Nhận định Phật Giáo Nguyên Thủy

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Phan Thanh Phung Thien, 2/1/24.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: Cát Cát
  1. Khái niệm Phật và Bồ Tát, A la hán thời Đức Phật tại thế khá là khác cái chúng ta, đặc biệt Phật giáo Bắc tông hay Phật Giáo TQ đang diễn giải bây giờ. Đức Phật chưa bao giờ chú trọng thần thông nhưng Bắc Tông, Đại thừa thường mượn hình ảnh Phật, Bồ Tát toàn năng thần thông cao siêu để thu hút lòng tin. Khá nhiều vị Phật trong Phật giáo Bắc tông gắn liền với Đạo giáo như Đế Thích, Chuẩn Đề, Bát bộ thiên long. Ấn Độ có làm bộ phim về cuộc đời Đức Phật khá hay, mang đậm nội dung triết lý nhân sinh, gắn sát nhất với giáo lý Đức Phật truyền đạt.
     
    tducchau, 123phat and tran ngoc anh like this.
  2. Đơn giản mà. Nếu ai tu tập kinh nguyên thủy sẽ thấy cốt lõi giáo lý. Đọc một bộ ngụy kinh sẽ không có. Điều thứ 2, Phật giáo không phải tôn giáo, không thờ thần linh. Nên những kinh điển có tính van cầu, cầu xin tha lực thường là kinh sau này ngụy tạo ra.
     
    tiendungtmv and 123phat like this.
  3. Phật giáo mà phật giáo đại thừa khi lưu truyền vào TQ bị biến tướng, kết hợp với đạo giáo trung hoa nên từ một đạo vô thần thành đạo hữu thần. Cầu xin tha lực. Rất nhiều sách ngụy kinh sau này hoặc sách tự phát triển như Lương Hoàng sám khiến Đạo Phật bị méo mó, mê tín. Buồn thay nhiều tăng ni vẫn cho là đúng và không giải chấp mê được. Việc biến tướng thành tôn giáo hữu thần khiến việc mở rộng tín đồ dễ hơn, cứ cầu đi cứ cúng đi là có lộc, đánh vào tâm lý con người ngại làm nhưng vẫn muốn hưởng, bỏ ít mà hưởng nhiều. Hồi xưa mình cũng nghĩ Phật giáo mê tín, vớ vẩn, sau mới nhận ra cái mình biết cái đang phổ biến là cái biến tướng. Còn giáo pháp nguyên thủy khác biệt hoàn toàn.
     
    sentenced18 thích bài này.
  4. Người tu đi theo bản tâm không cưỡng cầu thì đạt được đạo quả. Còn cứ gò ép vào thì thành ra phản tác dụng, dẫn đến hệ lụy nhiều tu sĩ không tu tập, lòe bip người, ảnh hưởng đến hình ảnh Phật giáo.
     
  5. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    @Phan Thanh Phung Thien. Ở topic về Phật giáo nào cũng thấy bạn nói về phật giáo nguyên thủy. Bạn có thể tự mở topic và viết về nó không, để mọi người mở rộng tầm hiểu biết. Nói giáo điều về một thứ mà chẳng có căn cứ thuyết phục là làm phiền topic của người khác. Tôn giáo là chủ đề nhạy cảm mà bạn cứ thích nhảy vào topic của người khác mà bình luận giáo điều. Chẳng khác nào bên nhánh Công giáo và Tin lành, Hồi giáo và Do Thái giáo v.v.

    Mình sẽ tách các bình luận của bạn ra riêng để tránh ảnh hưởng đến các bạn khác.

    Nếu chủ đề này đi quá xa những điều được phép thì sẽ bị xoá.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/3/24
    tducchau and sentenced18 like this.
  6. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Khi đủ nhân duyên, điều kiện thì một việc gì đó phải xảy ra, hay nói cách khác một việc gì đó có mặt là do đủ điều kiên cho nó có mặt. Nếu con đường là có thật và bạn thấy được nó thì bạn cứ đi, một ngày nào đó khi hội tụ đủ điều kiện người khác sẽ đi theo. Còn khi chưa đủ nhân duyên, điều kiện thì dù có nắm tay lôi đi người ta cũng không đi theo bạn. Tự mình tìm hạnh phúc, an lạc cho chính mình, không cần phải gồng mình mang gánh nặng làm chi đâu bạn.
     
    tducchau, nhan van and amylee like this.
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tư tưởng Đại thừa đã phát triển từ thế kỷ I ở Bắc Ấn. Phật giáo Bắc tông lấy tư tưởng Đại thừa làm chủ đạo, truyền theo phía bắc từ Bắc Ấn qua các nước Trung Quốc, Nhật, Hàn và Việt Nam chúng ta nên cũng gọi là Bắc truyền.

    Ở thời Huyền Trang (thế kỷ VII) hình như Trung Quốc vẫn phổ biến Tiểu thừa hơn. Nên mới có chuyện trong Tây Du Ký ông ấy được Quan Âm bồ tát giao cho nhiệm vụ lấy kinh, tức là thực tế lịch ông ấy cũng đã thấy được thiếu sót hay gì đó chưa phù hợp với xã hội Trung Quốc của Tiểu thừa nên đã làm một chuyến để du nhập Đại thừa về Trung Quốc.

    Nghĩa là những mê tín hay những đặc điểm lai tạo từ Đạo giáo Trung Quốc là sản phẩm của Trung Quốc, của riêng Phật giáo Trung Quốc, không nên đổ thừa lên toàn bộ nhánh Phật giáo Bắc truyền (mà Phật giáo Trung Quốc chỉ là một bộ phận bên trong). Huống hồ Đại Thừa ở Ấn Độ đã ngỏm trước khi kịp nhận lấy tiếng xấu do nhánh Trung Quốc tạo ra :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/3/24
    tducchau, sentenced18 and amylee like this.
  8. sentenced18

    sentenced18 Lớp 2

    Mình từng đọc hay nghe ở đâu đó rằng thời điểm Phật giáo truyền bá vào TQ thì TQ đang có xung đột với Hung Nô, mà các vị sư thì lại chỉ khoát tấm y, nhìn phong cách na ná Hung Nô nên khó mà du nhập được vào TQ, do đó phải có sự thay đổi về hình thức y áo. Bên cạnh đó TQ rất mạnh về Nho giáo, Đạo giáo...nên cũng phải thay đổi về nội dung, văn phong, từ ngữ...cho phù hợp. Bản thân mình là một Phật tử bên nhánh bị gọi là tiểu thừa và mình nhận thấy thật khó để đại đa số tín đồ Phật giáo có thể nào thâm nhập vào rừng kinh điển, hiểu sâu sắc được nội dung trong đó, nên việc ăn chay, niệm Phật, tin vào kinh A Di Đà, thế giới Tây phương Cực lạc dù sao vẫn phù hợp với một bộ phận không nhỏ không có thời gian lẫn trình độ nhận thức để tiếp nhận những nội dung sâu hơn. Nhưng với những hạt giống đã gieo đó, từ từ rồi họ cũng sẽ thâm nhập được.
     
    tran ngoc anh and tducchau like this.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    @All! Cảm ơn các bạn! :)
    Tuy nhiên, Chủ đề này thực sự là không phù hợp trong Box nầy và trên TVE-4U...
    Mình xin phép đóng Topic!
    Các Bạn quan tâm đến những Nội dung như vầy, có thể đăng nhập vào các trang Web chuyên đề về Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa v.v... để trao đổi, thảo luận thêm... :)
    Mến! @tducchau _ (tdc).
     
    tran ngoc anh, amylee and sentenced18 like this.
Moderators: Cát Cát
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này