Thèm được như Sơn Nam (Inrasara)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 07-11-2008, 07:40 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Thèm được như Sơn Nam (Inrasara)
    [HR][/HR]
    Thèm được như SƠN NAM

    (Hay: Khi nghe nhà văn Sơn Nam mất)

    *​
    Thèm, được như “ông già Nam bộ” mà người đời gắn cho ông. Thèm, viết như một người đại diện cho một vùng đất “văn minh miệt vườn”, như tên một tác phẩm của ông. Nhưng không thể. Thèm, làm một “nhà văn khảo cố” chính danh, như nhà xuất bản An Tiêm từng giới thiệu như thế về ông. Và nhất là thèm được làm một người viết vui tính… như ông. Nhưng tôi vẫn không thể.

    Nhớ trong một hội thảo về văn trẻ, trong khi các bạn trẻ căng thẳng bàn cãi, căng thẳng tranh luận thắng thua trong văn chương chữ nghĩa, ông già Nam bộ lên diễn đàn và kể chuyện… vui. Rất hóm. Không khí văn chương bớt nghiêm trang và trầm trọng đi thấy rõ. Cứ từ từ kể, từ tốn cười hóm và từ từ bước xuống. Văn chương mà, các bạn làm như đánh giặc.

    Tôi có nhiều cái giống ông. Vẫn dân tỉnh lẻ vào Sài Gòn: ông – Rạch Giá, tôi – Ninh Thuận. Biết nhiều và viết nhiều về vùng đất mình sinh ra và lớn lên. Nhưng thay vì làm giống ông, nghĩa là viết về vùng đất ấy như là một nhà văn, thâm nhập và diễn tả qua những bút kí, ghi chép đầy tâm trạng của người trong cuộc về cuộc sống và mảnh đất đó – như một nhà văn, tôi lại thiên về sưu tầm nghiên cứu – như một nhà khoa học. Đó là cái khác giữa ông và tôi. Khác nữa, là tôi quá ham mê văn chương, đến quên đi “nghĩa vụ” làm người đại diện cho nền văn hóa một vùng đất Champa xưa [và nay] như nhiều người từng mong thế, hi vọng thế.

    Lướt qua các danh mục sách ông mà thèm: Chuyện xưa tích cũ (1958), Tìm hiểu đất Hậu Giang (1959),Hương rừng Cà mau (1962), Đồng bằng Sông Cửu Long hay là văn minh miệt vườn (1970), Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1981),… Đó là hơi thở của cuộc sống thực, của đời sống đang có mặt và nuôi dưỡng một nguồn sáng tạo phong phú. Chúng được ông chuyển hóa vào trang văn, vừa sống động linh hoạt nhưng vẫn đầy ắp sự kiện. Và quan trọng hơn, trong đó có cả hơi thở của người viết. Chúng khác với những gì từng có mặt trong sự nghiệp tiểu thuyết khổng lồ của Hồ Biểu Chánh, càng khác với những gì mà các nhà nghiên cứu về vùng đất này công bố vài chục năm qua. Các trang viết của Sơn Nam đi giữa hai luồng giao thoa chữ nghĩa ấy.

    Nên có thể nói, ông không hổ danh với biệt danh “Ông già Nam bộ”. Tôi thì ngược lại. Tôi cứ chối phăng mỗi khi có ai đó đùn cho cái tên “kẻ đại diện văn hóa Chăm”, “nhà thơ đại biểu dân tộc Chăm”. Bởi như Sơn Nam đã một lần tâm sự: “Sara đang sở hữu cả một kho tàng văn hóa, ông cứ viết về nó đi, càng nhiều càng tốt”. Ông nói tiếp: chúng là máu thịt của ông rồi nên, đừng sợ sai, càng không ngại có điều bất cập, cứ viết như ông từng nhìn thấy chúng, cảm nhận chúng.

    Vậy thôi. Tôi với ông ít quan hệ thân thiết, tôi chỉ nhìn ông, đọc ông từ xa.

    Hồ Biểu Chánh đã mất, Bình Nguyên Lộc, Vương Hồng Sển đã mất. Những cây đại thụ người ta có thể dựa vào để tìm hiểu một vùng văn hóa. Những mất mát ấy để lại cho tôi bao luyến tiếc. Luyến tiếc ngoái nhìn lại nền văn hóa dân tộc Chăm: rất hiếm bóng kẻ phiêu lưu dấn vào để vỡ vạc, khai phá! Hôm nay, Sơn Nam cũng vừa mất. Nhưng sau ông còn đó thế hệ tiếp nối: Lê Giang “Lang thang gió cát” để có “300 điệu lý Nam bộ” (tên hai tác phẩm quan trọng của Lê Giang), hay những Huỳnh Ngọc Trảng mới, khác.

    Yêu miền đất sinh thành là thế, có cống hiến to lớn là vậy, Sơn Nam vẫn luôn khiêm cung trong cách nói của ông. Ông xem tất cả chỉ là một khai phá khởi đầu. “Dám mong độc giả xem chúng là bản khởi thảo. Sau này đất nước hòa bình, phương tiện dồi dào, nhiều vị thức giả và các bạn trẻ hiếu học sẽ đi sâu vào đề tài này để những đức tánh lớn của dân Việt được phát hiện bi hùng hơn, gần sự thật hơn”, như lời nói đầu cuốn biên khảo quan trọng của ông: Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973) mong ước.

    Sài Gòn, chiều 13-8-2008.
    Báo Lao động, 14-8-2008.

    (Nguồn: Blog Inrasara)
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (07-11-2008)[/TD]
    [/TABLE]

     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này