Tên sách : TẬP SAN SỬ ĐỊA 12 Tác giả : NHÓM GIÁO SƯ VÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN CHỦ TRƯƠNG Nhà xuất bản : Nhà sách KHAI TRÍ bảo trợ Năm xuất bản : 1968 ------------------------ Nguồn sách : Đức Châu (TVE-4U) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đánh máy : mopie, nhungphan1204, minhf, thao nguyen, quanhoangtrung, pham_my, Mia Chan, Vỹ Trạng, thuy3098, Rùa Biển, camchuongtim, pinkie_min, ganbunma Kiểm tra chính tả : Max Phạm, Trần Trung Hiếu, Nguyễn Văn Phẩm, Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Xuân Huy, Ngô Thanh Tùng, Trương Thu Trang Biên tập chữ Hán – Nôm : Blue Biên tập ebook : Thư Võ Ngày hoàn thành : 30/12/2019 Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link » của diễn đàn TVE-4U.ORG Cảm ơn tác giả NHÓM GIÁO SƯ VÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN và nhà sách KHAI TRÍ đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá. MỤC LỤC LÁ THƯ TÒA SOẠN NÉN HƯƠNG HOÀI CỔ NGUYỄN-TRUNG-TRỰC DÕNG-TƯỚNG TÂN-AN-PHỦ I. BỐN MẨU CHUYỆN CÓ DÍNH DÁNG ĐẾN NGUYỄN-TRUNG-TRỰC II. TÀI-LIỆU PHỤ 1) Bổn thứ nhứt : Chiếu chỉ của vua Tự-Đức 2) Bổn dụ thứ nhìIII. NHỮNG SÁCH DÙNG ĐỂ KHẢO CỨU XIN CUNG-HIỂN MỘT ÍT TÀI-LIỆU VỀ CỤ NGUYỄN-TRUNG-TRỰC I. ĐỂ TỎ LÒNG SÙNG KÍNH CỤ NGUYỄN-TRUNG-TRỰC II. ĐỀN THỜ CỤ NGUYỄN-TRUNG-TRỰC VỊ ANH HÙNG DÂN-TỘC VIỆT-NAM III. CHUNG QUANH BÀI THƠ KHÓC CỤ NGUYỄN-TRUNG-TRỰC NGUYỄN-TRUNG-TRỰC MỘT KINH-KHA CỦA MIỀN NAM CẢI CHÍNH MỘT ĐIỀU LẦM TÀI LIỆU VỀ NGUYỄN-TRUNG-TRỰC ĐẤT KHỞI NGHĨA VÀ VÀI GIAI THOẠIVỀ NGUYỄN-TRUNG-TRỰC I. CHỢ RẠCH-GIÁ HỒI CUỐI THẾ KỶ 19 II. VÙNG PHỤ CẬN LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC KHỞI NGHĨA III. CUỘC TẤN CÔNG ĐỒN RẠCH-GIÁ IV. PHỤ LỤC V. CHUYỆN NEAK TRONG TÌNH-HÌNH CHÍNH-TRỊ VIỆT-NAM THỜI-KỲ NGUYỄN-TRUNG-TRỰC KHỞI NGHĨA CHUNG QUANH VẤN-ĐỀ VIẾT SOẠN TIỂU-SỬ NGUYỄN-TRUNG-TRỰC CŨNG NHƯ CÁC NHÂN-VẬT LỊCH-SỬ KHÁC Ý KIẾN BẠN ĐỌC GIỚI THIỆU SÁCH BÁO HỘP THƠ SỬ ĐỊA MỤC LỤC TẬP SAN SỬ ĐỊA TỪ 1966 ĐẾN 1968 I. TẬP SAN SỬ ĐỊA NĂM 1966 II. TẬP SAN SỬ ĐỊA NĂM 1967 III. TẬP SAN SỬ ĐỊA năm 1968 PHỤ TRƯƠNG : LE TRAITE DE SAIGON DE 1862 VU DE PARIS, DE MADRID ET DE HUE LES REACTIONS DE LA POPULATION VIETNAMIENNE LES MISSIONNAIRES
LÁ THƯ TÒA SOẠN Hai mùa thu qua. Sử Địa đã đặc khảo về hai vị danh nhân Việt-Nam : « Trương-Định và Phan-Thanh-Giản ». Mùa thu năm nay, như đã loan báo, Sử Địa được ấn hành số đặc biệt để kỷ niệm 100 năm ngày chết vinh quang của Vị anh-hùng kháng-chiến Nguyễn-Trung-Trực. Mới 100 năm qua mà tài liệu về Nguyễn-Trung-Trực thật điêu tàn. Hầu như không còn một sử liệu nào về Nguyễn-Trung-Trực do người Việt còn để lại. Ngay cả Chính-sử triều Nguyễn như « Đại Nam Liệt Truyện » cũng không hề nói tới Nguyễn-Trung-Trực. Trong khi những người đồng, đồng cảnh với Ông như Trương-Định còn được « Chính Sử » đề cập tới ít nhiều. Thật là một sự thiếu sót đáng tiếc. Ngày nay, chúng ta biết về Nguyễn-Trung-Trực hầu như chỉ nhờ vào những tài liệu của ngoại quốc. Còn nếu ta có chăng, cũng chỉ là những tài liệu truyền khẩu, thiếu tánh cách khoa-học. Chúng ta có thể tự bào chữa là trong thời kỳ còn người Pháp ngự trị, không ai dám tàng trữ « đồ quốc cấm » là những tài liệu về những người đã chống lại họ. Điều này cũng có một phần nào đúng. Nhưng thật ra phải nói là do sự yếu kém của óc tồn cổ của người mình. Ngay ở thời đại hiện nay, liệu có nhiều người quan tâm đến việc lưu giữ những tài liệu về thời nay ? Trách nhiệm lưu giữ các tài liệu thì tư nhân chỉ một phần – phần quan trọng phải là Nhà Nước. Mà hiện nay thì thật là đau lòng ! Khi sửa soạn số Đặc Biệt này, chúng tôi biết chắc có tờ trình (rapport) của chánh quyền xâm lược Pháp hồi đó về Nguyễn-Trung-Trực, tàng trữ tại Văn Khố Quốc Gia. Mặc dù đã cố công, chúng tôi vẫn không thể tìm ra tài liệu quí giá ấy, chỉ vì Văn Khố Quốc Gia hiện đang ở tình trạng thê thảm ! Văn Khố bị bắt buộc di chuyển nhiều lần từ hơn một năm nay, hiện lại không có trụ sở đàng hoàng, tài liệu để vung vãi nhiều nơi. Các phiếu (fiches) bị xáo trộn, mất mát, hiện không thể nào sử dụng. Chính cơ quan này đã kêu cứu. Giới văn hóa đã báo động thảm-thiết – tình trạng đó vẫn còn nguyên ! Tài liệu cũ có sẵn mà còn bị coi thường để cho mất mát, hư hỏng, huống chi tài liệu mới mong gì được thu thập và lưu giữ. Chúng tôi thảm thiết báo động về « tình trạng phi văn hóa » này. Với hiện trạng chung ấy, mặc dù đã cố gắng, số Đặc Khảo này cũng không thể nào thoát khỏi sự nghèo nàn tài liệu chính xác. Chúng tôi đành phải « nghi truyền nghi, ngờ truyền ngờ ». Về Giải Thưởng « 900 năm Nam Tiến của Dân Tộc Việt », hiện chúng tôi vẫn chưa ấn định được thời hạn tổ chức vì thời cuộc chưa cho phép. Nhưng chắc thế nào cũng nội trong năm 1969 tới. Nếu không có gì trở ngại, chúng tôi sẽ cho ấn hành số đặc biệt Kỷ Niệm CHIẾN THẮNG KỶ DẬU (ĐỐNG ĐA), vào dịp Xuân Kỷ Dậu sắp tới. TẬP SAN SỬ ĐỊA