Nếu bạn nghiên cứu thêm về Tây Hạ (Một quốc gia lập quốc cùng thời với nhà Trần của ta và bị Thành Cát Tư Hãn diệt quốc) thì bạn cũng thấy sự phiền hà của việc dùng chữ Hán làm nền tảng để sáng chế ra thứ chữ riêng của dân tộc đó
Công nhận chữ Nôm khó học thiệt, hồi đó học 2 học phần Hán Nôm 1, Hán Nôm 2, mình cũng rớt hết cả 2. Nhưng nếu hỏi, chữ Nôm có cần truyền dạy và bảo tồn không, thì mình nghĩ là có. Vì theo mình, chữ Nôm không đơn thuần là ngôn ngữ, chữ viết, mà còn: 1. Thể hiện ý chí, khát vọng độc lập tự chủ, tinh thần dân tộc, xuất phát từ ngay trong tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam. 2. Thể hiện nền văn hóa Việt Nam trong lịch sử hàng ngàn năm, một nền văn hóa được tạo ra từ sự hài hòa giữa yếu tố nội sinh và sự tiếp thu có chon lọc, sáng tạo các yếu tố ngoại lai của nhân dân ta. Vì vậy có thể xem ngôn ngữ nói chung hay chữ Nôm nói riêng là tấm gương phản chiếu văn hóa của dân tộc. Từ đó có thể thấy bảo tồn và lưu giữ chữ Nôm là việc làm vô cùng cần thiết. Vì giá trị của chữ Nôm không nằm ở con chữ, kí tự mà thay vào đó là những điều to lớn hơn mà nó truyền tải. "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn Tiếng ta còn, nước ta còn" - Phạm Quỳnh