Red flag and Gold time! [News]

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi thichankem, 11/7/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    RED FLAG AND GOLD TIME!

    Lời ngỏ

    Loạt bài này mình sẽ post dần những kiến thức sơ cấp cứu căn bản dành cho mọi người.​
    Trân trọng,
    T.A.K
    :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose:

    Chương 1: Những sai lầm “kinh điển” trong sơ cứu các tình huống thường gặp


    Mặc dù đều hiểu tác hại của những mẹo chữa bệnh dân gian vô căn cứ, song chúng ta vẫn mắc những sai lầm ngớ ngẩn và thậm chí nguy hiểm khi sơ cứu.


    Sai lầm 1: Sát trùng vết thương bằng oxy già, cồn, iốt hoặc betadine
    Sát trùng vết thương ngay lập tức là một việc làm thông minh, nhưng không phải bằng một dung dịch sát trùng, vì chúng không hiệu quả và thực sự gây đau.
    Những bọt khí mà bạn thấy khi dùng nước oxy già thoạt trông giống như đang tiêu diệt mầm bệnh, nhưng thứ duy nhất bị “tiêu diệt” lại là các nguyên bào sợi – những tế bào da chịu trách nhiệm chữa lành vết thương. Còn dùng cồn thì chỉ làm hại cho mô lành mà thôi.
    [​IMG]
    Cách đúng: Mở vòi nước.
    Cách tốt nhất để làm sạch vi khuẩn và các mảnh tổ chức ở vết thương là cho nó vào dưới vòi nước sạch và “rửa như điên”. Nếu vẫn tiếp tục chảy máu, hãy ấn lên vết thương, tương tự như khi bạn bị chảy máu mũi.
    Sau khi rửa sạch vết thương, có thể bôi một chút mỡ kháng sinh như Bacitracin hay Neosporin - mặc dù chưa có số liệu nào cho thấy những loại thuốc mỡ này này có khả năng chống nhiễm trùng, nhưng chúng có thể tạo nên một lớp màng bảo vệ, sau đó bạn có thể băng hờ vết thương hoặc để hở nếu có thể.
    Cơ thể sẽ huy động các tế bào bạch cầu và tạo thành vảy – đa phần các trường hợp bạn nên để nguyên vì nó sẽ tạo thêm một bề mặt bảo vệ để vết thương có thể tiếp tục lành ở dưới.

    Sai lầm 2: Ngửa đầu ra sau để ngăn chảy máu cam
    Mọi người hay có xu hướng ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam vì nó trông rất đáng sợ. Nhưng ngửa đầu ra sau chỉ khiến máu chảy xuống họng, bạn sẽ nuốt phải máu và không biết mình bị chảy bao nhiêu máu, và quan trọng hơn là sẽ không cầm được máu.

    Cách đúng: Giữ thẳng đầu để làm giảm áp lực máu ở các tĩnh mạch mũi.
    Dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp chặt cả hai lỗ mũi trong khoảng 15 phút và thở bằng miệng. Sau 15 có thể thả tay ra, và nếu máu vẫn chảy, hãy kẹp lại thêm 15 phút nữa
    Đa phần chảy máu cam là lành tính và sẽ tự hết. Hãy gọi bác sĩ nếu máu không cầm sau 30 phút hoặc chảy máu cam xảy ra sau một tai nạn, ví dụ như tai nạn ô tô.

    Sai lầm 3: Cho rằng bệnh viện gần nhất là bệnh viện tốt nhất.
    Khi có sự cố, thì việc đến bác sĩ càng sớm càng tốt là điều không phải bàn cãi, nhưng đôi khi sẽ khôn ngoan hơn nếu đừng rẽ vào một bệnh viện bất kỳ. Ví dụ nếu bạn bị đau tim, thì tốt hơn hết nên đến một bệnh viện có thể tiến hành can thiệp mạch vành.

    Cách đúng:
    Trong trường hợp khẩn cấp, hành động đầu tiên vẫn là gọi xe cấp cứu, nhưng hãy sẵn sàng để đi.
    Nếu tổng đài hoặc nhân viên cứu thương đề nghị nên đến một bệnh viện chuyên khoa khác xa hơn bệnh viện gần nhất, hãy làm theo lời khuyên của họ. Có bốn loại cơ sở chuyên khoa: tim, đột quỵ, bỏng và chấn thương tinh thần, và tùy theo từng trường hợp cấp cứu, chuyên môn của những cơ sở này có thể là sự khác biệt giữa sống và chết.
    Nếu bệnh viện A cách 5 phút còn bệnh viện Z cách 20 phút, mọi người thường thấy lo lắng vì phải đi xa hơn và mất nhiều thời gian hơn, nhưng một khi bạn đã ở đó, bệnh Z có thể làm những việc mà bệnh viện A không làm được.

    Sai lầm 4: Thực hiện hồi sức cấp cứu bằng cách hà hơi thổi ngạt thay cho ép tim ngoài lồng ngực.
    Hội Tim mạch Hoa Kỳ hiện nay kêu gọi hồi sức cấp cứu bằng tay. Một nghiên cứu về hồi sức cấp cứu đã cho thấy càng chậm ép tim ngoài lồng ngực thì tình trạng nạn nhân càng xấu đi.
    Một báo cáo mới từ Viện Y học Mỹ thấy rằng chỉ 1/20 trong số 400.000 người bị lên cơn đau tim ngoài bệnh viện sống sót –một con số có thể được cải thiện một cách đáng kể nếu mọi người biết hồi sức cấp cứu đúng cách.

    Cách đúng:
    Nếu có ai đó đột nhiên ngã quỵ trước mặt bạn, hãy kiểm tra mạch ở cổ.
    [​IMG]
    Nếu không thấy mạch, bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực ngay lập tức (đồng thời nhờ một người khác gọi cấp cứu).
    Nên thực hiện ép tim ngoài lồng ngực/hà hơi thổi ngạt theo tỷ lệ 30/2. Cụ thể như sau: ngay lập tức khi xác định bệnh nhân ngừng hô hấp tuần hoàn với nguyên tắc “ép mạnh và nhanh”, ép 30 lần sau đó mới thổi ngạt 2 lần (chú ý: không áp dụng đối với trẻ sơ sinh).
    [​IMG]
    Vị trí: 1/3 dưới xương ức. Dùng cườm bàn tay trái áp vào 1/3 dưới xương ức nạn nhân, bàn tay kia đặt lên trên và lồng các ngón vào nhau. Hai cánh tay duỗi thẳng ép thẳng góc với lồng ngực (trẻ em 1 - 8 tuổi: một bàn tay; < 12 tháng tuổi: dùng 2 ngón tay; trẻ sơ sinh dùng 2 ngón tay).
    Tần số: Ít nhất 100 lần/phút, hạn chế tối thiểu gián đoạn ép tim.
    Biên độ: # 5 cm ở người lớn; # 1/3 đường kính trước sau ở trẻ em.
    Phối hợp 30 lần ép tim, 2 lần thông khí. Khi đặt được nội khí quản thì không còn chu kỳ 30 : 2 mà ép tim liên tục ít nhất 100 lần/phút và bóp bóng 8 - 10 lần/phút qua nội khí quản.
    Nên thay đổi người ép tim mỗi 2 phút để đảm bảo nhát bóp hiệu quả.
    [Read more: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]

    Sai lầm 5: Đưa nạn nhân tai nạn ra khỏi xe hơi
    Bạn luôn thấy điều này trên phim, nhưng chớ có bắt chước. Một trong những tổn thương nặng nề nhất, đặc biệt sau tai nạn ô tô, là tổn thương cột sống cổ. Khi di chuyển một người mà không cố định họ đúng cách, họ có thể bị liệt.
    Cách đúng: Gọi cấp cứu và để việc vận chuyển nạn nhân cho nhân viên cứu hộ.
    Trong lúc đó, hãy chắc chắn nạn nhân còn thở và càng thoải mái càng tốt. Trấn an nạn nhân rằng cứu hộ đang tới và ở lại đến khi xe cứu thương xuất hiện.

    Sai lầm 6: Buộc garo ở tay hoặc chân để cầm máu
    Đây là một phương pháp cầm máu vẫn rất phổ biến, nhưng ngăn không để máu chảy đến một bộ phận nào đó trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương mô vĩnh viễn và thậm chí mất chi. Giả dụ như khi động mạch ở cánh tay bị thương và máu chảy ra như suối, sử dụng garo sẽ cắt đứt hoàn toàn sự tuần hoàn của máu ở cánh tay - và không mang lại hiệu quả gì hơn việc ấn trực tiếp vào vết thương.

    Cách đúng:
    Băng ép.
    Sử dụng gạc vô trùng hoặc vải sạch, ấn chắc vào vết thương và tiếp tục ấn cho dù miếng băng thấm đẫm máu (bạn có thể dùng thêm quần áo để ấn lên trên nếu cần thiết).
    Bạn có thể chỉ cần dùng một ngón tay để cầm máu cho đến khi người bị nạn vào được phòng cấp cứu. Một ngoại lệ hy hữu là khi chi bị đứt lìa và nạn nhân không ngừng chảy máu. Hội Chữ thập đỏ khuyên nên đến bác sĩ nếu máu chảy không cầm vết thương nham nhở, bẩn hoặc do bị động vật cắn.

    Sai lầm 7: Khi ai đó bị lên cơn co giật, hãy ngáng miệng họ bằng một chiếc bút chì để họ không cắn vào lưỡi
    Nếu bạn đưa một vật miệng nạn nhân khi họ lên cơn co giật, nạn nhân có thể nuốt phải nó. Những đồ vật như bút chì hay ví tiền có thể gây bít tắc đường thở hoặc nạ nhân sẽ nuốt phải khi họ bắt đầu thở được. Và nguy cơ bị sặc dị vật lớn hơn nhiều so với lợi ích của việc ngăn không cho nạ nhân cắn vào lưỡi.

    Cách đúng: Trong cơn động kinh, nạn nhân có thể co giật mạnh, sùi bọt mép và thậm chí tím tái. Nhưng những cơn co giật này sẽ tự hết – vì thế bạn không thể làm gì ngoài việc gọi trợ giúp và giữ cho nạn nhân tránh xa những mối nguy hiểm xung quanh, như những vật sắc nhọn, kính, nhiệt độ, hoặc ngã vào nước.
    Bạn cũng có thể đẩy cho nạn nhân nằm nghiêng để đường thở được thông thoáng. Cần nhớ rằng cơn động kinh trông có vẻ như một trường hợp cấp cứu - nhưng thực ra lại không phải vậy.

    Cẩm Tú
    Theo MSN
    Nguồn Dantri.com.vn

    {:kem1:}
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/8/19
    angoc1234 and langtu like this.
  2. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Chương 2: "BÀI THUỐC" QUÝ GIÚP BẠN NÓI ĐẨY XA BỆNH TẬT

    Khi có sức khỏe bạn ước muốn vô số điều, mất đi sức khỏe rồi bạn chỉ ước bản thân không bị ốm đau. Hãy thử kiên trì sử dụng 3 "bài thuốc" dưới đây để bản thân tránh xa bệnh tật nhé.


    Quan niệm y học cổ truyền lấy phòng bệnh làm điều cốt yếu để làm chủ sức khỏe.

    Bệnh tật là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của con người. Một trong những mong muốn của con người là có sức khỏe tốt, tránh xa được mọi bệnh tật.

    Tuy nhiên, có một nghịch lý là nhiều người lại không biết làm cách nào để tránh xa chúng. Tình trạng phổ biến của người Việt là chỉ khi bệnh nặng xảy ra rồi mới nghĩ đến việc chạy chữa khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng.

    Thực ra, khi có những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang mang bệnh thì đồng nghĩa với việc bệnh đã gây ra những rối loạn về tinh thần và tàn phá thể chất của con người, tức là đã gây ra những tổn thất về sức khỏe, thậm chí là đời sống bị thu ngắn lại.

    Trong khi đó, nhìn về quá khứ, y học cổ truyền của Việt Nam ta nói riêng và của châu Á nói chung đều đề cao việc ngăn ngừa bệnh hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị bệnh.

    1. Từ câu chuyện về “3 người thầy thuốc giỏi” trong “Cổ thư” – Trung Hoa

    Trong “Cổ thư” của Trung Hoa có ghi chép lại câu chuyện về một vị danh y nổi tiếng cả cuộc đời theo nghiệp y chữa bệnh cứu người và đào tạo nên những người thầy thuốc giỏi cả về y thuật và y đức.

    Lúc vị danh y này lâm trọng bệnh đã gọi học trò đến mà nói rằng: “Ta biết rồi đây ta sẽ phải xa các con, nhưng dù sao ta cũng thấy rất vui lòng vì ta đã để lại cho đời 3 thầy thuốc giỏi”.

    Nghe đến đây, học trò nào cũng hy vọng một trong 3 thầy thuốc giỏi đó sẽ là mình.

    Tuy nhiên, vị danh y nói tiếp: “Trong ba thầy thuốc ấy thì hay nhất là thầy sạch sẽ, thứ hai là thầy điều độ, và thứ ba nữa là thầy thể thao. Ta qua đời, các con cứ theo ba thầy ấy mà chữa cho mọi người thì thiên hạ sẽ tránh được nhiều bệnh tật”

    Lời chỉ giáo của vị danh y này chính là chân lý phòng bệnh hơn chữa bệnh mà y học phương Đông đã theo đuổi từ ngàn đời nay.

    Phương châm phòng bệnh này dựa trên 3 yếu tố: Vệ sinh trong môi trường sống và ăn uống, điều độ trong sinh hoạt và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.

    2. Đến quan niệm phòng bệnh theo phương pháp dưỡng sinh của y học cổ truyền Việt Nam

    Đối với vấn đề sức khỏe, y học cổ truyền Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến việc phòng chống bệnh tật hơn là chữa bệnh.

    [​IMG]

    Danh y Hải Thượng Lãn Ông.

    Một vị danh sư lớn của y học cổ truyền như Hải Thượng Lãn Ông cũng chủ trương lấy phương pháp dưỡng sinh và vệ sinh làm nền tảng để chăm lo sức khỏe cho nhân dân.

    Về vệ sinh, Hải Thượng Lãn Ông từng có lời khuyên rất cụ thể:

    “Chớ dùng nước ruộng nước ao,

    Nước hồ nước vũng, nước nào cũng dơ.

    Chỉ dùng nước giếng nước mưa,

    Nước sông nước suối cũng chưa an toàn”​

    Bên cạnh đó, ông còn nhấn mạnh vai trò của dưỡng sinh trong việc phòng chống bệnh tật:

    “Nội thương bệnh chứng phát sinh

    Thường do xúc động, thất tình (7 thứ tình hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục ) gây nên….

    Hằng ngày luyện khí chớ quên,

    Hít vào thanh khí, độc liền thở ra.

    Làm cho khí huyết điều hòa,

    Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm.

    Lại cần tiết chế nói năng,

    Tránh làm quá sức dự phòng khí hao.

    Thức đêm lo nghĩ quá nhiều,

    Say mê sắc dục cũng đều hại tâm…

    Nhìn xem thôn dã bao người,

    Làm ăn chất phác, chơi bời chẳng hay,

    Ngô khoai, rau cháo hằng ngày,

    Ấy mà khỏe mạnh hơn người cao lương.

    Rạng đông cày cuốc luyện mình,

    Đồng không hít thở, thân hình nở nang.

    Lo sầu vì bệnh giàu sang,

    Vui nghèo, khỏe mạnh, hiên ngang trong lòng.”
    Hải Thượng Lãn Ông/Vệ sinh yếu quyết.

    Theo lởi răn trên của danh y Hải Thượng Lãn Ông, ngoài việc giữ gìn vệ sinh, việc vận động thể chất (ở đây là lao động) và giữ cho đầu óc thanh thản là bí quyết để bảo vệ sức khỏe.

    Bên cạnh đó, luyện tập phương pháp thở theo dưỡng sinh là một bí quyết thải độc, nâng cao sức khỏe cũng được danh y nhấn mạnh. Đây là một phương pháp rất hay mà chúng tôi đã từng giới thiệu, bạn đọc chú ý có thể tìm đọc.

    Nguồn: Tri Thức Trẻ
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/9/15
  3. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Đúng là rất hữu ích trong cuộc sống.

    Cám ơn Kem nhiều nha :rose::rose::rose:

    Thân :)
     
    thichankem thích bài này.
  4. angoc1234

    angoc1234 Lớp 2

    Sao mấy kĩ năng hiểu biết cơ bản lại không được dưa vào dạy trong nhà trường nhỉ. :(
     
    thichankem thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này