Dưới đây gửi đến bản lược dịch tiếng Việt tập tranh màu " Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh". Bản tiếng Trung do bác khiconmtv up. Tranh màu vẽ rất đặc sắc. Link đọc online và download: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ảnh minh họa:
Tập truyện này thú vị ở chỗ nó là rút gọn đến mấy tích của truyện TDK: - 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh - Tiểu Lôi Âm giả của Hoàng Mi Lão Quái - Dải lụa của 4 vị bồ tát xuống thử lòng các thầy trò - Bà già yêu tinh là mẹ của Kim Giác và Ngân Giác - Bát Giới tới Thủy Liêm gọi Ngộ Không là nạn yêu quái Hoàng Bào nước Bảo Tượng - Cái vòng tròn để bảo vệ Đường Tăng là chuyện con trâu xanh của Lão Quân
Cuốn này có 2 bản (không tính bản màu). Bản gốc 121 trang, sau này xuất hiện thêm một bản nhiều trang hơn nhưng theo thông tin mình biết thì là do mấy ông họa sĩ khác vẽ thêm vào. Phần thêm vào là chỗ TNK đi lừa bà già yêu tinh, giết chết bà ta rồi biến thành bả để lừa Bạch Cốt Tinh. Ngoài ra cũng thêm một số tranh như chi tiết TNK hỏa thiêu BCT...
Bản này dịch khá tệ. Nhớ hồi xưa có bản đen trắng do Trung Quốc in rất đẹp lời dịch khác hẳn. Với cá nhân tôi nó là một phần của tuổi thơ hồi đó gần như đọc thuộc lòng, mãi sau này mới được đọc cả bộ Tây Du Ký đầy đủ. Nếu ai còn giữ bản do Trung Quốc in hồi xưa mà edit phần chữ cho bộ này thì quá tốt. Về bộ Tây Du Ký thì đầu tiên nghe đọc qua Đài phát thanh Bắc Kinh với giọng đọc Bạch Minh, ấn tượng với cách đọc với ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật. Vì nghe nhầm (không phải ai cũng có cuốn Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh đâu) cho nên trong đám trẻ con chúng tôi có những cuộc tranh cãi nảy lửa về Chu Bát Giới, Tôn Ngựa Không, Phật Tổ Hươu Nai....
Theo trí nhớ (đã rơi rụng nhiều sau khoảng 30 năm) của tôi thì câu minh họa cho tranh này là: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng bảo hộ Đường Tăng sang Tây Trúc lấy kinh. Tôn Ngộ Không đi trước mở đường. Bốn thầy trò tiến thẳng về phía Tây.
Em gửi lại bác bản file PDF từ các tấm hình riêng lẻ của bác. Em giữ luôn độ phân giải của file gốc nên kích thước hơi lớn. Nén lại thì sợ làm giảm mất chất lượng của bác. Cứ để yên thế. Bác nào muốn nén nhỏ lại bao nhiêu thì tùy các bác tự nén sau nhé. Mời các bác tải Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bác tải lại thử xem? Chứ em kiểm tra vẫn bình thường mà nhỉ?
Mình trích dẫn thêm một trang nguyên gốc (đen trắng) ngày xưa & trang bản màu được dịch bởi một cậu nào đó có tên "ledaiduong". Dịch thế này làm mất hẳn những câu chữ quen thuộc của thuở ấu thơ, chán thật sự
Đang so sánh hai trang dịch, cần tìm bản raw cơ bác, chứ câu chữ quen thuộc là một chuyện, còn dịch đúng với gốc hay ko là chuyện khác á
Muốn đánh giá một bản dịch, cần đối chiếu nó với bản gốc, chứ không thể chỉ vì nó không phải là 'câu chữ quen thuộc' mà đánh giá nó là 'dịch máy, word by word', nhất là khi bản dịch đó lại bám sát bản gốc hơn bản có 'câu chữ quen thuộc'. Dưới đây là bản gốc Hán văn của trang này (đen trắng), có thể thấy phần chữ do ledaiduong dịch sát hơn hẳn so với cái gọi là 'câu chữ quen thuộc' dù văn phong có thể không 'mượt' bằng.
Vậy câu này sai ở đâu ? Đang so sánh hai trang dịch, cần tìm bản raw cơ bác, chứ câu chữ quen thuộc là một chuyện, còn dịch đúng với gốc hay ko là chuyện khác á
Tấm hình mình đăng chính là 'bản raw' mà bạn 'cần tìm'. Và 'bản raw' này cho thấy ledaiduong 'dịch đúng với gốc' (Có đoạn Bát Giới, Sa tăng ra oai) so với bản dịch cũ (bỏ hẳn tên Bát Giới, Sa tăng, chỉ nói chung chung). Bản dịch cũ còn 'sáng tác' thêm đoạn 'Bạch Cốt Tinh chạy ra khỏi động, định chuồn' nữa.
'Những câu chữ quen thuộc của thuở ấu thơ' mà bác nói là do dịch giả vừa dịch vừa 'sáng tác' thêm, bản gốc chữ Hán vốn không viết như vậy. Xin mạn phép chỉnh sửa lại tấm hình bác đăng để bác có thể đối chiếu nguyên bản Hán văn và hai bản dịch tiếng Việt.