Sách scan Truyện cổ dân gian châu Phi

Thảo luận trong 'Thư Viện Sách Scan' bắt đầu bởi nhan van, 23/11/24.

Moderators: Zhiqiang
  1. nhan van

    nhan van Lớp 7

    [​IMG]
    Thông thường chúng ta dễ nghĩ rằng truyện cổ là truyện dành cho trẻ con đọc, nhưng thật ra hơn thế nữa, truyện cổ, nhất là với các dân tộc ít người, dân tộc chưa có chữ viết, chính là bộ mặt tinh thần của dân tộc ấy.

    Ngày nay, với nhiều thuận lợi sẵn có, việc thăm thú khám phá một văn hóa cổ không khó lắm, cũng không thiếu gì những chương trình, phục dựng, tái hiện lại không gian văn hóa cổ,... Nhưng những điều ấy còn lâu mới là thực, vì cái tinh thần xây dựng nên nền văn hóa ấy đã tuyệt diệt rồi. Cái mà chúng ta thấy là mặt vật chất của nền văn hóa, còn ý thức hệ, niềm tin, giá trị dẫn đến những hành vi ấy đã biến mất khi những con người trong nền văn hóa ấy từ bỏ lối sống của tổ tiên.

    Chính trong bối cảnh đó mà giá trị của truyện cổ được khẳng định, vì truyện cổ với tư cách là một sản phẩm đồng đại của thời kỳ cổ xưa đó, nó lưu trữ quan điểm sống của con người sáng tạo ra nó, cách họ nhìn nhận, giải thích về thế giới, về chính họ,... Chính qua truyện cổ, chúng ta mới hiểu được nội tâm những con người cổ xưa đó.

    ... Con người hiện đại khi nghĩ về những nền văn hóa cổ thường khó tránh được định kiến rằng đó là những nền văn hóa thô sơ, với những con người chất phác, thật thà, nếu đó là những vùng đất xa lạ như châu Phi thì cái định kiến này có thể còn lớn hơn. Nhưng đọc thử vài truyện cổ châu Phi, chúng ta sẽ bất ngờ về trí tuệ của họ. Phiên bản châu Phi về một câu chuyện dài bất tận có kể thế này:

    Một ông quan muốn gả con gái mình cho người nào kể được một câu chuyện không bao giờ kết thúc, và một chàng trai đến kể câu chuyện về một hạt lúa do chim sẻ làm rơi trở thành một vụ mùa lớn, rồi trong vụ mùa đó một bầy sẻ khác lại đến tha lúa, và lại làm rơi một hạt lúa trở thành một vụ mùa lớn khác...

    Nhưng nếu như ở những phiên bản thường gặp của câu chuyện cười này, chúng ta sẽ thấy chàng trai lập đi lập lại câu nói của mình đến nỗi ông quan chán ngáy, thì phiên bản châu Phi thể hiện tính trí tuệ hơn khi chàng trai kết luận rằng: truyện của anh chỉ kết thúc khi người ta không gieo lúa nữa, không còn vụ mùa nữa, nhưng vì các vụ mùa vẫn được trồng, người ta vẫn tiếp tục gặt, nên câu truyện của anh không thể kết thúc được...

    PDF Truyện cổ năm châu - Châu Phi: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. nhan van

    nhan van Lớp 7

    [​IMG]

    Cuốn Truyện cổ dân gian châu Phi này mình thích hơn cuốn trên, tuy nhiên rất tiếc là cuốn này chất lượng bản scan khá kém, vì sách gốc dùng để scan gần như mục nát rồi. Lúc đầu mình tính chuyển text, nhưng xét theo sự bận rộn bây giờ, có lẽ vài năm nữa mình cũng chưa làm được, nên đành đăng lên đây lưu trữ vậy.

    Bộ Truyện cổ dân gian châu Phi vốn có 3 tập, nhưng mình chỉ có cuốn tập 1, sách xuất bản từ năm 1986, mà chất lượng giấy in năm đó rất dở, như cuốn mình có, lúc mình nhận được, còn rất nhiều trang chưa dọc, chứng tỏ là chưa có ai đọc, vậy mà giấy đã rất nhòa, gần như không đọc được. Nếu như không sớm scan được 2 tập còn lại, có lẽ bộ truyện này sẽ biến mất vĩnh viễn.

    Sách in năm 1986, và hình như dịch lại từ bản tiếng Nga, mà chúng ta biết sách ảnh hưởng Nga Xô Viết thời đó thì rất hay có phần "Lời nói đầu", cuốn sách này cũng không ngoài lệ đó, nhưng vì chất lượng sách như mình nói, và chắc giờ cũng chẳng ai thích đọc Lời nói đầu nữa đâu, nên lúc scan mình sắp ngược phần Lời nói đầu (dài mấy chục trang) vào cuối bản scan nhé. :)
    PDF: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Sao bạn biết bộ này có 3 tập? Xưa tôi đợi mãi hình như tập 3 đến năm 1988 mới xuất bản thì phải. Giờ nhiều khả năng bộ sách nhà tôi đã thất lạc mất rồi.
     
    nhan van thích bài này.
  4. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Vì trong sách có nói là 3 tập :p
     

    Các file đính kèm:

    nhan van thích bài này.
  5. nhan van

    nhan van Lớp 7

    Bộ này mình đi tìm cũng hơn chục năm rồi nên có tìm hiểu nó khá kỹ bạn ạ
     
    minhnghenhac thích bài này.
Moderators: Zhiqiang

Chia sẻ trang này