[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mọt sách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Jun 2007 Nơi Cư Ngụ: Ngẫu nhiên Bài gởi: 267 Xin cảm ơn: 710 Được cảm ơn 8,080 lần trong 244 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Cứ để giảm cái e ngại thì báo Hoa Học Trò dùng hẳn những đèn dầu với tinh binh từ lâu rồi, có khi còn giảm e ngại hơn í chứ. Dùng từ không phải lúc nào cũng chăm chăm lo xem những gì mình nói có "văn học" hay không. Nếu không thì em với bác thành nhà văn sạch rồi. Mà bác bảo nó văn học, ừ thì cứ cho là văn học đi. Em dùng dương vật nó còn triết học nữa chứ lị. Nó là triết lý âm dương nhá, đúng là phần lòi ra là dương mà thụt vào là âm nhá. Cái từ "âm tàng" em lại thấy nó màu mè kiểu vẻ quá. Mà bác mong muốn thay đổi cách đọc một sự vật như thế, e rằng hơi thừa thời gian và hơi vô bổ quá. Chứ bác mà kêu gọi đổi cách gọi "những người bị nhiễm HIV" thành "người có H" chẳng hạn, thì em ủng hộ tất cả số tay số chân luôn. P/s: Hình như chức năng PM của mỗi thành viên đều được default là tắt hay sao thế nhỉ ? Em thấy có một số người không thể gửi PM đến được (như min07 chẳng hạn). [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Học sinh Tham gia ngày: Sep 2007 Bài gởi: 62 Xin cảm ơn: 27 Được cảm ơn 1,368 lần trong 59 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Trích: [TABLE="width: 100%"] [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của min07 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chả biết đâu chừng 100 năm nữa min tôi đi vào sử sách ... [/TD] [/TABLE] 100 năm nữa không biết min đi vào sử sách gì ... chứ cứ cái đà này thì sang năm min sẽ nhập hộ khẩu BV Tâm thần Biên Hòa là cái chắc. Hy vọng sẽ tiếp bước với Bùi đại ca hay Nguiễn Ngu Í đại thúc. [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mọt sách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Mar 2008 Nơi Cư Ngụ: Somewhere out there... Bài gởi: 161 Xin cảm ơn: 54 Được cảm ơn 430 lần trong 133 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Trích: [TABLE="width: 100%"] [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Mà bác mong muốn thay đổi cách đọc một sự vật như thế, e rằng hơi thừa thời gian và hơi vô bổ quá. Chứ bác mà kêu gọi đổi cách gọi "những người bị nhiễm HIV" thành "người có H" chẳng hạn, thì em ủng hộ tất cả số tay số chân luôn.[/TD] [/TABLE] Không biết bạn nghĩ thế nào chứ mình thấy cái cách gọi "người có H" này nó "nhảm nhí" thế nào ấy. Không nhẽ bây giờ người "có Học" cũng thành "có H". Dám đối mặt thì mới thắng được nó chứ. Quan trọng là thay đổi cách nghĩ của mọi người chứ cách gọi thì Trích: [TABLE="width: 100%"] [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Chẳng qua chỉ là cách gọi mà thôi. Ôi, danh là danh, sao phải chấp nhất quá nhiều.[/TD] [/TABLE] [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mọt sách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Jun 2007 Nơi Cư Ngụ: Ngẫu nhiên Bài gởi: 267 Xin cảm ơn: 710 Được cảm ơn 8,080 lần trong 244 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Trích: [TABLE="width: 100%"] [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của baongoc9889 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Không biết bạn nghĩ thế nào chứ mình thấy cái cách gọi "người có H" này nó "nhảm nhí" thế nào ấy. Không nhẽ bây giờ người "có Học" cũng thành "có H". Dám đối mặt thì mới thắng được nó chứ. Quan trọng là thay đổi cách nghĩ của mọi người chứ cách gọi thì [/TD] [/TABLE] Từ thay đổi cách nghĩ đến thay đổi cách gọi, hoặc từ thay đổi cách gọi dần dần thay đổi cách nghĩ, đều cùng nhằm đến một mục đích, song để tự dưng thay đổi được cách nghĩ thì không thể. Phải từ những cái nhỏ nhặt nhất trở đi. Đây là mình đang nói riêng với vấn đề "người có H". Không biết baongoc9889 theo ngành nào, nhưng có lẽ bạn chưa hiểu được sự kỳ thị của xã hội đối với người có H lớn đến mức nào. Đối với cuộc sống thì những lý luận suông kiểu phải dám đối mặt rồi mới chiến thắng được nó e rằng không đúng, đơn giản vì không phải ai cũng chiến thắng được, không phải ai cũng có can đảm đối mặt được. Không có can đảm không có nghĩa là có lỗi. Ngành Công tác xã hội dạy tôi thế. Một người bạn của tôi có làm hẳn một nghiên cứu về tác động của ngôn ngữ dẫn tới tư duy và vấn đề thay đổi cách gọi "người có H" thay vì "người nhiễm HIV". Thực sự thì 2 cụm từ chỉ có cùng nội dung giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa thì hoàn toàn khác nhau. Bạn đã bao giờ gọi cái cụm "người nhiễm HIV" ngay trước mặt họ thì mới thấy rõ được điều ấy. Cách gọi này gần đây đã tương đối phổ biến với những người trong ngành, nhưng dường như xã hội vẫn chưa quen hẳn. Về sự kỳ thị của xã hội đối với người có H, có thể nói cả ngày không hết. Chỉ xin vắn tắt lại rằng, "người có H" nghĩa là những người đang sống chung và chịu ảnh hưởng bởi HIV, hơn là những người bị nhiễm một căn bệnh thế kỷ vẫn chưa thể chữa khỏi. Về mặt xã hội, bị nhiễm HIV là một nỗi đau hơn là một căn bệnh. Viết dài quá rồi, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những người sống chung và chịu ảnh hưởng bởi HIV, có thể sử dụng chức năng PM của diễn đàn, chúng ta sẽ trao đổi cụ thể hơn. [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sinh viên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Jan 2007 Bài gởi: 88 Xin cảm ơn: 1,152 Được cảm ơn 2,979 lần trong 78 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Ý kiến của bác Min07 làm em nhớ đến câu chuyện dân gian "tửu, sắc" ... "Rượu thì gọi là rượu, cơm thì gọi là cơm, cứ vẽ chuyện tửu với sắc ...!!! " Vả lại, cái đó mỗi nơi lại gọi nó một tên khác nhau, như Ấn Độ thì gọi nó là linga với yony ... Dù bác có đổi nó là gì thì khi dùng quen rồi người ta vẫn cứ nghĩ đến nó thôi... Mà thấy bác Min có vẻ như suy nghĩ về vấn đề này nhiều hơn ... bình thường và có những ý kiến cũng ... khác thường ... lắm ... !!! [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Viện sĩ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Mar 2007 Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc Bài gởi: 707 Xin cảm ơn: 1,287 Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Các ý của min07 trở nên có lý hơn và hay hơn nếu các mem thảo luận xem tại sao con người cứ mắc cỡ (hay giả vờ mắc cỡ) khi nói về giới và những công cụ của nó.Min07 nên nghiên cứu kỹ đề tài này xem,có cái gì là taboo trong vấn đề này không.Hay là chúng ta bàn đến húy kỵ cái tay cái chân cho nó dễ chịu chút. [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mọt sách Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Mar 2008 Nơi Cư Ngụ: ta bà Bài gởi: 185 Xin cảm ơn: 159 Được cảm ơn 1,844 lần trong 133 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Trích: [TABLE="width: 100%"] [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]thảo luận xem tại sao con người cứ mắc cỡ (hay giả vờ mắc cỡ) khi nói về giới và những công cụ của nó[/TD] [/TABLE] Cám ơn bạn bùi quốc.Theo min tôi thì không có gì là khó cho vấn đề vì sao lại hổ thẹn xấu hổ khi nói về vấn đề này vì đó là những người có chí hướng thượng.Vì họ có chí hướng thượng nên khi bàn đến vấn đề này thì họ sinh xấu hổ không muốn nhắc đến chứ có gì đâu.cám ơn bạn bùi quốc.Bạn cũng nhảy vào cuộc [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Viện sĩ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Mar 2007 Nơi Cư Ngụ: Tuyệt Tình Cốc Bài gởi: 707 Xin cảm ơn: 1,287 Được cảm ơn 4,760 lần trong 722 bài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Trích: [TABLE="width: 100%"] [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Cám ơn bạn bùi quốc.Theo min tôi thì không có gì là khó cho vấn đề vì sao lại hổ thẹn xấu hổ khi nói về vấn đề này vì đó là những người có chí hướng thượng.Vì họ có chí hướng thượng nên khi bàn đến vấn đề này thì họ sinh xấu hổ không muốn nhắc đến chứ có gì đâu.cám ơn bạn bùi quốc.Bạn cũng nhảy vào cuộc[/TD] [/TABLE] Không hẳn là những người mắc cỡ về chuyện ấy là những người hướng thượng và ngược lại.Phân tâm học cho sự dồn nén đó là một trạng thái bệnh lý. Hãy nhìn những công cụ đó như một bộ phận của thân thể bình thường nhất.Cái tay để cầm nắm,cái chân để đi.Còn cái ấy (dương vật,âm hộ hay...âm tàng gì đó tùy ý bạn) thì thực hiện chức năng duy trì nòi giống và còn tuyệt vời hơn nữa,sự khoái lạc,món quà có ý nghĩa nhất mà Satan cố ý,Thượng đế vô tình đã dành cho chúng ta.Còn phạm trù đạo đức lại là chuyện khác.Khi bạn quan hệ tình dục với chồng hoặc vợ bạn và việc đó tạo sự khoái cảm cho nhau thì điều ấy đáng hoan nghênh.Và đôi lúc cần có tài liệu hướng dẫn về việc ấy.Kamasutra là một ví dụ.Nhưng khi bạn đem những hiểu biết ấy đi làm những hành động vô luân thì đó lại là chuyện của một bản chất thấp hèn.Kamasutra không chịu trách nhiệm về việc này. Nhân đây cũng trao đổi với Cung Tiêu Diêu về việc con cái chúng ta có thể xem các sách này.TVE không có thì có Website khác.Trách nhiệm của bố mẹ là phải tạo một sự miễn dịch cho con mình trước những thứ hiện tại chưa cần cho chúng.Làm Tổng thống một nước dân chủ khó hơn làm một nhà độc tài,và đó mới là giá trị của một xã hội văn minh.Bạn có thể quát nạt,cấm đoán chúng nhưng bạn biết rồi đấy, không thể lúc nào bạn cũng kè kè bên chúng để kiểm soát.Còn làm thế nào để có sự miễn dịch đó thì...nhiều lắm.Mỗi cây mỗi hoa,mỗi nhà mỗi cảnh. Và cũng nhắc bạn Min07 là tên đầy đủ của Huy tôi là Bùi Quốc Huy.Bạn cắt đuôi làm tôi thấy nhột nhột làm sao. [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mọt sách Tham gia ngày: May 2008 Nơi Cư Ngụ: on Skype and YM! Bài gởi: 189 Xin cảm ơn: 346 Được cảm ơn 1,195 lần trong 168 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] Nguồn gốc ngôn ngữ [HR][/HR]Nhân đọc mục góp ý "Cảm ơn hay cám ơn" mà các bác bên ấy tranh luận một hồi đến tận .... nguồn gốc ngôn ngữ. Có bạn nói: Hệ ngôn ngữ gốc Đức không có nghĩa là Tiếng Đức là cha đẻ/ mẹ đẻ của các ngôn ngữ trong nhóm đó? Em lại thấy là .. nếu nói vậy thì tiếng Đức vẫn đúng là cha đẻ/ mẹ đẻ của các tiếng Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển .. (Hình minh họa tại link trên) Xin các bác chỉ giáo. Xin cảm ơn [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thành viên mới Tham gia ngày: Jul 2008 Bài gởi: 1 Xin cảm ơn: 0 Được cảm ơn 0 lần trong 0 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]em xin lỗi ngắn ngang vấn đề các anh chị đang thảo luận, xin cho em hỏi 2 câu: bài thơ sau, em đoán là của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bản thân em chưa từng được học qua bài này, nhưng giọng thơ có mang chút tư tưởng Lão giáo, và có phảng phất nét Nguyễn Bỉnh Khiêm. có thể đây là 1 bài hết sức nổi tiếng ai cũng biết, nhưng em lại không biết, xin các anh chị chỉ giúp: 6 câu trong bài thơ là: (em không chắc mình nhớ đúng) " ta dại ta tìm nơi vắng vẻ người khôn người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao" Xin cho em hỏi tựa bài thơ, tác giả, và nếu đây là thất ngôn bát cú thì có thể sẽ còn 2 câu thơ nữa mà em không biết Em cảm ơn [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Thằng Mõ Guest Bài gởi: n/a [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Các bác bàn cao siêu quá Mõ tui chẳng hiểu làm răng mà con chim phải gọi là cái âm tàng. Con bạn tui nó người bắc. Nó không có đi học nhiều nhưng biết nhiều chữ hay lắm. Nó kêu caí đó của con gái gọi là bướm mới thanh tao. Mõ tui cũng chẳng hiểu làm răng mà con chim thành con bướm nhưng thiệt tình nghe bướm hay hơn. Cái âm tàng nghe giống nhứt dương chỉ trong tiểu thuyết trung hoa võ hiệp kỳ tình khó hiểu thấy mồ. Còn chuyện dạy con cái thì tui không rành nhưng kinh nghiệm ông bà thì con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Răng mà mấy bác phải lo rồi đổ cho mấy cái website. [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Thằng Mõ Guest Bài gởi: n/a [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Trích: [TABLE="width: 100%"] [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của lai vãng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link em xin lỗi ngắn ngang vấn đề các anh chị đang thảo luận, xin cho em hỏi 2 câu: bài thơ sau, em đoán là của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bản thân em chưa từng được học qua bài này, nhưng giọng thơ có mang chút tư tưởng Lão giáo, và có phảng phất nét Nguyễn Bỉnh Khiêm. có thể đây là 1 bài hết sức nổi tiếng ai cũng biết, nhưng em lại không biết, xin các anh chị chỉ giúp: 6 câu trong bài thơ là: (em không chắc mình nhớ đúng) " ta dại ta tìm nơi vắng vẻ người khôn người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao" Xin cho em hỏi tựa bài thơ, tác giả, và nếu đây là thất ngôn bát cú thì có thể sẽ còn 2 câu thơ nữa mà em không biết Em cảm ơn [/TD] [/TABLE] Bài ni là bài Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hai câu đầu còn thiếu là Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Học sinh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Jun 2008 Nơi Cư Ngụ: Miên viễn phố Bài gởi: 31 Xin cảm ơn: 52 Được cảm ơn 32 lần trong 15 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Tương Tiến Tửu (Bản dịch: Khương Hữu Dụng, 1996. Thơ Đường, Nhà Xuất bản Đà Nẵng, trang 42-44) Bác chẳng thấy Sông Hoàng từ trời nước đổ xuôi Một mạch xuống biển không hề lui? Lại chẳng thấy Gương sáng lầu cao buồn tóc bạc Sớm mới xanh tơ, chiều đã tuyết? Người sinh đắc ý vui tràn đi Chớ để chén vàng trơ với nguyệt. Trời đã sinh ta là có dụng Ngàn vàng phóng sạch rồi trở lui. Ninh dê, mổ trâu, rứa mới hả. Chén nhập ba trăm làm một hơi. Bác Sầm hỡi! Bác Đan ơi! Chớ ngưng chén rượu đây mời. Cùng bác ta ca hát Vì ta bác hãy lắng nghe chơi Chuông trống cổ bàn chưa đủ qúy Hay chi hòng tỉnh, ước say dài! Xưa nay thánh hiền đều bặt tiếng Chỉ có bọn rượu danh lừng thôi! Trần Vương thuở xưa tiệc Bình Lạc Đấu rượu mười ngàn vui thỏa thích Chủ nhân cớ sao kêu thiếu tiền, Dốc túi cùng ta chén thù tạc. Ngựa năm bớt Áo ngàn vàng Trẻ đâu! Cho đổi rượu ngon tất, Ta cạn muôn đời sầu thế gian! ---------------------------------------------- Cảm ơn bác nhé! bấy lâu vẫn nghe hoài bài gọi là Tương tiến tửu... chữ Hán dốt đặc cán maiđành hôm nay ngâm nga bản dịch do bác post vậy... hjx, hay quá xá là hay... chén rượu ngâm nga... hahaha trời đất trong chung rượu! [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thành viên mới Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Aug 2008 Bài gởi: 9 Xin cảm ơn: 69 Được cảm ơn 10 lần trong 7 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Tôi có ngạc nhiên khi thấy chúng ta thường gọi những người lớn tuổi là "ông bà" chứ không phải là "bà ông", và ngược lại gọi là "vợ chồng" chứ không gọi "chồng vợ". Có lẽ là thuận "trắc", "bằng" hay sao? Xin mời các anh hùng Trung Nguyên chỉ giáo! [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thành viên mới Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Mar 2008 Bài gởi: 7 Xin cảm ơn: 46 Được cảm ơn 17 lần trong 5 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] Về phương pháp GRAP (GRAPH?) [HR][/HR]Xin chào các anh chị em thành viên TVE, Hôm nọ trong một phiếu thăm dò về phương pháp giảng dạy của giáo viên, Híc thấy có một câu hỏi: "Anh (chị) đã từng ứng dụng phương pháp GRAP trong giảng dạy chưa?" Từ nào đến giờ Híc chỉ nghe tên một số phương pháp dạy học như: phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề... Còn phương pháp GRAP (hay GRAPH?) thì Híc chưa nghe bao giờ. Có ai biết về phương pháp dạy học bằng GRAP xin giải thích dùm nhe. Xin cảm ơn rất nhiều! [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sinh viên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Jan 2007 Bài gởi: 88 Xin cảm ơn: 1,152 Được cảm ơn 2,979 lần trong 78 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]"Tương tiến tửu" ngoài bản dịch của Khương Hữu Dụng, còn một số bản dịch khác nữa, cá nhân mình thích bản dịch của thi sĩ Hữu Loan, có lẽ do đã thuộc bản này lúc nhỏ. Kẻ mời, người uống đều thật hào sảng !!! Bản dịch của Hữu Loan : Thấy chăng ai Hoàng Hà như thác dốc tự trời cao Cuồn cuộn về khơi tráo ngược lại làm sao? Thấy chăng nữa cao gương sáng thương cho tóc Sáng mới tơ xanh chiều đà như tuyết! Người đời ơi! Đắc chí cứ vui tràn Chớ để ráo nậm vàng khuya trăng ngó! Trời sinh ta "tài không để bỏ" Nghìn vàng vung tay trắng xoè lại có! Nướng dê, mổ trâu nhắm tuyệt vời! Nâng chén mời nhau ba trăm chén một hơi Này Sầm phu tử! Người Đan Khâu ơi! Đã uống thì luôn tay chén chớ rời Cùng người ta hát khúc... Nghiêng tai này bác lắng nghe tôi: Thức ngọc mâm vàng, trống chiêng sao đủ quý? Ai tỉnh thì ai say suốt đời thề tuý luý! Thánh hiền xưa nay các cái thảy im lìm Duy đấng làng say danh lừng để Trần vương ban yến xưa Bình Lạc Rượu đấu mười ngàn Khách mê say khướt Nghe như chủ nhân thì thào thiếu tiền? - Uống cấm lại vò! - Dốc nốt ta cùng! - Mời tôi! - Mời bác! - Cởi hồ cừu, ngàn vàng! - Đóng ngựa hoa năm sắc! Hò trẻ em luôn rượu trứ danh sang tất - Cùng uống say tan "Muôn kiếp - sầu - đời"! Bản dịch của: Hoàng Tạo, Tương Như Há chẳng thấy, nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống Chảy nhanh ra biển, chẳng quay về, Lại chẳng thấy, thềm cao gương soi rầu tóc bạc Sớm như tơ xanh, chiều tựa tuyết ? Đời người đắc ý hãy vui tràn, Chớ để bình vàng suông bóng nguyệt! Trời sinh thân ta, hẳn có dùng, Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến. Mổ dê, giết trâu, cứ vui đi, Uống liền một mạch ba trăm chén! Bác Sầm ơi, Bác Đan ơi! Sắp mời rượu, Chớ có thôi! Vì nhau tôi xin hát, Hãy vì tôi hai bác nghe cùng: "Này cỗ ngọc, nhạc rung, chẳng chuộng, Muốn say hoài, chẳng muốn tỉnh chi ! Thánh hiền tên tuổi bặt đi, Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi muôn đời ! Xưa Trần Vương yến nơi Bình Lạc, Rượu tiền muôn đùa cợt tha hồ" Chủ nhân kêu thiếu tiền ru ? Để cùng dốc chén, ta mua đi nào ! Đây ngựa gấm, Đây áo cừu, Này con, đổi rượu hết, Cùng nhau ta giết cái sầu nghìn thu ! Bản dịch của Tchya (Đái Đức Tuấn) Há chẳng thấy trên trời sa xuống Nước Hoàng Hà cuồn cuộn tung xuôi Một đi đi mãi ra khơi Có bao giờ lại phản hồi nữa đâu Lại chẳng thấy trên lầu gương tỏ Mái tóc càng soi rõ mầu sương Sáng như tơ chửa nhuộm vàng Chiều đà như tuyết nghĩ thương thân già Cho nên gặp lúc ta đắc ý Phải chơi cho phỉ chí con người Chén vàng chớ để cho vơi Đáy không nhìn bóng trăng soi bẽ bang Sinh ta có tài năng chí khí Ắt trời không bỏ phí không dùng Ngàn vàng không cũng là không Tiêu đi lại có mất xong lại về Thì hãy mổ trâu dê mà khoái Tụ cho đông uống mãi cho say Rót ba trăm chén rượu đầy Một lần tu cạn một hơi mới đành Nào Sầm tử Đan sinh đâu tá Chớ ngừng tay rót nữa đừng thôi Vì mình ta hát khúc chơi Vì ta mình hãy lắng lời mà nghe Dẫu soạn ngọc chẳng gì đáng quý Chỉ cầu cho túy lý mà thôi Thánh hiền chết cũng lập vùi Còn tên để lại họa người say sưa Yên Bình lạc ngày xưa vui thú Trần Vương mời rượu hũ thập niên Chủ nhân hãy uống chớ phiền Cớ sao than nỗi không tiền với ta Này đây ngựa năm hoa một cỗ Này ngàn vàng cả bộ áo lông Trẻ đâu: Đổi lấy rượu nồng Cùng người cùng giải sầu đong vạn đời Bản dịch của Ngô Văn Phú Thấy chăng anh Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống Chảy băng ra biển chẳng quay về. Lại chẳng thấy Lầu cao gương sáng thương đầu bạc Sớm tựa tơ xanh, chiều đã tuyết Đời khi đắc ý hãy nên vui Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt. Trời sinh ta tài ắt phải chọn Nghìn vàng tiêu hết rồi có thôi Mổ dê, giết trâu lại vui nữa Đủ ba trăm chén một lần mời. Sầm Phu Tử Đan Khâu Sinh Nào kèo rượu, chén chớ dừng! Cùng người ca một khúc Xin người nghiêng tai hãy lắng nghe Tiệc lớn chuông trống dạo chẳng qúy Không được tỉnh đâu, phải say nhè Thánh hiền từ xưa đà lạnh ngắt Lưu danh thiên hạ kẻ ôm be Trần Vương thuở trước yến Bình Lạc Đấu rượu vạn tiền say một cuộc Chủ nhân xin đừng nói thiếu tiền Mai kiếm rượu về lại cùng chuốc Áo cừu ngựa qúy của ta đâu Hãy sai hầu trẻ đem đổi rượu Cùng uống cho tan vạn cổ sầu. Bản dịch của Nguyễn phước Hậu Anh chẳng thấy sao ? Hoàng Hà sóng nước tự trời tuôn Cuồn cuộn ra khơi ở lại luôn. Sáng tóc tơ xanh, chiều tuyết bạc, Mẹ Cha tóc trắng ngắm gương buồn! Đời người còn dịp nên vui hưởng, Chớ để chén vàng thẹn nguyệt suông. Tài giỏi trời cho dùng đúng chỗ Nghìn vàng tiêu hết có tiền muôn. Mỗi lần uống đủ ba trăm chén, Giết mổ dê trâu yến ẩm thường. Này ông Sầm, bác Đan Khâu Cùng mời uống rượu, dừng đâu chén mời. Có anh ta hát một bài Xin bạn vì ta hãy lắng tai, Món quý nhạc hầu là thứ yếu Không mong tỉnh rượu chỉ mong say. Xưa nay hiền thánh đều im bặt Chỉ có kẻ say để tiếng đời Xưa tiệc Trần Vương cung Bích Lạc Nghìn đồng một đấu uống vui cười.. Đố ai dám bảo nghèo tiền bạc, Mua rượu về mau chuốc chén mời! Ngựa năm sắc, áo vàng thoi Con ơi đổi lấy một vò rượu ngon. Để ta cùng bạn diệt muôn thuở sầu! [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mọt sách Tham gia ngày: Sep 2007 Bài gởi: 236 Xin cảm ơn: 1,130 Được cảm ơn 1,110 lần trong 261 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Trích: [TABLE="width: 100%"] [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của HatButOng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tôi có ngạc nhiên khi thấy chúng ta thường gọi những người lớn tuổi là "ông bà" chứ không phải là "bà ông", và ngược lại gọi là "vợ chồng" chứ không gọi "chồng vợ". Có lẽ là thuận "trắc", "bằng" hay sao? [/TD] [/TABLE] Các xác người trôi trên sông, nếu là đàn ông thường nằm sấp, đàn bà thường nằm ngửa. Đó là cái lẽ cân bằng bền của ông Trời. Còn cái vụ nói năng kia chắc cũng có luật bất thành văn về "cân bằng lọt tai" Người Trung Quốc nói trong thành phố là thị trung. Ấy thế mà khi dịch sang tiếng Việt cứ thích nói là Bần cư trung thị vô nhân vấn vì nghe nó lọt tai hơn Bần cư thị trung vô nhân vấn. (nghèo mà sống giữa thành phố cũng chẳng có ai hỏi han gì) Bằng trắc thôi mà! [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thủ thư Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Jan 2006 Bài gởi: 378 Xin cảm ơn: 180 Được cảm ơn 14,287 lần trong 223 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]"Người khôn nói nhẹ thì đau. Người khôn lấy đá đánh đầu vẫn ngu." Có bạn nào biết câu trên (thành ngữ??) xuất phát từ đâu và muốn nói đến điều gì không? Mình nghe thấy nó không được logic cho lắm. [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mọt sách Tham gia ngày: May 2008 Nơi Cư Ngụ: on Skype and YM! Bài gởi: 189 Xin cảm ơn: 346 Được cảm ơn 1,195 lần trong 168 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] [HR][/HR]Trích: [TABLE="width: 100%"] [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của SBC Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link "Người khôn nói nhẹ thì đau. Người khôn lấy đá đánh đầu vẫn ngu." Có bạn nào biết câu trên (thành ngữ??) xuất phát từ đâu và muốn nói đến điều gì không? Mình nghe thấy nó không được logic cho lắm. [/TD] [/TABLE] Nếu theo logic, mình đoán là câu đó .. đã bị ghi .. sai. Ít nhất nó phải là: "Người khôn nói nhẹ thì đau. Người ngu lấy đá đánh đầu vẫn ngu." Và ý của nó.. đã khá rõ. Mình mạn phép "diễn nôm" theo "ngu ý" của mình như sau: Đối với người khôn, một lời nói (chỉ trích, phê phán) dù nhẹ thì người khôn vẫn cảm thấy "đau" (thấm, hiểu). / Trái lại, người ngu thì dù có lấy đá đánh vào đầu (trái ngược với ý tưởng chỉ dùng lời nói phê phán) thì người ngu vẫn .. không "đau" (không hiểu ra) và vẫn .. ngu. Có điều, xuất phát của câu đó từ đâu và liệu nó có "điển tích" hay tình huống gì đi kèm không thì mình .. không rõ. Chờ các cao nhân vậy! [/TD] [/TABLE]
[TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"] [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Học sinh Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tham gia ngày: Jan 2007 Nơi Cư Ngụ: Sao hỏa. Bài gởi: 65 Xin cảm ơn: 179 Được cảm ơn 550 lần trong 40 bài [/TD] [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"] Tử vi liệu có đúng? [HR][/HR]chẳng là phụ thân, phụ mẫu nhà mozartvn rất tin tưởng vào tử vi, nhất là khía cạnh hợp tuổi trong hôn nhân, mozartvn là đô đổ một cô bé theo nguyên lý tử vi thì khắc-xung toàn tập., kéo theo kết quả là hai thân phụ phản đối kịch liệt. đứng ở phía mozartvn, mặc dù hoàn toàn chưa tìm hiểu sâu về tử vi, tử vi lại tồn tại trên hàng nghìn năm, nhưng mozartvn chỉ xem tử vi như tham khảo. Vậy xin hỏi các bậc tiền bối đã tìm hiểu về tử vi, liệu tử vi là bất diệt , là hoàn toàn đúng, xin các bậc tiền bối khai sáng để mozartvn làm cái vốn "lý sự" của mình [/TD] [/TABLE]