Tâm lý XH Tàn ngày để lại - Kazuo Ishiguro

Thảo luận trong 'Tủ sách tác giả đoạt giải Nobel' bắt đầu bởi machine, 6/8/23.

  1. machine

    machine Sinh viên năm I

    d.jpg
    Tác giả: Kazuo Ishiguro
    Số trang: 342
    Kích thước: 14x20.5 cm
    Phát hành: Nhã Nam
    Năm xuất bản: 02/2021
    Stevens là một quản gia người Anh với tất cả mọi hàm nghĩa của từ này: tận tụy, chỉn chu, trung thành, và trên hết, luôn luôn có một ý thức mãnh liệt về phẩm giá nghề nghiệp. Mong muốn cải thiện chất lượng phục vụ tại dinh thự và chấm dứt những sa sút hiện tại, Stevens dấn thân vào một cuộc hành trình đi qua Miền Tây nước Anh. Mỗi chặng trên cuộc hành trình mở ra một cánh cửa nối về quá khứ, và dần dà hành trình ấy làm hé lộ những mất mát và nuối tiếc theo sau những ảo tưởng của một đời người.

    Bằng một lối viết bậc thầy, đạt đến một sự cân bằng phi thường giữa lời kể bình thản, điềm tĩnh và nỗi hoang mang dữ dội cùng niềm tiếc nuối mênh mông, Kazuo Ishiguro đã bóc tách một cách hết sức tinh tế cái ảo tưởng tót vời mà nhân vật chính đã dâng hiến đời mình cho nó, và làm lộ ra trong cốt lõi không phải là một lý tưởng, mà là một sự ngây thơ rất đẹp nhưng cũng rất khờ dại khi đặt trong một thời hiện đại khôn lường, sự ngây thơ thuộc về một quá khứ mà con người vĩnh viễn không thể nào trở lại được nữa.
     

    Các file đính kèm:

    cam_tn, onitrongnhan, Lu Yan and 37 others like this.
  2. Anan Két

    Anan Két Lớp 8

    Hồi mình đọc Mãi đừng xa tôi xong thấy mê quá nên đọc thêm cuốn này. Xem trên Goodreads thì thấy phần lớn người đọc đánh giá Tàn ngày để lại hay hơn, dễ đọc hơn. Mình thì thấy Mãi đừng xa tôi hay hơn, cũng có thể vì mình đọc cuốn đó trước. Bạn @machine thì thấy thế nào :p?
     
    machine thích bài này.
  3. machine

    machine Sinh viên năm I

    1. Về cảm xúc sau khi đọc xong tác phẩm
    Mãi đừng xa tôi là sự bế tắc giữa lằn ranh sống - chết, bế tắc đến nghẹt thở.
    Tàn ngày để lại mang đến cảm giác buồn man mác, xót xa, nuối tiếc.
    Mãi đừng xa tôi mang lại cảm xúc mãnh liệt hơn, Tàn ngày để lại thì êm đềm, dễ chịu hơn.

    2. Về mô tả diễn biến nội tâm nhân vật
    Tàn ngày để lại mô tả tinh tế hơn. 2 đoạn đặc sắc là lúc ông quản gia từ chối tình cảm của cô đồng nghiệp và lúc ông quản gia gồng mình phục vụ bữa tiệc khi bố ông ta qua đời.

    Mấy tiểu thuyết tâm lý này lâu lâu đọc chút thay đổi "khẩu vị" thôi chứ tui không có thích (và cũng không có "chuyên môn" về mấy môn xã hội) nên không biết đánh giá hay dở như nào :p
     
  4. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Bài viết này chuyển vào mục Tủ sách đoạt giải Nobel là hợp lý. :)
     
    amylee thích bài này.
  5. 1 tác phẩm hay diễn tả cho ta phẩm chất của 1 người quản gia với tinh thần trách nhiệm cao vào thời đại của ông.
    Tôi nghĩ Tàn ngày để lại và Mãi đừng xa tôi đều là tác phẩm hay
     
    machine and Anan Két like this.
  6. machine

    machine Sinh viên năm I

    Dạ, cái này chắc là bề nổi thôi ạ.
    Người kể chuyện là quản gia của một nhà quý tộc Anh quốc thì chắc tính cách sẽ khá là khách khí, kín đáo, "nói vậy mà hổng phải vậy".
    Chương mở đầu: người kể chuyện lái xe về miền Tây hoàn toàn vì mục đích công việc: cân nhắc mời cô Kenton trở lại dinh Darlington.

    Nhưng đến chương cuối, khi cô Kenton thú nhận:
    Thì phản ứng của người kể chuyện:
    Đến đây thì nhà cháu suy đoán câu chuyện không hẳn giống như ông quản gia kể lại, có điều gì đó ẩn giấu vừa hé mở ra: cảm giác hụt hẫng như vừa mất đi điều gì...
    Cùng với đó là cảm giác xót xa, nuối tiếc (về những gì đã qua) khi ngồi tự sự một mình trước biển (cái này là cảm nhận cá nhân thôi ạ).
    Chúc bác vui.
     
    Anan Két, sucsongmoi and amylee like this.

Chia sẻ trang này