Lê Khánh Trường dịch NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOC Hà Nội - 2003 (trọn bộ 8 tập - 40 hồi) Bắt đầu chụp ảnh, tuy nhiên do thời tiết bắt đầu nóng nên tốc độ chụp khá chậm. Vì thế sẽ không ra được nhanh như bộ Anh hùng xạ điêu. Còn bộ Ỷ thiên đồ long ký, trên mạng đã có trọn bộ scan pdf của bộ 4 tập, mỗi tập 10 hồi, do đó tôi sẽ chỉnh sửa cho đẹp hơn và đăng lại thành topic khác.
Bánh uôi là bánh gì nhỉ? Phải chăng là bánh trôi. Có lẽ người đánh máy đã đọc nhầm hoặc phần mềm ocr đã nhầm chữ tr thành chữ u.
Chỗ này trong bản tiếng Anh (fan dịch) là "zong zi", mà tiếng Việt gọi là bánh nếp gạo/bánh tam giác/bánh ú tro. Mình Google "bánh uôi" thì là một loại bánh của người Mường, cũng dùng gạo nếp gói trong lá. Có lẽ 2 loại bánh nguyên liệu giống nhau nên người dịch/biên tập đã dùng thay chăng?
Nếu theo nghĩa này là bánh ú, khả năng là sách sai chính tả. Nghĩa trong pleco rất rõ ràng: Loại bánh hình tam giác làm từ gạo nếp gói trong lá tre hoặc lá sậy. Ăn vào dịp Tết đoan ngọ.
Ủa anh Tư, cô Long, Dương Quá là ở bộ này á? Thế mà em cứ tưởng ở bộ Anh Hùng Xạ Điêu . (Chưa đọc bộ truyện kiếm hiệp nào nên chưa dám bình luận nội dung ).
Em sợ bị nghiện . Hồi bé có xem phim kiếm hiệp nhiều nhưng không hiểu lắm. Có một phim kiếm hiệp mà em còn nhớ chi tiết sơ sơ thế này: nhân vật chính đang bị đuổi giết thì trốn vào một hang động, trong hang có một con sâu to khổng lồ định ăn thịt thì nhân vật chính cắn lại con sâu chết và trong lúc cắn thì nuốt máu xanh của con sâu rồi anh chàng bị biến thành kén rồi phá kén xong có võ công cao cường... Không nhớ tựa phim là gì nhưng ấn tượng là phim rất tếu vì cái cách nói chuyện và thuyết minh của nhân vật chính làm cười đau bụng.
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkống tử zong zi Trích thư viện Hán Nôm: (Danh) Bánh gạo nếp. ◎Như: “tống tử” Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bánh chưng, bánh tét, bánh ú. Bánh ăn vào dịp tết Đoan Ngọ: Bánh ú ở Việt Nam mình làm bằng gạo nếp ngâm nước tro, gói bằng lá tre, bánh gói thành hình tam giác, khi nấu chín bánh có mầu vàng trong suốt. Bánh Tống tử bên Tàu có nhân mặn, nhân ngọt. Cách gói cũng đa dạng.
Chắc cái hay theo ý bạn @4DHN là lễ giáo Mông Cổ không ngặt nghèo như người Hán? Nếu Tiểu Long Nữ và Dương Quá gặp nhau ở một nơi khác, chắc họ đã không phải chịu 16 năm cách biệt.
Hay ở chỗ có lẽ hồi đó Macron đã đọc được truyện này nên sau này mạnh dạn cầu hôn Brigitte. Dở ở chỗ Vòng tay học trò bị Chiều Nay cấm tới 48 năm mới cho phát hành trở lại.
Mình sợt thì ra phim này. Nhưng diễn viên hình như không phải, hay là cái anh bên trái?. Diễn viên mà tếu tếu là anh chàng đóng phim cương thi đó, Amy quên mất tên rồi. Con tằm là đúng rồi. Để Amy xem phim xem sao rồi update. Update: tên của diễn viên tếu tếu là Doãn Thiên Chiếu .
Theo mô tả của Amy thì là phim Thiên Tằm thần công đó (tên của loại võ công luyện được sau khi uống máu con tằm đó). Áp phích này cũng chính là của bản phim mà mình xem lúc nhỏ luôn
Xem hồi còn nhỏ, lâu quá rồi, giờ chỉ còn nhớ được mỗi chi tiết đó . Hình như có tên khác nữa là "Anh hùng tiểu tử".
Đọc một hồi hơn trăm trang thấy bộ này dịch không hay bằng bộ Anh hùng xạ điêu. Dịch hơi ... chán , để đọc thêm xem thế nào.
Thực ra thì nội dung bộ này cũng đuối hơn AHXĐ. Trong một lần phỏng vấn, cố nhà văn Kim Dung đã thừa nhận rằng tác phẩm thất bại nhất của mình lại là Thần điêu hiệp lữ. Theo cốt truyện được Kim Dung viết từ ban đầu thì Tiểu Long Nữ vốn bị độc, nội thương mà chết. Nam Hải Thần Ni chỉ là lời nói dối, ý định là để “Quách nhị tiểu thư” - Quách Tương kết duyên với Dương Quá, xem như thỏa mãn di nguyện của Quách Khiếu Thiên và Dương Thiết Tâm, cũng là một lần hồi tưởng lại Anh hùng xạ điêu. Vào lúc mới sáng tác, Kim Dung vốn định để cho Tiểu Long Nữ chết. Thế nhưng sau khi ra mắt, tình tiết này bị độc giả ném đá quá dữ dội, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thậm chí, nhiều fan cuồng cực đoan đến mức đốt cả cửa tờ Minh Báo (tờ báo đăng tải truyện Thần Điêu Hiệp Lữ), có người nhiều lần ném đá, tấn công tòa soạn. Trước áp lực khủng khiếp từ phía dư luận, Kim Dung buộc lòng phải sửa lại kết cục của truyện, cho Dương Quá gặp lại Tiểu Long Nữ sau 16 năm. Nếu suy nghĩ kĩ hơn, chúng ta có thể thấy tình tiết Kim Dung cho Tiểu Long Nữ chết, Dương Quá kết duyên với Quách Tương trở nên hợp lý và tự nhiên hơn. Thật vậy, nếu nghĩ tình tiết về việc Tiểu Long Nữ nhảy xuống vực, sau đó ăn tôm cá và mật ong rồi tự giải độc cũng khiến người đọc cảm thấy cực kỳ mâu thuẫn, đồng thời có cảm giác như “tác giả muốn nói thế nào cũng được”. Bởi vì có sự thay đổi này, nữ nhân vật Quách Tương trở nên có chút dư thừa, đến cùng vẫn bám chặt vào chữ “tình”, không có cách nào thoát ra được cảnh giới “tình không biết tự bao giờ, chỉ hướng về một người mà yêu say đắm, người sinh ra rồi sẽ chết, chết rồi lại có thể hồi sinh” khiến Kim Dung cảm thấy thất bại sâu sắc. Vụ này cũng được Cổ Long xác nhận trong Ai cùng tôi cạn chén.
Lần đầu tiên nghe chuyện này. Nhưng mình cũng thấy hợp lý về ý định kết đôi Dương Quá - Quách Tương lúc đó của Kim Dung thay vì cho Tiểu Long Nữ sống lại. Chắc đợi sau này AI thông minh thêm vài phần nữa rồi nhờ viết lại đoạn kết theo hướng này đọc chơi. )
Haha ý tưởng hay đó bác đúng là Giác Viễn đại sư có khác. Quá với Tương đúng kiểu daddy - baby luôn á...
Đây là thông tin sai nhé. Trong Lời cuối sách (Hậu ký) Lộc đỉnh ký, Kim Dung nhắc Thần điêu đầu tiên trong số tác phẩm ông yêu thích vì "có tình cảm mãnh liệt". Trong Lời cuối sách Phi hồ ngoại truyện, ông đề cập các nhân vật nam yêu thích gồm Hồ Phỉ, Dương Quá... Tìm khắp cõi mạng Việt/Trung không hề có nguyên văn bài phỏng vấn bảo Thần điêu là tác phẩm thất bại, quá nửa do lều báo bịa ra, trong khi những lần ông thể hiện sự yêu thích với Thần điêu thì còn rành rành ra đấy. Ngoài ra, trong bản in đầu tiên đăng trên Minh báo, nội dung vẫn là Dương-Long trùng phùng, không có bất kỳ bằng chứng nào (như bản thảo, báo giấy...) cho thấy Kim Dung dự định kết Quá-Tương hết. Diễn đàn mình có ebook Lộc đỉnh + Phi hồ đầy đủ lời cuối sách, các bạn có thể kiểm chứng, mình có cả bản tiếng Trung để đối chiếu đây. Thần điêu nặng tình cảm hơn hai bộ còn lại trong tam bộ khúc, thích hay không phụ thuộc sở thích cá nhân, nhưng thông tin thì nên chuẩn xác.