Kinh điển Trên bờ sông hoang vắng - Boris Polevoi

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi lemontree123, 11/5/14.

  1. lemontree123

    lemontree123 Lớp 7

    [​IMG]


    LỜI GIỚI THIỆU

    Tác giả cuốn sách này - Bô-rít Pô-lê-vôi (1908-1981) - là một nhà văn Nga nổi tiếng, Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa, đã được tặng Giải thưởng Quốc gia Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Ông đã viết gần ba mươi tác phẩm, trong đố có cuốn “Truyện một người chân chính” mà cả thế giới đều biết.

    Bô-rít Pô-lê-vôi không hề hư cấu các nhân vật chính, các sự kiện chủ chốt trong các tác phẩm của mình. Ông đã tìm chọn các nhân vật và các sự kiện như vậy từ thực tế cuộc sống. Chính ông, chứ, có lẽ không ai khác, có toàn quyền tuyên bố: “Tôi đã sống trọn cả cuộc đời văn học giữa các nhân vật của mình”. Luôn luôn tìm kiếm, luôn luôn đắm mình trong thực tế, Pô-lê-vôi đã tiếp xúc với rất nhiều con người tuyệt vời của thời đại chúng ta, ông đã viết về họ một cách đầy cảm phục và tự hào về tình bạn đối với họ. “Thật vui sướng biết bao nhiêu được sống giữa các nhân vật của mình, được trao đổi thư từ với họ, được theo dõi xem cuộc sống sẽ tiếp tục và phát triển một cách chính xác đến mức nào, hướng đi của các tính cách được miêu tả trong các cuốn sách, và phần kết của chúng, bạn, với tư cách là tác giả, đã đánh dấu chấm hết từ lâu”, - ông đã viết như vậy trong tập bút ký “Nhìn lại chặng đường đã qua”.

    Từ “chặng đường đã qua”, ông đã rút ra những nguyên mẫu và những sự kiện cả cho tiểu thuyết “Trên bờ sông hoang vắng”, cuốn sách viết về những người công nhân xây dựng một nhà máy thủy điện có công suất lớn ở Xi-bê-ri. Hàng nghìn con người từ khắp mọi miền của đất nước đã đổ đến đây, đến bên bờ của con sông lớn, nơi thâm sơn cùng cốc của vùng rừng tai-ga này. Và mỗi người đều tìm ra “mảnh đất dụng võ” của mình. Nơi đây đã diễn ra một cuộc khảo sát cả về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của mọi người, và những khát vọng đạo đức và nhu cầu cá nhân của họ...
    -------

    Cuốn sách là kết quả của dự án ở địa chỉ sau:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các bạn: bablu, conguyen, vqsvietnam, tamchec, picicrazy, Bac Nguyen, 4DHN, lemontree123 đã đóng góp cho thành công của dự án.

    Sách được kèm trong file cùng chủ đề.

    BỔ SUNG:

    Epub convert của anh Ca tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Epub của anh No tại link : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

  2. schneeglockchen

    schneeglockchen Mầm non

    cảm ơn tất cả các bạn trong dự án sách, mặc dù có quyển sách này rồi nhưng vẫn muốn giữ 1 bản ebook.hiih
     
    Tilia thích bài này.
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    File epub convert từ file prc trên.

    Nguyên tác: На диком бреге (1962)
     

    Các file đính kèm:

    Browneyes, Storm, amorphous and 31 others like this.
  4. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Tìm quyển này mãi, cám ơn các bác đã làm ebook quyển này.
     
  5. matnasat

    matnasat Mầm non

    Gặp lại "một người chân chính"

    Gửi từ Nexus 6 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cả tuần vừa rồi đọc cuốn này (xưa hình như chưa đọc hết một chương) để có một góc nhìn nữa về Xibiri ngoài Xibiri và Tiếng gọi vĩnh cửu. Cuốn này công nhận cũng hay như Chuyện thường ngày ở huyện (lại một góc nhìn khác về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô). Rất khoái Ông cụ và kỹ sư Đi-u-giép. Ông cụ thì hài hước, cứng rắn, linh hoạt... và "nghịch ngợm" nữa.

    P.S Không biết nhóm nào làm cuốn này mà lỗi chính tả nhiều quá! :P Cả lỗi đánh máy lẫn sót lỗi ocr. Hiển nhiên sẽ cập nhật khi rảnh.
     
    en.proceso thích bài này.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cuốn này tôi rất không thích đoạn lấp sông Ôn vì nó là liều lĩnh, ngu dốt chứ không phải là anh hùng hay dũng cảm. Lấp sông là giai đoạn rất nhạy cảm, tốt nhất là lấp vào thời điểm lưu lượng nước nhỏ nhất, thời tiết tốt nhất hay ít ra không quá lớn. Đúng là rất điên mới tiến hành lấp khi đang có một con lũ lớn đổ về, một cơn bão cũng đang đổ về. Rủi mà vỡ đập thì biết bao xe máy, thiết bị, con người và cả tiền bạc sẽ trôi theo dòng nước. Trên thực tế ở nước Nôm ta, chỉ cần có cơn bão đang ở ngoài biển sắp đổ vào thì đã có những công điện khẩn cấp và nói riêng ở các công trường đã phải sơ tán, chằng chống thiết bị, hoãn các hạng mục nhạy cảm lại, ví dụ: lao dầm cầu, đổ bê tông hố móng khối lớn. Có lần bão cứ luẩn quẩn mãi ngoài biển và tan ngoài đó trong một tuần và công trường cũng dừng thi công trong tuần đó dù nắng vẫn chang chang

    Rất thương cô Muốc-ca vì cái tai nạn oan uổng khi cần cẩu đổ do cơn bão và cũng trách tất cả: cô ấy, Ban chỉ huy công trường vì đã để cho một bà bầu sắp sinh lên buồng lái. :think:
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đấy là nhà văn phải tạo ra những drama để nhân vật bộc lộ tính cách, để tăng cảm xúc của độc giả...
    Như truyện Bão biển của Chu Văn cũng hàn khẩu đê vào lúc triều cường thì mấy chục thanh niên trong đó có cô Ái đang mang thai mới nhảy xuống làm cọc sống... Và cô Nhân mới có biến chuyển mạnh về tư tưởng.
    Đó gọi là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất.
     
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Hơi liên quan là vừa rồi lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai bị khiển trách, nhắc nhở về việc để nhân viên (hộ lý, mà nay gọi là điều dưỡng?) mang bầu 9 tháng vẫn phải chăm sóc người bệnh dịp corona này.
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bất đắc dĩ thôi bác ạ, vì nghe nói các viện phụ sản khác không dám nhận người từ BM.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    upload_2020-4-13_8-18-25.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/4/20
    Caruri Tlkd thích bài này.
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    "Chiến đấu" gì nhỉ? Dù lý do gì thì người đó nên ở vai "bệnh nhân" sản hơn là vai "bác sỹ". Bệnh viện nào mà không có khoa sản mà cứ phải bệnh viện phụ sản? Thật ngại quá, Tư này có nơi sinh: trạm y tế xã.... (một nơi khá heo hút, cách hồ Gươm tận 7 cây lô mếch). :)
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi đọc gần xong Tiếng gọi vĩnh cửu, nhưng cảm thấy cuốn đó viết thực nhất. Ví dụ tâm trạng chung là lo âu, thậm chí có cả lo sợ vào cuối tháng 6 năm 1941. Cái sự lo sợ, mất tinh thần đó là một phần của việc thời kỳ đầu quân Đức thắng như chẻ tre. Chỉ đến lúc người Liên Xô lấy lại tinh thần, hiểu được cái gì chờ họ nếu đầu hàng, cộng với sự rộng lớn, khí hậu khắc nghiệt của đất nước nên dù sức chống cự yếu ớt của Hồng quân, sự phá hoại hệ thống vận tải đường sắt, đường bộ của du kích, của Hồng quân nên các mũi tấn công của Đức cùn dần, suy yếu dần. Và khi Liên Xô thiết lập được hậu phương vững chắc xa mặt trận, tự rút ra bài học, thậm chí học được từ chính quân Đức thì họ càng ngày càng mạnh. Cuối cùng tất yếu sẽ lật lại tình thế do đông quân, nhiều trang bị hơn, và tinh nhuệ ngang ngửa Đức.
     
    lemontree123 thích bài này.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cuốn đó và cả Chuyện thường ngày... viết trong thời kỳ "xét lại". Giống VN có dòng văn học "bước qua lời nguyền"
     
    lemontree123 and averelle like this.

Chia sẻ trang này