1. Click vào đây để xem chi tiết

Tự truyện Pháp Du Hành Trình Nhật Ký - Phạm Quỳnh

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi Song Ngư, 1/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [HR][/HR] Tên truyện : Pháp Du Hành Trình Nhật Ký
    Tác giả : Phạm Quỳnh
    Thể loại : Hồi ký
    Nhà xuất bản : Hội Nhà Văn
    Ngày xuất bản : Tháng 12-2004
    Số trang : 392
    Kích thước : 13 x 19 cm
    Trọng lượng : 320 g
    Số quyển / 1 bộ : 1
    Hình thức bìa : Bìa mềm
    Giá bìa : 39.000 VNĐ
    Nguồn : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]


    Mấy năm gần đây, một số du ký và bài báo của Phạm Quỳnh (1892-1945) đã được in lại trong các cuốn sách như Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Luận giải văn học và triết học. Lần này, chúng tôi xin phép được giới thiệu một khía cạnh khác của ngòi bút tác giả, những trang nhật ký ông viết khi đi Pháp 1922 và được in trong Nam phong, từ số 58, tháng 4/1922, tới số 100, 10-11/1925. Việc giới thiệu Pháp du... là nằm trong chương trình của bộ sách Đi Tàu đi Tây mà Nxb. Hội Nhà văn đã cho in tập đầu vào năm 2002 (bao gồm Đi Tây của Nhất Linh, Một chuyến đi của Nguyễn Tuân và Tôi thầu khoán hay là ba tháng ở Trung Hoa của Lê Văn Trương).

    Sinh thời tác giả, cuốn nhật ký này chỉ mới in báo và chưa hề được in thành sách. Việc hình thành bản thảo có phần đóng góp công sức của nhiều người mà trước tiên là những người trong gia đình tác giả. Đại diện của gia đình cũng đã đồng ý để chúng tôi lược bỏ một số đoạn trong văn bản xét ra thấy không cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay.

    In lại một cuốn sách đã viết từ khoảng tám chục năm trước, một điều cần kíp là phải có được một bản chú giải tường tận để giúp người đọc tiếp cận một cách chính xác và đầy đủ những điều tác giả đã viết. Song đó là một công việc quá lớn, bước đầu người biên soạn chỉ cố gắng tra cứu để giải nghĩa những chỗ khác nhau trong việc vận dụng ngôn ngữ, nhất là những chữ Hán mà con người đầu thế kỷ quen dùng một cách tự nhiên nhưng ngày nay đã trở nên xa lạ. Chỗ dựa chắc chắn của chúng tôi trong việc này là những bộ Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh, Thiều Chửu... Có một số trường hợp chúng tôi phải trở lại với cả Huỳnh Tịnh Của. Trình độ của người chú giải có hạn, cuốn sách chắc không tránh khỏi thiếu sót, rất mong bạn đọc góp cho chúng tôi những ý kiến cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

    Storm, vu thien vu, Jack Li and 17 others like this.
  2. Nhật ký chuyến đi Pháp năm 1922 của ông Phạm Quỳnh cho ta thấy những suy nghĩ của ông khi đến bất cứ 1 vùng đất nào,dù là Saigon,Chợ Lớn hay ra nước ngoài.
    Dù là Pháp du nhưng ta thấy tâm trạng ông vẫn là người đi công vụ ,với trách nhiệm,quan sát,so sánh như muốn ghi nhận đầy đủ để truyền đạt lại những cái hay dở của nơi mình đến ,điều mình nhận thấy để tự học và giúp người khác học
     
  3. Một số ghi chép của ông Phạm Quỳnh viết rất trong cuốn Pháp Du Hành Trình Nhật Ký rất chi tiết và chân thực về những điều ông Phạm Quỳnh tận mắt thấy, ông Phạm Quỳnh tận tai nghe. Đáng tiếc con cháu thời nay chỉ nằm mơ giữa ban ngày và toàn chửi cho sướng mồm chứ số người chạm tay vào cuốn này chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/19
  4. TânLý

    TânLý Mầm non

    Hey, cám ơn bạn nhen, nói hay quá khiến mình tò mò muốn đọc, hi vọng sẽ xứng đáng. Bây giờ sẽ bookmark lại. :)
     
    Thuỳ Đặng Thị thích bài này.
  5. kobomini

    kobomini Mầm non

    Mình sống ở Pháp, đọc sách của cụ Phạm Quỳnh viết từ 100 năm trước mà thấy vẫn như bây giờ. Nhờ sách của cụ mà mình học hỏi thêm bao nhiêu kiến thức về kiến trúc, văn hóa, mỹ thuật của Paris. Thật khâm phục cụ!
     
Moderators: SLASH.ROCK4U
: du ký

Chia sẻ trang này