Thường thức Xin được nói thẳng - Hoàng Tụy

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi tudonald78, 3/4/22.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. tudonald78

    tudonald78 Lớp 12

    Xin được nói thẳng
    Tác giả: Hoàng Tụy
    NXB: NXB Thế Giới
    Năm XB: 2019
    Trọng lượng (gr): 450
    Kích Thước: 16 x 24cm
    Số trang: 436
    Hình thức: Bìa Mềm​
    0001.jpg

    Giới thiệu sách

    GS Hoàng Tụy là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học Việt Nam và được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization). Không chỉ là một nhà Toán học tiêu biểu của Việt Nam, ông còn có nhiều đóng góp cho công cuộc chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.

    Bằng hiểu biết về ngành khoa học và giáo dục trong và ngoài nước, kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trực tiếp, cùng tấm lòng tha thiết muốn điều tốt đẹp nhất cho nền khoa học-giáo dục Việt Nam, ông đã không ngừng đóng góp ý kiến về các vấn đề này. Không chỉ đưa ra nhận xét về tình hình thực tế tại từng thời điểm, Giáo sư còn nêu các giải pháp một cách cụ thể và chi tiết mà ông cho là phù hợp và khả dĩ với Việt Nam.

    Cuốn sách này là sự tổng hợp và chỉnh lý từ những bài viết của GS Hoàng Tụy đã đăng trên phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm 49 bài viết, được sắp xếp theo trình tự thời gian và chủ đề. Từ đó độc giả có thể nhìn xuyên suốt cả quá trình phát triển của nền khoa học – giáo dục trong nước, thấy được những thay đổi cũng như tồn đọng trong các chính sách và việc thực hiện chúng ở nước ta.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    Huntersoft, lbxminh, meetdak and 24 others like this.
  2. tudonald78

    tudonald78 Lớp 12

    MOBI
     

    Các file đính kèm:

    Huyenobiet, meetdak, ai0ia and 13 others like this.
  3. Interesting Emy

    Interesting Emy Mầm non

    Sao mình download part 2 của cả 2 version mobi và epub đều báo lỗi data error khi unzip vậy nhỉ?
     
  4. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 8

    Vẫn bình thường mà!
    Update
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/9/23
    stunvn, meetdak, machine and 4 others like this.
  5. Interesting Emy

    Interesting Emy Mầm non

    Cảm ơn bạn Sucsongmoi, mình đã có được bản đầy đủ của Sách.
     
  6. phihung.sp

    phihung.sp Lớp 6

    Là một giáo viên dạy Toán, tôi rất tâm đắc các bài viết của cố GS. Hoàng Tụy trong quyển sách này. Tôi liệt kê được hơn 250 lỗi chính tả trong ebook trên. Cám ơn các bạn đã chia sẻ quyển sách này. Nếu bác chủ có cần chỉnh sửa lại sách theo ý cá nhân thì có thể dùng các lỗi tôi liệt kê ở file kèm theo. Chúc diễn đàn ngày càng phát triển.
     

    Các file đính kèm:

  7. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 8

    Cảm ơn bạn.

    Mình đã sửa các lỗi bạn chỉ dẫn và soát được thêm một số lỗi chính tả nữa dù mới chỉ đọc được vài trang ở phần Phụ lục. Bạn nào đọc gặp lỗi thì cập nhật tiếp hen.
    - Một cuốn sách đáng để đọc mọi người ơi!:D
    - Link cập nhật ở #4
     
  8. huydatvns

    huydatvns Lớp 7

    Mình sửa thêm hơn 100 lỗi (check bằng sigil và google doc) từ file bạn @sucsongmoi
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trong quá trình đọc, bạn nào gặp lỗi thì bổ sung tiếp nhe.

    Nói về giáo dục hiện tại thì đúng chán, bao nhiêu năm cứ loay hoay ko đâu đến đâu. Đám như mình khi cafe, lâu lâu vẫn còn nhắc câu: "chuột chạy cùng sào với vào sư phạm" - nghe tê tái. Triết lý, mô hình giáo dục hiện tại chẳng thấy đâu, mục đích giáo dục là gì? giáo dục chẳng lẽ chỉ là giáo dục thôi sao? Trong khi ở thế hệ cố GS Hoàng Tụy những việc này đã rất rõ ràng.

    Giới thiệu các bạn thêm vài cuốn.
    upload_2023-9-17_12-0-10.png
     
    Huyenobiet, stunvn, Anan Két and 6 others like this.
  9. chiendau

    chiendau Mầm non

    Trong cuốn "Vì sao các quốc gia thất bại?" tác giả đã đưa ra 3 nguyên nhân vĩ mô có thể trả lời cho câu hỏi "đặc biệt" này, đó là:
    - Văn hoá
    - Vị trí địa lý
    - Sự ngu dốt
    Và điều khiến mình bất ngờ là cũng chính tác giả đã phân tích, đưa ra các dẫn chứng giải thích cả 3 nguyên nhân này đều không phải là nguyên nhân cốt lõi cho việc tại sao 1 quốc gia thất bại, và nguyên nhân cốt lõi đó chính là "SỰ LỰA CHỌN", họ, những người cầm quyền đã LỰA CHỌN như vậy. Nghe cực kỳ khó tin, nhưng đó là SỰ THẬT!
    Bạn có thể đọc cuốn sách để hiểu rõ hơn, nhưng mình có thể lấy những dữ kiện trong cuốn sách đó để có thể đưa ra câu trả lời cho vấn đề của bạn khi tại sao giáo dục ở đất nước ta nói riêng và giáo dục ở trên thế giới nói chung(vì sao là cả thế giới, bởi vì các quốc gia khác họ cũng làm vậy à. Có thể phương Tây họ tốt hơn, nhưng bản chất vẫn thế) bao nhiêu năm vẫn vậy?
    Và câu trả lời hết sức đơn giản đó là HỌ LỰA CHỌN như vậy.
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tui thấy giáo dục phương Tây vốn dĩ đã tốt chứ không phải "có thể" tốt! Nếu giáo dục của họ không tốt thì cả thế giới sẽ không đâm đầu đổ xô qua đó học. Rồi hết giải Nobel này đến giải Nobel khác cũng về tay họ. Rất nhiều thứ chúng ta dùng bây giờ đều bước ra từ những ngôi trường đó.

    Tất nhiên không nền giáo dục nào hoàn hảo, nhưng ít nhất chất lượng của họ cũng hơn hẳn phần còn lại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/9/23
  11. chiendau

    chiendau Mầm non

    Nếu nó đã tốt rồi tại sao nó chỉ mới phát triển mạnh trong 3-400 năm trở lại đây? Tại sao lại có 1 thời kỳ các học giả lịch sử đặt tên là "Đêm trường trung cổ"? Tại sao phải mất hơn 1 ngàn 400 năm để cuối cùng đến thời Galileo, rồi Newton sau này mới bắt đầu bước vào thời kỳ "Khai sáng"? Tại sao họ đã có những nền tảng của kiến thức cực kỳ tốt như Socrates, Plato, Aristotle, Pythagoras... mà cuối cùng bị phá huỷ hết, may mắn sao là dân Hồi giáo đã lưu giữ lại được để rồi phương Tây mới có được những nền tảng đó mà phát triển lên? TẠI SAO?

    MÌnh không có ý chê bai giáo dục phương Tây, trái lại mình tin nó đang và sẽ vẫn là lá cờ đầu cho thay đổi giáo dục của thế giới. Vấn đề là nó sẽ không "scale up" được liền, nó vẫn cần thời gian. Nếu bạn trả lời được những câu hỏi trên bạn sẽ hiểu được ý mình.
     
    baothoa and tran ngoc anh like this.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Xin đọc cuốn "Sự giàu và nghèo của các dân tộc" mà ở chương 4 tác giả David Landes có mở đầu:

    Khi bạn đọc hết chương đó bạn sẽ thấy ở thời "trung cổ" tối tăm mà nhiều người hay đồn đại vẫn có 5 phát minh lớn là:
    1. Bánh xe nước. Có thể bạn sẽ thấy cái này quá tầm thường, nhưng nó giải phóng sức lao động, dư ra thời gian cho văn học hay cầu kinh và làm chánh trị chẳng hạn.
    2. Kính mắt. Cái này cũng khá nhỏ bé nhưng tác động của nó không hề nhỏ. Nó kéo dài số năm có thể lao động của con người, tăng năng suất lao động một cách đáng kể.
    3. Đồng hồ cơ học. Nếu bạn từng đeo đồng hồ cơ (lộ cơ) bạn sẽ ngạc nhiên tự hỏi sao con người có thể chế tạo được một cổ máy nhỏ mà nhiều chi tiết tinh vi đến như vậy, nó đã ra đời từ thời trung cổ. Những thời đỉnh cao của Trung Quốc như Tống, Đường cũng chỉ mới dừng lại ở đồng hồ nước nhỏ giọt.
    4. In ấn. Vâng, Trung Quốc đã phát minh ra kỹ thuật in ngay sau khi phát minh ra giấy, sớm hơn châu Âu rất lâu. Nhưng sao so được với cái máy in của Gutenberg.
    5. Thuốc súng. Mặc dù được phát minh ở Trung Quốc, ngay cả những loại súng thần công và tên lửa sơ khai đầu tiên, nhưng chỉ khi vào tay châu Âu thì như một cuộc cách mạng riêng về vũ khí. Súng thần công sớm đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn của thời trung cổ. Điều thú vị là thuốc súng Trung Quốc do mấy ông đạo sĩ luyện đan tìm kiếm sự trường sinh bất lão mà vô tình phát hiện ra, chớ không phải là thành quả giáo dục.
    "Đêm trường trung cổ" được đặt ra để làm nổi bật thời đại Hy-La trước đó và thời đại Phục Hưng phía sau, chứ không có nghĩa nó là giai đoạn hoàn toàn mù mịt. Thử hỏi những tòa lâu đài tráng lệ nhất châu Âu được xây thời nào?

    Sẽ may mắn hơn nếu người Hồi giáo không phá nát châu Âu và chiếm lấy các kho tàng đó. Dịch ra tiếng Ả-rập xong lại đốt bản gốc. Không có may mắn nào ở đây cả, người Hồi giáo không có lưu giữ gì cả, họ chỉ chiếm lấy, làm đứt đoạn di sản Hy-La, mà rốt cuộc họ cũng không thể tạo ra cách mạng công nghiệp khi nắm trong tay những cuốn "bí kíp" đó. Nếu không có họ, trung cổ sẽ đỡ tăm tối hơn rất nhiều.

    Ban đầu bạn nói rằng giáo dục phương Tây là "có thể" tốt thôi chứ chưa chắc đã tốt thì mình nghĩ chủ đề của chúng ta là về nền giáo dục hiện đại thôi, không ngờ bạn ôm cua rắt quá, kéo cả trung cổ vào để hạ điểm trung bình xuống :D

    Ngay cả ở thời trung cổ kém cỏi của châu Âu thì ở phương Đông thịnh vượng mình cũng chả thấy có gì hơn. Nền giáo dục Trung Quốc chỉ tập trung tạo ra bộ máy quan liêu hiệu quả cho nền cai trị độc quyền của họ, họ phát minh ra nền giáo dục đó quá hiệu quả, vô tình trói họ vào cái guồng đó để rồi để cho đệ tử của châu Âu là Nhật Bổn vả cho sấp mặt.

    Xin được nói lại lời bạn: "có thể" nó tốt, có thể nó không, nhưng nhìn vào kết quả sinh ra từ nền giáo dục đó, ngoại trừ nó cũng sinh ra những quái vật xâm lược, dễ thấy nó hiệu quả hơn; nhưng những con quái vật xâm lược thì đông tây kim cổ ở đâu chẳng có, châu Âu đã quằn mình chống lại các cuộc xâm lược của phương Đông từ ngàn năm, vậy mà kẻ lớn tiếng chỉ trích chủ nghĩa đế quốc nhất là những người Hồi giáo và những người Trung Hoa, cũng đều là những kẻ xâm lược lớn. Bạn nhìn vào Nhật Bổn xem: chỉ sau khi người Nhật từ bỏ ông thầy Trung Hoa mà đi theo ông thầy Phổ, ông thầy Anh thì người Nhật mới vươn lên mạnh mẽ như thế. Thử nhìn vào lịch sử vong quốc mấy ngàn năm Do Thái xem, phần lớn thành tựu của họ là khi ở trong lòng châu Âu hưởng nền giáo dục châu Âu mà thôi, thử hỏi Einstein có thể nghĩ ra thuyết tương đối hay không, nếu ông ấy ở Trung Quốc hay thế giới Hồi giáo!
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/9/23
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này