1. Click vào đây để xem chi tiết

VHTN-Khác Quê Nội Quê Ngoại - Xuân Vũ

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi nguyenthanh-cuibap, 7/3/17.

Moderators: Bọ Cạp
  1. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    Quê Nội Quê Ngoại
    Tác giả:
    Xuân Vũ
    Nguồn: vietmessenger
    [​IMG]
    Cậu bé Trí đi học chữ đầu tiên ở trường xóm của ông thầy Tám Chạt. Người trong xóm không biết ông ở đâu đến, chỉ thấy ông dạy học. Nhưng ông không có nhà. Những chủ nhà có con đông rước ông về nuôi cơm và dạy cho sắp trẻ học, thì nơi đó trở thành trường của thày Tám.
    Trường chỉ là bộ ván ba, tấm giữa kê lên cao,, hai tấm hai bên làm bàn ngồi. Thế là thành bàn học. Năm ba đứa trẻ i-tờ. Vài đứa biết ráp vần xuôi, thế là thành lớp học. Ông thầy không có vợ con, dạy học ăn cơm chủ nhà. Những người khác mỗi tháng đóng một lít gạo hoặc một cắc bạc. Ngoài ra, tùy lòng tốt của bà con, kẻ cho thêm bầu bí rau cải, dừa khô, trái cây….thầy vui vẻ nhận cả. Những nhà có đám giỗ đều mời thầy đến và xếp thầy ngồi vào bàn của Hương-chức, Hội-tề hoặc những bậc trưởng thượng vì người nông thôn vốn kính trọng lễ nghĩa và theo đạo thánh hiền Quân - Sư - Phụ.
    Thầy yên tâm làm nghề gõ đầu trẻ, không bương chải tìm địa vị nào hơn cả. Và thầy cũng đã ngoài 50, cái tuổi xuống dốc cuộc đời.
    Bài học đầu tiên cậu bé được thầy Tám phóng cho là những sổ đứng (bâtons droits). Sổ hết ba trang giấy thầy cho viết số 1. Sổ đứng như cây gậy, không có ngoéo, còn số 1 có ngoéo, khó viết hơn. Đó gọi là tập viết. Phải viết đến chừng nào thầy khen giỏi thì mới viết sang số 2. Số cuối cùng là số 10. Xong rồi tới chữ "a". Nói là tập viết, nhưng sự thực là "đồ". Đồ có nghĩa là thầy "phóng" bằng viết chì rồi học trò "đồ" lại y theo lằn viết chì. Nét bút run như con giun vậy. Các bạn có nhớ cặp giò gà không ? Học trò luôn luôn được người lớn khuyến cáo là đừng ăn giò gà để "viết khỏi run tay". Hư thực thế nào, không rõ, chứ có trò nào thích gặm giò gà bao giờ. Đó là món của bợm nhậu mà.
    Bắt đầu ráp vần ngược được thì Trí "chuyển trường". (Ráp vần ngược thí dụ như oa, loa, hoa, oan, hoan. loan). Trường mới của Trí là nhà thờ Thiên Chúa, ở ngay bên nhà. Ông cụ của Trí - tức là ông nội của tía Trí - đã ngoài 70. Cụ bảo: Lo phần xác phải lo phần hồn. Cụ bỏ tiền của ra lập nên một ngôi nhà thờ ngay trong đất nhà. Rồi cụ còn xây một "nền bông" (sinh phần) nền đúc cao tới ngực, bốn bên rào bằng lan can sành, chung quan nền bông trồng cây kiểng và hoa cỏ cho đẹp. Ông cụ bảo các con hãy tự lo sinh sống, còn tiền của thì ông để hết vào ngôi nhà thờ. Cụ rước dì phước về ở hẳn, để dạy đạo và chữ cho con cháu trong gia tộc và bà con lối xóm. Ai muốn học thì cứ tới, không phải đóng tiền gạo hoặc mang tặng vật gì đến cả. Lớp học này cao cấp hơn lớp của thầy Tám, nhưng nó cũng rất là phức tạp. Học trò có chừng 15 đứa, nhưng mỗi đứa một trình độ. Hai Dì phải dạy từng trò một chớ không thể dạy đồng loạt như ở trường chợ được.
    Trí bắt đầu đọc chạy chữ Quốc Ngữ là ở dưới mái trường đạo này. Nhà thờ ở ngay trước cửa trường, cách không quá ba bước, nhưng đứa nào muốn đọc kinh thì đến nhà thờ chớ Dì không bảo đứa nào cả. Tuy nhiên ở trường tckhi vào học hoặc trước khi ra về, học trò phải đọc kinh Kính Mừng, Lạy Cha, Sáng Danh, Lạy Thánh Mẫu. Xong rồi xếp hàng trước mặt hai Dì cúi đầu, nói rập ràng: "Xin Dì cho các em về!" Tiên học lễ hậu học văn là thế.

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    meetdak, chis, nguoidocsach and 23 others like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này