1. Click vào đây để xem chi tiết

Truyện ngắn - Tản văn Tuyển tập Akutagawa Ryunosuke

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Cải, 22/10/13.

  1. Cải

    Cải Cử nhân

    [​IMG]

    AKUTAGAWA RYUNOSUKE
    (1892-1927)

    Akutagawa Ryunosuke sinh năm 1892, đời Minh Trị (Meiji) năm thứ 25, ở Irifune-cho, Kyobashi-ku, Tokyo, bây giờ đổi thành Chuo-ku. Cha ông có một trang trại nuôi bò để lấy sữa, lúc nhà văn tương lai ra đời ông đã ngoài 40 tuổi, là độ tuổi khá muộn để sinh con đối với quan niệm của người Nhật lúc bấy giờ.

    Khi cậu con mới đầy bảy tháng thì bà mẹ mắc bệnh tâm thần, cậu bé Ryunosuke được họ hàng bên ngoại nhận về nuôi; năm ông lên 10 thì mẹ mất; năm 12 tuổi ông chính thức lấy họ ngoại là Akutagawa. Năm 1910, R. Akutagawa tốt nghiệp loại ưu trường trung học và theo học văn học Anh ở trường cao đẳng, rồi đại học Tổng hợp Quốc gia Tokyo (Tokyo Daigaku), là trung tâm đào tạo danh giá bậc nhất thời bấy giờ ở Nhật Bản; tuy nhiên ông lại không hài lòng với chất lượng giảng dạy tại đây, bỏ đến lớp nghe giảng, cùng các bạn học là Kikuchi Kan, Kumei Masao, những cây bút nổi tiếng đương thời, tích cực sáng tác và cùng nhau lập các diễn đàn văn học, xuất bản tờ tạp chí “Shinshicho”( Tân tư trào), phê phán trường phái chủ nghĩa tự nhiên thịnh hành thời bấy giờ.

    Năm 1916, R. Akutagawa tốt nghiệp đại học, đi dạy tiếng Anh tại trường Kĩ thuật Cơ khí Hải quân, nhưng vì không thích công việc này, nên cuối cùng ông trở thành cộng tác viên của tờ báo “Osaka Mainiti symbun”. Trong thời gian này Akutagawa viết rất nhiều truyện ngắn (gần 20 truyện trong vòng 9 tháng), trong đó có những truyện về sau nổi tiếng như Lã Sinh Môn, Cái mũi (được đại văn hào Natsume Soseki hết lời khen ngợi), Cháo khoai, Ông tiên… tạo được một chỗ đứng riêng trên văn đàn Nhật Bản. Trong những năm tiếp theo ông sáng tác các thiên truyện Sợi tơ nhện, Ảo thuật, Đỗ Tử Xuân, Chiếc xe goòng, v.v...

    Ông là một trong những cây bút đại diện tiêu biểu cho văn học Nhật Bản thời đại Đại Chính (Taisho), bắt đầu nổi tiếng trong làng văn với tài năng khai thác các đề tài truyền thống đã xuất hiện trong các tác phẩm cổ điển của Nhật Bản và của cả các nước ngoài khác. Điều này gây ngộ nhận cho một số người là ông chỉ làm việc vay mượn. Ông có vay mượn đề tài nhưng ông sáng tạo văn chương, hoặc nói đúng hơn, ông tham khảo nhiều chuyện để viết nên một chuyện. Akutagawa đã tài tình gạn lọc nội dung cho đến chỗ tinh khiết nhất, thay đổi cấu trúc, bố cục của các câu chuyện cũ với bút pháp thật độc đáo, gây cho độc giả những ấn tượng mới, tạo dựng những giá trị vượt thời gian, không gian. Với toàn bộ cuộc đời sáng tác chỉ vẻn vẹn có hơn 10 năm, nhưng ông đã để lại cho hậu thế một gia tài khá đồ sộ với khoảng 300 tác phẩm, trong đó phần nửa là truyện ngắn vô cùng phong phú về đề tài, nội dung và đa dạng về phong cách viết. Đó cũng là cơ sở để người đời coi ông là bậc thầy của truyện ngắn.

    Trong đêm 24 tháng 7 năm Showa thứ 2 (1927), R. Akutagawa đã uống hai liều thuốc ngủ mạnh để tự sát, lúc mới 35 tuổi. Việc Akutagawa tự sát tuy gây sốc cho các bạn bè của ông nhưng thực ra đối với họ không phải là chuyện quá bất ngờ -trước đó ông vẫn nói nhiều về chuyện đó. Nhưng nguyên nhân thật của việc tự sát thì không một ai biết rõ -có thể là do ông bi quan trước bối cảnh xã hội, có thể là bởi những nguyên do cá nhân, tính cách, bệnh tật…

    Năm 1935. một người bạn của R. Akutagawa, nhà văn kiêm chủ xuất bản Kikuchi Kan, đã sáng lập ra giải thưởng văn chương mang tên R. Akutagawa hàng năm trao cho các nhà văn trẻ có những tác phẩm có giá trị văn học cao.

    Tác phẩm:

    - La Sinh Môn (Rashomon, 1915), truyện ngắn.
    - Cái mũi (Hana, 1916), truyện ngắn.
    - Miệt mài chữ nghĩa (Gesaku zanmai, 1917), truyện ngắn.
    - Cháo khoai (Imogayu, 1916), truyện ngắn.
    - Bản giao kèo của Ogata Kanzai (Ogata Kanzai no oboegaki, 1917).
    - Từ những cánh đồng khô (Karenosho, 1918).
    - Sợi tơ nhện ( Kumo no ito, 1918), truyện ngắn.
    - Tử vì đạo (Hokionin no shi, 1918), truyện ngắn.
    - Chuyện về thánh Christopher (Kirishitohoro shonin ren, 1919), truyện ngắn.
    - Ảo thuật (Majutsu, 1919), truyện ngắn.
    - Đỗ Tử Xuân (Toshishun, 1920), truyện ngắn.
    - Quả bóng (Butokai, 1920) truyện ngắn.
    - Phong cảnh núi thu (Shuzanzu, 1921), truyện ngắn.
    - Phóng đãng (Koshoku, 1921), truyện ngắn.
    - Chim dẽ gà (Yamashigi, 1921), truyện ngắn.
    - Một ngày trong đời của Oishi Kuranosuke (Aru no Oishi Kuranosuke, 1917), truyện kí.
    - Trong rừng trúc (Yabu no naka, 1922), truyện ngắn.
    - Shogun (1922), truyện ngắn.
    - Chiếc xe goòng (Torokko, 1922), truyện ngắn.
    - Ông tiên (Sennin, 1922), truyện ngắn.
    - Mộng mị (Yume), truyện ngắn.
    - Cuộc sống đầu đời của Daidoji Shinsuke (Daidoji Shinsuke no hansei, 1925), tự truyện.
    - Kappa (1927), truyện ngắn.
    - Mùa thu (Aki, 1927), truyện ngắn.
    - Biệt thự trên núi của Genkaku (Genkaku sanbo, 1927), truyện ngắn.
    - Cuộc đời một kẻ ngốc (Aru aho no issho, 1927), truyện ngắn.
    - Bánh xe răng cưa (Haguruma, xuất bản sau khi mất),truyện kí.

    Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt:

    - Lã Sinh Môn, tập truyện của R. Akutagawa, Thụ Nhân dịch, NXB Nhị Nùng, Sài Gòn, 1966.
    - Trong rừng trúc, tập truyện của R. Akutagawa, Phong Vũ dịch, NXB tác phẩm mới, 1989.
    - Truyện ngắn chọn lọc, tập truyện của R. Akutagawa, Lê Văn Viện dịch, NXB Văn học, 1989.
    - Tuyển tập truyện ngắn, tập truyện của R. Akutagawa, Phong Vũ dịch, NXB Hội Nhà văn, 2000.
    - Các truyện in trong các tập truyện ngắn nhiều tác giả; Hạc chiều, Truyện ngắn hiện đại Nhật Bản, v.v.
    - Các truyện in trên mạng Internet: Hà Đồng (Kappa), Cung Điền dịch; Ảo thuật, Quỳnh Chi dịch; Cổng Rashomon, Quỳnh Chi dịch; Đàn bà, Quỳnh Chi dịch; Sợi tơ nhện, Đinh Văn Phước dịch; Chiếc xe goòng, Đinh Văn Phước dịch; Mấy trái quýt, Đinh Văn Phước dịch; Tu tiên, Đinh Văn Phước dịch; Mộng mị, Đinh Văn Phước dịch; Cháo khoai, Nguyễn Nam Trân dịch; Nước dòng sông cái, Nguyễn Nam Trân dịch; Địa ngục trước mắt, Nguyễn Nam Trân dịch; Bức hoạ núi thu, Nguyễn Nam Trân dịch; Chiếc mùi soa, Nguyễn Nam Trân dịch; Niềm tin, Nguyễn Nam Trân dịch; Bốn bề bờ bụi, Phạm Vũ Thịnh dịch; Lòng đã trót yêu hay Kesa và Morito, Văn Lang Tôn Thất Phương dịch, v.v.

    TRẦN TIỄN CAO ĐĂNG và TÂN ĐÔN dịch​

    Và đây là một số truyện ngắn mình sưu tầm được và Convert qua định dạng PRC cho tiện mọi người theo dõi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hoặc file đính kèm.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 20/12/17
  2. utitgg

    utitgg Lớp 5

    Bạn có thể tải lên lại được không? Mình không down được
     
  3. tamchec

    tamchec Sinh viên năm I

    Link vẫn tải được mà bạn. Mình thấy cuốn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkcũng khá đầy đủ các truyện của Akutagawa nè.

    PS: Akutagawa làm gì có giành giải Nobel văn học nhỉ, người đầu tiên của Nhật giành Nobel văn học là Kawabata, mà năm 1968 lận.
    PS2: Ngày trước mình xem phim Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkthấy rất thích, mãi sau này mới biết phim chuyển thể từ 2 truyện ngắn của Akutagawa là Cổng Rashomon và Bốn Bề Bờ Bụi. Bạn nào thích truyện của Akutagawa tải phim về xem thử xem. :D
     
    Zhiqiang, Cải and thanhbt like this.
  4. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Akutagawa không có giải Nobel. Năm 1921 người đoạt giải Nobel là Anatole France. Năm đó Akutagawa chưa đến 30 mà đoạt giải Nobel họa có là siêu nhân. Mod nên xóa thông tin đó trong lời giới thiệu để tránh lầm lẫn
     
    thanhbt thích bài này.
  5. utitgg

    utitgg Lớp 5

    À. Mình tải bằng máy tính thì không đuợc. Bằng điện thoại thì được. Không hiểu nổi
     
  6. pax

    pax Mầm non

    "Lã Sinh Môn, tập truyện của R. Akutagawa, Thụ Nhân dịch, NXB Nhị Nùng, Sài Gòn, 1966".

    Dữ liệu này bạn chủ thớt đăng không chính xác. Mình xin phép chỉnh lại:

    - Địa Ngục Môn, Truyện ngắn Nhật Bản, Thụ Nhân dịch, NXB Nhị Nùng, Sài Gòn, 1966

    - Lã Sinh Môn, Rashomon, Vũ Minh Thiều dịch, NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1967
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/2/22

Chia sẻ trang này