Di cảo "SƠN NAM NGOẠI SỬ" - Bút ký - ĐÀO TĂNG

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 3/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thông thái

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Bài gởi: 2,728
    Xin cảm ơn: 3,302
    Được cảm ơn 11,086 lần trong 1,661 bài

    "SƠN NAM NGOẠI SỬ" - Bút ký - ĐÀO TĂNG

    Như một chiếc lá, Sơn Nam trôi giạt đây đó, rồi một ngày tấp vào nhà tôi, ở lại đó, lui tới trong suốt mười năm (1995-2005). Từ đó có tập bút ký này.

    ĐÀO TĂNG

    "... Quần áo xềnh xoàng. Ăn thì ít. Đọc sách thì nhiều mà viết ra thì ít. Chỉ ngưng hút thuốc lá khi ngủ. Đêm cày ngày đi rong.

    ... Ra đi thấy vịt không lùa. Gặp duyên có kết. Thấy đình chùa vào… chép chép biên biên.

    ... Đêm đêm có tiếng thở dài. Ngày ngày lại được nghe than hết tiền..."



    Trân trọng giới thiệu...


    ĐÀO TĂNG

    SƠN NAM NGOẠI SỬ
    (Bút ký)

    Tác giả: ĐÀO TĂNG.
    Nguồn: daohieu.wordpress.com
    Thực hiện ebook: tducchau (TVE)
    Ngày hoàn thành: 28/04/2010
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    MỤC LỤC
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
    daovanhuy, sky_tiger and nth like this.
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    "SƠN NAM NGOẠI SỬ" - Bút ký - ĐÀO TĂNG
    Như một chiếc lá, Sơn Nam trôi giạt đây đó, rồi một ngày tấp vào nhà tôi, ở lại đó, lui tới trong suốt mười năm (1995-2005). Từ đó có tập bút ký này.

    ĐÀO TĂNG




    KỲ I




    Quần áo xềnh xoàng. Ăn thì ít. Đọc sách thì nhiều mà viết ra thì ít. Chỉ ngưng hút thuốc lá khi ngủ. Đêm cày ngày đi rong.


    [​IMG]
    Sơn Nam và tác giả Đào Tăng bắt đầu một ngày đi bụi.



     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KỲ II



    NHỊ NHƠN ĐỒNG HÀNH


    Vào một tối tháng 8 Âm lịch năm Ất Hợi 1995, khoảng 9 giờ hơn, trong lúc tôi đang ở trên gác nhà, chợt nghe có tiếng kêu rõ tên mình quen thuộc vừa cấp bách. Tôi bàng hoàng ra hành lang nhìn xuống ngoài trời có mưa càng lúc càng nặng hạt. Đang đứng trước cửa nhà tôi là một người đàn ông đội nón vải lụp xụp, vai bên trái có đeo cái túi đậm màu, nách bên phải có ôm gọn cái bàn máy đánh chữ. Dáng dấp gầy gò quen thuộc. Tôi bước nhẹ xuống cầu thang ra mở cửa cho khách vào. Vừa đặt thân vào bộ “xa lông” khách đã vội móc bao thuốc lá Khánh Hội dang dở trong túi ra, xin tý lửa đốt hút liên tục, hết điếu này sang điếu khác. Lặng lẽ rít những hơi dài, nói câu đầu tiên:

    - Tôi ngoắc xe xích lô từ chợ Bà Chiểu lên đây, đến đầu hẻm nhà anh trả tiền, chú xích lô nhất định không chịu lấy, lại còn biết rõ tôi và hỏi: “Giờ này bác đi đâu lên Gò Vấp mà mưa gió tối tăm vậy”.

    Khách vừa “tỉ tê” vừa đặt hành lý lên bàn, loay hoay, cái máy đánh chữ cầm theo bật nắp rớt xuống nền gạch bông một cái “rẻng” để lộ ra cuộn “ru băng” đen màu, tập bản thảo chi chít trên giấy trắng những hàng chữ vừa đánh máy dang dở. Khách uể oải, cởi chiếc áo ướt sũng nước mưa, đặt lưng nằm duỗi dài trên ghế “xa lông”, trước khi ngủ còn nhớ gửi cho tôi cất kỹ giùm một số giấy tờ gói kỹ trong bịch nylông xem chừng khá quan trọng (sáng ngày hôm sau, ông mở ra cho tôi xem. Đó là sổ hồng, chủ quyền ngôi nhà 91.24 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh TP. HCM của ông đứng tên).

     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KỲ III




    [​IMG]



    MỘT NHÂN VẬT CỦA KIM DUNG


    Vào một sáng tinh mơ tôi vừa mở cửa. Bất chợt có ngay một người đàn bà trọng tuổi đằng đằng sát khí. “Thám tử” mò ngay ra ổ, ụp lẹ vào, trước sự ngỡ ngàng của tôi và bà con lối xóm. Cũng xui cho ông già Sơn Nam giờ ấy đang mải mê ngồi sáng tác. Như mèo vồ con chuột nhắt, bà ta chụp lẹ cái bàn máy đánh chữ cùng túi quần áo của ông đang để dưới gậm bàn. Với công lực ngàn cân, bà ta ném tung toé ra chỗ thùng rác. Quậy chửi ì xèo… Thấy người lối xóm xúm chạy lại bu đông. Bà ngoe nguẩy bỏ đi.

    Thực ra cái máy chữ vô tội vạ này, đâu phải là lần đầu tiên bị trúng đòn sát thủ. Trước đây nó đã lắm phen bị hành hạ qua những cơn động đất sứt tay gãy gọng.

     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KỲ IV


    [​IMG]
    Sơn Nam và Đào Hiếu

    TỨ HẢI GIAI HUYNH ĐỆ

    Một rồi hai, ba… giờ sáng những tiếng gõ lảnh lót điểm báo thời gian, tôi choàng bật dậy, ông Sơn Nam nằm ngủ bên cạnh trên gác với tôi, biến mất đâu rồi nhưng có thoảng mùi thuốc lá cố hữu. Thì ra ông đã rón rén đi xuống tầng dưới tự bao giờ.

    Giữa khuya vẫn miệt mài, tiếng họ sù sù đứt quãng. Dưới bóng đèn vừa đủ sáng trên mặt bàn gỗ bé nhỏ, mái tóc hoa râm lúc nghiêng qua bên tả, lúc xoay sang bên hữu. Lập lòe đóm thuốc lá tiếp nối trong những điệp khúc lách cách… đôi lúc im bặt nhường cho tiếng sột soạt… ông đang lật những trang kinh điển dày cộm tra cứu tham khảo, đã chuẩn bị sẳn một bên. Tôi còn nghe thấy tiếng cái muỗng nhỏ chạm vào ly cà phê thủy tinh và tiếng xoè xẹt của que diêm.

     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KỲ V

    [​IMG]
    Nhà văn Sơn Nam và trưởng nữ Đào Thúy Hằng

    ĐẠO ĐỨC THỨ THIỆT

    Chuyện xưa, Mạnh Thường Quân nước Tề rất giàu có. Một hôm nhờ người khách quí là Phùng Huyên sang đòi nợ ở đất Tiết (thuộc quận Sơn Đông ngày nay). Khi đến đó Phùng Huyên cho mời hết thảy con nợ đến đầy đủ khá đông, nói:

    - Mạnh Thường Quân ngài sai ta đến đây xóa nợ cho mọi người. Nói xong liền đem văn tự ra đốt trước mặt họ.

    Khi trở về, Mạnh Thường Quân hỏi, Huyên đáp:

     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KỲ VI

    [​IMG]
    Tại quán nhậu, người hâm mộ xin chữ ký Sơn Nam trên lưng áo.

    ĐỊA ĐIỂM LÝ TƯỞNG

    Quanh năm, hàng tháng nhất là vào dịp có các lễ hội truyền thống dân gian như mồng 5 tháng 5, rằm tháng Bảy, tết Trung Thu… đến các Đại lễ trong nước như 30.4 – 2.9, ngày Nhà gíao 20.11, ngày Phụ nữ Việt Nam 8.3 khách qua đường bổng dưng xôn xao đứng đông trước quán, cạnh các ôtô đặc chủng có hàng chữ Đài truyền hình TP. HCM – Hoặc báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên… Bên trong quán thực khách cùng các nhân viên cũng náo nức theo tiếng bát nháo của lũ trẻ hò reo lộn xộn.

     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KỲ VII

    SƠN NAM VỚI XE ÔM, XE ÔM VỚI SƠN NAM

    [​IMG]
    Sơn Nam ở nhà trọ

    Năm 1995 lúc lên ở cùng Phường 7 của chúng tôi tại Quận Gò Vấp TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2005 bị tai nạn giao thông về lại nhà ở Quận Bình Thạnh nằm một chỗ, ngày 13.08.2008 khi anh lìa đời, chúng tôi đến nhà tang lễ TP. HCM cúng bái và tiễn đưa linh cửu đến nơi an nghỉ cuối cùng tại công viên nghĩa trang tỉnh Bình Dương. Mọi người không còn được gặp Sơn Nam bằng xương bằng thịt nữa.

    Những năm sống ở Gò Vấp cũng là lúc cây cổ thụ Sơn Nam nở rộ nhiều tác phẩm và mọi hoạt động văn hóa nổi tiếng, ấn tượng sâu đậm nhất trong mọi tầng lớp quần chúng và bạn đọc gần xa.

    Ngày đi đêm viết, nhưng ông già Nam Bộ không chỉ dùng đôi chân vì thành phố thì rộng lớn mà giao thông thì ngày càng ùn tắc. Chính vì thế mà “xe ôm” là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp văn học của Sơn Nam.

     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KỲ VIII

    SUM HỌP

    [​IMG]
    Gia đình nhà văn Sơn Nam ở Mỹ Tho – Tiền Giang. Bà Đào Thị Phán vợ Sơn Nam (đứng giữa) cùng ba người con gái và con rể với hai cháu của nhà văn.

    Lòng nhớ nhung, tân linh tình cảm nhân hậu thôi thúc, dân Gò Vấp đi thăm nhà Sơn Nam. Theo quốc lộ 1A chúng tôi thẳng hướngvề Miền tây. Khi xe đã đến cầu Bến Lức qua giòng sông Vàm Cò Đông vào tỉnh Long An, địa đầu miền đất Nam Bộ, lòng chúng tôi bồi hồi se đọng, trước mắt chợt sống dậy những trang sách của cố tác giả Sơn Nam đang dần mở. Cảnh quang thiên nhiên, nhân văn địa chí… qua các tác phẩm “BIỂN CỎ MIỀN TÂY” (nhà xuất bản văn học 4.1995) NÓI VỀ MIỀN NAM (Lá Bối xuất bản 6.1995)…

    Trải qua hơn 70 cây số, đã đến Ngã ba Trung Lương vào trung tâm Thành phố Mỹ Tho.

     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KỲ IX

    THƯ TRỌ

    Mười năm 1995-2005 lúc ở Gò Vấp, nhà văn Sơn Nam như xẻ làm đôi: Nửa thân sống ở nhà trọ, nửa thân sống ẩn mình trong một cái kho nhỏ hẹp, kín đáo của nhà truyền thống quận dành cho để ông sắp xếp sách báo, tư liệu miệt mài nghiên cứu. Như một cái thư viện- đúng hơn là cái thư trọ- của kẻ xa lìa gia đình.


    [​IMG]
    Thư trọ của nhà văn Sơn Nam sau nhà truyền thống Quận Gò Vấp TP. HCM.

    Người làm vườn thì có hạt giống để gieo trồng, chăm sóc cho đến ngày tươi tốt sum sê, ra hoa kết trái. Người muốn cất nhà thì phải có đủ thầy thợ, vật liệu, xây dựng mới có được nơi ăn chốn ở khang trang, vừa ý. Các nhà văn, nhà báo, nghiên cứu biên soạn… đều có tự điển, tư liệu, sách vở… bách khoa, tổng hợp, gắn bó trong thư phòng nơi họ đang sống và làm việc. Để lúc kiến thức chưa thông suốt thì “cảo thơm lần dở trước đèn” hỏi han tham khảo như con với mẹ, như trò với thầy. Nhưng đâu là bến bờ. Người viết còn phải đi lục lọi tìm mua ở các hiệu sách, các thư viện, miệt mài quanh năm suốt tháng, lắm lúc chỉ một câu, một chữ cũng tiêu tốn biết bao thời gian. Ngoài đời còn đi thực tế để có vốn sống, số liệu… bổ sung vào tác phẩm được sâu dày, chính xác và hoàn thiện.

     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KỲ X

    Ra đi thấy vịt không lùa. Gặp duyên có kết. Thấy đình chùa vào… chép chép biên biên

    [​IMG]
    Phê thuốc Lào

    Đã từng có lúc vội vã bước ra khỏi nhà trọ, xỏ chân vào hai chiếc dép cùng màu, không mang dép ngược mà mang dép xuôi (hai chiếc cùng một bên), quần không nịt cài, “fermeture” bỏ lửng!

    Tái mặt! Phát hiện “cửa sổ chưa đóng” khi ông vừa bước ra khỏi xế hộp của các VIP hoặc khi xuất hiện trước ống kính thu hình, khi bước lên bục thuyết trình để tham luận… trước hội trường đông quan chức và người dự thính.

    Ông đọc sách thì nhiều, đọc đâu nhớ đấy vậy mà ông nói “tui viết ra thì ít”. Ông chỉ ngưng hút thuốc lá khi ngủ. Bất chợt vào giờ giấc nào, nhất là vào giữa canh khuya im ắng, kẻ sống chung chợt nghe tiếng bật quẹt gaz cái “xạch”. Thoang thoảng mùi thuốc lá, tín hiệu nhà văn đã thức giấc, tiếp theo là tiếng cái bàn máy đánh chữ “cổ đại” lạch cạch, lạch cạch…

    Gu của Sơn Nam là thuốc lá đen, thế nhưng gặp thuốc Lào cũng phê sộc sộc… Vậy mà ông Bính Dần này qua đời lúc 83 tuổi ta, không phải vì ung thư phổi.

     
    Last edited by a moderator: 31/10/23
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 28-04-2010, 10:21 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thông thái

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Bài gởi: 2,728
    Xin cảm ơn: 3,302
    Được cảm ơn 11,086 lần trong 1,661 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]...


    KỲ XI​




    KHI LÃNG TỬ LÊN NGỒI XẾ HỘP


    [​IMG]
    Thẳng tiến Vũng Tàu

    Nhà văn Sơn Nam giàu cá tính, chẳng những nổi tiếng về các tác phẩm trên lĩnh vực văn học mà còn nổi tiếng về đi bộ.

    Ngày kia bỗng nhiên có cái xế hộp bóng lộn ghé lại đầu hẻm. Lần này không đi diễn thuyết, không lên truyền hình, không họp hành hội thảo gì ráo.

    Lần này là VIP. Có cả bầu đoàn “cung nữ” theo hầu.

    Nhà văn Sơn Nam thường nói: Đi bằng máy bay thì hiếm chứ bằng ôtô ngày nay phổ biến. Người nghèo cách mấy ở tận chốn quê làng hẻo lánh, rừng sâu, núi xa… trẻ sơ sinh hoặc thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, cô dâu chú rể ngày lễ kết hôn, người tạ thế nằm trong quan tài lúc chở đi chôn cắt… Tóm lại trong đời chúng ta ai ai cũng từng đi ôtô, tuy nhiên trong nhiều loại xe, nhiều hình thức và khác nhau về tư cách.

    Lắm lúc đi vắng đôi ba bữa, xe đưa về vào quán giải khát uống bia ông nói vui với bạn bè xúm lại thăm hỏi:

    - Tướng tôi “xí trai” lại quen ăn mặc xềnh xoàng. Nhất là những lúc ông đi làm công tác văn hoá tập thể cùng với số người đông đi tham quan. Viếng các lăng tẩm, đền thờ, di tích lịch sử nhiều nơi bằng xe buýt rộng lớn. Ban đầu kẻ lạ nhìn tôi mới bước lên xe cứ tưởng tôi là lơ xe.

    Mọi người ngớ ngẩn thì ông hóm hĩnh:

    - Ấy chính là những lúc họ đến các quán, các nhà trọ tìm mà tôi vừa đi, không thấy đâu cả. Họ hỏi thăm các tay xe ôm đang có mặt gần đấy quá rành các chỗ tôi đến, như về nhà với các đứa con ở Bà Chiểu – Bình Thạnh, hoặc là ghé các chỗ tụi nó rành tận tim đen. Thế là ôtô bốc họ lên ngồi chễm chệ làm điềm chỉ viên. Đến gặp được tôi ngay phóc. Chủ ở lại làm việc, tài xế đưa ân nhân về chỗ cũ, mời ăn uống… hậu hĩ.

    Trong xe có máy điều hoà không khí, có radio, cassette, có truyền hình mini… nhấn nút ghế ngồi bật ngửa nằm tựa thân trên niệm mouse êm ả như mơ.

    Thế nhưng, đối với nhà văn Sơn Nam vẫn có cái “kẹt” đầu tiên. Lắm ôtô đời mới không có cái gạt tàn thuốc. Ngồi trong máy lạnh mà phê thuốc thì hết ý, mặc dù không có xe nào có bảng No Smoking nhưng hút hơi sượng và rất khó xử lý. Lại thêm chút tế nhị. Tuy dọc đường các quan chức và người đẹp cùng xe chiều ông thầy hết lòng, nhưng ông nói nhập gia tuỳ tục và mình phải biết thương người lái. Nghĩa là tuy không nói ra nhưng phải chấp nhận mất tự do, không hút thuốc.

    Chúng tôi chợt nhớ hai câu thơ của Nguyễn Du:

    Vậy nên những chốn thong dong
    Đứng không yên ổn ngồi không vững vàng

    (Kiều)​

    Sơn Nam chỉ thích ngồi lộ thiên trên các xe ôm, xích lô. Xe của giới lao động vui vẻ, dễ tính, lại quá rành cái nết của vị khách hàng thâm niên độc đáo này.

    Thích chỗ nào ngừng ngay chỗ ấy. Thường là lúc đang chở ngoài đường bỗng bảo xe quay vào các nhà sách cũ luc lọi tìm mua. Lúc thì đi ngang qua các gian hàng trái cây, hoa kiếng bắt mắt, có “các em” đứng bán sầu riêng Cái Mơn, măng cụt Lái Thiêu, vú sữa Vĩnh Kim, bưởi Năm Roi… Bàn tay đập xành xạch lên lưng người chở, xe chạy ngừng lẹ, vào mua ngay và tỉ tê nói chuyện một chặp vừa ý rồi mới quay gót. Ngồi sau các loại xe này hút thuốc thoải mái vô tư và nhìn ngang liếc dọc cũng chẳng ai chê trách, lại rất trực tiếp thực tế cho đôi mắt và trang viết.

    Sắm được ôtô để sử dụng là ước mơ tuyệt vời của tất cả mọi người từ già đến trẻ. Trẻ con mới biết đi chập chững đã đòi mua ôtô, dẫu là ôtô đồ chơi.

    Các cụ ông cụ bà, chỉ còn ngồi một chỗ cũng thích sắm ôtô con, để chưng diện trước nhà, để con cháu sử dụng, đôi lúc cần chở họ đi đó đây vừa an toàn vừa sang trọng.

    Chỉ độc nhất một người không thích ô-tô, đó là Sơn Nam.



    CHỊ SƠN NAM KỂ CHUYỆN CHỒNG
    (Bài của Trần Anh Tài)


    [​IMG]
    Bà Đào Thị Phán vợ nhà văn Sơn Nam giỗ 100 ngày mất của chồng tại Mỹ Tho 20.11.2008 trước ống kính Đài Truyền Hình TP. HCM.


    Tôi về Mỹ Tho thăm chị Sơn Nam. Chị tên Đào Thị Phán, năm nay đã 80 tuổi, đón tôi, chị rất mừng. Nét giản dị, hồn hậu, thân tình của người con gái đất Long Trị, Long Mỹ (Hậu Giang) phảng phất trong cử chỉ, lời nói của chị khiến tôi càng nhớ Sơn Nam.

    Chị mồ côi mẹ lúc 5 tuổi, rồi năm 10 tuổi cha cũng chết. Bên giường bệnh, người cha hiền lành, cặm cụi, nắm tay chị đặt lên tay anh Hai dặn dò:

    - Ba có mệnh hệ nào, con ráng sống cho trọn đạo, nghe lời anh Hai. Còn thằng Châu, mày thay cha, bảo bọc chăm lo các em nhỏ.

    Mười bảy tuổi, chị tham gia công tác Hội phụ nữ xã Long Trị, được chị Phan Thị Tốt (Ba Tốt, dân Vĩnh Long, sau này về hưu, ở Phú Nhuận, mới qua đời tháng 6-2008) dìu dắt, nhất là cho chị đi học hai tháng tại khu 9.

    Hôm bế giảng lớp học, khách tham dự có Đoàn Thanh niên cứu quốc tỉnh Kiên Giang sang, trong đoàn, có anh Sơn Nam. Anh Sơn Nam sau đó “để ý” chị, có nhờ anh Năm Tiễn và lãnh đạo xã Long Trị làm mai mốt. Ông Năm Tiễn nhờ chị Ba Tốt và phụ nữ xã đánh tiếng:

    - Thằng đó tuy xấu trai, vậy mà có tài lắm, nó là uỷ viên Tỉnh đoàn Rạch Giá đó, mầy muốn ưng thì ưng.

    Chị Sơn Nam trong lòng đắn đo, thêm chút rộn ràng. Thầy bói nói anh Sơn Nam tuổi dần chị tuổi tỵ, gia đình anh nghèo, ông già Phạm Minh Sám và bà Lê Thị Quý ở quê, sống nhờ vườn cau, khoảng ruộng nhỏ, cô tư Phạm Thị Xuân chằm nón lá, bác Hai Pham Huy Trân (tự là Khoái) cũng đi kháng chiến và nhất là… “không thấy ở bản thân anh tương lai”. Đâu cũng sáu bảy tháng, anh Sơn Nam tìm cách làm quen với anh Hai chị Đào Hiền Châu, lúc đó, đang làm thư ký Tòa án Quân sự khu 9. Rồi anh Hai dẫn Sơn Nam về nhà nhân dịp gì đó.

    Chị đang sinh hoạt Hội ở xóm trên, được gọi về lẹ. Thấy nhà có khách, chị đi vòng vào nhà bằng ngả sau, nhưng cũng kịp nhìn thấy anh thanh niên tinh nghịch “bỏ ống dòm” bằng cách chụp hai ngón tay trỏ vào hai ngón cái đưa lên mắt dõi theo.

    Ăn cơm xong, anh hai gọi Sơn Nam và chị ngồi lại. Nói cho chị biết ý Sơn Nam. Anh hai có ý khuyên chị ưng đi. Từ đó, cứ mười bữa, nửa tháng, anh ấy lại ghé nhà…

    Anh hai chị nói mấy lần, vậy mà anh Sơn Nam phải chờ đến hai năm mới có đám cưới. Đám cưới chị là đôi bông do chị Hoàng, cán bộ Hội phụ nữ tỉnh Rạch Giá cho Sơn Nam mượn. Một trăm ngàn tiền miền Nam, anh “nhờ” bạn bè và bà con giúp để “đưa tiền chợ” đàng gái.

    Chị Phán nhắc điều này để nhớ ơn chị Hoàng và bạn bè, bà con tốt bụng lúc đó. Đám cưới chỉ có anh Phạm Huy Trân qua Long Trị, ông nội bà nội tụi nhỏ cũng không có. Điều này cho thấy, tình yêu chị, cuộc đời chị với anh Sơn Nam là đáng trân trọng biết bao. Đời nay ít có.

    Hai năm sau, chị sanh Mỹ Linh (Đào Thuý Hằng). Ông nội bà nội hay tin, gởi qua cho xấp vải, đủ may hai bộ đồ mới cho mẹ con. Lúc đó, bom pháo dữ dội, Long Trị sơ xác. Anh Sơn Nam đưa mẹ-con chị về An Biên.

    Đường đi thì xa, anh Sơn Nam chỉ biết chèo ghe bập bẹ, lại cà rịch cà tang, dút dít. Cứ đói bụng là tấp ghe vào nhà bạn ăn cơm, chỗ nào anh cũng có bạn chí tình. Hai ngày, ghe mới tới nhà nội, trời đã chạng vạng.

    Quê nội đón mừng cô dâu nhà họ Phạm quá đổi thân tình. Nước ròng, ghe xa bờ 10 mét. Có người lội xuống bồng em bé lên, có người phụ anh Sơn Nam dắt chị Phán đi trên thân dừa (làm cầu) dốc xiên ngược, hành lý là gói quần áo nhẹ tênh… Không có lấy món trái cây, trái khóm nào cho nhà chồng. Chị Sơn Nam xúc động mấy ngày liền về tình cảm quê nhà của anh.

    Sống với nhà chồng nghèo ba năm, chị Sơn Nam được cha mẹ chồng cưng chiều trân trọng. Ông nội dành cho cháu Mỹ Linh sự chăm sóc quý báu. Ẵm bồng nựng nịu đã đành, ông nội còn bỏ công cả tháng, tẳn nẳn làm xe rùa cho cháu chơi. Cháu chơi nghịch làm bể ấm trà quí của ông trên bàn, ông không rầy mà chỉ đánh yêu vào mông cháu bồm bộp, nói đớt đát:

    - Mồ tổ cha mày, của ông giữ gìn hai ba đời nay, mà dám làm bể của ông rồi!

    Đào Thuý Hằng, nhắc lại chuyện này đầy xúc động và tự hào: ông nội lúc đó thương cháu hơn cả con bác hai!.

    Ở An Biên, chị Sơn Nam sanh thêm cháu Nguyệt Ánh (cô tư tụi nhỏ đặt tên này) sau này là Đào Thuý Nga, hiện ở chung lo phụng dưỡng mẹ với chị Hằng. Sau đó, chị đùm túm hai con về Long Trị. Ngày đi, cha mẹ chồng gửi lên ghe bầy vịt, mấy hũ mắm, chị nhớ lời cha chồng:

    - Thằng Lạc (tên ở nhà của anh Sơn Nam) nó đi hoài, con ở đây cũng buồn, thôi về bển, khi nào rảnh ba má qua thăm…

    Hồi sanh cháu Hằng, anh Sơn Nam đi công tác cả tháng sau mới về. Anh kể chị nghe: Anh đi “ thi văn nghệ”, hai tác phẩm Cù Lao Dung và Tây Đầu Đỏ được giải, anh tăng chị bộ đồ tơ tằm và mấy khúc vải. Năm đó, anh Kiên Giang cũng có giải, được tặng một cái áo sơ mi đẹp, anh giữ riết tới lên Sài Gòn mới mặc.

    Năm 1954, anh được phân công ở lại, về Sài Gòn công tác thành. Chị theo anh về chốn phồn hoa. Anh tập tành viết, chị xin dạy ở trường tư gần ngã bảy Vườn Lài bấy giờ.

    Chị Sơn Nam dừng lại ở chỗ này, chị nhờ tôi viết lời cảm ơn với chú Đoàn Hồng Việt, “học trò” anh Kiên Giang Hà Huy Hà, sau này có làm ở bưu điện Mỹ Tho. Lúc anh Sơn Nam có “bạn mới”, chị buồn, giận anh, nhưng còn hai đứa con, chị quyết tâm phải ráng cho tụi nó đi học.

    Anh Sơn Nam lâu lâu về cho chị 50 – 100 đồng, khi chiếc mùng, khi cái áo.

    Ở Mỹ Tho chị sanh thêm với anh Sơn Nam cháu Liễu, khi có bầu cháu Liễu là lúc anh Sơn Nam vào nhà tù Phú Lợi, bây giờ nó làm việc và sinh sống ở Sài Gòn. Mấy năm cháu Hằng, cháu Nga học đại học ở trển, anh có phụ chị lo lắng, dù ít nhưng quý.

    Lúc ấy, khoảng cầu Đạo Ngạn tới bến xe Mỹ Tho còn trống trơn, chị “bày ra chuyện” dạy tư ở nhà, mục đích để kèm thêm cho hai đứa con gái. Chú Đoàn Hồng Việt cũng đem hai đứa con mình về chị dạy, để hàng tháng giúp chị, chị không áy náy. Sau này, lúc anh Sơn Nam ở tù, nhà văn Ngọc Linh biết hoàn cảnh anh chị, cũng có phụ chị lo cho gia cảnh khó. Trong số học trò học nhà chị, có con ông Thôn Hai giàu nổi tiếng ở xóm trong, cũng ra học. Thôn Hai thấy hai con lớn của chị tới tuổi đi học mà không có khai sanh, đứa út sắp ra đời. Sẵn dịp, ông giúp chị làm ba cái khai sanh ở xã. Ông không nhận đền đáp, vì chị dạy các con ông học rất giỏi, sau này, chúng cũng thành tài. Vì vậy, ba đứa con chị đều mang họ mẹ.

    Chị sống chan chứa trong tình xóm giềng.


    ...
    __________________
    Thử hữu tắc bỉ hữu.
    Thử vô tắc bỉ vô.
    Thử sinh tắc bỉ sinh.
    Thử diệt tắc bỉ diệt.

    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: tducchau, 28-04-2010 lúc 10:22 PM
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]


    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 28-04-2010, 10:28 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thông thái

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Bài gởi: 2,728
    Xin cảm ơn: 3,302
    Được cảm ơn 11,086 lần trong 1,661 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]...


    KỲ XII​





    RUỘT GAN NGƯỜI CẦM BÚT


    [​IMG]
    Đêm đêm có tiếng thở dài. Ngày ngày lại được nghe than hết tiền


    Một năm có 12 tháng, một tháng có 4 ngày thứ bảy cuối tuần, có tháng đến năm.

    - Biết rồi cha ơi!

    Tôi hằn học nói với anh Sơn Nam như vậy. Hể cứ mỗi khi đến tối thứ sáu là ông ta bồn chồn nhắc đi nhắc lại hai bên lỗ tai tôi:

    - Mai mình đi xuống báo công an.

    Vào những năm 2003 – 2004, lương tháng một nhân viên bảo vệ chỉ có 500.000đ. Vàng khoảng 8 triệu đồng. lượng.

    Số báo công an TP. HCM thứ bảy hàng tuần, trang văn hóa đều có mục “Nhà văn Sơn Nam kể chuyện” lấp lánh chân dung và những bài tạp bút của ông.

    Hể cứ kỳ số báo ấy phát hành còn nóng hổi, Tôi chở ông đến sớm tòa soạn đường Nguyễn Du Quận I. Ông vào ký lãnh tiền nhuận bút còn nóng hực trên tay.

    Với cái tâm và nghiệp vụ, báo công an đối với quãng đời qua của cố nhà văn Sơn Nam trọn lòng nhân hậu, vẹn toàn đạo nghĩa và thực tế.

    Hằng tuần với số tiền 800.000đ bài viết định kỳ, hằng tháng ông còn cộng tác nhiều đề tài khác mỗi lần đăng không dưới một triệu đồng.

    Chí đến những năm 2006 trở đi, trên mặt báo công an, đồng nghiệp còn hết lòng kêu gọi quí Mạnh Thường Quân bốn phương, hỗ trợ mọi mặt cho nhà văn Sơn Nam điều trị bệnh và các vết thương tai nạn giao thông ngặt nghèo.

    Tại TP. HCM có nhiều nhà xuất bản in mới, hoặc tái bản những tác phẩm của Sơn Nam. Có lắm nhật báo, tuần báo, đặc san, tạp chí… Đến các hãng phim, đài truyền hình. Các ban ngành chức năng từ các tỉnh thành nhiều nơi, tìm đến nhà văn Sơn Nam thực hiện kịch bản, các ấn phẩm văn thể mỹ.

    Nhà văn chúng ta còn thường đi tham quan, dự hội thảo, thuyết trình… trong túi cũng kha khá tiền nhuận bút.

    Chưa hết, hễ đến ngày cuối tháng, tôi đều chở Sơn Nam đến tiệm cầm đồ của em chồng con gái lớn Sơn Nam, ở Phú Nhuận, lãnh tiền trợ cấp hàng tháng. Lắm lúc hai vợ chồng con gái còn lên Gò Vấp thăm cha quà cáp và trực tiếp cho tiền thêm để chi tiêu.

    Thế nhưng, xót xa quái lạ thay. Bấy nay trong gia đình và mọi người sống bên cạnh hoặc gặp gỡ Sơn Nam đều thấy ông mang một căn bệnh trầm kha muôn thưở: lúc nào cũng túng thiếu.

    Bắc thang lên hỏi ông trời.
    Bạc tiền trong túi nó rơi đường nào!​


    Ức quá! Tôi nghĩ con người này hồi nào tới giờ không xì ke ma túy, chẳng đỏ đen bạc bài đề đuôi gì ráo trọi, cớ sao ra nông nỗi này?

    Chọn ngày lành tháng tốt buổi đẹp trời, xe gắn máy lau chùi bóng loáng, thay nhớt mới, xăng đổ đầy bình. Quyết tâm giờ Tý canh ba tôi chở Sơn Nam thẳng tiến vùng tam giác biên giới hướng Tây Bắc vạn dặm.

    Bấy nay ở nơi huyền bí này, tiếng đồn lừng lẫy có một thầy Quảng Đông cao niên, gốc Miên xem tướng số, chỉ tay vận mệnh “bách phát bách trúng”.


    *​


    Dưới gốc cây cổ thụ rợp bóng ven bìa rừng, chim kêu vượn hú, suối reo róc rách… hào quang thanh khí. Thầy quắc thước, ánh mắt rực sáng tựa sao băng, tọa trên thảm hoa. Đợi đúng giờ ngọ mới đến lượt ông Bính Dần Sơn Nam bước vào.

    Thoạt liếc thấy Sơn Nam tướng đi chẳng giống ai, thầy lắc đầu. Nhưng khi đã đến sát, ngắm tổng thể dung nhan. Thầy chỉ ngón tay vào cái đầu của Sơn Nam nói:

    - Ngọc ẩn trong đá!

    Tiếp đến xem hai cái tai bự của Sơn Nam to ở thùy, (miếng thịt chỗ phần dưới hai vành tai) thầy nói:

    - Quí tướng!

    Tiếp đến đưa bàn tay trái lên xem thầy nói:

    - Bàn tay lá sen!

    - Là sao? Bạch thầy. Tôi thưa.

    Thầy nói:

    - Bác ái! Phật!

    - Dạ ổng đâu có ăn chay!

    - Hút thuốc lá, uống cà phê, uống bia ngắm… trừ cơm cũng được xem như ăn chay trường.

    Thầy tiếp:

    -Tiền bạc tài lộc của bổn mạng này dồi dào như nước mưa của trời túa xuống. Mà cái bàn tay lá sen nó cũng có đọng lại được giọt nào đâu.

    Tạ ơn thầy tôi chở Sơn Nam rút lẹ.

    Sợ còn xem tiếp “bói ra ma, quét nhà ra rác!”



    GIẢI THOÁT


    [​IMG]
    Tổng thể vườn hoa cảnh của các nghệ nhân họ Đào Hóc Môn.


    Nơi chúng tôi thường đến đó là huyện Hóc Môn nằm về hướng Tây Bắc chỉ cách Gò Vấp 10 cây số.

    Trước kia thôn nào của huyện này cũng có trồng trầu nên còn có tên gọi “Thập bát phù viên”. Địa chí, nhân văn lịch sử ở chốn này nhà văn Sơn Nam đã từng viết dày trang sách khảo cứu của ông.

    Trên những con đường làng đất đỏ màu, phẳng phiu, chúng tôi vào ấp Thới Tứ xã Thới Tam Thôn. Nơi qui tụ khá đông nghệ nhân họ Đào, đi sâu vào tận nhà cửa êm đềm tĩnh lặng, đâu đâu cũng vườn cây trái ngọt trĩu cành. Bờ rào, hàng cau thẳng tấp một màu xanh ngắt, lá cành lay động qua cơn gió thoảng.

    Bà con sống trong những căn nhà trệt lợp mái ngói âm dương, tiền diện hướng ra đất rộng của cha ông để lại. Họ lập vườn hoa kiểng trồng cây trái quanh bốn mùa. Tôn thờ truyền thống sinh thái, thanh khiết thơ mộng. Chúng tôi được gặp gỡ các bậc cụ ông cụ bà chơn chất. Đầu tóc trắng phơ tựa bông bưởi, da dẽ hồng hào tươi vui đôn hậu. Quanh suốt tháng năm chỉ ăn chay trường đạm bạc, thăm hỏi, chúng tôi kinh ngạc tuổi họ đã xấp xĩ một thế kỷ.

    Nhà văn Sơn Nam, tác giả “THÚ CHƠI CÂY CẢNH – NON BỘ (nxb Đà Nẵng 1990) rất tâm đắc khi bước chân vào ngôi nhà vườn từ đường họ Đào của các nghệ nhân Đào Văn Sáng – Đào Văn Dúp, cùng họ với vợ và các con ông ở Mỹ Tho – Tiền Giang. Tọa lạc tại 1.7A tại ấp này.

    Với khuôn viên thửa đất 1.400 mét vuông, ngôi vườn là cả một quần thể tuyệt mỹ đa dạng. Tạo hình bằng cây trái, nào ngôi nhà mát thủy tạ. Cổng trời, bàn thiêng, bờ rào lập thể sắc bén, thẳng góc, nhấp nhô.

    Hài hòa vô số hình tượng Long – Lân – Qui – Phụng… sự tích trong kho tàng văn hóa dân gian. Tất cả chỉ bằng cây lá hoa kiểng vun trồng từ lòng đất đất mẹ vươn lên tươi mát uốn nắn tạo hình truyền thống điệu nghệ.

    Các nghệ nhân hoa kiểng và tác giả bấy nay đã được xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện đại chúng. Truyền hình, báo chí… phát huy đề cập đến lãnh vực văn hóa bản sắc dân tộc. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam đã chính thức tặng các nghệ nhân Hóc Môn danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”.


    *​


    Từng bước chân vào “vườn thượng uyển dân gian” ngoại thành, lòng sao thanh thoát lạ thường. Sơn Nam và các nghệ nhân cũng đều xuất thân là nông dân của đồng ruộng quê làng. Bấy nay Sơn Nam vẫn mãi là cốt cách một lão nông. Tuy nhiên Sơn Nam tuổi thành thị nhiều hơn tuổi quê. Nay về đây như thấy lại chính mình.


    *​


    Tôi đưa Sơn Nam vào vài gia đình ở địa phương còn đủ tam đại đường. Ông bà, cha mẹ, con cháu sum vầy. Họ đang sống trong những ngôi nhà cũng giống như ngôi nhà hiện nay của gia đình Sơn Nam tại ấp Bắc Mỹ Tho. Xây cất khang trang, tân cổ hài hòa.

    Trưởng nữ của ông còn có một ngôi nhà lớn ở Quận 8 TP.HCM. Bấy nay vợ và các con các cháu của ông đều khẩn thiết đem ông về hai nơi này, muốn ở đâu thì ở. Tất cả họ chăm lo đầy đủ, chu đáo mọi điều kiện sống yên vui cảnh già.

    Tôi đã ray rức bao lần hỏi ông tại sao từ năm 1995 lúc bỏ nhà ở Bình Thạnh ra đi. Ông không chịu về với những tấm lòng nhân hậu của vợ hiền con thảo, và đàn cháu cưng?

    Chỉ có tác phẩm và cá tánh của con người Sơn Nam mới đáp được điều đó. Nay khi đang nằm sâu vào lòng đất, hồn quê, hồn văn của Sơn Nam càng bừng sáng ở cội nguồn. Cây đại thụ có nhiều cành, nhưng chỉ có một cái gốc.


    ...
    __________________
    Thử hữu tắc bỉ hữu.
    Thử vô tắc bỉ vô.
    Thử sinh tắc bỉ sinh.
    Thử diệt tắc bỉ diệt.

    [/TD]
    [/TABLE]
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 28-04-2010, 10:42 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thông thái

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Bài gởi: 2,728
    Xin cảm ơn: 3,302
    Được cảm ơn 11,086 lần trong 1,661 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]...


    KỲ XIII​





    NHỮNG TÁC PHẨM CHƯA ĐƯỢC BIẾT ĐẾN



    [​IMG]
    Nhà giáo Đinh Công Tâm và Sơn Nam


    Đầu năm 2009 tôi trở lại thăm nhà giáo Đinh Công Tâm ở tại 298.22 Tân Hòa Đông, Phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.

    Vẫn lòng hiếu bạn và trọng đãi như thuở nào, nhưng vẫn không giấu được nét u buồn trên gương mặt của con người này.

    Thì ra tôi hiểu: tôi chỉ đến có một mình, không có Sơn Nam. Nhà văn của chúng ta đã ra đi nhưng tác phẩm của ông còn ở lại. Không những chỉ số tác phẩm mà nhà xuất bản Trẻ đã mua bản quyền mà còn những tác phẩm khác. Đó là nhờ có nhà giáo Đinh Công Tâm với hơn 50 năm trời yêu văn mến người đã sưu tầm và gìn giữ nhiều truyện ngắn và sách cũ của Sơn Nam qua nhiều thời kỳ.

    Nay đến thăm, tôi được nhà giáo Đinh Công Tâm gửi gắm một vài kỷ vật quí giá của Sơn Nam ông đã gìn giữ bấy nay để bổ sung cho danh mục các kỷ vật tại nhà lưu niệm Sơn Nam tại Mỹ Tho – Tiền giang do gia đình ông thành lập.

    Đinh Công Tâm là người đã cùng đệ tử của mình là Lê Hữu Thành, hiện là hiệu phó trường trung học cơ sở Văn Thân quận 6 TPHCM, soạn thảo một bản chúc thọ văn có nhan đề là “Phong sương mấy độ” nhân dịp lễ thượng thọ bát tuần nhà văn Sơn Nam.

    Toàn văn như sau:

    Chúc thọ văn: PHONG SƯƠNG MẤY ĐỘ

    Kính tặng nhà văn Sơn Nam
    Chúc mừng BÁT TUẦN ĐẠI KHÁNH


    Năm Bính Dần 1926,
    Rạch THỨ SÁU vùng U Minh Hạ, ven biển vịnh Xiêm La,
    Ấp Giữa, xã Đông Thái, huyện An Biên, thuộc tỉnh Rạch Giá.
    Lau sậy mừng tiếng khóc chào đời,
    Muỗi ong đón lời ca nhập thể.
    Mẹ ốm đau thiếu sữa nuôi con.
    bú mớm chịu ơn nặng mẹ Khơmer hàng xóm.
    Cha nhọc nhằn nắng mưa khai khẩn,
    chăm nom con cậy công sức bậc hiền thê.
    Học vỡ lòng ở xóm Cù Là,
    luôn chăm chỉ được xếp vào hạng giỏi.
    Tiếp Tiểu học nơi chợ Rạch Giá,
    thi đậu cao, học bổng mỗi tháng trao.
    Mười một tuổi, biết niềm đau mất nước,
    nỗi xót xa “kèn lạ mặt trời chiều”.
    Bảy mươi năm, nghe ông Nguyễn đánh Tây,
    buồn man mác “bần gie đom đóm đậu”.
    Đến bậc Trung học, đậu vào công lập,
    từ nhiều năm, đất Kiên Giang là duy nhất.
    Lên đất Cần Thơ, có học thức cao,
    tính xưa nay, dân U Minh chỉ một người.
    Mẹ gọi bán heo nuôi chưa đến tháng,
    lo cho con quần áo buổi tựu trường.
    Cha đi cầm bộ lư đồng hương hỏa,
    sắm cho trẻ nón giày ngày khai giảng.
    Đưa con đi, mẹ dặn dò ráng học,
    làm vẽ vang cho tổ phụ tông đường.
    Trước khi về, mẹ khuyên nhủ nhịn nhường,
    để yên thân bởi ốm o yếu đuối.
    Giỏi Việt Văn, linh hồn tiếng Mẹ,
    thương thầy Phan Quốc Quang nêu rạng gương ái quốc.
    Yêu Lịch sử, cội nguồn dân tộc,
    kính thầy Nguyễn Thượng Tư đau xót bậc hiền tài.
    Nước non chìm khói lửa,
    Dân chúng đắm bể dâu.
    Nam Kỳ khởi nghĩa bị dập tắt,
    có lúc buồn học không ra học.
    Chí sĩ Phan Bội Châu đã mất,
    “Thiên hạ thùy nhân bất thức quân?” (1)
    Mười bốn tuổi quên làm sao được,
    Học mấy năm nhớ mãi niềm đau!
    Xe nhà binh Pháp cán nát người khởi nghĩa,
    Súng xâm lăng bắn thầy Hiển ở Hòn Khoai.


    [​IMG]
    Thủ bút “Phong Sương Mấy Độ” của tác giả Lê Hữu Thành (kèm bút tích của nhà văn Sơn Nam)


    Ở tuổi đời mười bảy,
    Sách vở đành xếp lại,
    Thầy bạn phải chia tay.
    Lăn lóc kiếm việc làm,
    Dãi dầu tìm sinh kế.
    Đất Hà Tiên mải mê nhìn thập cảnh,
    Xóm Ba Hòn tìm việc mấy lò vôi.
    Mòn mỏi bước ngược xuôi,
    Tay không về Rạch Giá,
    Làm thơ ký tòa bố tỉnh lỵ.
    Bằng công tâm tận tụy việc sớm chiều,
    Lòng nhân ái giúp đỡ dân nghèo khó.
    Cách mạng Tháng Tám thành công năm mười chín tuổi,
    Có mặt trong Ban Đại diện Mặt trận Việt Minh.
    Đến gặp viên chủ tỉnh,
    Tiếp quản tòa hành chánh.
    Tham dự buổi mít tinh,
    Sóng người tràn sân bóng.
    Gió biển về lồng lộng,
    Mừng chính quyền đã thuộc về dân.
    Nhớ Bác Hồ lòng bỗng thấy bâng khuâng,
    Đình Trung Trực đỏ rực nhang và nến.
    Và từ đấy như sông về gặp biển,
    Gác tình nhà, việc cách mạng là trên.
    Bước tang bồng hồ thỉ, sức thanh niên.
    “Thượng phải chí, hạ phải đáo”.
    Chiến khu 9, đâu cũng là nơi nương náu,
    Nóp trên vai theo ngày rộng tháng dài.
    Học khắp cùng vũ trụ trần ai,
    Nào chính trị, nào thiên nhiên, nào cuộc sống,
    Tròn đạo trời, vuông đạo đất, sáng đạo người.
    Bằng trí tuệ với tình thương đằm thắm,
    Bằng con tim với ơn nước nghĩa dân.
    Khắp chiến khu đều in gót phong trần,
    Làm cán bộ huấn luyện chánh trị thường thức.
    Thân ốn yếu quản gì bao khổ cực,
    Chí lớn lao, mừng gặp bạn thơ văn.
    Nguyễn Bính Kiên Giang, Bình Nguyên Lộc, Dương Tử Giang.
    Cùng gắn bó trong mối duyên văn nghệ.
    Để tôi luyện cho tài năng nở rộ.
    Để hình thành ngòi bút của tâm linh,
    Để trọn đời nhân cách mãi giữ gìn.
    Để xứng đang với tình người Nam Bộ.
    Rồi Hiệp định Genève được ký kết,
    Đất nước tạm chia hai miền,
    Hòa bình tạm thời được lập.
    Cùng đồng đội chuẩn bị tập kết ra Bắc,
    Nhưng được phân công, phải ở lại miền nam.
    Lên sài Gòn hoạt động giữa làng văn,
    Với nhiệm vụ đòi thực thi Hiệp định.
    Một bộ quần áo cũ,
    Một trăm đồng tiền xanh,
    “Người U Minh lên bến Nghé,
    Mang theo sự vinh hạng trong lòng.” (2)
    Kể từ đây, cuộc sống long đong,
    Xa cha mẹ, xa họ hàng thân thích,
    “Phong sương mấy độ qua đường phố,
    Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…” (3)
    Tù ngục hai lần thân mỏng mãnh,
    Chiếc lá chao mình chịu gió dông…
    Vẫn vẹn lòng son trung với nước,
    Vẫn tròn tâm sáng hiếu cùng dân.
    Đi đầu trong đoàn “Ký giả ăn mày”,
    Đòi quyền sống, quyền tự do báo chí.
    Một tháng sau, thân lâm vòng lao lý,
    Chịu khổ hình tra tấn giữa nhà giam,
    Cho đến ngày giải phóng miền Nam.
    Cùng tù nhân phá cửa khám,
    Thoát khỏi chốn tối tăm.
    Trở về cùng ánh sáng,
    Cùng khung trời độc lập tự do.
    Dẫu cuộc đời chưa áo ấm cơm no,
    Nhưng thanh thản, chẳng ưu tư, lo lắng.
    Cứ thả bộ giữa đất trời đẹp nắng,
    Cứ thảnh thơi cạnh bè bạn tâm giao,
    Cứ tung hoành, thong thả hoặc nghêu ngao,
    Cứ trải rộng tấm lòng trên trang giấy.
    Khắp non nước vui bước chân hồ hải,
    Tình Bắc Nam như nước chảy chung dòng.
    Từ sông Hồng cho đến Cửu Long,
    Nền văn hoá bốn ngàn năm văn hiến
    Con thuyền chở đạo ung dung tiến,
    Ngọn bút nặng tình tha thiết ghi.
    Say nghiệp văn chưa trọn nghĩa thê nhi,
    Ray rứt nghĩ, buồn len vào tâm khảm!
    Bước tha hương đã sáu chục năm dư.
    Nhớ về miền cố thổ trĩu tâm tư,
    Biết sao được, là người con Nam Bộ!
    Xem bút mực là việc làm trả nợ,
    Nợ sinh thành, nợ cơm áo mênh mông…
    Hơn năm chục năm ròng,
    Sự nghiệp văn đồ sộ.
    Hướng về cùng Nam Bộ,
    Những năm tháng khai hoang.
    Bút pháp đôn hậu, linh hoạt, hồn nhiên,
    Cũng có lúc trữ tình đẫm lệ.
    Chiếm cảm tình độc giả bao thế hệ,
    Thế hệ già, thế hệ trẻ, thế hệ mai sau.
    Nhớ nhà văn Sơn Nam, nhớ HƯƠNG RỪNG CÀ MAU. (4)


    [​IMG]
    Tác giả Lê Hữu Thành (bên phải) và nhà giáo Đinh Công Tâm

    XÓM BÀU LÁNG, CHIM QUYÊN XUỐNG ĐẤT.
    NGUYỄN TRUNG TRỰC, ANH HÙNG DÂN CHÀI bất khuất.
    ĐÌNH MIỄU VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN,
    Với THUẦN PHONG MỸ TỤC VIỆT NAM.
    TRỜI NƯỚC BAO LA vẫn in HÌNH BÓNG CŨ.
    NGÔI NHÀ MẶT TIỀN có NGƯỜI BẠN TRIỆU PHÚ.
    VẠCH MỘT CHÂN TRỜI tìm HAI CỎI U MINH.
    MỘT MẢNH TÌNH RIÊNG gởi THEO CHÂN NGƯỜI TÌNH,
    Vẫn thuỷ chung dầu ÂM DƯƠNG CÁCH TRỞ.
    LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM ghi sâu một thuở.
    VĂN MINH MIỆT VƯỜN đẹp mãi đến ngày nay.
    Xanh mượt tận chân trời BIỂN CỎ MIỀN TÂY.
    DANH THẮNG MIỀN NAM với CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ,
    Ru tuổi thơ êm đềm vào giấc ngủ.
    VỌC NƯỚC GIỠN TRĂNG, CÁ TÍNH CỦA MIỀN NAM.
    ĐẤT GIA ĐỊNH XƯA, LỊCH SỬ AN GIANG,
    TÌM HIỂU ĐẤT HẬU GIANG, những công trình biên khảo.
    BẾN NGHÉ XƯA, vùng đất lành chim đậu,
    ẤN TƯỢNG 300 NĂM, chiều mưa bão hôm nào.
    Thương GỐC CÂY, CỤC ĐÁ VÀ NGÔI SAO,
    Đã mang lại cho đời bao sự sống.
    CHUYỆN TÌNH CỦA MỘT NGƯỜI THƯỜNG DÂN.
    Phải đâu là giấc mộng.
    NÓI VỀ MIỀN NAM, phong phú những trang văn.
    Dẫu tám mươi,TUỔI GIÀ chẳng chồn chân,
    Vẫn thư thả DẠO CHƠI cùng tri kỷ.
    “Văn phi sơn thuỷvô kỳ khí,
    Nhân bất phong sươngvị lão tài.” (5)
    Những vui buồn đúc kết tuổi “thượng lai”,
    Bộ HỒI KÝchứa đầy chân thiện mỹ.
    Chuyện Nam Bộ khẩn hoang ba thế kỷ,
    Chuyện ngày xưa và cả chuyện bây giờ.
    TỪ U MINH ĐẾN CẦN THƠ,
    Học hành cần mẫn, tuổi thơ dạng dày.
    Ở CHIẾN KHU 9, sức trai,
    Như cá ngập nước, đức tài dồi trau.
    20 NĂM GIỮA LÒNG ĐÔ THỊ,
    Đấu tranh bằng ngòi bút giữ hồn quê.
    Cuối đời rạng rở, BÌNH AN,
    Vui cùng độc giả, xóm làng, núi sông.
    ĐẤT PHƯƠNG NAM (6) bài ca mở đất,
    MÙA LEN TRÂU (7) khúc hát giữ nghề.
    Hiểu biết sâu về vùng đất phươn NAM,
    Được công chúng tôn vinh là “NHÀ Nam Bộ Học”.
    Am tường kỹ về bước đi dân tộc,
    Được bạn đọc xem là “Người chép sử khai hoang”.
    Ghi ơn ông, con cháu Miền Nam,
    Tạc tượng để ngàn năm tưởng nhớ. (8)
    Hôm nay đây,
    Giữa lòng thành phố.
    Độc giả hân hạnh,
    Bạn bè sum vầy.
    Mừng Bát tuần đại khánh,
    Cây đại thụ làng văn.
    Thay mặt các độc giả,
    Hằng yêu quí Sơn Nam,
    Gìn giữ từng trang văn,
    Đẫm mồ hôi lao động,
    Đầy núi cao sông rộng,
    Đầy ý đẹp tình sâu,
    Với ngòi bút nhiệm màu,
    Với tài năng cao trổi,
    Lòng yêu nước cao vợi,
    Cống hiến cả cho đời,
    Mừng thượng thọ tám mươi,
    Thay lời bao độc giả,
    Dưới cây cao bóng cả,
    Chân thành,
    Kính tỏ lòng biết ơn,
    Nhà văn lớn Sơn Nam,
    Đã góp nhiều công sức,
    Đắp xây nền nghệ thuật,
    Nền văn hoá nước nhà.
    Tươi đẹp những mùa hoa,
    Ngát hương và thắm sắc.
    Vài dòng nôm na,
    Tình nhiều lời ít.
    Kính chúc một câu mạnh khoẻ,
    Cầu xin hai chữ bình an.
    Đất trời còn mãi Sơn Nam,
    “ Ông già Nam Bộ” còn vang bóng người.

    _________

    (1) Thơ Phan Bội Châu.
    (2)(3) Thơ Sơn Nam.
    (4) Những chữ viết in hoa là tên tác phẩm của Sơn Nam
    (5) Thơ Trần Bích San.
    (6) Tên bộ phim do Sơn Nam cố vấn, có một phần nội dung được xây dựng từ các truyện ngắn của ông.
    (7) Tên phim được xây dựng theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Sơn Nam.
    (8) Ngày 7-3-2004, Tổng Công ty Du Lịch Sài Gòn khánh thành tượng chân dung nhà văn Sơn Nam tại làng du lịch Bình Quơi 1(Thanh Đa), để ghi nhận đóng góp của ông đối với nền văn hoá phương nam.


    ...
    __________________
    Thử hữu tắc bỉ hữu.
    Thử vô tắc bỉ vô.
    Thử sinh tắc bỉ sinh.
    Thử diệt tắc bỉ diệt.

    [/TD]
    [/TABLE]
     
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 28-04-2010, 10:48 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thông thái

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Bài gởi: 2,728
    Xin cảm ơn: 3,302
    Được cảm ơn 11,086 lần trong 1,661 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]...


    KỲ XIV​




    LỄ THƯỢNG THỌ


    [​IMG]
    Sơn Nam, chàng rể và con gái


    Sáng ngày mai 11.12.2006, nhà xuất bản Trẻ và Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh, tổ chức lễ thượng thọ của nhà văn Sơn Nam.

    Người con gái trưởng của ông chợt hiểu. Ngày 11 tháng 12 cách nay 80 năm về trước 1926 chính là sinh nhật của ba mình. Bà cùng chồng thu xếp hành trang lên xe chạy thẳng từ Mỹ Tho về TPHCM dự lễ.

    Buổi lễ đơn giản những trang trọng với đông đủ mọi thành phần của nhiều thế hệ, quan khách, thân hữu, đồng nghiệp chí cốt, và bạn đọc ái mộ bấy nay.

    Tất cả đều bồi hồi xúc động khi thấy dáng hình già nua nhà văn Sơn Nam. Sau ngày 11.08.2005 bị tai nạn giao thông hiểm nghèo liệt thân phải nằm một chỗ trên giường bệnh, giờ đây ông phải xuất hiện trên xe lăn.

    Trong nội thất gian phòng trang trọng, ngợp sắc hoa tươi thắm. Hoa và sách. Những pho sách đồ sộ, những bìa sách sang trọng rực rỡ chen lẫn nhau như cùng vui với gia đình, với mọi người.

    Trong buổi lễ mừng thượng thọ của mình, nhà văn Sơn Nam đã dạt dào cảm động, mắt ngấn lệ, ngồi chính diện trước mọi người.

    Ông nói đứt quãng, cảm ơn các bác sĩ và các mạnh thường quân thời gian qua đã nhiệt tâm nhiệt tình cứu chữa và giúp đỡ mọi mặt để ông có thể sống đến giờ phút này.

    Trong không khí thân tình và đầy xúc động ấy, trưởng nữ Đào Thuý Hằng phát biểu trong lễ thượng thọ:

    Kính thưa ba,

    Kính thưa các vị đại diện của NXB Trẻ, hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh.

    Kính thưa quý cô bác, anh chị và các thân hữu của ba tôi và toàn thể quí vị hiện diện trong lễ mừng thọ hôm nay.

    Thưa ba, lời đầu tiên cho phép con chuyển lời chúc mừng tốt đẹp của má gởi đến ba. Má chúc ba sống khỏe, sống vui, gặp nhiều điều may mắn và hạnh phúc. Riêng chúng con luôn mong ba mạnh khoẻ, yêu đời; mãi mãi là “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” và giữ mãi hình ảnh “ông già Nam bộ” trong lòng mọi người, và là người cha thân yêu của chúng con.

    Tôi xin thay mặt gia đình, xin chân thành cảm ơn nhà xuất bản Trẻ, hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh và tất cả quí vị đã bằng tấm lòng kính trọng, quí mến đối với ba tôi mà tổ chức và đến dự buổi lễ mừng thọ trang trọng này. Sự quan tâm của xã hội và quí vị đối với cuộc đời – Sự nghiệp văn chương của ba tôi, là niềm tự hào cho gia đình chúng tôi, là sự động viên tinh thần rất lớn, giúp chúng tôidù ở cường vị nào cũng cố gắng sống và làm việc cho xứng đáng.

    Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quí và trân trọng kính chào.




    TƯỢNG ĐÀI


    [​IMG]
    Tượng đài Sơn Nam tại làng du lịch Bình Quới Thanh Đa.


    Năm 2004 lúc nhà điêu khắc Trần Thanh Nam tạc tượng, Sơn Nam ở tuổi 78 hãy còn vui khoẻ chưa bị tai nạn giao thông. Tôi thường chở ông đến xem tượng đài.

    Trước tác phẩm của mình Ông già Nam Bộ dí dỏm:

    - Cha! Mình cũng có giá quá chớ!

    Hoặc:

    - Sơn Nam này, nay có chỗ ở mới muôn đời rồi, khỏi phải trả tiền thuê nhà trọ nữa!

    Bữa đầu chúng tôi đi xem tượng về lại nhà, cơm dọn ra, ông không để ý, cứ đi tới đi lui rạo rực, bảo tôi gọi điện thoại ngay về Mỹ Tho.

    Ông hồn nhiên khoe với trưởng nữ của mình:

    - Trời ơi! Trên này ba còn sống mà đã được tạc tượng cho ba rồi. Đẹp lắm! Gia đình và hết thảy các con cháu … sắp xếp lên ba đưa đi xem.

    Báo tin xong đặt máy xuống một cái cụp, nở nụ cười tươi như hoa mùa xuân. Thấy cờ đã đến tay, “Lý Thông” tôi liền gợi ý:

    -Rửa tượng!

    “Thạch Sanh” ôkê cái rụp và chọn một quán bia hạp nhãn ở đường Nơ Trang Long Bình Thạnh. Ra xe Lý Thông vun vút chở đi cũng tươi như mùa xuân.

    Bữa đó, Lý Thông được ăn chùa xả láng một chầu hả hê. Nhưng từ A mà chưa đến Z vì thấy trời đã khuya lại chuyển mưa đen kịt, phải lo về.

    Chở nhau đến khúc đường Phan Văn Trị chỗ gần Cầu Hang mặt đường quá xấu lại lắm ổ gà… điện cúp mưa xuống nặng hột, phần đã chếnh choáng hơi men, tay lái chao đảo té cái rầm.

    Mình mẩy ê ẩm, mưa ướt lạnh run. Nhưng may chưa đến nỗi nào, gắng gượng dưng xe lên chạy tiếp về nhà.

    Tuy thế vẫn còn tếu tếu Sơn Nam nói:

    -Mình còn phước lớn! Nhờ “quý cô nương” phù hộ…Vì hồi nãy tui “boa” các em quá sộp.

    Còn tôi thì nói:

    -Không phải đâu, chắc nhờ tượng đài ở Bình Quới phò trợ.

    Vài ngày sau đó, lúc Sơn Nam vắng nhà có mấy bà trên chợ nghe phong phanh chuyện đặt tượng này đi ngang cửa ghé vào hỏi tôi:

    -Bộ anh Sơn Nam chết rồi sao mà chánh phủ đặt tượng?



    CHUYẾN THAM QUAN


    [​IMG]
    Xe rước gia đình Sơn Nam vào khu du lịch Bình Quới.


    Một sáng đẹp trời, trước cổng nhà truyền thống quận Gò Vấp TPHCM, có chiếc xe hơi từ Mỹ Tho lên sớm.

    Sơn Nam rạng rỡ bước lên ngồi sum họp cùng các con gái, rể và cháu chắt. Kẻ gọi ba, người gọi ông ngoại, ông cố ríu rít.

    Xe chạy thẳng ra làng du lịch Bình Quới.

    Khi đã vào bãi đậu xe trong cổng dừng lại, họ bước xuống phân vân, đường vào vườn tượng còn khá xa.

    Liền thấy xe điện chuyên dùng đón đưa khách chạy ra.

    -Trời ơi! Bác Sơn Nam! Mời tất cả lên xe.

    Cũng như bao du khách thập phương. Một nhà đoàn tụ bốn thế hệ, dung dăng dung dẻ ngoạn cảnh đó đây. Vui chơi thưởng thức văn nghệ ca múa hát và lắm món ăn uống ngon dân gian đặc sản dồi dào trong làng du lịch sinh thái rộng lớn.


    [​IMG]
    Nhà văn lúc tuổi 78, âu yếm nô đùa với bé Đỗ Quốc Trí một tuổi tại Bình Quới Thanh Đa.


    Ông cố ngoại còn nô đùa với cháu cố Đỗ Quốc Trí vừa lên một. Nó được ẵm theo đi xem tượng và âu yếm ngã vào lòng ông.

    Trong khu du lịch dịp này lại đang có cuộc triển lãm tranh của Ý Lan tại hội quán Hội ngộ Trịnh Công Sơn. Sơn Nam tâm đắc hào hứng đưa tất cả vào xem.

    Sau đó họa sĩ Ý Lan đề nghị đưa một bức tranh Sơn Nam mà gia đình đắc ý nhất để bà làm thành tranh cát.

    Chân dung nhà văn Sơn Nam bằng tranh cát này hiện nay đang đặt tại nhà lưu niệm Sơn Nam ở Mỹ Tho – Tiền Giang.


    ...
    __________________
    Thử hữu tắc bỉ hữu.
    Thử vô tắc bỉ vô.
    Thử sinh tắc bỉ sinh.
    Thử diệt tắc bỉ diệt.

    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: tducchau, 28-04-2010 lúc 10:53 PM Lý do: Tự "xử" - Lỗi chính tả và hiệu chỉnh
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]


    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 28-04-2010, 10:52 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thông thái

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Bài gởi: 2,728
    Xin cảm ơn: 3,302
    Được cảm ơn 11,086 lần trong 1,661 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]...


    KỲ XV – KỲ CUỐI​




    TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA


    [​IMG]
    Từ trái qua: Bà Đào Thị Phán vợ nhà văn Sơn Nam, Sơn Nam và nhà thơ Kiên Giang trong bữa cơm sum họp gia đình tại Mỹ Tho.


    Đầu năm 2002, ở tuổi 76 lúc sống ở Gò Vấp, Sơn Nam lâm trọng bệnh. Đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu. Sau đó chuyển vào bệnh viện nhiệt đới, chợ quán quận 5 TP. Hồ Chí Minh theo dõi điều trị thời gian dài. Tưởng đâu khó vượt khỏi tay tử thần.

    Nhớ lúc sống chung, tôi có hỏi “ông thầy”:

    -Người ta thường nói: “ngựa quen đường cũ” là thế nào?

    Sơn Nam giảng:

    -Thời phong kiến bên Trung Quốc có một quan thượng phẩm triều đình. Lúc già về nghỉ hưu được nhà vua ban thưởng nhiều vàng bạc còn tặng luôn một con tuấn mã, mà lúc tại chức vị quan lớn này thường xuyên sử dụng.

    Tuy về lại đời thường đã lâu. Nhưng mỗi lúc cưỡi ngựa đi đó đây. Con ngựa cố tri đó vẫn cứ quay đầu chạy theo con đường cũ đã quá quen thuộc.

    Khi Sơn Nam nằm bệnh viện tôi vào thăm gặp bác sĩ điều trị cho biết bệnh của ông đã thuyên giảm nhiều nhưng có than phiền, nhà văn chúng ta cứ nằng nặc đòi về.

    Ngồi bên ông trên giường bệnh, tôi thấy sức khoẻ ông đã tốt nhưng khuôn mặt thuở nào nay đượm vẻ ưu buồn và hãy còn rất yếu. Lãng tử tâm tình:

    -Mình già rồi, còn các chứng bệnh nó cũng quen đường cũ tái phát khó lường biết chết lúc nào. Tôi thấy nhớ vợ con, nhớ quê nhà da diết, hơn nữa sắp tới dưới đó có lắm việc hệ trọng trong đời người. Giờ mình còn sống phải về lo.


    [​IMG]
    Sơn Nam và nhà thơ Kiên Giang


    Nào về trùng tu mồ mả ông bà. Nào sắp tới có đám cưới cháu ngoại trai đầu tiên con trưởng nữ là cháu Trần Đức Hoài Ân ….

    Đích thân nhà thơ Kiên Giang đã đến bệnh viện đưa Sơn Nam về quê Ấp Bắc, Mỹ Tho.

    Vợ và các con mừng tủi xúc động xúm lại cảm ơn Kiên Giang rối rít.

    Đứng trước bàn thờ có di ảnh song thân, Sơn Nam giọng nghẹn ngào như sám hối:

    -Cha mẹ ơi, con tưởng như đã chết rồi nhưng còn về được tạ ơn vong linh cha mẹ ông bà.

    Rồi quay sang nắm tay vợ hiền:

    - Tui tưởng kỳ này không qua khỏi nào ngờ còn có giây phút này.

    Kẻ suốt đời lãng du nay đã trở về.

    Ông đã về với gia đình sau suốt một đời lang bạt, mà không phải là rong chơi. Vì đời ông đích thị là một hành trình dài đi vào văn học, đi vào lòng người, đi vào cuộc sống.



    TPHCM, Xuân Kỷ Sửu – 2009
    10/04/2010

    ĐÀO TĂNG
    (Nguồn daohieu.wordpress.com)

    _______


    (nt: Đã thực hiện xong ebook! Vui lòng xem thêm Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link! Xin cám ơn! Trân trọng!)
    __________________
    Thử hữu tắc bỉ hữu.
    Thử vô tắc bỉ vô.
    Thử sinh tắc bỉ sinh.
    Thử diệt tắc bỉ diệt.

    [/TD]
    [/TABLE]
     
  15. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Nay tình cờ đọc được 1 status hay về tình bạn của Đào Tăng và Sơn Nam trong thời gian cụ Sơn Nam xin sang ở ké nhà cụ Đào Tăng một thời gian mà hoá ra lại thành 10 năm.

    Trích 1 câu mình thích: "Người ta có thể tìm được rất nhiều bạn bè để cùng nhau ngây thơ tuổi trẻ, nhưng khó lắm mới tìm ra bạn để có thể cùng nhau ngây thơ tuổi già."

    Search thử thì thấy thread này nên post vào đây cho mọi người cùng đọc:


    Tôi đang tìm cách viết lại bài viết của tôi về Sơn Nam vì ở lần đầu tôi không thấy gì ngoài nết điềm đạm của ông, một bài viết thất bại tôi mạnh tay xóa bỏ. Tôi muốn viết về Sơn Nam vì chuyện ông để lại đem đến nhiều vui thích cho tôi, vì tư duy văn chương của ông ngược hoàn toàn với những nhà văn tôi gắn bó.

    May mắn ở chỗ Sơn Nam được in lại nhiều, những bài báo cũ của ông khó tìm hơn nhưng cũng không quá quan trọng so với những gì đã in. Từ đây tới khi tôi có một hình dung về Sơn Nam còn nhiều việc phải làm, nhưng hôm nay tôi muốn kể về tập bút ký Đi và sống với Sơn Nam của tác giả Đào Tăng. Những ai gặp và quen Sơn Nam lúc ông ấy còn sống đều có chuyện kể, gần nhất và nhiều chuyện để kể nhất là ông Đào Tăng. Trong một buổi hàn huyên Sơn Nam nói nhà ông có chuyện nên ngỏ ý muốn qua nhà bạn ở một thời gian, một thời gian mà gần 10 năm. Câu chuyện về Sơn Nam và bạn già đặc biệt này có thể đọc ở nhiều bài báo trên mạng, không nhắc lại ở đây.

    Nhiều người sẽ thấy đây là cuốn sách kể lể xuề xòa, nói sao viết vậy, ông Đào Tăng viết cũng vì nhiều người bảo ông ghi lại chứ ban đầu chắc không có ý định này. Có thể hiểu thêm gì về Sơn Nam qua sách không? Có nhưng không nhiều hơn những gì mọi người đã biết, và tôi nghĩ cũng không có gì quá quan trọng, cái hài hước ở bút ký này nằm chính ở tính cách của tác giả.

    Ông Sơn Nam nghèo, ông Đào Tăng, theo thú nhận thì còn nghèo hơn. Ông Sơn Nam viết, ông Đào Tăng cũng viết, dù không chuyên nghiệp bằng. Cả hai chung nhau cái quý chữ nghĩa. Kể từ ngày Sơn Nam qua ở nhờ nhà bạn, ông Đào Tăng từ chủ nhà chuyển thành xe ôm và thường xuyên còn làm trợ lý cá nhân. Ông rất quý Sơn Nam từ con người tới kiến văn, độ thân của hai ông có khi còn hơn anh em ruột dù ông Đào Tăng vẫn xem Sơn Nam là thầy mình. Đọc bút ký tôi mới hiểu tại sao Sơn Nam ở nhà bạn lâu tới vậy, với tất cả những vụng về chữ nghĩa, thật thà tính cách của tác giả, tôi đã cười rất nhiều.

    Trong một đoạn kí ức có vẻ khá ngậm ngùi, Đào Tăng nhớ hồi Sơn Nam nằm viện, cô con gái út đến tìm, bảo giờ phút nguy kịch thì cha là cha chung, cô nhờ ông nếu biết Sơn Nam còn con ở đâu thì gọi về. Đào Tăng nhớ về kỉ niệm hay ngồi quán bia, do cả hai ông đều "biết phận mình" nên "khiêm tốn ngồi vào một góc bàn lẻ" và "nhìn ra mênh mông thế giới xã hội", ông hay thấy vài người trung niên, cả nam lẫn nữ, tới nói chuyện thì thầm thân quen với Sơn Nam, hỏi ra thì Sơn Nam nói là con ông. Đào Tăng thú nhận "ngoài ra tôi chẳng biết gì hơn", nhưng sau đó bẻ lái ngay qua "nhưng 'con xã hội' thì tôi quá rành", đấy là các cô gái xinh đẹp làm ở quán Sáu Linh đến từ Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc hay đem quà dưới quê cho hai ông và có cô còn cao hứng đòi "rủ ông ngoại Sơn Nam đi caraokê cho ổng vui" và bị ngay cô khác đáp lại mày đọc chữ không ra còn ổng răng rụng hết thì hát gì.

    Ông Đào Tăng sống trong xóm lao động và tính thật tình, nhìn người giàu theo cách ước lệ, với ông những người giàu tới thăm Sơn Nam đi ô tô "quí tộc lộng lẫy" và ở những căn biệt thự "đồ sộ, nguy nga, tráng lệ" và ăn toàn "sơn hào hải vị". Có lần đi cùng Sơn Nam, theo lời ông thì Sơn Nam ăn mặc "như phu bốc vác" còn ông cũng "lèng xèng", đến gặp các nhân vật VIP mặc com-lê bóng bẩy, nghe các doanh nhân khoe dự án vài chục tỷ, hứa mở công ty to mời ông Đào Tăng làm phó giám đốc, ông Sơn Nam làm tổng giám đốc kiêm cố vấn cấp cao. Ông tin thật về khoe khắp xóm, Sơn Nam chửi "anh là đồ quần què", tối đó Sơn Nam tâm sự chuyện đời hư thực, Đào Tăng nghe "muốn yên giấc ngàn thu".

    Đào Tăng đi cạnh Sơn Nam, ông hay đùa là Lý Thông đi kế Thạch Sanh, luôn nể phục "sư phụ" khi thuyết trình không giấy hay tự hào thay bạn già khi thiên hạ tới làm quen nhưng cũng không quên ghi lại những lời dặn dò của cả xóm những khi Sơn Nam ra khỏi nhà: "Kéo cái phẹc-mơ-tuya. Cài nút áo trên lại. Mang lộn dép rồi kìa" và đòn chốt hạ: "Làm ơn thay bộ quần áo khá hơn một chút!" Nhưng ông già Sơn Nam vẫn vậy, duy chỉ có dịp lễ là ông luôn chủ động nghiêm trang.

    Trong cả bút ký tôi chỉ thấy duy nhất trường hợp kể về người đàn bà đến quấy phá và ném cái máy đánh chữ của Sơn Nam là kể không đầy đủ, không cho biết rõ lý do, tôi cũng không muốn biết, có thể chính Sơn Nam cũng dặn ông không nói nhiều về những lần bị làm phiền như thế vì nhiều lý do cá nhân. Sơn Nam hay làm nhỏ đi những chuyện không vui trong đời mình.

    Điếu thuốc sau xe của Sơn Nam để lại vài vết sẹo sau lưng người bạn bất đắc dĩ phải làm tài xế, mưa đường trơn cũng té cùng nhau mấy lần. Đào Tăng không hề trách cứ hay than phiền. Sơn Nam quý bạn chắc do bạn có một phần rất lớn giống mình, đi qua đời hỗn tạp vẫn giữ được hồn nhiên. Người ta có thể tìm được rất nhiều bạn bè để cùng nhau ngây thơ tuổi trẻ, nhưng khó lắm mới tìm ra bạn để có thể cùng nhau ngây thơ tuổi già. Nhiều buổi sáng ông Đào Tăng lôi chiếc xe cũ ra chở bạn già đi lãnh nhuận bút, đi tìm thông tin hoặc chỉ lang thang khắp phố, thích đâu dừng đó, mà theo ông nói là "nhị nhơn đồng hành" thấy tuổi già của họ đậm chất phiêu lưu. Mà phiêu lưu là gì? Là biết mặt trời cũ nhưng vẫn luôn có cớ để tìm ra một ngày mới.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    (nguồn: FB Huỳnh Vũ Huy)
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này