1. Click vào đây để xem chi tiết

Hồi ký Xta-lin-grát - trận đánh của thế kỷ - V.Trui-cốp

Discussion in 'Tủ sách Văn học nước ngoài' started by quang3456, Oct 2, 2019.

  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    upload_2019-10-2_20-25-13.png
    - Tên sách: Xta-lin-grát - trận đánh của thế kỷ
    - Tác giả: Nguyên soái Liên Xô Va-xi-li Trui-cốp (В. И.Чуйков)
    - Người dịch: Nguyễn Hữu Thân.
    - Người hiệu đính: Trần Anh Tuấn
    - Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va 1975
    - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1985
    - Số hóa: Giangtvx
    - Nguồn: VnMilitaryHistory

    GIỚI THIỆU
    Va-xi-li I-va-nô-vích Trui-cốp (Васи́лий Ива́нович Чуйко́в) là một vị tướng nổi tiếng của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trui-cốp là một trong những chỉ huy chính của Hồng quân trong thắng lợi của Liên Xô tại trận Xta-lin-grát, ông đã hai lần được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô-viết và sau chiến tranh đã được thăng cấp đến Nguyên soái Liên-Xô.

    Va-xi-li Trui-cốp sinh năm 1900 trong một gia đình nông dân ở làng Xê-rê-bri-an-ni-e Prút-đi vùng Tu-la phía nam Mát-xcơ-va. Trui-cốp tham gia Hồng Vệ Binh từ năm 1917 và Hồng quân từ năm 1918. Tháng 10/1918 ông làm đại đội phó trong Phương diện quân phía Nam chống lại Bạch vệ. Đến mùa xuân năm 1919, ông làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 40 trong Tập đoàn quân số 5 do Mi-kha-in Ni-cô-la-ê-vích Tu-kha-chép-xki chỉ huy chiến đấu với quân Bạch vệ ở Cônt-sắc, Xi-bia.

    Từ năm 1921 đến 1925, ông học ở Học viện Lục quân Frunze.

    Trui-cốp đã chỉ huy Tập đoàn quân số 4 của Hồng quân trong Chiến tranh Liên Xô - Ba Lan, sau đó là chỉ huy Tập đoàn quân số 9 trong Chiến tranh Liên Xô- Phần Lan (1940). Sau đó được cử sang Trung Quốc để làm cố vấn cho Tưởng Giới Thạch.

    Tháng 5 năm 1942 ông được gọi trở về chỉ huy Tập đoàn quân 64 của Hồng quân đang đóng ở bờ Tây Sông Đông. Lúc này tình hình mặt trận Xta-lin-grát ngày càng bất lợi cho Hồng quân khi 80 sư đoàn quân Đức Quốc xã và đồng minh phe Trục tấn công mãnh liệt và ép tuyến phòng ngự Liên Xô về phía Sông Vôn-ga. Tập đoàn quân 64 của Trui-cốp là một trong những lực lượng dự bị được điều động bổ sung cho tuyến phòng thủ thành phố. Sau một thời gian ngắn, Trui-cốp được giao chỉ huy Tập đoàn quân 62 lúc này đang nằm ở vị trí trọng yếu hơn cả khi chịu áp lực trực tiếp mạnh nhất của quân Đức, đặc biệt là của Tập đoàn quân dã chiến 16.

    Ngày 23 tháng 8, Tập đoàn quân 62 bị cắt đứt khỏi khối quân chủ lực Liên Xô và lâm vào tình thế gần như tuyệt vọng trong tình thế bị tấn công cả trước mặt và sau lưng bởi Tập đoàn quân số 6 Đức Quốc xã. Không quân Đức cũng liên tục ném bom hủy diệt thành phố. Tuy vậy Trui-cốp và các chiến sĩ của mình vẫn chiến đấu ngoan cường trong thành phố với sự giúp đỡ của người dân, cả công nhân và phụ nữ cũng cầm súng chiến đấu, họ tận dụng mọi ngôi nhà còn đứng vững sau những trận không kích để làm công sự. Tuy quân Đức tiến công rất mãnh liệt nhưng chúng không thể chiếm được thành phố trước sức kháng cự kiên cường của Tập đoàn quân 62 do trung tướng Trui-cốp chỉ huy, khẩu hiệu của các chiến sĩ Hồng quân là "Không lùi một bước!". Từ tập đoàn quân này đã xuất hiện nhiều gương mặt Anh hùng Liên Xô nổi tiếng như Va-xi-li Dai-xép, chiến sĩ bắn tỉa thuộc Sư đoàn lính bắn tỉa số 13.

    Sau chiến thắng Xta-lin-grát, Tập đoàn quân 62 được vinh dự mang tên Tập đoàn quân Cận vệ số 8 và vẫn do Trui-cốp chỉ huy. Tập đoàn quân này đã tham gia vào Chiến dịch Béc-lin 1945 trong thành phần Phương diện quân Bi-ê-lô-ru-xi-a số 1. Tập đoàn quân của Trui-cốp nổi tiếng với việc tiến quân rất nhanh qua Ba Lan mặc dù gặp nhiều khó khăn về địa hình.

    Sau khi quân Đức đầu hàng, Trui-cốp ở lại Đức và giữ cương vị Tư lệnh các lực lượng Liên Xô tại Đức từ năm 1949 đến năm 1953. Tiếp đó, ông được cử làm Tư lệnh Quân khu Ki-ép và được phong hàm Nguyên soái Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1955. Từ năm 1960 đến năm 1964, Trui-cốp là Tư lệnh Bộ binh Hồng quân. Ông nghỉ hưu năm 1972.

    Va-xi-li Trui-cốp là cố vấn chính cho việc xây dựng Khu tưởng niệm chiến thắng Xta-lin-grát tại đồi Ma-mai-ép Ku-rơ-gan. Sau khi ông mất ngày 18 tháng 3 năm 1982, Trui-cốp đã được chôn cất tại đây và ông là Nguyên soái Liên Xô đầu tiên được chôn cất ngoài Mát-xcơ-va.

    Đây là hồi ký của Nguyên soái Liên Xô Va-xi-li Trui-cốp, thuật lại trận đánh lịch sử bảo vệ thành phố Xta-lin-grát trên bờ sông Vôn-ga của tập đoàn quân 62, mà tác giả lúc đó làm tư lệnh.
     

    Attached Files:

  2. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Uh đúng là đã có thật, @amylee. :)
     
  3. amylee

    amylee Super Moderator Staff Member

    :D
     
  4. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Drop cũng được. Bản scaned pdf anh cũng không chia sẻ thêm nữa :)
     
    amylee likes this.
  5. amylee

    amylee Super Moderator Staff Member

    Khi làm cuốn này em thật sự đau lòng vì chết quá nhiều, cả hai bên, chẳng để làm gì. Thật tội nghiệp người dân, cũng phải cầm súng.

    Khi làm cuốn "Tuyết bỏng", em cũng đã khóc vì sự hy sinh của chiến sĩ chăn ngựa, cái hình ảnh đó khi đọc, em thật không tả nổi... Chiến tranh là vô nghĩa...
    Cứ như lấy con người ra làm bia thí nghiệm cho bom đạn, xem vũ khí ai mạnh hơn vậy.
     
    Last edited: Oct 5, 2020
    Dr. No and quang3456 like this.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đó là vấn đề của muôn đời, rất nhiều người biết và trăn trở về điều này , nhưng rồi vẫn cứ có chiến tranh. Thôi thì hãy nhìn chiến tranh theo hướng tích cực hơn một chút.
     
    amylee and Dr. No like this.
  7. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Những người chủ thực sự của nước Đức quốc xã không phải là Hitler và đảng quốc xã mà là những nhà tư bản lớn nhất của nước Đức. Họ đã cho đảng quốc xã vay những khoản tiền lớn để xây dựng lực lượng SS, quân đội Đức quốc xã và các tổ chức khác. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai là "đơn đặt hàng" của các nhà tư bản đó. Qua cuộc chiến tranh này họ đã bán được rất nhiều vũ khí, đồ quân nhu, đồ công binh... Và sẽ được quyền khai thác các vùng nguyên liệu, quyền sử dụng nhân lực nô lệ, quyền sử dụng đất đai để xây dựng các cơ sở kinh doanh...

    Vô nghĩa hay có nghĩa, tích cực hay tiêu cực thì tùy góc nhìn. cute_smiley8

    Please login or register to view links
     
    amylee likes this.
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    [​IMG]

    Một khẩu pháo kiểu này cũng do Krupp chế tạo và đưa đến Stalingrat, may mà nó chưa kịp bắn phát nào.
     
    Dr. No and amylee like this.
  9. amylee

    amylee Super Moderator Staff Member

    Please login or register to view links
    Đọc cái này em mới thấy lúc đó cũng có nhiều nước tham gia theo Đức. Không ngờ là có Croatia.
     
    Last edited: Oct 5, 2020
    Dr. No likes this.
  10. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có 2 phe trong WW2, phe Trục và phe Đồng Minh.

    Phe Trục gồm: Đức, Ý, Nhật Rumania, Bulgaria, Hungaria... Trận Stalingrad Đức để Ý với Rumania bảo vệ vòng ngoài và quá chủ quan nên Liên Xô mới khép được vòng vây nhốt Paulus vào rọ. :)

    Phe Đồng Minh gồm Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp... và Việt Nam. :D
     
    Last edited: Oct 5, 2020
    amylee likes this.
  11. amylee

    amylee Super Moderator Staff Member

    Hình như thiếu Trung Quốc. :D
     
  12. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có dấu ....mà (cả 2 phe).:)
     
    amylee likes this.
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Quá cồng kềnh, sẽ là mồi ngon cho các loại súng, pháo chống tăng, chai xăng đặc, xe tăng, Kachiusa...
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trúc Quỳnh Đặng likes this.
  15. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Không nên, bàn về chiến tranh mà.
     
    Trúc Quỳnh Đặng likes this.
  16. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Khẩu siêu pháo lớn nhất thế giới của phát xít Đức

    Thứ năm, 11/2/2016 | 14:00 (GMT+7)

    Tiêu tốn rất nhiều tiền của, công sức, khẩu siêu pháo lớn nhất của phát xít Đức chỉ bắn 48 phát đạn và không thể hiện được vai trò lớn trên chiến trường.

    [​IMG]
    Khẩu siêu pháo được phát xít Đức chế tạo trong Thế Chiến II. Ảnh: Wikimedia

    Các đoàn tàu hỏa thiết giáp thống lĩnh chiến trường trong hơn 100 năm cho đến Thế Chiến II trước khi có những cải tiến trên xe tăng, ô tô và máy bay chiến đấu ra đời sau đó. Các chiến hỏa xa này vừa được lắp những khẩu pháo siêu lớn để bắn phá kẻ thù vừa dùng để chuyển quân và hàng tiếp tế. Nói ngắn gọn thì các cỗ máy đáng sợ này không chỉ là một vũ khí mạnh nhất mà còn trang bị công nghệ rất hiện đại.

    Siêu đại pháo hạng nặng Gustav của Đức dài 45,7 m, cao 12,2 m và nặng 1500 tấn là loại pháo hoạt động trên đường ray xe lửa lớn nhất từng được chế tạo. Gã khổng lồ trong ngành thép của Đức khi đó là Krupp A.G chỉ chế tạo hai khẩu pháo loại này nhưng đều không phát huy hiệu quả

    Vũ khí này được phát triển dựa trên kinh nghiệm thực tiễn chiến trường. Trong Thế Chiến I, Đức từng sử dụng những khẩu pháo tầm xa bắn phá thủ đô Paris của Pháp, khiến phe Đồng minh nhiều phen hoảng hốt. Đức đã nã pháo 211 mm vào Paris bằng đạn nặng 110,2 kg từ khoảng cách 120,7 km. Mỗi phát bắn mất tới ba phút để đến mục tiêu do đạn của nó bay vọt xuyên qua tầng bình lưu, và một trong những quả đạn pháo này đã rơi trúng một nhà thờ ở Paris giết chết 91 người.

    Khẩu pháo tấn công Paris đã khơi nguồn cảm hứng để Đức chế tạo những khẩu pháo cực lớn trong Thế Chiến II. Các kỹ sư của công ty Krupp đã hiệu chỉnh lại thiết kế của pháo bằng cách cố định nòng và tăng kích cỡ của nó từ 21 lên 28 cm. Điều này giúp tăng độ chuẩn xác nhưng khiến tầm bắn bị giảm từ 128,7 km xuống còn 64,3 km, và họ đặt tên loại pháo hiệu chỉnh này là K-5.

    Kể từ năm 1936, tập đoàn Krupp đã sản xuất hơn 20 khẩu pháo K-5. Quân Mỹ đã phải đối phó với hai khẩu K-5 mang tên Robert và Leopard trong chiến dịch đổ bộ đánh chiếm Anzio, Italy tháng 1/1944. Loại pháo hình thù kỳ dị này đã phá hủy hơn 1.500 tấn đạn, làm hư hỏng các tàu đồng minh và nã hơn 5.500 viên đạn vào quân đổ bộ Mỹ trên bờ.

    [​IMG]
    Một khẩu pháo K-5 của phát xít Đức. Ảnh: Wikimedia

    Đến năm 1934, Pháp đổ tiền gia cố hệ thống phòng tuyến Maginot dọc biên giới với Đức. Sau khi chứng kiến hiệu quả của các khẩu pháo lắp trên đường ray xe lửa, Bộ Tư lệnh Tối cao Đức đã yêu cầu các kỹ sư của tập đoàn Krupp thiết kế một loại vũ khí để phá hủy các pháo đài ở biên giới Pháp dọc phòng tuyến Maginot, và siêu pháo Gustav ra đời.

    Hitler đã thông qua dự án sản xuất pháo hạng nặng đầu tiên năm 1937 với chi phí 10 triệu Mác, tương đương khoảng 67 triệu USD ngày nay, và yêu cầu hoàn thành vũ khí này vào mùa xuân 1940 để phục vụ cho kế hoạch xâm chiếm Pháp. Tuy nhiên, phải đến năm 1941, Gustav mới được hoàn thành do những khó khăn trong quá trình rèn nòng pháo khổng lồ theo yêu cầu kỹ thuật.

    Pháo Gustav có nòng dài hơn 30,4 m, sử dụng đạn kích cỡ 787,4 mm, dài 3,65 m, đạt tầm bắn hiệu quả 32,1 km. Đạn này có hai biến thể là đạn nổ nặng 5 tấn và đạn xuyên giáp nặng 7 tấn.

    Nhưng điểm nhấn của vũ khí này lại nằm ở kích cỡ siêu lớn khiến nó mất rất nhiều thời gian để khai hỏa và cần tới hàng trăm binh sĩ để vận hành. Trong nhiều thế kỷ, người ta quan niệm rằng cứ pháo lớn hơn là uy lực hơn nhưng điều này đã thay đổi trong thế chiến II.

    Siêu pháo Gustav lớn hơn và nặng hơn loại pháo sử dụng trên đường ray xe lửa trước đó và là loại lớn nhất từng được chế tạo.

    Nguồn: vnexpress
     
    Tamalone, minhnghenhac and amylee like this.
  17. amylee

    amylee Super Moderator Staff Member

    Những hình ảnh chân thật.
     

Share This Page