân sắp chữ cũng phải biết chút ít tiếng Nga nữa. Mà thời đó có tên phiên âm tiếng Nga thì để làm gì nhỉ? Đừng nói là để tra Google nhé! :P
     
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thì vẫn là tra cứu thôi, có tên gốc để tìm tài liệu trong thư viện vẫn hơn là tên phiên âm không biết vịn vào đâu. Giới bình dân thì đọc lướt qua bản phiên âm, giới học thuật thì chẳng thể bảo vì không có Google mà vứt luôn bản gốc tiếng Nga chỉ giữ phiên âm cũng được rồi :rolleyes:
     
  14. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Đọc đến đoạn này không thể nhịn được cười. {:sup:}
    Trước đoạn này có nói về việc sản xuất protid bằng nấm men, năng suất vô cùng cao.
     
  15. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Haha, kiểu giống Bill Gates nè. Thâu tóm hết đất đai xong ổng sản xuất thịt bò nhân tạo. Làm sao biết được thịt bò thả rông có bao nhiêu vi chất ẩn giấu mà con người chưa biết đến, trong khi thịt nhân tạo chỉ tổng hợp những chất mà chúng ta đã biết thôi. Israel là nước đang đi đầu trong công nghệ này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trích:
    Mà đọc đến khúc làm bia bằng men rất mắc cười. Amy cũng lâu lâu làm rượu nho từ men có bán sẵn. Rất dễ làm và không cần đợi quá lâu mới có uống. Chỉ cần có nho, đường, và men. Lâu lâu làm uống cho dễ ngủ [​IMG].
     
    tran ngoc anh and Utron like this.
  16. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Đây chỉ là một cuốn sách cho độc giả phổ thông thôi bạn. Hồi đó đã có nhiều trường đại học như Tổng hợp (sinh), Đại học nông nghiệp, Đại học y, Đại học dược... đại khái những trường liên quan đến sinh học. Giáo trình đó chắc chắn sẽ cao siêu hơn cuốn sách nhỏ này rất nhiều. Vì thế giới học thuật sẽ dùng những giáo trình đó thôi, bạn không phải lo.

    Vì muốn nâng cấp cho cuốn sách này để phục vụ cho độc giả phổ thông không chuyên năm 2023 (hơn cái truyện viễn tưởng trên kia tận 23 năm), nên tôi mới có ý định chuyển hết tên phiên âm về gốc.

    Tôi còn một bộ sách (dịch từ nước ngoài) rất sâu về một lĩnh vực hẹp của sinh học, mới xuất bản gần đây tổng độ 1300 trang là nữa nhưng trình độ quá cao và vẫn còn bản quyền nên không thể chia sẻ được. Cuốn này đương nhiên tên phiên âm là gốc rồi.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  17. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Lần đầu tiên mới biết thông tin này. Cứ tưởng hoàn toàn do gene bị đột biến mà thành.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  18. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Thế thì lại trích một đoạn khác nhé, nó giống như chuyện cấy ghép gen ấy.
    Đầu tiên phải biết virus sống và phát triển như thế nào.
    Một thí nghiệm về thực khuẩn thể.
    Một đoạn khác
    (Còn nữa)
     
    nhanjkl thích bài này.
  19. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

     
    nhanjkl thích bài này.
  20. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Thực khuẩn (phage) là một loại virus ký sinh trên tế bào vi khuẩn, nên các loại virus khác ký sinh trên tế bào của các loại sinh vật đa bào khác (gồm cả loài người) cũng có cùng kiểu sống, phát triển, tiềm ẩn như phage. Khi ở trạng thái tiềm ẩn thì ADN của virus sẽ ghép lên ADN của tế bào nên còn hơn cả đột biến. Chắc ở loại virus gây ung thư thì nó sẽ điều khiển tế bào nhân bản liên tục. Thông thường tế bào sẽ nhân bản: tạo tế bào mới theo nhu cầu của cơ thể, đủ là dừng.
     
    amylee thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này