Ứng dụng Nói có sách - Vũ Bằng <1000QSV1TVB #0005>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Thu VO, 17/5/18.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0015. Noi Co Sach.PNG
    Tên sách : NÓI CÓ SÁCH
    (Giải thích các danh từ mới thường dùng)
    Tác giả : VŨ BẰNG
    Nhà xuất bản : NGUYỄN-ĐÌNH VƯỢNG
    Năm xuất bản : 1971
    ----------------------
    Nguồn sách : timsach.com.vn
    Đánh máy : Nhóm đánh máy trên wiki TVE-4U.ORG

    Kiểm tra chính tả :Lê Thị Phương Hiền, Hải Hải,
    Văn Bình, Nguyễn Kim Thoa, Trần Ngô Thế Nhân,
    Nguyễn Ngọc Vân, Vũ Thị Xuân Hương

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 16/05/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả VŨ BẰNG và nhà xuất bản NGUYỄN-ĐÌNH VƯỢNG
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/18
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    MẤY LỜI NÓI ĐẦU

    Phong trào kháng chiến chống Pháp đã đến với ta kèm theo một phong trào khác : phong trào dùng danh từ mới bằng chữ nho. Nói « mới » tức là nói rằng trước đấy các nhà văn nhà báo, các chính khách, sinh viên, nghị sĩ… cũng đã có một thời kỳ đua nhau dùng chữ nho, kiểu Phạm Quỳnh. Dùng như thế, có vẻ… nho nhã, và hàm xúc, tuy rằng có ích trong sự dùng điển, và câu văn đó ít lời mà nhiều ý, nhưng đồng thời cũng tỏ ra rằng người viết hay nói lười nhác, không muốn mất thời giờ tìm một chữ Việt tương đương để cho đại chúng đều hiểu được.

    Đến thời báo « Đông Tây » ra đời, một số nhà văn trẻ đả kích kịch liệt những tác phẩm dùng nhiều danh từ chữ nho. Trong một thời gian khá dài, văn viết đã thấy bớt danh từ chữ nho, nhưng đến lúc dân ta nổi lên chống Pháp thì người ta lại thấy các danh từ mới bằng chữ nho xuất hiện nhiều hơn cả bao giờ.

    Đó là một nhu cầu, vì nói cho thực, lúc đó ta vẫn chưa đủ chữ để diễn tả những ý nghĩ cần dùng về mặt chánh trị, kinh tế, xã hội v.v… nhưng đồng thời ta cũng phải nhận rằng có nhiều cán bộ lúc ấy cũng lạm dụng danh từ ; thay vì nói một cách bình thường, dễ hiểu, thường ưa « xổ » danh từ mới ra, trước là để dọa nhân dân, sau là vì họ tưởng rằng có dùng các danh từ mới ấy thì mới là cách mạng, mới là người thời cuộc.

    Đã đành rằng trong các cán bộ dọa người bằng danh từ đó, cũng có nhiều người dùng trúng, nhưng lúc cách mạng mới bùng lên thì đa số dùng « trật lấc ». Vì thế ngày nào và ở đâu ta cũng thấy có những câu chế nhạo cán bộ dùng sai danh từ, như mấy thí dụ dưới đây mà ông Lãng-Nhân đã ghi trong cuốn « Chơi chữ » tái bản lần thứ ba :

    Theo ông Lãng-Nhân, chữ quốc ngữ dễ học, dễ đọc, nhưng không phải vì thế mà dễ viết, dễ nói. Là vì muốn nói hay viết cho rành rọt, cần phải có một ít vốn chữ Hán là thứ chữ đã thâm nhập vào tiếng ta rồi.

    Nếu chỉ đọc được mà không rõ nghĩa thì sẽ có những câu chuyện đàm thoại như ông Đàm Trung Mộc đã kể trong báo « Bạn dân ».

    « Trên xe điện. Bước lên xe điện, vợ tôi bị một bà níu lại, nói tíu tít :

    « - Gớm, gió nào đạo dẫn cậu mợ đến đây ? Tiền bạc gà ăn không hết, tội gì mà đi cái xe phức tạp này ? Mà cậu nên nghe chị, học vừa vừa chứ, phải điều trị lấy sức khoẻ chứ. Còn mợ nữa, cấm có chịu quá vãng đến chơi nhà chị. »

    « Hai vợ chồng cãi nhau. Anh chồng mua một đùi chó về nhắm rượu, say rồi gây với vợ. Vợ nhiếc là đồ đế quốc và hăm đi đề nghị với bí ban. Chồng quát : Cái thứ đàn bà chưa ai vẫy đã le te đi ủng hộ như mày, ngủ thì tích cực lắm, mà làm thì chẳng thấy có kiên quyết gì hết ; muốn đề nghị để ông đi đề nghị cho một thể, ông trường kỳ với mày mà !… »

    « Chuyện báo cáo trong ủy ban. Một chị nhỏ nhẹ nói với chị cán bộ :

    « - Thưa đồng chí, chứ bữa nọ đồng chí có ủy nhiệm em mua nón, em đã tham gia đa số các chợ, ráo riết truy tầm, mà thiệt tình không thấy đâu còn oa trữ thứ nón đó, thành ra đến nay cuộc điều tra vẫn chưa kết quả, em xin trân trọng báo cáo để đồng chí bế mạc cho… »

    Ở ngay nơi sản xuất ra những danh từ mới mà người ta còn dùng lầm một cách ngô nghê, thế thì cũng chẳng nên trách gì một số người khác bắt chước sử dụng những danh từ đó đã dùng sai lạc một cách ngô nghê không kém.

    Điều đáng phàn nàn là có một số các nhà lãnh đạo, chánh trị gia, nghị sĩ, dân biểu, văn nhân, ký giả và sinh viên, trí thức đáng lý có thể dùng được những danh từ nôm na bình thường để diễn đạt tư tưởng, không chịu làm như thế mà lại sính dùng danh từ mới để nói hay viết, vì thói quen tiêm nhiễm cũng có, mà vì muốn tỏ ra vẻ mình thông thái, giỏi giang cũng có.

    Nhất là một số chính khách thì lại càng sính dùng những danh từ mới lắm. Sính như thế là vì họ nghĩ rằng làm văn hoá, làm chánh trị, hay làm kinh tế… mà dùng những danh từ tầm thường thì dân chúng không sợ, phải dùng những danh từ mới thì mới tỏ ra là chính khách, là thông thái, là người làm việc dân việc nước hạng… cừ !

    Họ có biết đâu rằng chính ở nơi sản xuất ra những danh từ mới ấy, sau một trận sốt rét danh từ, người ta đã quay về tìm những chữ nôm na, đại chúng để diễn đạt tư tưởng và bỏ được những danh từ khó hiểu đi được chừng nào càng hay chừng ấy. Một bài diễn văn hay, một lời tuyên ngôn giỏi, có phải hay, giỏi vì mấy danh từ như « đề cao cảnh giác », « cao độ », « đặc thù », « tư liệu », « ý đồ » đâu, nhưng hay vì tư tưởng, vì kết cấu, vì giản dị, vì có biện chứng, vì cảm hoá và đi sâu được vào lòng nhân dân.

    Ấy là nói những danh từ trên dùng đúng nghĩa và đúng chỗ. Những chính khách, lãnh tụ dùng lầm danh từ, hoặc dùng không đúng chỗ, không những đã không đạt được ý muốn của mình mà lại còn làm cho người hiểu biết nghe thấy mà phải tức cười và thương hại cho hồn chữ.

    Chắc các bạn đọc còn nhớ mồ ma Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã viết một hài văn nói về chữ kiện xuống tới Diêm Vương những nhà văn đã « làm tình làm tội » chữ nghĩa, dùng lầm chữ, dùng sai chữ.

    Câu chuyện ấy là hài văn nhưng thực ra cũng có một phần nào thực. Cái phần thực đó là chữ nghĩa không phải là vật vô tri, nhưng mỗi chữ đều có một đời sống, một cái hồn, thương lấy chữ tức là thương lấy mình, thương lấy văn hóa nước mình, thương lấy chữ tức là tự trọng.

    Đã là người, ai mà lại không lầm lẫn. Có người lầm lẫn về hành động, có người lầm lẫn khi viết, có người lầm lẫn khi nói. Sự lầm lẫn ấy gần như không tránh được, duy có một điều cần biết là phải tự giác, nhận lấy lầm lẫn, học hỏi, để tránh những lầm lẫn, không để cho tái diễn.

    Tôi không tán thành những người cố chấp, không chịu học hỏi, chủ trương cái gì của địch thì không dùng mà chỉ có cái gì của ta mới hay, mới đẹp. Nói riêng trong phạm vi nước ta, Bắc hay Nam cũng chỉ có một văn hóa mà thôi, người Nam dùng chữ của Bắc hay người Bắc dùng chữ của Nam không phải là cái dở hay cái tội.

    Điều cần thiết là không nên lạm dụng chữ ngoại quốc, nếu có thể dùng chữ của mình thì bao giờ cũng vẫn hơn. Nhưng nếu có những trường hợp mà tiếng ta không có hay chưa có danh từ để diễn tả một ý kiến, một cảm giác, một tư tưởng, ta có thể cứ dùng những danh từ nhập cảng của ngoại quốc hay những danh từ của những đồng bào khác ý thức hệ với ta, nhưng điều quan trọng là đã không dùng thì thôi, chớ đã dùng thì cũng nên dùng cho đúng nghĩa và đúng chỗ, kẻo hồn chữ lại phải tả oán ở nơi âm phủ.

    Soạn cuốn sách này, chúng tôi không dám có ý tưởng sửa sai hay bắt bẻ bất cứ ai. Đây là những điều chúng tôi học hỏi được, sưu tập lại để trình chánh bạn đọc, trước là để giúp ích cho những người chưa có dịp học hỏi, mà sau là để cho các bậc cao minh nhuận chính hầu giúp ích cho những người đến sau muốn sử dụng những danh từ mới một cách chân xác và đứng đắn.

    Chúng tôi biết rằng bước đầu của chúng tôi còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi chỉ tìm hiểu những danh từ thường dùng. Dám mong các bạn bốn phương sẽ gửi thêm những điều học hỏi của các bạn về nhà xuất bản để cho lần tái bản, chúng ta sẽ có một cuốn sách tương đối đầy đủ hơn và nhân đây cũng xin các bạn chỉ bảo cho chúng tôi những sai lầm mà các bạn nhận thấy khi đọc sách.

    Sàigòn tháng Giêng Tân-Hợi,
    V.B.


    MỤC LỤC

    THƯ THAY LỜI TỰA
    MẤY LỜI NÓI ĐẦU
    PHÀM LỆ
    CHỦ NGHĨA CƠ HỘI CÓ KHÁC CHỦ NGHĨA HOẠT ĐẦU ?
    CHÍ SĨ, CHIẾN SĨ, LIỆT SĨ, TỬ SĨ
    SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CẢM GIÁC, CẢM ỨNG, CẢM XÚC
    XÁC NHẬN, XÁC ĐỊNH, KHẲNG ĐỊNH
    PHẢN ẢNH HAY PHẢN ÁNH ?
    THÔNG QUA
    CHỦ NGHĨA TỰ NHIÊN, KINH TẾ TỰ NHIÊN
    BIỂU THỊ, BIỂU HIỆN
    HIỆU NĂNG, HIỆU LỰC, HIỆU XUẤT, HIỆU NGHIỆM, HIỆU QUẢ
    CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
    YÊU CẦU CÓ KHÁC YÊU SÁCH ?
    MỸ HỌC, MỸ HÓA
    GIAO ĐIỂM, GIAO LƯU, GIAO HƯỞNG
    PHÂN CHIA, PHÂN CẤP, PHÂN TÁN, PHÂN HÓA, PHÂN ĐỊNH
    CẢM TÍNH VÀ LÝ TÍNH
    TẠI SAO CÓ DANH TỪ ĐỆ TAM ĐẾ QUỐC, ĐỆ TỨ CỘNG HÒA ?
    THẾ NÀO LÀ ĐẠO SƯ ? THẾ NÀO LÀ ĐẠO CỤ ?
    TÁC DỤNG, TÁC ĐỘNG
    NHÂN VĂN
    CÔNG THỨC
    CỐNG HIẾN
    TƯƠNG QUAN VÀ LIÊN HỆ
    ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, CẢI TẠO TƯ TƯỞNG
    BÍCH KÍCH PHÁO VÀ BỨC CÁCH PHÁO DANH TỪ NÀO ĐÚNG ?
    SAI ÁP VÀ CAO ÁP
    LƯU MANH, DU ĐÃNG, DU THỦ DU THỰC KHÁC NHAU THẾ NÀO ?
    BẠCH CUỐNG, HẮC CUỐNG
    KHẮC PHỤC, CHẾ NGỰ, KHỐNG CHẾ, TUẦN HÓA
    TÁC GIẢ VÀ TÁC GIA
    VỊ TRÍ
    KIẾN THỨC VÀ KIẾN GIẢI
    CÔNG TY HỢP DOANH HAY CÔNG TƯ HỢP DOANH ?
    BẢN CHẤT, BẢN NĂNG, BẢN LĨNH
    PHẢN CHỦ ĐẦU TRÂU
    TRƯNG DỤNG, TRƯNG THU, TRƯNG TẬP, TRƯNG BINH, TRƯNG CẦU
    HẬU BỊ, HẬU CẦN
    ĐÃI NGỘ
    CỔ HỦ, CỔ GIẢ, CỔ ĐIỂN
    TỪ KHUYNH TẢ, KHUYNH HỮU, ĐẾN KHUYNH LOÁT VÀ KHUYNH ĐẢO
    CHIẾN TRANH, CHIẾN THUẬT, CHIẾN LƯỢC
    THẾ NÀO LÀ « DANH MỤC SỞ ĐẮC » VÀ « THỰC CHẤT SỞ ĐẮC » ?
    THIỀN QUYÊN HAY THUYỀN QUYÊN ?
    CÁCH MẠNG HAY CÁCH MỆNH ?
    VŨ TRỤ QUAN, THẾ GIỚI QUAN, NHÂN SINH QUAN
    QUÁ TRÌNH, LỊCH TRÌNH, GIÁO TRÌNH
    GIÁ TRỊ TINH THẦN, GIÁ TRỊ ĐỔI CHÁC, GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
    QUÁ ĐỘ
    QUAN NIỆM, Ý NIỆM, KHÁI NIỆM
    TRANH ĐẤU, TRANH THỦ, TRANH CHẤP
    CẦM CHIN, CẦM ĐỒ
    « ĐỘNG CƠ LUẬN » CÓ KHÁC « KẾT QUẢ LUẬN » KHÔNG ?
    BỔ SUNG, BỔ TÚC, BỔ TRỢ BỔ KHUYẾT, BỔ DI
    PHI VÔ SẢN, PHI QUÂN SỰ, PHI XÃ HỘI
    THỰC TẬP, THỰC CHẤT, THỰC LỰC
    CHỈNH HUẤN, CHỈNH LÝ, CHỈNH PHONG
    NGHỊ LUẬN, NGHỊ QUYẾT, BÌNH NGHỊ, NGHỊ SỰ
    HIỆU TRIỆU, KHẨU HIỆU, HIỆU LỆNH
    CƯƠNG LĨNH, CƯƠNG VỊ, CƯƠNG VỰC
    TẠI SAO LẠI LÀ BA XÍCH ĐẾ ?
    QUẦN CHÚNG, DÂN CHÚNG, ĐẠI CHÚNG
    DÂN TỘC, CHỦ NGHĨA DÂN TỘC, DÂN TỘC TỰ QUYẾT
    QUÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ
    ĐẢNG, ĐẢNG CƯƠNG, ĐẢNG ĐOÀN, ĐẢNG TRỊ, ĐẢNG TRANH
    BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP
    TỔNG ĐỘNG VIÊN HAY TỔNG ĐỘNG BINH ?
    LINH ĐỘNG
    TỔ
    TỰ KIỂM THẢO, TỰ PHÊ BÌNH, TỰ LỰC CÁNH SINH, TỰ NGUYỆN TỰ GIÁC
    VẬN ĐỘNG, VẬN DỤNG, VẬN ĐỘNG CHIẾN
    ĐẦU ÓC ĐỊA VỊ, TƯ TƯỞNG ĐỊA VỊ
    CHỦ NGHĨA NHÂN VỊ CÓ KHÁC CHỦ NGHĨA NHÂN BẢN ?
    NHŨ BỘ PHẢI CHĂNG LÀ BỘ NGỰC CỦA ĐÀN BÀ ?
    TỪ QUẢ PHỤ ĐẾN QUẢ NHÂN
    HƯƠNG HỒN, ANH HỒN, VONG HỒN
    CỤ THỂ HÓA
    THỰC THI, THỰC NGHIỆM, THỰC TẠI, THỰC TIỄN
    HẠ TẦNG CƠ SỞ, THƯỢNG TẦNG CƠ SỞ
    SÁP NHẬP HAY SÁT NHẬP ?
    THẾ NÀO LÀ MỘT NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN TỘC, KHOA HỌC VÀ ĐẠI CHÚNG ?
    SÚC TÍCH HAY TÚC TÍCH ?
    « NHẤT BIẾN » HAY « BẤT BIẾN » ?
    NÊN DÙNG THANH TOÁN RA SAO ?
    TỪ THỂ HIỆN ĐẾN HIỆN THỰC
    HOÃN XUNG
    CÔNG KIÊN, CÔNG HÃM
    THỰC DÂN, PHONG KIẾN LÀ GÌ ?
    PHƯƠNG CHÂM, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG SÁCH, PHƯƠNG TRÌNH
    MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ ?
    THẾ NÀO LÀ « DĨ KHÔNG GIAN HOÁN THỦ THỜI GIAN » ?
    TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ
    BẦN NÔNG, CỐ NÔNG, TRUNG NÔNG
    LIÊN PHÒNG ĐÔNG NAM Á
    MẶT TRẬN, NHÓM, ĐẢNG, PHONG TRÀO
    GIAI ĐOẠN VÀ THỜI KỲ
    HIỂU THỊ VÀ THÔNG ĐIỆP
    HÒA BÌNH VÕ TRANG
    TẢ KHUYNH VÀ HỮU KHUYNH
    ĐẢ PHÁ, ĐẢ KÍCH, ĐẢ THÔNG
    BA ĐẢM ĐANG
    TẠM ƯỚC, THỎA ƯỚC, THỎA HIỆP, HIỆP ƯỚC, HIỆP ĐỊNH
    HÓA TRANG VÀ NGỤY TRANG
    TỪ PHÒNG GIAN BẢO MẬT ĐẾN BẢO QUẢN, BẢO TRỌNG
    TAM ĐẦU CHẾ, TAM QUYỀN PHÂN LẬP, TAM TAM CHẾ
    TỪ PHẢN CHIẾN ĐẾN PHẢN TỈNH
    CHIẾN TRANH CỤC BỘ, TƯ TƯỞNG CỤC BỘ
    CHIẾU CỐ VÀ ĐÃI NGỘ
    CÔNG ĐỒN, CÔNG HÃM, CÔNG KIÊN, CÔNG PHÁ, CÔNG PHẠT, CÔNG THỦ, CÔNG THỦ ĐỒNG MINH
    KHU BIỆT, KHU TRỮ, KHU TRỤC
    SỐNG ĐỘNG HAY SINH ĐỘNG ?
    NÕN NƯỜNG LÀ CÁI GÌ ?
    PHÂN PHỐI, PHÂN LOẠI, PHÂN LIỆT, PHÂN NHIỆM, PHÂN QUYỀN, PHÂN TÂM, PHÂN TÁCH
    THƯỢNG TÁ, THƯỢNG TƯỚNG, THƯỢNG TỌA
    XUẨN ĐỘNG VÀ MANH ĐỘNG
    CÓ BAO NHIÊU THỨ BÃI CÔNG ?
    PHẠM VI, LÃNH VỰC
    PHIẾN DIỆN, ĐA DIỆN
    THẾ NÀO LÀ TƯ BẢN BẤT BIẾN, TƯ BẢN CỐ ĐỊNH, TƯ BẢN LƯU ĐỘNG, TƯ BẢN TẬP HỢP, TƯ BẢN TẬP TRUNG ?
    BỨC THIẾT
    TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC
    TIÊU CHUẨN
    CHỦ QUAN, KHÁCH QUAN
    « NHỊ TRÙNG NỘI CÁC » LÀ GÌ ?
    THẾ NÀO LÀ TƯ SẢN DÂN CHỦ VÀ THẾ NÀO LÀ CỘNG HÒA DÂN CHỦ ?
    VĂN HÓA, VĂN NGHỆ, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KỸ THUẬT
    TẠI SAO LẠI GỌI LÀ TAM ĐẠI CHÍNH SÁCH ? CÓ KHÁC GÌ TAM TỰ CHÍNH SÁCH ?
    ĐỘT XUẤT, ĐỘT BIẾN, ĐỘT KHỞI
    TỐ KHỔ
    CỨ ĐIỂM, ĐỊA ĐIỂM, XUẤT PHÁT ĐIỂM
    ĐỘNG CƠ, HỮU CƠ, CƠ NĂNG, CƠ BẢN, CƠ SỞ
    TÀN DƯ VÀ TÀN TÍCH
    HÌNH THÀNH, HÌNH THỨC
    TẠI SAO LẠI CÓ DANH TỪ SAIGON ?
    LĂNG TÔ HAY LĂNG THÔ ?
    CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH, ĐƯỜNG LỐI
    HỘI ĐÀM, THÂM ĐÀM, HÒA ĐÀM, TỌA ĐÀM, THOẠI ĐÀM
    ĐẠI NGÔN CÓ PHẢI LÀ NÓI LỚN ?
    PHỔ BIẾN KHÁC PHỔ CẬP
    CHỦ NGHĨA PHONG ĐẦU HAY SƠN ĐẦU ?
    SƠN ĐỊA CHIẾN KHÁC DU KÍCH CHIẾN RA SAO ?
    KHUYẾT ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM, YẾU ĐIỂM
    YẾU TỐ, NHÂN TỐ, NGUYÊN TỐ
    MẬT KHU LÀ GÌ ? CÓ GIỐNG ĐỊA HẠ KHU KHÔNG ?
    DÙI ĐỤC CHẤM MẮM CÁY ?
    KINH LUÂN VÀ THAO LƯỢC KHÁC NHAU RA SAO ?
    DÂM Ô CÔNG KHAI VÀ XÂM PHẠM TIẾT HẠNH KHÁC BIỆT NHAU RA SAO ?
    TAM SINH, TAM VÔ, TAM SAO
    LY HÔN VÀ LY THÂN
    PHÁT TRIỂN, PHÁT HUY, PHÁT SINH
    TRÂN TRỌNG VÀ TRANG TRỌNG
    NGHỆ SĨ, NGHỆ NHÂN, NGHỆ SƯ, NGHỆ THUẬT GIA
    AN DÂN VÀ CẦU AN
    PHỦ NHẬN, CÔNG NHẬN, XÁC NHẬN
    QUAN HỆ, QUAN TRỌNG
    THƯƠNG THẢO VÀ THƠM THẢO
    HỦ BẠI, HỦ LẬU, HỦ HÓA
    OANH KÍCH, PHỤC KÍCH, CÔNG KÍCH, DU KÍCH…
    Ý ĐỒ VÀ XÍ ĐỒ
    BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
    BỐI CẢNH
    TRỌNG BỊNH VÀ MAO BỊNH
    TRÀO LỘNG, TRÀO PHÚNG, TRÀO MẠ VÀ U MẶC
    BỘI TÍN VÀ LƯỜNG GẠT KHÁC NHAU RA SAO ?
    ĐỀ CAO CẢNH GIÁC
    ĐỐI TƯỢNG
    CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CẢI LƯƠNG, XÃ HỘI KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG
    KHỦNG HOẢNG KINH TẾ, CHÁNH TRỊ, NỘI CÁC, KHỦNG HOẢNG THIẾU, KHỦNG HOẢNG THỪA
    ĐẶC BIỆT, ĐẶC THÙ VÀ ĐỘC ĐÁO
    THẾ NÀO LÀ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM, CHỦ ĐIỂM ?
    CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ CÓ PHẢI LÀ CHẾ ĐỘ LƯỠNG VIỆN ?
    THẾ NÀO LÀ DUY TÂM, DUY VẬT, DUY SINH ? DUY LINH ?
     
  4. longkilee

    longkilee Mầm non

    Load về đọc thử, làm sao có thể tham gia cùng dự án. cảm ơn
     
    Last edited by a moderator: 24/10/18
  5. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Bạn vui lòng đăng ký vô link này giúp mình nhé! Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Cảm ơn Bạn rất nhiều <3.
     
  6. 25NauL10

    25NauL10 Mầm non

    Làm sao đọc sách vậy ạ
     
Moderators: dragonking91, mopie
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này