Nhà Hạ (2070 TCN – 1600 TCN), là triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Vào cuối thời kỳ nhà Hạ, các vị vua đã chọn tháng giêng là tháng Dần hay còn gọi là kiến Dần; - Nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN), là triều đại đầu tiên được ghi lại thành văn tự trong sử sách các triều đại Trung Quốc. Sau khi dời đô về Ân khư, và gọi là nhà Ân thì họ dùng lịch Kiến Sửu, có nghĩa là lấy tháng 12 theo lịch bây giờ làm chính sóc; - Nhà Chu (1046 TCN – 256 TCN), tồn tại lâu đời hơn bất cứ triều đại nào trong lịch sử Trung Quốc (gần 800 năm). Nhà Chu thì Kiến Tý, lấy tháng 11 làm đầu năm; - Nhà Tần thống nhất Trung Hoa (221 TCN), dùng lịch kiến Hợi, lấy tháng 10 (Mười) làm tháng đầu năm; - Nhà Hán (202 TCN – 220) ban đầu vẫn theo lịch Tần cho đến đời Hán Vũ Đế (140 trước công nguyên) mới theo lịch kiến Dần và bảo là để khôi phục lịch nhà Hạ. Âm lịch khác với nông lịch (sai khác từ 10 đến 30 ngày). Nếu bảo Tết để mở đầu một vụ trồng trọt mới thì không đúng nông lịch. Và khí hậu thời tiết các vùng miền khác nhau, sao có thể lấy Tết làm mốc chung để bắt đầu vụ mới được. Tết của người TQ thực ra là thời điểm bắt đầu mùa đông, khi gia súc phải chuyển sang nuôi nhốt, họ thịt những con già yếu để giảm lượng thức ăn phải cung cấp cho vật nuôi đồng thời làm thực phẩm dự trữ. Vậy nên Tết TQ còn gọi là lạp (nướng, sấy- như lạp xường, lạp trường là ruột sấy khô). Tháng cuối năm gọi là lạp nguyệt, sang tiếng Việt là tháng chạp. Vậy sao các triều đại lại thay đổi tháng đầu năm? Ngoài lý do để cho khác với chính quyền cũ thì có lý do chính là biến đổi khí hậu. Cách đây 5000 năm khí hậu ấm hơn, từng có voi sống ở Hà Nam TQ và theo truyền thuyết, voi đã cày ruộng cho vua Thuấn. Thời nhà Hạ, khí hậu ấm hơn bây giờ nhiều, tháng Dần mới bắt đầu mùa đông nên họ "kiến Dần". Các triều đại sau khí hậu lạnh dần nên họ ăn Tết sớm lên. Đến nhà Hán, văn hoá du mục giảm đi rất nhiều, thay bằng văn hoá định canh định cư nên họ cũng không cần ăn Tết vào đầu mùa đông như trước nữa.
Ngày Tết nói chuyện "Trà Phiếm" về Tết và nguồn gốc của cái Tết thì quá ý nghĩa. Tết Nguyên Đán, Tết Âm Lịch (Lunar New Year) hay Tết Nguyên Đán (China New Year) đã có rất nhiều tranh cải về sự khác nhau. Tết Nguyên Đán là Tết Âm Lịch hay còn gọi là Nông lịch: "Truyền thuyết về sự khởi đầu của lịch Trung Quốc cho rằng lịch này có từ trước Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Truyền thuyết cho rằng lịch Trung Quốc do Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link phát minh. Nhưng chỉ là truyền thuyết vì lịch được tính theo văn hóa lúa nước bắt nguồn từ Bách Việt(lúc này không biết Bách Việt nằm ở đâu nếu không có người Hoa (Hạ) gọi tên họ như vậy)" Trích: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Âm lịch và Nông lịch khác nhau đấy. Âm lịch ta đang dùng thực ra là Âm dương lịch. Lịch của người Hồi giáo mới là âm lịch thực sự. Nông lịch còn gọi là lịch tiết khí, tương đồng với dương lịch và được dùng trong nông nghiệp. Như tôi đã nói, âm lịch và nông lịch sai khác nhau từ 10 đến 30 ngày, nếu cứ theo âm lịch mà trồng trọt thì có khi vỡ mồm. Miền Bắc như năm nay ăn tết xong mới cấy, có năm phải cố cấy xong trước Tết để còn nghỉ ăn tết. Còn bắt đầu vụ chiêm thì phải từ trước rồi, Tết chẳng phải là khởi đầu cho một mùa vụ mới nào cả.
Giờ mà tìm được đúng đoạn trích dẫn trong 2 cuốn đó bằng tiếng Hán cổ để tham khảo thì quá tốt. Chỉ e bản gốc bên TQ "bị kiểm duyệt" mất rồi, chớ chả nhẽ họ dốt đến mức chừa bằng chứng quan trọng như thế cho chúng ta đòi Tết của họ. Chỉ sợ họ "đánh" bản quyền không cho mình ăn Tết nữa thì mới lo đi nghiên cứu giành giựt, còn không thì cứ nhảy múa hát ca như đoạn trích trong Kinh Lễ thôi.
Tư tưởng của nó là “nó là trung tâm của trời đất, các loại người xung quanh là man di mọi rợ” Nên cái nào không có lợi cho nó là nó giấu hết, hoặc đốt sạch đi như thời bắc thuộc
Đoạn trích trên được nhắc lại rất nhiều nhưng không ai chỉ ra được văn bản gốc. Sự thực câu nói của Khổng tử không nhắc gì đến người Man, mà chỉ nhắc đến Chá- ngày lễ tất niên của người dân TQ thời nhà Chu. 子貢觀於蜡。孔子曰:「賜也樂乎?」對曰:「一國之人皆若狂,賜未知其樂也!」子曰:「百日之蜡,一日之澤,非爾所知也。張而不弛,文武弗能也;弛而不張,文武弗為也。一張一弛,文武之道也。」 Tạm dịch: Tử Cống đi xem lễ Chá. Khổng tử hỏi: Tứ có vui không? Tử Cống nói: Dân cả nước đều như điên cuồng, Tứ này chẳng hiểu vui ở chỗ nào. Khổng tử nói: Trăm ngày vất vả một ngày hưởng ân trạch, điều đó ngươi không biết đâu. Căng mà không chùng, Văn Võ (các vua đầu nhà Chu) không làm được. Chùng mà không căng, Văn Võ không làm thế. Lúc căng lúc chùng là đạo của thánh nhân vậy. Lễ ký, thiên Tạp ký hạ, đoạn 125 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Như vậy, đoạn đó nói về tết Chá của nhà Chu, không phải nói về tết Việt. Nhà Chu "kiến Tý", tết nguyên đán vào đầu tháng 11 âm, như đã nói ở trên. 百日之蜡 - bách nhật chi chá, chữ Chá ở đây hàm nghĩa vất vả, như vậy lễ Chá để kết thúc một giai đoạn lao động cực nhọc, không phải để mừng mùa vụ mới nào cả.
Sách Giao chỉ chí nếu quả có viết như vậy thì không biết nói về mùa cấy trồng mới nào. Vụ mùa- vụ chính của người Việt xưa, cấy lúa vào sau tiết Mang chủng (6/6 dương lịch) còn cầy bừa, gieo mạ phải từ tháng trước. Vụ chiêm cấy vào sau tiết Lập xuân (4/2), và cũng bắt đầu trước đó 1 tháng. Hơn nữa, vụ chiêm có lẽ chỉ được làm từ khi người Việt đánh chiếm Chiêm thành, lấy được giống lúa chịu hạn. Vậy thì tết Nguyên đán để mừng vụ cấy trồng nào của dân Việt? Tết nguyên đán ăn theo âm dương lịch và theo "kiến Dần" kiểu TQ là cái tết dở dang gây ra nhiều phiền toái cho nông dân nhất là ở miền bắc. Nhiều khi đang vụ cấy thì tết, phải cấy vội vàng cho xong, không thể dừng lại chờ ăn tết xong mới cấy được, mạ sẽ bị quá lứa. Thời hợp tác xã, nhiều lần phải phát động nông dân xuống đồng từ mùng 2 tết vì thế.
Tôi chỉ thấy lắm người thời nay có nỗi khiếp sợ đến mức thảm hại đối với chữ tượng hình TQ theo cái kiểu đứng từ xa đã đái trong quần vì nhác thấy bóng con ác thú ăn thịt người, luôn mồm Tại sao không dùng chữ Quốc ngữ cho thuần Việt không bị Tàu ảnh hưởng(sự thảm hại hài hước có thể thấy trong vụ chỉ trích lễ tịch điền năm 2022). Ngày xưa, tổ tiên dùng chữ Nho, học chữ Nho, học sách chữ Nho thi cử cả nghìn năm chẳng ai bài xích thảm hại khiếp nhược như vậy. Ôi ..... Hề hước ngược đời ở chỗ. Có dịp cần nói chuyện ngày xưa là dẫn ngay các bản dịch chữ Quốc ngữ từ bản gốc viết bằng thứ chữ Hán độc địa, cần triệt để bài xích tiêu diệt trời ơi đất hỡi chẳng biết từ đâu, chính xác đến đâu để làm bằng cớ cho Niềm Tin Bất Diệt không được nghi ngờ, không thể sai. Vào facebook những người rành Hán Nôm Văn Hiến Chi Bang, Nhu To khắc rõ
Đúng lịch Hồi giáo theo mặt trăng. Nếu ai để ý sẽ thấy tháng Ramadan của họ lùi lại theo từng năm: tháng 7, tháng 6 rồi tháng 5... Tháng Ramadan là tháng nhịn ăn nên nổi tiếng nhất, chứ người ngoại đạo chẳng ai nhớ tháng đầu năm của họ tên gì.
- Cái vụ chữ tượng hình bị ghét do người Việt mình không thích “văn hoá trung quốc”. - Nhưng mình nghĩ cũng là 1 phần khó học, và nhiều người không học được nên cũng lên án theo. - Văn hoá Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều điểm học hỏi lãn nhau. Họ nói chữ Nôm chỉ là sản phẩm học theo chữ Hán. Và nếu nói thế thì chữ Quốc ngữ hiện nay cũng là học theo chữ La ting rồi
Tết là của ai và câu chuyện chủ nghĩa dân tộc (Sưu tầm trên mạng) Mỗi dịp Tết đến, bên cạnh bánh chưng, củ dưa hành, lại có một cuộc tranh cãi nảy lửa bùng lên trên mạng xã hội: Tết là của ai? Cứ như một nghi thức hàng năm, khi các trang quốc tế đăng lời chúc "Happy Chinese New Year", lập tức xuất hiện một bộ phận cư dân mạng Việt Nam nổi đóa, lùng sục khắp nơi, lao vào fanpage nước ngoài để “chỉnh đốn” ngôn từ, rằng phải dùng Lunar thay cho Chinese mới đúng. Họ bình luận, công kích dữ dội, tưởng như đang tham gia một chiến dịch phi phát xít hóa. Nhưng suy cho cùng, đây có phải là cuộc chiến đáng để lao vào hay không? Hay chỉ là một màn cuồng nộ vô nghĩa, khoác lên tấm áo chủ nghĩa dân tộc rỗng tuếch? Happy Chinese New Year - Không sai nhưng cũng chẳng đúng Trước hết, khi các trang nước ngoài chúc "Happy Chinese New Year", họ không hẳn là sai. Theo định nghĩa từ Cambridge, từ "Chinese" không chỉ có nghĩa là "thuộc về Trung Quốc" mà còn bao hàm cả những gì liên quan đến Trung Quốc. Rõ ràng, Tết Nguyên Đán không chỉ có ở Trung Quốc mà còn hiện diện trong nền văn hóa của Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản (trước đây) - những quốc gia chịu ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa. Việc gọi Tết của các nước đồng văn bằng tên của quốc gia lớn nhất ăn Tết liệu có đáng để bị lên án gay gắt đến thế? Giống như cách thế giới gọi Biển Đông là "South China Sea", nhưng chẳng ai mặc nhiên công nhận Biển Đông là của Trung Quốc cả. Tuy nhiên, xét về bản chất, "Happy Chinese New Year" vẫn chưa thực sự hợp lý, vì nó không phản ánh đầy đủ nguồn gốc của cái Tết mà chúng ta đang ăn mừng. Không ai gọi Tết dương lịch là Tết Ý lịch vì dương lịch được tạo ra ở Ý cả. Và đây là lúc một lực lượng đặc biệt xuất hiện: fanpage cộng đồng wibu (à thì người đăng bài cũng wibu) - những người hăng hái nhất trong phong trào bài trừ "Happy Chinese New Year", đồng thời đề xuất một thuật ngữ thay thế nghe có vẻ rất hợp lý - "Happy Lunar New Year" (Chúc mừng Tết Âm lịch). Nhưng đợi đã, có gì đó sai sai ở đây! Happy Lunar New Year - Một sự nhầm lẫn ngớ ngẩn, một trò tự mửa tự ăn Những người hùng bàn phím này, trong cơn hăng máu bài trừ "Chinese New Year", lại chẳng hề nhận ra rằng họ đang tự đâm đầu vào một sai lầm còn lớn hơn. Họ mặc định rằng người Việt ăn Tết theo lịch Mặt Trăng, nhưng thực tế thì không phải vậy. Nghe có vẻ kỳ lạ? Không hề. Vì lịch mà Việt Nam cùng các nước đồng văn sử dụng là Âm-Dương lịch (Lunisolar Calendar), tức là một hệ thống lịch kết hợp cả chu kỳ Mặt Trăng và Mặt Trời. Trong khi đó, "Lunar Calendar" là lịch thuần âm, như lịch Hồi giáo, và nếu theo đó thì có năm Tết Nguyên Đán sẽ rơi vào tận tháng ba dương lịch! Đến đây, những ai đang hăng hái cổ vũ "Happy Lunar New Year" có lẽ nên chuẩn bị tinh thần đón Tết cùng cộng đồng Hồi giáo cho đúng với cái tên mà họ đang bảo vệ. Nói một cách thẳng thắn, gọi Tết Nguyên Đán là "Lunar New Year" chẳng khác nào một cái xẻng đào bới mộ tổ tiên. Một loại lịch không có tháng nhuận, không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp lúa nước, lại bị cư dân mạng Việt Nam lôi ra để gán vào Tết cổ truyền. Nghe có thấy vô lý không? Nếu muốn chính xác, thì phải gọi là Happy Lunisolar New Year. Nhưng hãy thành thật mà nói, có ai trong số những người tranh cãi thực sự quan tâm đến tính chính xác này không, hay chỉ đang lao vào cuộc chiến mạng xã hội như một cách thể hiện lòng tự tôn một cách nửa vời? Tiếp theo là chủ đề chính: Tết là của Trung Quốc hay Việt Nam? Xét về mặt chữ nghĩa, "Nguyên Đán" (元旦) là một từ thuần Hán, có nghĩa là "buổi sáng đầu tiên của năm mới". Nhưng để ăn Tết thì phải có lịch, vậy người Việt cổ đã dùng gì để làm lịch? Đáng nói là trong hệ ngôn ngữ bản địa Việt Nam không hề có các thuật ngữ chỉ thời gian mà đều vay mượn từ Hán như: Niên (年) - Năm Tuế nguyệt (歲月) - Thời gian, năm tháng Khắc (刻) - Đơn vị thời gian nhỏ Thời thần (時辰) - Giờ Kỉ (紀) - Chu kỳ thời gian Hệ thống thời gian mà người Việt sử dụng gồm: Ngày chia thành 12 thời thần (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) Tháng có 28 - 30 ngày, tùy theo tháng nhuận Năm có 355 ngày, với các tháng nhuận để điều chỉnh 24 tiết khí quan trọng như: Xuân phân, Hạ chí, Đông chí, Thanh minh, Lập xuân, Tiểu mãn... Thiên can - Địa chi (Canh Tý, Nhâm Dần, Ất Tỵ...) để định danh năm Nếu người Việt thực sự sáng tạo ra Tết, thì tổ tiên chúng ta đã ăn Tết như thế nào? Thờ thần tài, viết thư pháp, đốt pháo hoa, pháo nổ, Táo quân có nguồn gốc từ Trung Quốc, bánh chưng dù phổ biến nhưng không có bằng chứng đủ lâu để khẳng định hoàn toàn Tết là của người Việt. Cây nêu trong Tết lại nhắc đến các loại cây như ngô và khoai - vốn có nguồn gốc từ châu Mỹ, tức là không thể có từ trước khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ. Các nghiên cứu của Đại học Quốc gia TP.HCM cho thấy các bộ tộc Bách Việt xưa kia ăn Tết vào tháng 11 Âm-Dương lịch, mãi sau này mới bắt chước nhà Hán ăn vào tháng Giêng. Điều đó có nghĩa là cái Tết mà Việt Nam đang ăn hiện nay là một phong tục Hán chứ không phải một phong tục thuần Việt. Nhắc kẻo quên thì, người Hán cũng từng ăn Tết vào các thời điểm khác nhau trước khi thống nhất lịch vào tháng Giêng. Bên Trung Quốc, các bằng chứng khảo cổ về xương bói toán, lịch cổ đại khai quật từ thời Hạ-Thương rất nhiều và được lưu trữ tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Thế giới công nhận khu vực hạ lưu sông Dương Tử hoặc đồng bằng sông Hằng là hai địa điểm trồng lúa sớm nhất, vậy nên nếu nói Việt Nam là cái nôi của văn minh lúa nước thì e là hơi quá. Mà nếu không phải là cái nôi của văn minh lúa nước, thì càng không có lý do gì để khẳng định Tết có nguồn gốc từ Việt Nam. Vậy rốt cuộc, Tết là của ai? Có lẽ, câu chuyện này không còn là tranh cãi mà là một sự thật hiển nhiên. À nói đến đây, tôi lại nhớ đến “Khổng Tử nói” của tiktoker nổi tiếng Huy chia sẻ: Khổng Tử trong sách Lễ Ký bằng câu : “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là Tế Sạ”. Thực ra thì tôi cũng từng tin vào cái này trước khi được một số bạn giải ngố rằng nó không hề tồn tại trong Lễ Ký “子貢觀於蜡。孔子曰:「賜也樂乎?」對曰:「一國之人皆若狂,賜未知其樂也!」子曰:「百日之蜡,一日之澤,非爾所知也。張而不弛,文武弗能也;弛而不張,文武弗為也。一張一弛,文武之道也。」” Zi-gong having gone to see the agricultural sacrifice at the end of the year, Confucius said to him, 'Ci, did it give you pleasure?' The answer was, 'The people of the whole state appeared to be mad; I do not know in what I could find pleasure.' The Master said, 'For their hundred days' labour in the field, (the husband men) receive this one day's enjoyment (from the state);--this is what you do not understand. (Even) Wen and Wu could not keep a bow (in good condition), if it were always drawn and never relaxed; nor did they leave it always relaxed and never drawn. To keep it now strung and now unstrung was the way of Wen and Wu.' “Tử Cống đi xem tế chạp. Khổng Tử hỏi: “Tứ, con có vui không?” Tử Cống đáp: “Người trong cả nước điên cuồng như vậy, Tứ này chưa hiểu vui chỗ nào?” Khổng Tử nói: “Làm lụng trăm ngày, hưởng lộc một ngày, con không hiểu là phải. Giương cung mà không buông, dù là Văn vương Vũ vương cũng chẳng thể; buông cung mà không giương, dù là Văn vương Vũ vương cũng không làm được. Giương rồi lại buông, đấy mới là đạo của Văn, Vũ.” Anyway, Happy Lunisolar New Year :3 Source: + Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link... + Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link + Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link + Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link... + Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link + Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link + Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link + Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Trong tiếng Trung, 春节 (Xuân Tiết) và 元旦 (Nguyên Đán) có ý nghĩa khác biệt rõ ràng, và điều này cũng khác với cách hiểu tại Việt Nam. 1. 春节 (Xuân Tiết): - Đây là từ dùng để chỉ Tết Nguyên Đán, tức là Tết Âm lịch của Trung Quốc. Xuân Tiết là dịp lễ lớn nhất trong năm, đánh dấu sự khởi đầu của năm mới theo lịch âm. Người Trung Quốc thường sum họp gia đình, ăn uống, và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống trong dịp này. 2. 元旦 (Nguyên Đán): - Từ này dùng để chỉ ngày 1 tháng 1 theo Dương lịch, tức là Tết Dương lịch. Đây là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Gregory, và thường được kỷ niệm với các hoạt động như xem pháo hoa, tiệc tùng, và các sự kiện công cộng. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tại Việt Nam, cách hiểu về "Tết" có sự khác biệt: - Tết Nguyên Đán ở Việt Nam cũng là Tết Âm lịch, tương tự như 春节 (Xuân Tiết) của Trung Quốc, và là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. - Tết Dương lịch(ngày 1/1) thường được gọi là "Tết Tây" hoặc đơn giản là "Tết Dương lịch", không có ý nghĩa văn hóa sâu sắc như Tết Nguyên Đán. Như vậy, trong khi Trung Quốc phân biệt rõ ràng giữa 春节 (Tết Âm lịch) và 元旦 (Tết Dương lịch), thì tại Việt Nam, "Tết" thường được hiểu là Tết Nguyên Đán (Âm lịch), còn Tết Dương lịch không có ý nghĩa văn hóa đặc biệt như ở Trung Quốc. Tham khảo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Khi chưa có dương lịch thì khái niệm xuân tiết và nguyên đán ở TQ là đồng nhất và VN cũng theo đó mà gọi. Xuân tiết gọi tắt và đọc trại ra là tết. Nguyên đán chỉ ngày 1 tháng giêng âm lịch, nguyên tiêu chỉ đêm rằm tháng giêng. VN giành độc lập lâu rồi nên không thay đổi khái niệm như bên TQ nữa.