Sói thảo nguyên Tác giả: Hermann Hesse Dịch giả: Lê Chu Cầu Kích thước: 13 x 20.5 cm Số trang: 316 Ngày xuất bản: 09-08-2013 Giá bìa: 80.000 ₫ Công ty phát hành: Nhã Nam Nhà xuất bản: NXB Văn Học Nguồn sách: Chào Buổi Sáng Chụp pic: kararoxbee Type minhminhvan: Phần 1 haywenchongchan: Phần 2 Heidi: Phần 3 graywonder: Phần 4 Beta: Tina Huỳnh Làm ebook: Dâu Lê Nguồn ebook: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sói thảo nguyên là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Hermann Hesse - một nhà văn, nhà thơ và hoạ sĩ người Đức, đã từng đoạt giải Nobel văn học năm 1946. Sa chân lạc bước giữahai thời đại, mang bản chất của sói hoang dã nguyên thủy và con người trí tuệ luôn xung đột cực độ trong dòng máu – Harry Haller thuộc những kẻ vướng nghiệp phải trải nghiệm mọi vấn nạn đời người bằng nỗi thống khổ của riêng mình ở địa ngục trần gian... Cuộc khủng hoảng tâm thần ấy không của cá biệt một người, mà là căn bệnh thời đại, là chứng loạn thần kinh của cả thế hệ trong đó có Haller, và dường như không chỉ những cá nhân yếu đuối, thấp kém mới mắc phải, mà chính ở những con người giàu thể lực, trí lực nhất, tài ba nhất… Đặc biệt mang màu sắc tự truyện và là tác phẩm nổi tiếng nhất của Hermann Hesse, Sói Thảo Nguyên (1927) hòa quyện tuyệt vời tư tưởng Á Đông huyền bí siêu linh với nền văn minh châu Âu. Trong khi khắc họa sâu sắc và xúc động hành trình của một tâm hồn đi đến giải thoát, Sói Thảo Nguyên đồng thời là bức tranh thấm đẫm hương vị tình yêu hoan lạc, thể hiện đầy ám ảnh cuộc xung đột tinh thần diễn ra giữa bản chất sói và người trong một tài năng xuất chúng bị mắc kẹt giữa hai thời đại đang nung nấu chiến tranh. Không kém Ulysses [James Joyce] và Bọn làm bạc giả [André Gide] về thử nghiệm viết táo bạo, Sói Thảo Nguyên cũng là cuốn tiểu thuyết đầy thách thức, gây xáo trộn tâm trí, là phần thưởng quý giá cho những độc giả đang nỗ lực tiếp cận một nước Đức tri thức thời cận đại. “‘Anh rất muốn nhảy với em lần nữa,’ tôi nói, ngất ngây vì hơi ấm của nàng, ‘nhảy với anh vài bước, Maria nhé, anh say mê cánh tay tuyệt mỹ của em, cho anh được nắm thêm một lát nữa! Nhưng mà này, Hermine đã kêu gọi anh. Nàng đang ở địa ngục.’ ‘Em đã đoán thế mà. Vĩnh biệt, Harry, em sẽ mãi nhớ anh.’ Nàng giã biệt. Bông hồng mùa hè ấy đã đến độ và ngào ngạt hương thơm của vĩnh biệt, mùa Thu và định mệnh.” Đặc biệt mang màu sắc tự truyện và là tác phẩm nổi tiếng nhất của Hermann Hesse, Sói Thảo Nguyên(1927) hòa quyện tuyệt vời tư tưởng Á Đông huyền bí siêu linh với nền văn minh châu Âu. Trong khi khắc họa sâu sắc và xúc động hành trình của một tâm hồn đi đến giải thoát, Sói Thảo Nguyên đồng thời là bức tranh thấm đẫm hương vị tình yêu hoan lạc, thể hiện đầy ám ảnh cuộc xung đột tinh thần diễn ra giữa bản chất sói và người trong một tài năng xuất chúng bị mắc kẹt giữa hai thời đại đang nung nấu chiến tranh. Không kém Ulysses [James Joyce] và Bọn làm bạc giả [André Gide] về thử nghiệm viết táo bạo, Sói Thảo Nguyên cũng là cuốn tiểu thuyết đầy thách thức, gây xáo trộn tâm trí, là phần thưởng quý giá cho những độc giả đang nỗ lực tiếp cận một nước Đức tri thức thời cận đại. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Tác phẩm này vừa mới được giới thiệu trong "Mổi ngày 1 cuốn sách" trên VTV1 Chào buổi sáng cách đây mấy ngày. Một cuốn sách đáng đọc đấy nhé.
Mình có tải một số sách bên Luv-Ebook nhưng chữ trong sách nhiều màu quá nên đọc trên máy đọc sách rất khó. Nếu có bản toàn màu đen thì hay hơn.
Bạn dùng calibre chuyển sang định dạng rtf rồi dùng Word tuỳ chỉnh thành toàn màu đen. Mình cũng dùng máy đọc sách nè, nên cũng không thích ebook màu mè, rồi thêm thắt hình hoa lá loè loẹt tùm lum, chỉ có điều mình lười sửa quá.
Bạn nào dùng máy đọc sách tải bản này đọc cho đỡ mờ nhé. Mình để lại toàn màu đen + làm lại phần chú thích, xin lỗi các bạn luv-ebook trước nhé. EPUB: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link MOBI: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Hermann Hesse có cuốn "đôi bạn chân tình"mà tôi rất thích đọc ,mang hơi hướng Thiền,sau này được dịch lại với tựa khác :"nhà đạo sĩ và gã lang thang"
Cuốn này tuy không dày (khoảng 300 trang) nhưng đọc hơi đuối, người đọc cần phải kiên nhẫn đọc thật chậm, nếu không sẽ không hiểu mình đang đọc cái gì. Dĩ nhiên nếu chịu khó bỏ công nghiền ngẫm thì sẽ có rất nhiều cái hay trong tác phẩm khó nuốt này. Good luck.
Mình đọc bản giấy mà chịu ko nổi với quyển này. Quyển đầu tiên cùng tác già mà mình đọc là Câu chuyện dòng sông. Quyển đó nhẹ nhàng, dễ ngấm nên thấy Sói thảo nguyên của H Hesse mình rất háo hức. Vậy mà đọc 3 năm mới xong. Đau hết cả đầu.
Chào ad. Em đang tìm bản giấy Sói Thảo Nguyên. Nếu ad đã đọc và không thích thì bán lại cho em nhé. Em cảm ơn ạ.
Ui, hóa ra mình có nói mình đọc bản giấy, vậy mà ai hỏi mình cũng bảo mình không có quyển này, để về tìm lại thử không biết trên kệ còn không (Vì thường mình hay donate cho thư viện, chỉ giữ lại sách tâm đắc).
Vâng ad. Nếu còn thì ad bán hoặc đổi với em quyển này nhé ad. Em tìm lâu rồi mà không gặp. Cũng chưa biết chất lượng dịch ra sao...
Chào bạn, tiếc là mình đem quyển đó đi cho thư viên địa phương nào rồi. Lục hết kệ sách mà không thấy.
Chào mọi người, mình đang tìm bản dịch cũ hơn của quyển này để đọc: Sói đồng hoang, dịch bởi Chơn Hạnh và Phùng Thăng, nxb Ca Dao 1969. Có ai có thể giúp không ạ? Ngày trước trên Thư viện Phật giáo có pdf chụp sách Sói đồng hoang (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), mà trang web đó không cho download file nữa rồi, mình tìm thử thì thấy trong thành phố Hồ Chí Minh có thư viện cho mượn quyển này (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) nhưng mà với tình hình dịch bệnh cách ly như hiện tại không biết thư viện đó còn mở không nữa. Mình có thể host project số hóa quyển Sói đồng hoang nếu có ai đó có thể giúp mình tìm sách nguồn (và chụp sách). Rất xin lỗi nếu post này đăng sai nơi quy định.
Mình xin đóng góp tác phẩm cuối cùng và là tác phẩm được trao giải thưởng Nobel về văn chương của Ông Hermann Hess. Nguyên bản tiếng Đức là Das Glasperlenspiel được dịch ra tiếng Anh là The Glass Bead Game.
Mình đọc bản dịch của Chơn Hạnh và Phùng Thăng ở trang trieuxuan, đang dự tính soát chính tả và làm lại ebook cho bản dịch này. Nhưng rất tiếc là sách bị thiếu 16 trang, từ trang 305 đến 320. Nếu bạn nào có file scan của bản dịch này thì cho mình xin.