Thảo luận Ai biết ... giải thích giùm.

Discussion in 'Bàn Trà' started by Song Ngư, Oct 5, 2013.

Moderators: amylee
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Trí thức

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Sep 2007
    Nơi Cư Ngụ: Phố biển hiền hòa :)
    Bài gởi: 310
    Xin cảm ơn: 399
    Được cảm ơn 10,071 lần trong 253 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Thấy mọi người tranh luận dữ quá nên mình mới tò mò ghé vào đây xem thử, ai dè đọc được một đỗi rồi cũng thấy chóng mặt như Ngudaica luôn ^^. Tuy nhiên mình có một thắc mắc nhỏ là tại sao mọi người lúc thì nói là "hai mặt đối lập" lúc thì lại dùng "phủ định", ngay cả câu hỏi của Mozartvn lúc đầu là hỏi đến "hai mặt" nhưng đến cuối lại là hỏi "phủ định" của 1 thứ...

    Theo như mình nghĩ thì "hai mặt đối lập" và "phủ định" của 1 vật có ý nghĩa khác nhau chứ. Hai mặt đối lập thì chỉ sự khác biệt, trái ngược về bản chất, đặc điểm của 1 sự vật. Còn phủ định là loại bỏ 1 cái nào đó để xuất hiện 1 cái khác...

    Mong mọi người giải thích cho mình được rõ. Cảm ơn trước nhé!
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  2. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt sách

    Tham gia ngày: Sep 2007
    Bài gởi: 236
    Xin cảm ơn: 1,130
    Được cảm ơn 1,110 lần trong 261 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Việc không tìm được một cách thực sự thỏa đáng đối lập của "ông nội", "ông ngoại"... là cái gì chứng tỏ cái bế tắc của triết học. Triết học đã là cái quái gì mà đòi diễn tả được tất cả cái thế giới này. Có rất nhiều góc của thế giới này có cần gì triết học đâu.

    "Mọi lý thuyết đều là màu xám
    Mà cây đời vẫn mãi mãi xanh tươi"
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  3. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt già

    Tham gia ngày: Feb 2005
    Nơi Cư Ngụ: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
    Bài gởi: 1,508
    Xin cảm ơn: 1,490
    Được cảm ơn 51,263 lần trong 1,275 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của Cung Tieu Dieu Please login or register to view links
    Từ phản nghĩa từ "khát" là từ "đã khát", thế thôi!
    [/TD]
    [/TABLE]

    Phản nghĩa của từ "khát" là ngữ tính từ "không khát". "Đã khát", "thèm khát", "khao khát" không tương đương với "không khát" nên không thể là phản nghĩa của từ "khát". Ngoài ra, cấu trúc của "đã + khát" cũng y hệt "không + khát": đó là ngữ tính từ. Không phải từ phản nghĩa.

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của tuan_lionsg Please login or register to view links
    Em cũng rớt thi bằng lái nếu ở VN có mục thi tiếng Việt.

    (A): "cái không phải không tức là có" : -(-a) = a
    1. Theo nguyên lý phủ định mệnh đề: Từ mệnh đề a, ta tạo được mệnh đề phủ định của nó bằng cách đặt tác tử phủ định vào trước mệnh đề này: - a. Đọc là "không a". Ví dụ:
    Anh vvn đọc sách. (1)
    Phủ định (1): Không phải anh vvn đọc sách. (2)

    2. Theo nguyên lý phủ định kép: -(-a) = a. Nghĩa là phủ định hai lần mệnh đề sẽ được chính mệnh đề đó.
    Anh vvn đọc sách. (1)
    Phủ định kép:
    Không phải anh vvn không đọc sách (3) = anh vvn đọc sách (1)

    [/TD]
    [/TABLE]

    a ----> anh vvn đọc sách
    -
    a----> Không phải anh vvn đọc sách
    -(-a) ----> Không phải không phải anh vvn đọc sách
    -a' ----> anh vvn không đọc sách
    -(-a') ----> ?
    ? ----> Không phải anh vvn không đọc sách
    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của trongtk Please login or register to view links
    Thấy mọi người tranh luận dữ quá nên mình mới tò mò ghé vào đây xem thử, ai dè đọc được một đỗi rồi cũng thấy chóng mặt như Ngudaica luôn ^^. Tuy nhiên mình có một thắc mắc nhỏ là tại sao mọi người lúc thì nói là "hai mặt đối lập" lúc thì lại dùng "phủ định", ngay cả câu hỏi của Mozartvn lúc đầu là hỏi đến "hai mặt" nhưng đến cuối lại là hỏi "phủ định" của 1 thứ...

    Theo như mình nghĩ thì "hai mặt đối lập" và "phủ định" của 1 vật có ý nghĩa khác nhau chứ. Hai mặt đối lập thì chỉ sự khác biệt, trái ngược về bản chất, đặc điểm của 1 sự vật. Còn phủ định là loại bỏ 1 cái nào đó để xuất hiện 1 cái khác...

    Mong mọi người giải thích cho mình được rõ. Cảm ơn trước nhé!

    [/TD]
    [/TABLE]

    Ở đây mọi người tranh luận cũng hiền lành lắm. Không dữ đâu. Dữ là bị xóa bài ngay. [​IMG]

    phủ định là tập hợp con của đối lập, và cả hai đều là tập hợp con của khác biệt. Hễ phủ định thì chắc chắn đối lập, nhưng đối lập chưa chắc đã phủ định lẫn nhau.

    Ví dụ: đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa là 2 đảng đối lập, nhưng cùng tồn tại chứ không phủ định hay triệt tiêu lẫn nhau.
    Ví dụ khác: Cam chua và cam ngọt. Chua ngọt là hai trạng thái khác biệt chứ không đối lập, cũng không phủ định lẫn nhau. Bằng chứng là có món 'sườn xào chua ngọt' [​IMG]

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của haphuong2007 Please login or register to view links
    Việc không tìm được một cách thực sự thỏa đáng đối lập của "ông nội", "ông ngoại"... là cái gì chứng tỏ cái bế tắc của triết học. Triết học đã là cái quái gì mà đòi diễn tả được tất cả cái thế giới này. Có rất nhiều góc của thế giới này có cần gì triết học đâu.
    [/TD]
    [/TABLE]

    Triết học không bế tắc mà cũng chẳng giải thích.
    Triết học tìm cách nhận định bế tắc, tìm sự giải thích để đi đến chân lý.

    Đúng là có rất nhiều góc của thế giới này chẳng cần gì đến triết học vẫn sinh con đẻ cái như thường. Cũng có nhiều góc chả cần cái gì cả mà vẫn đẻ ra cả mớ các nhà triết da, triết lông như trong 1 góc nào đó của TVE...

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của haphuong2007 Please login or register to view links
    "Mọi lý thuyết đều là màu xám
    Mà cây đời vẫn mãi mãi xanh tươi"

    [/TD]
    [/TABLE]

    Chắc bạn tuan_lionsg có thể chỉ ra được cái phi logique của câu thơ này.

    Theo vvn câu này muốn hợp logique thì phải sửa là

    "Đa số lý thuyết là màu xám
    Mà cây đời vẫn mãi mãi xanh tươi"

    hay
    "Mọi lý thuyết đều là màu xám
    Nên cây đời cũng xám xịt luôn"

    Rất có thể vvn sai trong trường hợp này (cũng như nhiều trường hợp khác) vì trên đời này "luôn tìm được phủ định của một thứ" (mozartvn). Có thể có tồn tại một thứ logique phi logique chăng, mà thi ca - hay nói rộng ra là nghệ thuật - là ví dụ điển hình của sự jối jắm gùn ghè này? [​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  4. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt sách

    Tham gia ngày: Sep 2007
    Bài gởi: 236
    Xin cảm ơn: 1,130
    Được cảm ơn 1,110 lần trong 261 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Mình mê triết học lắm nhưng không được học nhiều. Nói như vậy so với cái bài post trên đây của mình gộp lại chính là 2 mặt của một vấn đề đấy.

    Triết học dạy cho ta :
    Tất cả các chân lý mà ta đã biết chỉ là tương đối, ngày nay đúng, ngày mai sai. Ví dụ ư? dẫn chứng ư? Nhiều lắm không kể xiết đâu... Chỉ có khi nào Thời gian và Không gian bằng Vô cùng, mà nôm na ra là mình phải sống ở khắp mọi nơi trong vũ trụ này(!) với tuổi thọ là 1 vạn, 1 triệu...năm thì mới biết được những điều tuyệt đối đúng.

    Thế thì có phải "mọi lý thuyết (chân lý cho đến lúc này) đều là màu xám" không?

    Thế mà sông Me công vẫn âm thầm mang phù xa cho những thảm lúa xanh tươi, vẫn "mãi mãi chim ca mãi mãi em cười". Đêm đã rất khuya mà vẫn có những thành viên TVE miệt mài gõ gõ...Cây đời xám xịt ư? Cây đời héo rũ ư? Cây đời về với cội nguồn để cho những mầm non lại tiếp tục nhú lên....
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  5. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Học sinh

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Jan 2007
    Nơi Cư Ngụ: Sao hỏa.
    Bài gởi: 65
    Xin cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 550 lần trong 40 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Xin chân thành cảm ơn bác vvn, Mozart đã đọc pm của bác, xin lỗi vì Mozart đã sử dụng chức năng search mà không thấy bài viết của mình.
    Trờ lại câu hỏi của Mozart “Tại sao mọi thứ đều có 2 mặt !?” nhận được rất nhiều chứng minh của các bác đi từ ngôn ngữ, toán học, đến phật giáo…
    Nếu được “bẻ”, mozart sẽ bẻ lại một câu “tại sao các bác lại dùng chính cái được chứng minh để chứng minh cái chứng mình, khác nào rễ cây mọc từ ngọn cây”, môn na , chính sự phân biệt được tích chất hai mặt của sự vật và hiện tượng,đi từ tích chất hai mặt rồi mới phát hiện ra nguồn gốc của sự so sánh rồi mới tới ngôn ngữ, toán học, triết lý được xây dựng….và điều này không biết mozart có nhầm lẫn, bạn nào “bẻ” được thì bẻ cho sắc nhé.
    Và câu hỏi đó, Mozart cũng từng nghĩ, phải chăng đó là những qui ước tinh thần, nó tồn tại được vì nó tối ưu,nó thắng được qui ước tinh thần khác theo nguyên lý cạnh tranh-sinh tồn, và vì nó phản ánh được một tập rộng lớn các sự vật hiện tượng trong quá trình tiến hóa. Và liệu có cái qui ước nào tối ưu hơn không? Qui ước được xây dựng từ khi con người mới sơ khai, qui ước cực kì tối ưu, thì sẽ thế nào nhỉ? Mozart không biết.
    Còn có những thứ ở ngoài ta, đánh lừa giác quan của ta, lừa dối ta, và thế giới cũng chỉ là một bức vẽ trong tâm trí ta, sẽ mãi mãi là bức tranh khiếm khuyết, hiện thực là vô tận !?
    Bạn nảo hỏi “Liệu Mozart có phủ định được Mozart không!?” thế thì Mozart sẽ “bẻ” lại Mozart “ Liệu mozart có ảnh hưởng từ một cái gì đó đã biết, rồi lại vô thức đưa ra để lập luận, liệu nó đã là chính xác chưa ?” Câu hỏi này dành cho các bạn vậy.
    Cảm ơn các bạn đã quan tâm. [​IMG]
    PS: có vài điều không hợp lý đâu bạn haphuong2007 ạ, đôi cánh tưởng tượng không phải bao giờ cũng có chỗ.[​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  6. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt già

    Tham gia ngày: Feb 2005
    Nơi Cư Ngụ: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
    Bài gởi: 1,508
    Xin cảm ơn: 1,490
    Được cảm ơn 51,263 lần trong 1,275 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của bim_HF Please login or register to view links
    Khi ngẫu nhiên tìm câu trích đúng của "hiệu ứng cánh bướm":

    Một con bướm vỗ cánh ở tận Brazil nhưng lại gây ra những thay đổi trong chuyển động của không khí và là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành những cơn bão ở Texas (Mỹ)

    Tôi được biết đó là diễn giải của học thuyết Chaos của Eward Lorenz, giáo sư của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ. Xin hỏi "hiệu ứng cánh bướm" có phải do GS Lorenz chính thức đưa ra không, và nó có phải được phát biểu trong Học thuyết Chaos không, hay đây chỉ là một cách nói văn hoa mà người ta dùng để mô tả học thuyết Chaos?

    Các bác chỉ bảo giúp nhé. Xin cảm ơn.

    [/TD]
    [/TABLE]

    Lâu quá chưa thấy ai trả lời.

    Trong khi chờ đợi mời bạn vào link này xem một video clips về "hiệu ứng cánh bướm" để thấy làm thế nào mà một cánh bướm nhẹ nhàng vẫy… mà có thể ... làm thủng cả mái nhà.

    Please login or register to view links

    và đọc báo:

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]"Hiệu ứng cánh bướm"
    Ban Báo chí Tân Trúc, Formosa

    Trong năm 1972, nhà khí tượng học Hoa Kỳ Edward Lorenz đã ấn hành kết quả cuộc khảo cứu dài một thập niên của ông, trong bài diễn văn và báo cáo mang tựa đề "Khả năng dự đoán: một cánh bướm vỗ ở Ba Tây có tạo nên cơn lốc tại Texas chăng?" trong buổi hội nghị của Hội Thăng tiến Khoa học Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Ông miêu tả một số hệ thống cho thấy sự lệ thuộc bén nhạy vào điều kiện lúc ban đầu, và một thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu của một hệ thống năng động có thể tạo sự thay đổi to lớn trong kết quả lâu dài. Ông đặt tên hiện tượng này là "Hiệu ứng cánh bướm", dựa trên sự kiện một con bướm vỗ cánh có thể gây nhiễu loạn trong bầu không khí chung quanh, tạo nên một luồng không khí nhẹ. Kế tiếp, luồng không khí nhẹ này có thể gây nên những thay đổi tương ứng trong bầu không khí, hay những hệ thống khác trong môi trường, và sự phản ứng dây chuyền cuối cùng có thể đưa đến những thay đổi lớn trong những hệ thống khác. Ông Lorenz nhấn mạnh rằng, mỗi cái vỗ cánh của con bướm, và mỗi hành động của từng người, sẽ phản ảnh lên khí hậu toàn cầu...[/TD]
    [/TABLE]

    vvn thì chỉ biết sơ sơ từ wiki là Học thuyết Chaos do Henri Poincaré tìm ra năm 1890, và được Jacques Hadamard chứng minh trong các bài nghiên cứu trên các tập san khoa học từ năm 1989. Từ đó đến nay còn cả một lô một lốc các nhà toán học, hóa học, vật lý, thống kê,... đã nghiên cứu và phát triển thêm học thuyết này cũng như các ứng dụng của nó trong nhiều lãnh vưc. Học thuyết Chaos có nhiều ứng dụng rộng rãi nhưng "dân chơi" Việt Nam đa số chỉ biết ứng dụng vào cách tính "ép phê" để đánh bi-da, hay cách tính xác xuất để thắng trò quay ru-lét (roulette).

    Ngày nay thì người ta lại thường biết đến học thyết Chaos dưới tên "hiệu ứng cánh bướm" chỉ vì bài thuyết trình nổi tiếng của Edward Lorenz năm 1972 trong buổi họp thứ 139 của Ủy Ban Tiến Bộ Khoa Học của Hoa Kỳ (American Asociation for Advancement of Sciences), ứng dụng Chaos vào các tính toán dự báo khí tượng và thời tiết. Thực ra trong bài viết đăng năm 1963 trên New York Accademy of Sciences, nguyên văn ông đã viết là "cú vỗ cánh của một con hải âu (seagulf)...(*)", nhưng khi thuyết trình, ông đã đổi thành "cái đập cánh của 1 con bướm" cho nó ... nên thơ hơn, và cũng ấn tượng hơn.


    Câu "Một con bướm vỗ cánh ở tận Brazil có thể gây nên trận cuồng phong bên Texas?"(**) chỉ là cái tựa của bài diễn thuyết, mà cái tựa này cũng không phải của Edward Lorenz. Theo chính Lorenz kể lại, chỉ vì ông bí không tìm được một cái tựa đề nghe kêu và hấp dẫn cho buổi diễn thuyết, cho nên bạn ông, Philip Merilees, đã đặt bừa cái tên dài dòng này cho bài diễn thuyết.

    Nói chung thì học thuyết này khá khó hiểu, nhất là các bạn trẻ dưới 16 tuổi. Những ai đã có kinh nghiệm "một cái chớp mi cũng có thể làm vỡ tim, tung lồng ngực và để lại những vết thương lòng vĩnh viễn" thì may ra có thể lãnh hội dễ dàng hơn 1 tí.
    ---------

    (*) Nguyên văn:
    "One meteorologist remarked that if the theory were correct, one flap of a seagull's wings could change the course of weather forever."
    (**) Nguyên văn:
    Does the flap of a butterfly’s wings in Brazil set off a tornado in Texas?
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  7. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt sách

    Tham gia ngày: May 2008
    Nơi Cư Ngụ: on Skype and YM!
    Bài gởi: 189
    Xin cảm ơn: 346
    Được cảm ơn 1,195 lần trong 168 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của vvn Please login or register to view links
    ... Học thuyết Chaos do Henri Poincaré tìm ra năm 1890, và được Jacques Hadamard chứng minh trong các bài nghiên cứu trên các tập san khoa học từ năm 1989. Từ đó đến nay còn cả một lô một lốc các nhà toán học, hóa học, vật lý, thống kê,... đã nghiên cứu và phát triển thêm học thuyết này cũng như các ứng dụng của nó trong nhiều lãnh vưc. Học thuyết Chaos có nhiều ứng dụng rộng rãi nhưng "dân chơi" Việt Nam đa số chỉ biết ứng dụng vào cách tính "ép phê" để đánh bi-da, hay cách tính xác xuất để thắng trò quay ru-lét (roulette).

    Ngày nay thì người ta lại thường biết đến học thyết Chaos dưới tên "hiệu ứng cánh bướm" chỉ vì bài thuyết trình nổi tiếng của Edward Lorenz năm 1972 trong buổi họp thứ 139 của Ủy Ban Tiến Bộ Khoa Học của Hoa Kỳ (American Asociation for Advancement of Sciences), ứng dụng Chaos vào các tính toán dự báo khí tượng và thời tiết.

    [/TD]
    [/TABLE]

    Ôi, [​IMG] Vậy mà em lại nhầm lẫn trích dẫn nó là của GS Lorenz nữa chứ! Xấu hổ quá! Cảm ơn các bác vì những thông tin quý giá!
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  8. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt sách

    Tham gia ngày: May 2008
    Nơi Cư Ngụ: on Skype and YM!
    Bài gởi: 189
    Xin cảm ơn: 346
    Được cảm ơn 1,195 lần trong 168 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của mozartvn Please login or register to view links
    “Tại sao mọi thứ đều có 2 mặt !?” nhận được rất nhiều chứng minh của các bác đi từ ngôn ngữ, toán học, đến phật giáo…
    ...
    Và câu hỏi đó, Mozart cũng từng nghĩ, phải chăng đó là những qui ước tinh thần, nó tồn tại được vì nó tối ưu,nó thắng được qui ước tinh thần khác theo nguyên lý cạnh tranh-sinh tồn, và vì nó phản ánh được một tập rộng lớn các sự vật hiện tượng trong quá trình tiến hóa. Và liệu có cái qui ước nào tối ưu hơn không? Qui ước được xây dựng từ khi con người mới sơ khai, qui ước cực kì tối ưu, thì sẽ thế nào nhỉ? Mozart không biết.

    [/TD]
    [/TABLE]

    Thử cãi bác Mozartvn cái nhé:
    1. Câu "Mọi thứ đều có 2 mặt" là không đúng. Ví dụ: thời gian, chả bao giờ được quy định là có 2 mặt, ít nhất là nó luôn được nhắc tới là: quá khứ, hiện tại, tương lai. (cho dù khi cãi cùn thì mình vẫn nói: làm gì có tương lai? Tương lai chỉ là một chuỗi của hiện tại ... là vì không ai tới được tương lai cả, mỗi một Ngày Mai khi bạn đến thì khi đó đã là Hôm Nay rồi..). Cũng tương tự như vậy, Không gian thì có 2, 3, .. n chiều.
    2. Một mệnh đề mà mới ví dụ sơ sơ mấy cái đã thấy không luôn luôn đúng, thì chứng minh nó thế nào đây?
    3. Còn cái gọi là quy ước tối ưu phản ảnh tập hợp rộng lớn các sự vật hiện tượng trong quá trình tiến hóa .. thì mình .. chịu! Thấy rất mơ hồ, khó hiểu.

    Tóm lại, câu hỏi đặt ra không cụ thể, bởi vì cần định nghĩa "Mọi thứ" và "thế nào là 2 mặt" trước khi tìm cách chứng minh.

    Nhưng nếu từ ví dụ của các bác, chắc phải đặt lại câu hỏi: Tại sao luôn tồn tại những cặp đối lập ?... (hay gì đó)
    Một ý nhỏ nữa: khi diễn đạt các vế đối lập thường người ta dùng >< thì đúng hơn là <> chứ nhỉ?

    Thấy các bác tranh luận, mình mạo muội tham gia mấy ý nhé. [​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  9. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Học sinh

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Jan 2007
    Nơi Cư Ngụ: Sao hỏa.
    Bài gởi: 65
    Xin cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 550 lần trong 40 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]“Tại sao mọi thứ đều có 2 mặt !?” là một câu hỏi chứ không phải là khẳng định "Mọi thứ đều có 2 mặt", hỏi có thể đúng hoặc sai, khẳng định thì phải đúng rồi, mà lại đúng so với cái gì nữa thì lại là chuyện khác [​IMG]bạn bim_HF ạ.
    Mà nếu tớ khẳng định thì sẽ sai ngay từ đầu rồi.
    Những cái có liên quan đến nội tâm thì rất khó giải thích bạn ạ, dòi hỏi người ta phải có đường đi nội tâm như mình, mắc sai lầm của mình, nhận ra mình thì mới mong bẻ lại được, còn nhiều thứ ẩn sau ngôn từ bạn ạ. [​IMG], sẽ bàn về không-thời gian với bạn ở một chủ đề khác vậy. [​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  10. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Sinh viên

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Sep 2007
    Nơi Cư Ngụ: Linh Tự Cung
    Bài gởi: 120
    Xin cảm ơn: 447
    Được cảm ơn 2,365 lần trong 119 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của vvn Please login or register to view links
    Phản nghĩa của từ "khát" là ngữ tính từ "không khát". "Đã khát", "thèm khát", "khao khát" không tương đương với "không khát" nên không thể là phản nghĩa của từ "khát". Ngoài ra, cấu trúc của "đã + khát" cũng y hệt "không + khát": đó là ngữ tính từ. Không phải từ phản nghĩa.
    [/TD]
    [/TABLE]

    Về từ ngữ "đã khát" là ngữ tính từ chứ! "đã khát" khác với "không khát"[​IMG]
    Ngoài ra trạng thái "đã khát" cao hơn "không khát". Có "khát" thì mới tìm đến giải khát (giải thoát) để được "đã khát"(cảm giác cao nhất khi được giải thoát). Tôi "không khát" nữa, khác với sau khi uống ly chanh đá tôi cảm thấy "đã khát" chứ không nói "không khát".

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của vvn Please login or register to view links
    Ở đây mọi người tranh luận cũng hiền lành lắm. Không dữ đâu. Dữ là bị xóa bài
    Có thể có tồn tại một thứ logique phi logique chăng, mà thi ca - hay nói rộng ra là nghệ thuật - là ví dụ điển hình của sự jối jắm gùn ghè này? [​IMG]

    [/TD]
    [/TABLE]

    Uhm! Câu này hay đấy! Có bài thơ như vậy gửi bạn đọc chơi!

    GIỜ HẸN thơ Thường Quán

    tặng Mai Thảo

    Giờ hẹn với biển tối
    kẻ nào quên đội nón ra đi buổi chiều
    Hàng bạch dương gió đã dọn hết lá
    đâm rễ ngược.

    Đọc xong mới thấy "nghệ thuật của sự jối jắm gùn ghè này?"[​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  11. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt sách

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Mar 2008
    Nơi Cư Ngụ: Somewhere out there...
    Bài gởi: 161
    Xin cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 430 lần trong 133 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Ui các bác làm em rối quá! Chóng cả mặt! Nào là triết học rồi sang đến toán học rồi lại văn học nghệ thuật. Việc gì cứ phải làm cho mọi chuyện rối rắm lên như thế nhỉ. Theo em cái hình tượng đơn giản của cuộc đời chỉ là một cái vòng Mobius Strip mà thôi (và đơn giản chỉ là cái vòng chứ không nói đến cái phương trình của nó @_@).

    Em cũng chả bao giờ ưa môn triết học. Quả thực một vài câu châm ngôn sống của nó cũng hay đấy, nhưng những cái "thuyết" nó diễn giải ra thì dài dòng, rắc rối quá, người như em học chẳng vô. Triết học sơ khai bao gồm cả các khoa học, đặc biệt là triết học Hy Lạp, bởi thế em thích đọc về nó hơn. Đến khi các môn khoa học dần tách khỏi triết thì nó trở nên khô khan và khó hiểu.

    Còn chuyện đối lập: trở lại với cái vòng Mobius Strip: vậy khi ta lấy kim chọc một lỗ qua cái vòng ấy và coi chỗ cây kim chạm vào và ra khỏi mặt giấy là hai điểm, thì có thực sự hai điểm đó nằm trên hai mặt đối nhau? Nếu cứ phải nhìn mọi thứ theo quan điểm của triết học thì chắc em điên mất.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  12. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt sách

    Tham gia ngày: May 2008
    Nơi Cư Ngụ: on Skype and YM!
    Bài gởi: 189
    Xin cảm ơn: 346
    Được cảm ơn 1,195 lần trong 168 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của mozartvn Please login or register to view links
    “Tại sao mọi thứ đều có 2 mặt !?” là một câu hỏi chứ không phải là khẳng định "Mọi thứ đều có 2 mặt", hỏi có thể đúng hoặc sai, khẳng định thì phải đúng rồi, mà lại đúng so với cái gì nữa thì lại là chuyện khác [​IMG] bạn bim_HF ạ.
    Mà nếu tớ khẳng định thì sẽ sai ngay từ đầu rồi.
    Những cái có liên quan đến nội tâm thì rất khó giải thích bạn ạ, dòi hỏi người ta phải có đường đi nội tâm như mình, mắc sai lầm của mình, nhận ra mình thì mới mong bẻ lại được, còn nhiều thứ ẩn sau ngôn từ bạn ạ. [​IMG], sẽ bàn về không-thời gian với bạn ở một chủ đề khác vậy. [​IMG]

    [/TD]
    [/TABLE]

    Nhưng nếu bạn hỏi: Có phải mọi thứ đều có 2 mặt? thì đã khác
    Câu hỏi Tại sao.. đòi hỏi mọi người phải chứng minh vế được khẳng định sau hai chữ Tại sao ..? Đúng không nhỉ?

    Tuy nhiên, đúng là mình đang soi chữ, bẻ nghĩa nhiều quá. Đọc các bài tranh luận, dẫn chứng, chứng minh, biện giải.. trên đây thấy các bác rất phong phú. Đúng là 1 vấn đề luôn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau tùy theo góc của người nhìn. Lại nhớ mang máng có ai đó nói: Người ta nhìn thế giới không như nó vốn có mà như cách ta muốn thấy nó. (hình như là ý đó)

    Rất mơ hồ về chủ đề này. Nên xin được chỉ giáo thêm.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  13. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Học sinh

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Apr 2008
    Nơi Cư Ngụ: Chiến khu D
    Bài gởi: 31
    Xin cảm ơn: 191
    Được cảm ơn 115 lần trong 35 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của vvn Please login or register to view links
    Please login or register to view links

    "một cái chớp mi cũng có thể làm vỡ tim, tung lồng ngực và để lại những vết thương lòng vĩnh viễn" thì may ra có thể lãnh hội dễ dàng hơn 1 tí.

    [/TD]
    [/TABLE]

    Mình bầu bài trả lời này dzí dzỏm nhất của Vvn nha!

    Tâm hòa có khác.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  14. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt sách

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Mar 2008
    Nơi Cư Ngụ: Somewhere out there...
    Bài gởi: 161
    Xin cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 430 lần trong 133 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Đọc vấn đề "hai mặt" này lại nhớ đến lúc còn nhỏ, mình có một "quan niệm" rất buồn cười rằng: con vật nào ăn thịt là "xấu", ăn cỏ là "tốt".

    Lớn lên một chút rồi thì biết rằng: nếu con vật ăn thịt không săn được con ăn cỏ thì có thể bầy con của nó sẽ chết đói. Thế ra con ăn thịt giết con ăn cỏ cũng không phải là xấu. Nhưng con ăn cỏ bị giết rồi thì có lẽ con nó cũng sẽ chết. Thì ra trên đời này không chỉ phân ra làm hai thứ "tốt" và "xấu".

    Lớn lên chút nữa thì lại hiểu rằng có một vòng tuần hoàn: thú ăn cỏ làm thức ăn cho thú ăn thịt, thú ăn thịt chết đi trở thành phân nuôi cỏ, cỏ lại làm thức ăn cho thú ăn cỏ. Thì ra ngoài "tốt" và "xấu" còn có một thứ là "tự nhiên".

    Lớn lên nữa thì biết rằng thì ra mọi thứ đều có một "qui luật tương đối" nào đó: động vật ăn cỏ luôn lớn nhanh, sinh đẻ nhiều hơn động vật ăn thịt. Nếu không bị động vật ăn thịt kềm hãm, động vật ăn cỏ sẽ phát triển quá mức, mất cân bằng sinh thái, phá hủy môi trường, và cuối cùng tất cả đều diệt vong. Và sau đó lại có những loài sinh vật mới, một kiểu "tuần hoàn" mới. Thiên nhiên đang yên ổn thế thì đùng một cái, xuất hiện "Con Người". Một quyền lực mới mạnh mẽ mà lại không có loài nào khác để kiềm hãm. Liệu có thoát khỏi vòng tuần hoàn phá hủy tất cả, đi đến diệt vong rồi lại khởi đầu lại một bình mình mới không? Thì ra "tốt" hay "xấu" cuối cùng cũng là "tự nhiên".

    Một ví dụ khác về con người:
    Có hai gia đình ở Ý rất thân nhau. Một hôm cha con gia đình A đến thăm gia đình B. Trong lúc vui vẻ, ông A lấy súng ra bắn chỉ thiên, không ngờ viên đạn đi xuyên qua trần nhà giết chết con gái B đang ở tầng trên. B quá tức giận đã rút súng bắn chết con A, còn A chạy thoát. Từ đó giữa hai gia đình hình thành mối thù truyền kiếp đúng kiểu Mafia. Không biết bao nhiêu thành viên của hai bên đã chết. Vậy bên nào "đúng" bên nào "sai", bên nào "tốt" bên nào "xấu"? Một đứa con của một trong hai gia đình quá sợ hãi và chán nản cảnh này đã bỏ trốn, đầu thú cảnh sát và kể lại mọi chuyện. Vậy là đứa con ấy bị gia đình coi như kẻ phản bội. Vậy đứa con ấy là người "tốt" hay "xấu" khi phản bội lại người thân?

    Theo mình thì có lẽ mọi thứ đều có hai hay nhiều mặt, có thể đối lập nhau, có thể chỉ khác nhau, nhưng tất cả đều là/thuộc về bản chất của nó. Thứ khác biệt duy nhất, quyết định những hình dáng khác nhau của nó chỉ là vị trí ta nhìn vào mà thôi. "Nó" chỉ đơn giản là "nó", cứ cố phân ra rạch ròi "mặt này mặt kia" rồi đi chứng minh làm gì cho nhức cả đầu [​IMG]. Cứ hiểu thế như là "tự nhiên" thôi. (Nói hơi khó hiểu, không biết diễn đạt thế nào ^^!).
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  15. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Water God???

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Thù thư

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Oct 2005
    Nơi Cư Ngụ: Global Village
    Bài gởi: 378
    Xin cảm ơn: 276
    Được cảm ơn 833 lần trong 170 bài
    Please login or register to view links

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Water God???
    [HR][/HR]Hôm rồi mua mấy cuốn truyện tranh thiếu nhi để đọc cho con trong đó có một truyện "Susu và Mai An Tiêm"(NXB TRẻ) hư cấu dựa trên chuyện Mai An Tiêm trồng dưa hấu trên hoang đảo. Buồn cười là, truyện song ngữ Anh -Việt có cả nhân vật thần thoại Việt Nam là Thủy Tinh mà phần tuếng Anh gọi là Water God. Ruud cảm thấy kỳ kỳ thế nào. Các bác giúp xem Thủy Tinh có phải Water God không?
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  16. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Sinh viên

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Sep 2007
    Nơi Cư Ngụ: Linh Tự Cung
    Bài gởi: 120
    Xin cảm ơn: 447
    Được cảm ơn 2,365 lần trong 119 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của bim_HF Please login or register to view links
    Nhưng nếu bạn hỏi: Có phải mọi thứ đều có 2 mặt? thì đã khác
    Câu hỏi Tại sao.. đòi hỏi mọi người phải chứng minh vế được khẳng định sau hai chữ Tại sao ..? Đúng không nhỉ?

    Tuy nhiên, đúng là mình đang soi chữ, bẻ nghĩa nhiều quá. Đọc các bài tranh luận, dẫn chứng, chứng minh, biện giải.. trên đây thấy các bác rất phong phú. Đúng là 1 vấn đề luôn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau tùy theo góc của người nhìn. Lại nhớ mang máng có ai đó nói: Người ta nhìn thế giới không như nó vốn có mà như cách ta muốn thấy nó. (hình như là ý đó)

    [/TD]
    [/TABLE]

    Không bạn ơi! Chỉ bàn trên vấn đề logíc học thôi![​IMG]

    Hầu hết mọi vấn đề đều có hai mặt đúng sai, phải trái và có vấn đề như sau:
    Ngày xưa nhà toán học Hy Lạp là PYTHAGORE (580-500 Tr. CN) từng nói "Tôi là người nói dối!". Ta hãy suy nghĩ, xét về mặt logíc của mệnh đề này đúng hay sai nhé!
    *Nếu đúng : Chứng tỏ ông là người nói dối, mà ông là người nói dối tức câu nói "Tôi là người nói dối!" thành ra không đúng vì người nói dối thì sẽ đưa ra mệnh đề không đúng.
    *Nếu sai: Chứng tỏ ông là người không nói dối, mà ông là người không nói dối tức câu nói "Tôi là người nói dối!" thành ra cũng không đúng vì khi nói câu nói đó, ông đã trở thành người nói dối.
    Toán học gọi mệnh đề "Tôi là người nói dối!" là mệnh đề không quyết định được! và người ta nghi ngờ bài toán định lý cuối cùng của Fermat cũng rơi vào trường hợp đó (Tìm đọc Định lý cuối cùng của Fermat).

    Vấn đề trên làm tôi nhớ lại có một chuyện vui ngày xưa như thế này:
    Có một anh chàng nói dối nổi tiếng gây ra bao nhiêu phiền toái, bị nhà vua bắt được và hỏi:
    "Ta nghe ngươi là người nói dối giỏi, vậy ngươi nói cho ta nghe, nếu ta nghe thấy đúng thì đem treo cổ, còn thấy sai ta đem chặt đầu".
    Chàng thanh niên sau một lúc suy nghỉ nói "Thần biết chắc là Bệ hạ sẽ chặt đầu thần!".
    Nhà Vua nghĩ nếu câu nói đó đúng thì nhà vua phải cho treo cổ, nhưng sai thì phải mang chặt đầu, không biết nghĩ như thế nào cho đúng cuối cùng đem thả chàng trai.
    Vậy giữa đúng và sai nó vẫn có cái (phi)mũ n*logíc chứ!
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  17. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt sách

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Mar 2008
    Nơi Cư Ngụ: Somewhere out there...
    Bài gởi: 161
    Xin cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 430 lần trong 133 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của ruud Please login or register to view links
    Hôm rồi mua mấy cuốn truyện tranh thiếu nhi để đọc cho con trong đ1o có một truyện "Susu và Mai An Tiêm" (NXB TRẻ) hư cấu dựa trên chuyện Mai An Tiêm trồng dưa hấu trên hoang đảo. Buồn cười là, truyện song ngữ ANh -Việt. Có cả nhân vật thần thoại Việ Nam là Thủy Tinh mà phần tuếng Anh gọi là Water God. Ruud cảm thấy kỳ kỳ thế nào. Các bác giúp xem Thủy Tinh có phảiWater God không?
    [​IMG]

    [/TD]
    [/TABLE]

    Em thì nghĩ đấy là "The God of Water" thì đúng hơn, nhưng mà dài dòng quá. Sao không để là "Thủy Tinh" luôn, chỉ chú thích như vậy phía dưới thôi? Em thích đọc những sách dịch để nguyên từ gốc và giải nghĩa như thế hơn. Cần gì cứ phải dịch cho thật chuẩn, thật trơn như tiếng nước mình để rồi tước mất của độc giả cái cơ hội học hỏi cách sử dụng từ ngữ, cách hành văn, thậm chí cả một nền văn hóa mới lạ.

    Nhất là mấy bài dịch thơ đấy. Có thể bài dịch ấy rất hay, nhưng là cái hay của dịch giả mất rồi, còn cái hay của nguyên tác, của tác giả thì chả thấy đâu cả.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  18. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Thù thư

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Oct 2005
    Nơi Cư Ngụ: Global Village
    Bài gởi: 378
    Xin cảm ơn: 276
    Được cảm ơn 833 lần trong 170 bài
    Please login or register to view links

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của baongoc9889 Please login or register to view links
    Một ví dụ khác về con người:
    Có hai gia đình ở Ý rất thân nhau. Một hôm cha con gia đình A đến thăm gia đình B. Trong lúc vui vẻ, ông A lấy súng ra bắn chỉ thiên, không ngờ viên đạn đi xuyên qua trần nhà giết chết con gái B đang ở tầng trên. B quá tức giận đã rút súng bắn chết con A, còn A chạy thoát. Từ đó giữa hai gia đình hình thành mối thù truyền kiếp đúng kiểu Mafia. Không biết bao nhiêu thành viên của hai bên đã chết. Vậy bên nào "đúng" bên nào "sai", bên nào "tốt" bên nào "xấu"? Một đứa con của một trong hai gia đình quá sợ hãi và chán nản cảnh này đã bỏ trốn, đầu thú cảnh sát và kể lại mọi chuyện. Vậy là đứa con ấy bị gia đình coi như kẻ phản bội. Vậy đứa con ấy là người "tốt" hay "xấu" khi phản bội lại người thân?

    [/TD]
    [/TABLE]

    Thí dụ của bạn giống thí dụ trong "Lý Thuyết Trò chơi trong Kinh Doanh" về tình huống gọi là ăn miếng trả miếng.
    Điều đáng chú ý là chiến thuật "ăn miếng trả miếng" lại thắng trong đa số trường hợp thực tế. Nếu ai đọc cuốn "Lý thuết trò chơi trong kinh doanh" rồi sẽ thấy nhiều phát hiện rất thú vị kiểu như thế.[​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  19. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Học sinh

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Jan 2007
    Nơi Cư Ngụ: Sao hỏa.
    Bài gởi: 65
    Xin cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 550 lần trong 40 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của ruud Please login or register to view links
    Hôm rồi mua mấy cuốn truyện tranh thiếu nhi để đọc cho con trong đó có một truyện "Susu và Mai An Tiêm" (NXB TRẻ) hư cấu dựa trên chuyện Mai An Tiêm trồng dưa hấu trên hoang đảo. Buồn cười là, truyện song ngữ Anh -Việt có cả nhân vật thần thoại Việt Nam là Thủy Tinh mà phần tuếng Anh gọi là Water God. Ruud cảm thấy kỳ kỳ thế nào. Các bác giúp xem Thủy Tinh có phảiWater God không?
    [​IMG]

    [/TD]
    [/TABLE]

    Bạn xem một người nước ngoài nghĩ thế nào về vấn đề này [​IMG] (trích đăng blog của Joe - anh chàng người Canada, mọi người đều biết)
    Có nhiều câu hỏi lý thú quá, Các Mod nghĩ cách nào để tránh phân mảnh các chủ đề nhỉ. [​IMG]
    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Entry for February 27, 2008 - Nhung Xấu Xí
    Có nhiều phim nước ngoài đặt tên kiểu rất đơn giản, là tên của một nơi, một món ăn, một nhân vật đặc biệt.. Vừa ngắn gọn, vừa hay, vừa gây sự tò mò. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì tên của phim bị "chung chung hóa", thành một cục từ nhạt nhẽo miêu tả rất cụ thể về nội dung của phim.

    Có Ugly Betty này (Cô gái xấu xí). Beowulf này (Ác Quỷ Lộng Hành). Ray này (Vượt qua số phận) Juno này (Dính bầu 2). Ratatouille này (Chú chuộc đầu bếp). Cloverfield này (Thảm Họa Diệt Vong). P1 này (Tầng Hầm Đẫm Máu), nhiều lắm.

    Nghe các đầu đề phim Việt Nam này mình cảm thấy hơi ngứa tay, hơi khó chịu một chút. Đó là một cảm giác khó nói, có lẽ tốt nhất là đưa ra một ví dụ ngược lại.

    Nếu truyện "Chí Phèo" được dịch sang tiếng Anh là "The Man Who Drinks Alcohol" (Người đàn ông uống rượu) thì các bạn sẽ cảm thấy thế nào? Mất cả hay và mất cả...Chí Phèo! Nếu sau này tác phẩm vĩ đại của Nam Cao này được thành một bộ phim Việt Nam mang tên "Chí Phèo" luôn thì dịch sang tiếng Anh cũng phải mang tên “Chí Phèo” chứ. Tên “Chi Pheo” là một sự kết hợp của nguyên âm và phụ âm rất tuyệt vời, người Châu Âu hoàn toàn có thể phát âm được.

    "Nhưng người Châu Âu sẽ không biết Chí Phèo là ai, Joe ạ”.

    Đúng. Nhưng người Việt Nam đã biết Chí Phèo là ai trước khi sách của Nam Cao ra mắt đâu! Họ vẫn mua sách mang về đọc đi đọc lại đến tận tối cơ mà. Còn nếu muốn chắc chắn khán giả Châu Âu biết Chí Phèo là tên của một nhân vật nam thì cứ cho chữ "Mr." vào là xong. “Mr Chi Pheo”. Nghe hay quá còn gì!

    "Cô gái xấu xí" nghe không hay. Lễ ra các ông phiên dịch nên chọn một tên Việt Nam thật, một tên nghe hơi nghiêm túc giống tên "Betty" trong tiếng Anh. Ví dụ, "Nhung xấu xí" chẳng hạn. Nghe hay hơn nhiều! Nghe tên này mình bắt đầu hình dung một người con gái cụ thể, chứ không phải một loại con gái nói chung, hình dung một người con gái có tính cách đặt biệt, chứ không phải một một tuýp con gái không có lợi thế về mặt ngoại hình.

    Phim “Ray” cứ dịch là “Ray” thôi. Hoặc "ông Ray", cho nó chắc ăn. Người Việt Nam không biết "Ông Ray" là ai thì thôi. Muốn biết thì phải mua vé xem phim nhé! Phim Cloverfield cũng thế. Người Việt Nam không biết Cloverfield là cái gì, là ai, là ở đâu – tuy nhiên chính người Mỹ cũng đâu có biết Cloverfield là cái gì, là ai, là ở đâu! Khi phim Cloverfield ra rạp, đó là lần đầu tiên người Mỹ được nghe tên này, có nghĩa là phim Cloverfield giới thiệu từ Cloverfield với thế giới.

    Ratatouille là một trượng hợp hơi khác. Người Việt sẽ không biết đó là một loại món ăn “bình dân”, và khán giả ở đâu cũng nên biết điều đó. Thế thì cứ dịch là "Sốt vang xưa", hay là gì đấy. Quan trọng nhất là đọc đầu đề xong người ta hình dung ngay một món ăn cụ thể, một món ăn gắn bó với đời sống của dân thường. Vì trong phim này, "Sốt vang xưa" chính là "điểm nút", tượng trưng cho một lối sống dản dị đang dần bị mất đi. Xem phim xong, người ta sẽ nói : “Ồ, đó là một đầu đề rất hay, rất sâu sắc.” Còn "Chú chuột đầu bếp" không hay gì, không tượng trưng cho cái gì cả, không có gì sâu sắc, chán lắm.

    Bạn muốn biết đó là phim về một con chuột biết nấu cơm ư? Đó chính là lý do tại sao phim có poster!

    Lại một ví dụ ngược lại nhé, cũng là ví dụ cuối cùng. Giả sử người Canada không thể nói được chữ Chí Phèo, phát âm khó quá. Thế thì cứ dịch là "Hanky Sam" đi. Hanky Sam không hẳn là một tên tiếng Anh(Ở Canada chả ai gọi là "Hanky" cả), cũng như Chí Phèo không hẳn là một tên Việt Nam. Nhưng nghe tên "Hanky Sam" người ta sẽ hình dung một nhân vật nam, một nhân vật chắc khác thường chút. Đến 90 tuổi họ vẫn sẽ nhớ tên phim “Hanky Sam”. Còn tên “Người đàn ông uống rượu” chỉ cần 20 ngày là rơi vào lãng quên.

    Nếu có thể để nguyên thì cứ để nguyên đi. Còn nếu không thì quan trọng nhất là giữ cái cảm giác, cái mầu sắc và cái "tính cách" của đầu đề.[/TD]
    [/TABLE]


    [/TD]
    [/TABLE]
     
  20. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Please login or register to view links
    Mọt sách

    Please login or register to view links


    Tham gia ngày: Mar 2008
    Nơi Cư Ngụ: Somewhere out there...
    Bài gởi: 161
    Xin cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 430 lần trong 133 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của ruud Please login or register to view links
    Thí dụ của bạn giống thí dụ trong "Lý Thuyết Trò chơi trong Kinh Doanh" về tình huống gọi là ăn miếng trả miếng.
    Điều đáng chú ý là chiến thuật "ăn miếng trả miếng" lại thắng trong đa số trường hợp thực tế. Nếu ai đọc cuốn "Lý thuết trò chơi trong kinh doanh" rồi sẽ thấy nhiều phát hiện rất thú vị kiểu như thế.[​IMG]

    [/TD]
    [/TABLE]

    Tò mò một chút, cuối cùng "Thắng" ở đây là ai thắng hả bác; vì cứ "ném qua trả lại" mãi đến bao giờ? Chắc là đến khi một trong hai bên hết đáp trả nổi. Nhưng đến mức đó thì bên kia cũng tàn tạ luôn rồi. Lúc này một bên thứ ba sẽ lại nhảy vào. Ui rồi lại tiếp tục rắc rối nữa cho coi. Còn sống là còn tranh đấu mà.

    Em thì ngán mấy cái vụ "miến chả" này lắm, bởi thế chẳng hợp với ngành kinh doanh hay kiện tụng chút nào, cũng không có đủ tố chất để làm "lãnh đạo". Lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ đề phòng đau hết cả tim.[​IMG]. [​IMG]
    [/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: amylee

Share This Page