Ờ, 2 người nói mình mới để ý. Chữ "diễn nghĩa" cũng đủ hiểu như thế rồi mà lâu nay cứ nghe nhiều quá, thành ra cũng không để ý nó là gì. Thấy có nhiều truyện khác cũng "diễn nghĩa" như thế.
Thế là Bác đọc không kỹ Tam quốc rồi. Haha, Lượng bảo Du dâng Tiểu kiều cho Tào chỉ là chiêu khích tướng Công Cẩn mà thôi, chứ đâu phải là kế Mỹ nhân? Bác đọc lại xem nào?
Nói như Bác không sai, nhưng làm thế thì Lượng không còn đáng ca ngợi đến vậy. Cái tinh cái túy nằm ở chỗ đó, cao siêu chỗ đó. Còn kiểu mặc kệ tất cả để dành chiến thắng thì có đáng mặt anh hào không? Ngô Dụng trong Thủy Hử là một điển hình, một kẻ toàn dùng độc kế hại người. Kẻ này nếu nói anh hùng thì quả cá nhân tôi thấy chưa thỏa đáng.
Đây là chữ nghĩa 義 trong tiếng Trung. Dưới là chữ ngã,cái tôi - 我, trên là con cừu - 羊. Theo như nghĩa đen là: " Tôi là 1 con cừu". Mà cừu thì ngày xưa hay được dùng để hiến tế lên thần linh, chúa trời. Sau này chữ này suy ra là một người không ngại hi sinh bản thân mình vì giang sơn đất nước, vua chúa, người hi sinh vì việc nghĩa. Nên "diễn nghĩa" ở đây là nói về nghĩa khí của các anh hùng trong tam quốc. Người đời thì ca ngợi là anh hùng, nhưng thực ra chỉ là con cừu.
Thằng cha Ngô Dụng thì nhiều khi vô nhân đạo thấy rõ, lợi dụng sự ngu si của Lý Quỳ để kêu nó giết người chẳng cần phân biệt, như thằng bé mấy tuổi mà Chu Đồng hay dẫn đi chơi vô tội cũng bị giết; hay thủ đoạn tàn độc hại chết cả nhà người ta để ép lên Lương Sơn như Tần Minh...
Hi hi mình không nói là đạp nên tất cả để đạt mục đích, mà là cái kết quả của hành động mới nói nên tất cả. Kết quả không chỉ là kết quả mà nó còn bao hàm sự được mất, nhân nghĩa hay khốn nạn ở trong đó. Lượng dùng hỏa công hay mỹ nhân kế chẳng khác gì nhau cả (về mục đích), ý bạn cho là dùng mỹ nhân kế là lợi dụng 1 người (không quan tâm tới họ) nhưng có những người có giá trị "bằng vạn quân" đưa một người vào để địch vạn quân như vậy thì giá trị lắm chứ, bớt đổ máu bao người. Trong lịch sử mình rất thích các cuộc "chuyển giao quyền lực" không đổ máu. Mỹ nhân kế chính là nhân đạo ở đó. Nhân đây xin hỏi bạn đánh giá về nhân vật Tống Giang trong Thủy Hử thế nào?
Nguyên do Tào Tháo có một người con là Tào Thực, có làm bài Đồng Tước đài phú và Gia Cát Lượng đã sửa mấy chữ trong bài đó để khích Chu Du. 銅雀臺賦 從明後而嬉遊兮, 登層臺以娛情。 見太府之廣開兮, 觀聖德之所營。 建高門之嵯峨兮, 浮雙闕乎太清。 立中天之華觀兮, 連飛閣乎西城。 臨漳水之長流兮, 望園果之滋榮。 立雙臺於左右兮, 有玉龍與金鳳。 攬二喬於東南兮, 樂朝夕之與共。 俯皇都之宏麗兮, 瞰雲霞之浮動。 欣群才之來萃兮, 協飛熊之吉夢。 仰春風之和穆兮, 聽百鳥之悲鳴。 天雲垣其既立兮, 家願得而獲逞。 揚仁化於宇內兮, 盡肅恭於上京。 惟桓文之為盛兮, 豈足方乎聖明! 休矣!美矣! 惠澤遠揚。 翼佐我皇家兮, 寧彼四方。 同天地之規量兮, 齊日月之暉光。 永貴尊而無極兮, 等年壽於東皇。 御龍旂以遨遊兮, 迴鸞駕而周章。 恩化及乎四海兮, 嘉物阜而民康。 願斯臺之永固兮, 樂終古而未央! Đồng Tước đài phú Tòng minh hậu dĩ hì du hề, Đăng tằng đài, dĩ ngu tình. Kiến Thái phủ chi quảng khai hề. Quan Thánh đức chi sở dinh Kiến cao môn chi tha nga hề, Phù song khuyết hồ Thái thanh. Lập trung thiên chi hoa quan hề, Liên phi các hồ Tây vực. Lâm Chương thuỷ chi trường lưu hề, Vọng viên quả chi tư vinh. Lập song đài ư tả hữu hề, Hữu Ngọc Long dữ Kim Phụng. Liên nhị kiều ư đông nam hề, Nhược trường không chi đế đống. Phủ hoàng đô chi hoành lệ hề, Khám vân hà chi phù động. Hán quần tài chi lai tuỵ hề. Hiệp phi hùng chi cát mộng. Ngưỡng xuân phong chi hoà mục hề. Thính bách điểu chi bi minh. Vân thiên tuyên kỳ ký lập hề, Gia nguyện đắc hồ song sinh. Dương nhân hoá vu vũ trụ hề, Tận túc cung vu thượng kinh. Duy hoàn, văn chi duy thịnh hề, Khởi túc phương hồ thánh minh. Hưu hỹ! Mỹ hỹ! Huệ trạch viễn dương. Dực tá ngã hoàng gia hề. Ninh bỉ tứ phương. Đồng thiên địa chi qui lượng hề. Tề nhật nguyệt chi huy quang. Vĩnh quý tôn nhi vô cực hề. Đẳng quân thọ ư đông hoàng. Ngự long kỳ dĩ ngao du hề Hồi loan giá nhi chu chương. Tư hoá cập hồ tứ hải hề, Gia vật phụ nhi dân khang. Nguyện tư đài chi vĩnh cô hề, Lạc chung cổ nhi vị hương! Bản dịch của Tử Vi Lang Noi đức sáng thánh quân rực rỡ, Lên lầu đài hớn hở lòng xuân. Xem công Thái Thú chăn dân, Đức cao vời đã thấm nhuần nơi nơi. Dựng lên giữa lừng trời xanh ngắt, Đài nguy nga bát ngát không trung. Mỹ quan nào kém non Bồng, Gác cao, tây vực nhìn thông nẻo đoài. Dòng Chương Thuỷ chảy dài trong suốt, Tưới nhuần vườn cây tốt quả tươi... Hai bên tả hữu hai đài: Ngọc Long, Kim Phượng sáng ngời ánh dương. Bắc hai cầu tây đông nối lại Như cầu vồng sáng chói không gian. Ngồi cao nhìn xuống cõi trần, Đế đô mây ráng xoay vần nổi trôi... Mừng rỡ thấy anh tài qui tụ, Ứng mộng hùng chuyện cũ Văn Vương. Gió xuân đầm ấm đưa hương, Muôn chim đua hót du dương hài hoà. Cao đẹp tựa trời mây muôn thủa, Phúc nhà may chất chứa dài lâu. Khắp cùng vũ trụ nhiệm mầu, Đề cao nhân hoá, kính chầu thượng kinh. Noi Tề, Tấn nghĩ mình hưng thịnh, Phò thánh minh cùng sánh công lao. Xinh tươi bền vững biết bao! Ơn sâu nước ngấm, đức cao xa đồn. Phò tá đấng Chí Tôn gìn giữ Xây thái bình thịnh trị bốn phương. Phép trời khuôn đất đo lường. Ánh trăng cùng với ánh dương điều hoà. Tôn quý ấy truyền xa mãi mãi, Thọ vô cùng, thọ với chúa Xuân! Ngự long kỳ buổi an nhàn, Hoặc khi vội vã, xe loan trở về. Ơn giáo hoá tràn trề bốn biển Vui mầng thay vật kiện dân khang! Đài nầy đứng mãi hiên ngang, Điểm tô kim cổ, son vàng thắm tươi... Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ Ôm hết mộng ngày Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc Thâu hết đêm say (Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) Khích và sửa như thế nào, mời đọc trong truyện. Nói chung, bàn về cuộc sống, tài năng và sự nghiệp thực của các nhân vật thì không thể dùng tác phẩm của La Quán Trung vì nó đã bị thay đổi nhiều phục vụ cho những mục đích chính trị.
Cám ơn San. Tàu và khicon phát biểu ý kiến nhé. Mình thấy cách giải thích này hợp lý hơn. Vì chữ Tam Quốc là Hán Việt nên hai chữ Diễn Nghĩa cũng phải là Hán Việt mới hợp lý. Cách giải thích của 2 người thì có phải "diễn nghĩa" là thuần Việt ?!
Mình không giải kiểu như bạn ấy, mình dịch sang thuần Việt luôn tìm một từ thoát ra ý cả vấn đề chứ không bám tách chữ. : ) )
OK! Tôi nói là nói là nói chung cho tất cả. Không phải ai cũng uyên thâm và tỉnh táo như ai, bác ạ. Về mặt văn học, nhất là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật thì La Quán Trung đã rất thành công.
Mình hoàn toàn không thích Ngô Dụng, để đạt được mục đích bất chấp thủ đoạn, đó không phải cách hành xử của người quân tử.