Em tìm thấy hình như có 2 bản dịch Tây Du Ký, 1 bản thì không thấy có thơ, một bản thấy thường xuyên có xuất hiện thơ. Không biết có bác nào từng đọc bộ này cho em tham khảo xem bản nào dịch hay hơn đủ hơn vậy?
Cả hai bản đều có trên diễn đàn, một bản của Thụy Đình, bản kia của nhóm Mai Xuân Hải. Bạn có thể tự đọc để so sánh, trải nghiệm, cần gì phải hỏi mọi người.
Truyện dài nên em tính tìm bản dịch hay đọc thôi bác. Với lại đọc lần đầu sẽ bị ấn tượng nên đọc lại bản dịch khác dễ đánh giá sai.
Thế bạn nên đọc bản Thụy Đình, nhiều thơ nên có chất văn hơn. Còn đủ thì hai bản như nhau cả, không cắt xén gì.
Bản của Mai Xuân Hải dịch hay hơn, vì tất cả các bài thơ đều dịch trọn vẹn. Đoạn Tôn Ngộ Không phá giới được mô tả kỹ càng! Trong khi đó, các bản dịch còn lại đều lược bỏ đoạn nhạy cảm đó!
Tây du ký đâu có dài lắm đâu bạn, đọc cả hai để cảm nhận đi bạn. Dài như Mao sơn tróc quỷ nhân có 3682 chương thôi hay có những truyện viết mãi chưa xong
Mình đang đọc bản này này Có hình minh hoạ rõ ràng , thơ đầy đủ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Bản dịch của Như Sơn, Mai Xuân Hải và Phương Oanh nghe một ông dịch giả kỳ cựu người Việt bảo là có dịch đủ trọn bộ hết các bài thơ mô tả nhân vật và các trận đánh, đấu phép trong tiểu thuyết tiếng Trung. Còn bản Thụy Đình dịch mượt có văn vẻ hơn nhưng dịch giả cố tình loại bỏ cắt xén nội dung phần bài thơ dẫn đến bản dịch Thụy Đình có đôi chỗ thiếu sót vì không dịch nhiều bài thơ vốn có trong bản tiểu thuyết tiếng Trung.
'Dịch trọn vẹn' khác với 'dịch hay'. Bản dịch của Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh tuy dịch gần đủ thơ nhưng 'tham khảo' bản dịch của Thụy Đình rất nhiều và điều lạ là nhóm này đem cả những lỗi sai của bản Thụy Đình vào bản của mình. Mà 'Tôn Ngộ Không phá giới' là đoạn nào nhỉ?
Chứng tỏ bạn chưa đọc hết các bài thơ trong bản dịch đó rồi. Chưa đọc kỹ đã vội phê phán một bản dịch, vậy có phải là hồ đồ quá chăng?
1. Việc tham khảo bản dịch của Thụy Đình là do nhóm Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh tự thừa nhận. 2. Lỗi sai của bản Thụy Đình được nhóm Như Sơn, Mai Xuân Hải đưa qua là điều rõ ràng, có thể thấy ở Hồi 55, Thụy Đình dịch 'yết' là 'con rết' (có thể là lỗi biên tập), nhưng nhóm Như Sơn,... lại vẫn mang 'con rết' này qua bản dịch của mình. Sâu hơn một chút, ở Hồi 8, nhóm Thụy Đình dịch sai mấy câu tả Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tịnh, nhóm Như Sơn,... dịch lục bát nhưng ý sai vẫn y hệt. 3. 'Tôn Ngộ Không phá giới' là cách bạn gọi một tình tiết hoặc một bài thơ trong truyện, bạn không thể mặc định ai cũng hiểu ý bạn rồi từ đó suy diễn rằng người khác 'chưa đọc hết'. 4. Bạn chỉ dựa vào việc dịch đầy đủ thơ thì đã nói một bản dịch là 'hay hơn' nhưng bản của nhóm Như Sơn,... đã chuyển rất nhiều từ ngữ đặc biệt để ám chỉ nhân vật như Tâm Viên, Pháp Tính, Kim Công, Mộc Mẫu, Hoàng Bà,... thẳng thành tên riêng, điều mà bản của Thụy Đình cố gắng hạn chế (vì những từ ngữ này có ý nghĩa nhất định của nó). Ngoài ra, còn một bản dịch khác của Mai Kiều Chi mà theo mình biết thì dịch đủ thơ hơn cả bản của nhóm Như Sơn,... nhưng lại dịch trúc trắc ngay từ những câu biền ngẫu đầu mỗi hồi. Như vậy, việc 'dịch trọn vẹn' liệu có thể dùng làm tiêu chuẩn để nói rằng một bản dịch 'hay hơn' những bản dịch khác? 5. Cho tới nay, 'Tây du ký' có xấp xỉ 10 bản dịch khác nhau, bạn đã đọc hết những bản dịch đó chưa? Nếu chưa đọc hết mà đã nhận định bản của nhóm Như Sơn,... là 'hay hơn' và 'các bản dịch khác đều lược bỏ' thì 'có phải là hồ đồ quá chăng'?
Về dịch thì thường theo các tiêu chuẩn: - Dịch theo sát bản gốc nhất - Dịch văn thơ dễ đọc, dễ hiểu nhất Còn dịch đủ các văn thơ, chú thích... chưa bao giờ là yếu tố hàng đầu cả, mình nghĩ vậy. Vì tùy theo các ấn bản mỗi năm, mỗi thời điểm sẽ thêm thắt, cắt giảm khác nhau. Bản thân khi hỏi dịch hay nhất đã là tùy theo cảm tính rồi cảm nhận là tùy ở mọi người. Khi một người không biết bản gốc, không biết tiếng thì bản nào dễ đọc, dễ nhớ đã là hay rồi ấy chứ Tranh luận nhiều cũng không ra vấn đề đâu, khác nhau từ quan điểm rồi, chỉ nên tham khảo và tự mình đánh giá thôi